Hôm bữa đi New Zealand, đang ngồi ăn với mấy đứa học sinh. Mình tâm sự:
- Ê mếy đứa, bên Việt Nam bọn anh, học sinh phổ thông học có 12 môn!
Nghe xong nó phun nguyên ly nước ra bàn!!!
- "Trời ơi! Thiệt hả? Học sinh bọn anh học cái giống gì mà học dữ vại?"
- Ê mếy đứa, bên Việt Nam bọn anh, học sinh phổ thông học có 12 môn!
Nghe xong nó phun nguyên ly nước ra bàn!!!
- "Trời ơi! Thiệt hả? Học sinh bọn anh học cái giống gì mà học dữ vại?"
Tụi nó há hốc cũng phải.
Bởi, mục tiêu của nền giáo dục New Zealand là: "Phát triển CÁ NHÂN tối đa".
Còn mục tiêu giáo dục Việt Nam mình là: "Đào tạo con người phát triển TOÀN DIỆN".
Bởi, mục tiêu của nền giáo dục New Zealand là: "Phát triển CÁ NHÂN tối đa".
Còn mục tiêu giáo dục Việt Nam mình là: "Đào tạo con người phát triển TOÀN DIỆN".
+ Vì tập trung vào cá nhân, nên New Zealand tôn trọng xu hướng riêng và sở thích của mỗi học sinh.
Nhiệm vụ của nhà trường không phải là ép học sinh học mà là phát huy cái học sinh mạnh nhất, cái học sinh đam mê nhất, từ đó giúp học sinh đạt đến level cao nhất - theo xu hướng riêng của mình.
Ví dụ: Nếu bạn có xu hướng khoa học tự nhiên, bạn không nhất thiết phải giỏi các môn khoa học xã hội và ngược lại. Đơn giản vì đó không phải là thế mạnh của bạn.
Ví như trong 12 hạt giống, nếu bạn có:
* 3 hạt mạnh
* 9 hạt lép
=> Bạn sẽ đầu tư vào đâu?
Người ta: Tập trung vào 3 hạt mạnh, tránh hao phân bón, thời gian, sức khoẻ cho cả 12 hạt.
Kết quả: Con người ta vươn mình mạnh mẽ, nhanh ra hoa, mau kết quả cho bản thân và thành con người có ích nhất cho cộng đồng.
Và khi học ít, học sinh mới có thời gian để đi chơi, đi cắm trại, thi đấu thể thao, tự quản... Thông qua đó học sinh học cách cư xử, cách tự tổ chức, nâng cao ý thức cộng đồng, nâng cao đạo đức.
Nhiệm vụ của nhà trường không phải là ép học sinh học mà là phát huy cái học sinh mạnh nhất, cái học sinh đam mê nhất, từ đó giúp học sinh đạt đến level cao nhất - theo xu hướng riêng của mình.
Ví dụ: Nếu bạn có xu hướng khoa học tự nhiên, bạn không nhất thiết phải giỏi các môn khoa học xã hội và ngược lại. Đơn giản vì đó không phải là thế mạnh của bạn.
Ví như trong 12 hạt giống, nếu bạn có:
* 3 hạt mạnh
* 9 hạt lép
=> Bạn sẽ đầu tư vào đâu?
Người ta: Tập trung vào 3 hạt mạnh, tránh hao phân bón, thời gian, sức khoẻ cho cả 12 hạt.
Kết quả: Con người ta vươn mình mạnh mẽ, nhanh ra hoa, mau kết quả cho bản thân và thành con người có ích nhất cho cộng đồng.
Và khi học ít, học sinh mới có thời gian để đi chơi, đi cắm trại, thi đấu thể thao, tự quản... Thông qua đó học sinh học cách cư xử, cách tự tổ chức, nâng cao ý thức cộng đồng, nâng cao đạo đức.
+ Còn mục tiêu của nền giáo dục VN của mình là giáo dục con người "toàn diện". Mà muốn toàn diện thì phải học nhiều, cái gì cũng học, cái gì cũng phải biết, cái gì cũng phải làm được, ấy mới là "toàn diện".
Do đó, không được "học lệch", 12 hạt giống thì phải chăm đều cho cả 12. Cuối cùng áp lực thì nặng, mắt thì mờ (tỉ lệ đeo mắt kính ở học sinh VN đứng hàng top thế giới), cái gì cũng biết nhưng thật tình là hông có cái gì biết sâu và trở thành thế mạnh.
Cho nên mới có chuyện bi hài: "Trước đây trường tôi có em học sinh học lớp 6 rất yêu môn sinh học. Em tự lai tạo các hoa với nhiều màu sắc trong cùng một cây. Ngày nào cũng vô chăm vườn hoa. Tiếc thay em bị ở lại lớp vì học tệ các môn khác. Em đã buồn chán nghỉ học luôn. Tôi mất liên lạc em từ đó". (Phương Thanh)
=> Nếu mục tiêu là "phát triển cá nhân", em này có thể nay đã trở thành một kỹ sư sinh học xuất sắc.
Do đó, không được "học lệch", 12 hạt giống thì phải chăm đều cho cả 12. Cuối cùng áp lực thì nặng, mắt thì mờ (tỉ lệ đeo mắt kính ở học sinh VN đứng hàng top thế giới), cái gì cũng biết nhưng thật tình là hông có cái gì biết sâu và trở thành thế mạnh.
Cho nên mới có chuyện bi hài: "Trước đây trường tôi có em học sinh học lớp 6 rất yêu môn sinh học. Em tự lai tạo các hoa với nhiều màu sắc trong cùng một cây. Ngày nào cũng vô chăm vườn hoa. Tiếc thay em bị ở lại lớp vì học tệ các môn khác. Em đã buồn chán nghỉ học luôn. Tôi mất liên lạc em từ đó". (Phương Thanh)
=> Nếu mục tiêu là "phát triển cá nhân", em này có thể nay đã trở thành một kỹ sư sinh học xuất sắc.
=> Bởi vậy, chỉ khác nhau có vài cụm từ trong cái mục tiêu "PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN TỐI ĐA" và "ĐÀO TẠO CON NGƯỜI PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN" mà hai nền giáo dục hoàn toàn đi theo hai hướng khác.
=> Cách đây vài tháng, khi nhận được lời mời vào Hội đồng biên soạn sách giáo khoa mới, mình đã từ chối.
Bởi nếu mục tiêu giáo dục (đã Luật giáo dục ấn định) vẫn còn y như cũ thì loay hoay biên soạn thế nào nó cũng bất khả thi.
Bởi đơn giản cái mục tiêu "phát triển toàn diện" đó quá cao (và bất hợp lý), trong khi sức lực, tài lực lẫn kinh nghiệm của VN mình thì đang có hạn.
Cho nên, nếu đặt mục tiêu ở tận mặt trăng mà trong tay chỉ có chiếc xe lạch cạch thì chú Cuội loay hoay thêm một chặng dài 20 năm nữa cũng không thể nào đạp xe bay nổi đến mặt trăng.
Nguồn: #StudyinNZ @studyinnewzealand
Bởi nếu mục tiêu giáo dục (đã Luật giáo dục ấn định) vẫn còn y như cũ thì loay hoay biên soạn thế nào nó cũng bất khả thi.
Bởi đơn giản cái mục tiêu "phát triển toàn diện" đó quá cao (và bất hợp lý), trong khi sức lực, tài lực lẫn kinh nghiệm của VN mình thì đang có hạn.
Cho nên, nếu đặt mục tiêu ở tận mặt trăng mà trong tay chỉ có chiếc xe lạch cạch thì chú Cuội loay hoay thêm một chặng dài 20 năm nữa cũng không thể nào đạp xe bay nổi đến mặt trăng.
Nguồn: #StudyinNZ @studyinnewzealand
Nguyen Q Quy
No comments:
Post a Comment