Monday, May 15, 2017

Shaman có phải là bệnh hay không?

Tôi quyết định gọi chung các nhà ngoại cảm, ông đồng bà cốt, thầy mo và các thầy tâm linh là shaman (theo hướng hội nhập quốc tế).
Người ta đã tiến hành nghiên cứu, từ theo dõi mô tả, phân tích, thậm chí xét nghiệm tâm lý đối với các shamans thuộc hơn 40 nền văn hóa khác nhau trên thế giới với các kỹ thuật, nghi lễ khác nhau để tìm ra những quy luật chung sau khi loại bỏ yếu tố thần bí. Ý kiến khá đa dạng và phân cực.
Tuy vậy, trong một công trình được cite nhiều nhất và có tính khách quan nhất của Peters, đã khẳng định shamans không phải là một thể trạng lộn xộn về bệnh tâm thần, nhưng cũng không phải bình thường.
Có một số thuật ngữ:
Trance: Trạng thái lên đồng
Ecstasy: Trạng thái ngây ngất
Medium: Người có căn đồng. Đồng thực chất là môi trường truyền thông tin.
Frenzy: Trạng thái kích động.
Các công trình đứng đắn nghiên cứu về shamanism rất nhiều. Xem ra người ta hiểu về vấn đề này khá kỹ, có hệ thống khái niệm khá hoàn chỉnh.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

10 comments:

  1. Thanh Nguyen Huu: Môi trường truyền thông tin hay là trạng thái sinh học đặc biệt tiếp nhận được thông tin của cá thể, anh Ai Viet.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Thông tin từ thế giới bên kia.

      Delete
    2. Thanh Nguyen Huu: Tôi thì nghĩ thông tin luôn có cho mọi ng nhưng chỉ có những người bị "lệch lạc" sao đó mới tiếp nhận được thông tin trên 1 bậc tự do khác 3 chiều không gian 1 chiều thời gian mà đại chúng cảm nhận được. Giới hạn của tiến hóa (đang bị phủ nhânn) hay chưa có cấu trúc gen thích hợp cho con người?

      Delete
    3. Nguyen Ai Viet: Thanh Nguyen Huu Nhiều tác giả cũng cho rằng medium là một trạng thái bệnh lý tâm thần. Tuy nhiên, nếu sử dụng các test tâm lý thì thấy họ không phải là con bệnh, nhưng cũng có những điểm bất thường. Vì vậy có chuyên gia nhận xét là shamans giống như người vừa khỏi bệnh và vào một trạng thái khác với trạng thái bình thường. Quả thực đa số shamans có năng lực sau khi ốm hoặc có sự cố gì đó. Chữ medium gần giống media (môi trường truyền thông). Bản thân shamanism cũng cho rằng năng lực của họ là tiếp nhận thông tin từ các vong để truyền cho thế giới của chúng ta.

      Delete
    4. Thanh Nguyen Huu: Ai Viet, tôi viện đến "bậc tự do" như khái niệm vật lý, và tránh dùng y lý để nghiên cứu họ như bệnh nhân, và cũng để quy trách nhiệm khả năng tâm linh cho... trời. Có lẽ khoa học của người phàm chỉ đến thế thôi. Cứ nghiên cứu nhưng mà dành một chỗ cho những thứ không thể biết. Lỡ may anh Ai Viet vì lý do nào đó lại "tiến hóa" vượt bậc thì sẽ có trải nghiệm và nhờ vậy có thể trở thành nhà nghiên cứu bất đắc dĩ đi xa nhất trong lĩnh vực này :-D

      Delete
    5. Nguyen Ai Viet: Khó. Thế giới họ nghiên cứu nhiều rồi. VN mình hình như đi sai đường.

      Delete
  2. Do Xuan Phuong: Trong điều kiện VN, em nghĩ nên dùng phương pháp phân tích cốt truyện mà một Shaman kể lại. Khi dựng mô hình nhân cách của nhân vật, nếu mô hình là mâu thuẫn hoặc không phù hợp với đối chứng có thực thì rất có thể Shaman đã mắc chứng rối nhiễu tâm lý hoặc cố ý bịa đặt.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Vấn đề là dùng tiêu chí nào để tìm mâu thuẫn. Bản thân chúng ta đây, rõ ràng là lãnh lặn, bàn về những vấn đề rõ ràng cũng đầy mâu thuẫn. Trong tâm lý có mấy bộ test như Rorsbach (??) có thể point out xem đối tượng có bị tâm thần không. Các công trình thực hiện trên số lượng lớn các Shamans chứng tỏ là không. Trong khi các shamans đều nói tới việc phân thân, bay,...

      Delete
    2. Do Xuan Phuong: Mười mấy năm trở lại đây, ở VN rộ lên phong trào tìm mộ thân nhân bằng ngoại cảm và nhiều câu chuyện ly kỳ được thuật lại, ghi âm ghi hình phổ biến khắp nơi. Sử dụng kỹ thuật phân tâm cộng với dựng bản đồ tâm lý (mindmap) thì em thấy các nhân vật (vong) trong nhiều câu chuyện hiện ra với các nét cá tính khá giống nhau và có thể nói là đơn điệu, bất chấp thực tế là các nhân vật đó có đời thực rất phong phú trước khi chết. Cái bất hợp lý này khiến em phải đặt nghi vấn về bản chất của thông tin mà Shaman nói ra.

      Em chưa thử lâm sàng, song cũng nghe nói vấn đề khó khăn trong tiêu chí chẩn đoán trực tiếp. Nhưng với lấy dữ liệu gián tiếp và thống kê qua các chuyện kể thì có hiện tượng như vậy.

      Delete
  3. Long Nguyễn Xuân: ở ":nhà" thì "bậy nào", "có kiêng có lành" :)

    ReplyDelete