Sunday, March 31, 2019

Lưu & Tham khảo về ung thư

Thân gửi tới các bạn bè yêu quý và tất cả người thân yêu của tôi. Tôi nghĩ các bạn nên bỏ ra vài phút để đọc bài này, có thể lúc nào đó ta cần đến nó cho chính mình, bạn bè hoặc người thân.
Tôi có một người bạn mắc chứng bệnh nan y: Ung thư Gan và di căn Phổi. Bác sĩ nói về nhà ăn uống chờ chết, không thể chữa trị vì đã di căn.
Tôi những tưởng số phận đã an bài cho anh ấy.Trong cơn tuyệt vọng và suy sụp tinh thần ấy, anh lại được một đứa em đang theo học y khoa bên Úc và các nhà nghiên cứu của tập đoàn Unicity đã động viên anh, chia sẻ tài liệu chữa trị bệnh ung thư bằng phương pháp dưới đây:
- Không ăn đường, không ăn thịt, cá, cơm, chỉ uống nước xay bằng rau, củ như củ cà rốt, của cải, củ dền, cam, táo ...Bên cạnh dùng thêm các sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ khác.
Sau ba tháng uống liên tục Bây giờ anh thấy mình khoẻ mạnh làm việc và ăn uống bình thường, không còn đau đớn và vất vả như trước. Anh ấy cũng đã từng hóa trị và xạ trị. Bốn người bạn cùng chứng bệnh ung thư như anh chữa bằng phương pháp.Tây y đã lần lượt ra đi…
Thực tế, khi tế bào ung thư đã không được nuôi dưỡng bằng thịt bò, đường, sữa,... thì nó không thể tồn tại được. Vì thế chúng ta đừng tạo cơ hội nó sống trong cơ thể mình.
Vậy nên tôi đã cất công tìm hiểu và tổng hợp tài liệu điều trị bệnh ung thư của trường đại học Baltimore, Maryland ở Hoa Kỳ.
Bài viết rất ngắn này có giá trị nên ta đọc đi đọc lại và chia sẻ cho nhiều người cùng tham khảo nhé!
Sau nhiều năm, đối với mọi người hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Thì nay Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu một cách hiệu quả hơn để chống lại ung thư là:
"Không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được".
THỨC ĂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ
1. ĐƯỜNG là một loại thực phẩm của bệnh ung thư. Không tiêu thụ đường là cắt bỏ một trong những nguồn thực phẩm quan trọng nhất của các tế bào ung thư. Bệnh nhân nên sử dụng đường mật nhưng với số lượng nhỏ thôi.
2. SỮA làm cho cơ thể sản xuất chất nhầy, đặc biệt là trong đường ruột. Tế bào ung thư ăn chất nhầy. Loại bỏ sữa và thay thế bằng sữa làm từ các loại đậu như: đậu nành, đậu xanh,... các tế bào ung thư không có gì để ăn, vì vậy nó sẽ chết.
3. Các tế bào ung thư thường trưởng thành trong môi trường axit. Một chế độ ăn uống tuyệt đối không nên dùng là THỊT, CÁ ĐỎ có tính axit cao.
Tốt nhất là ăn cá, và một chút thịt gà thay vì thịt bò hay thịt heo. Hơn nữa, thịt chứa kháng sinh, hormon và ký sinh trùng, rất có hại, đặc biệt đối với những người mắc bệnh ung thư. Protein thịt khó tiêu hóa và đòi hỏi nhiều enzym. Thịt không tiêu hóa ở lại và hư hỏng trong cơ thể dẫn tới tạo ra các độc tố nhiều hơn.
LỜI KHUYÊN CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ
- Một chế độ ăn uống gồm 80% rau quả tươi và nước ép, ngũ cốc, hạt, các loại hạt quả, quả hạnh nhân và một ít loại trái cây. Nước ép rau tươi cung cấp cho cơ thể co-enzyme có thể dễ dàng hấp thu và ngấm vào các tế bào 15 phút sau khi được tiêu thụ để nuôi dưỡng và giúp định hình các tế bào khỏe mạnh. Chúng ta phải cố gắng uống nước ép rau và ăn nhiều rau quả tươi 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.
- Không nên dùng CÀ PHÊ, TRÀ và SÔ CÔ LA có chứa nhiều caffeine. TRÀ XANH là một lựa chọn tốt hơn vì có chất chống ung thư. Tốt nhất là nên uống nước lọc, nước tinh khiết.
- Nên bổ sung chất giúp xây dựng lại hệ thống miễn dịch: Chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, EPA, dầu cá … giúp các tế bào để chiến đấu và tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Ung thư là một căn bệnh của cơ thể, tâm trí và tinh thần. Một thái độ sinh hoat và hoạt động tích cực hơn sẽ giúp các bệnh nhân ung thư chiến đấu và sống còn.
"Giận dữ và không hiểu biết, không tha thứ sẽ đặt cơ thể mình vào tình trạng căng thẳng và một môi trường axit".
Hãy học cách "Tha thứ và cho đi" để có tâm hồn khả ái và yêu thương với một thái độ sống tích cực là rất có lợi cho sức khỏe. Học thư giãn và tận hưởng cuộc sống.
- Các tế bào ung thư không thể sống trong một môi trường dưỡng khí đầy đủ/ Luyện tập thể dục hàng ngày, hít thở sâu giúp lấy thêm nhiều oxy vào các tế bào. Liệu pháp oxy là một yếu tố giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Các hoá chất như dioxin gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Dioxin rất có hại, đặc biệt là đối với các tế bào cơ thể.
Đừng để trong tủ lạnh hay lò vi sóng chai nước nhựa, đồ nhựa bởi vì nhựa sẽ "đổ mồ hôi" dioxin và làm nhiễm độc nước uống, thức ăn,...
Tôi đã mất thời gian để viết nên hãy chia sẻ nó đến bạn bè và người thân về thông tin hữu ích này.

Nguồn: Dược sĩ Quang Huy 

Saturday, March 30, 2019

Toán sơ cấp và cao cấp

Ca sĩ thiên tài đi nữa cũng không thể và không bắt đầu tập hát năm 2 tuổi với Phantom in the Opera hay Lan và Điệp bản mới. Tuy vậy càng không nên hát mãi Bé bé bằng bông hay Nhi đồng ca. 

Kể ra bất công khi so sánh Toán sơ cấp như vậy. Toán sơ cấp có vẻ đẹp của nó và có tác dụng thể dục trí não rất tốt. Nhưng nếu nhìn ở tầm tổng thể, để thay đổi quan niệm Toán sơ cấp là toàn bộ Toán học, học Toán là học sẵn một số mẹo và các kiểu gài bẫy bằng ngôn từ, có thể bất công một chút cũng có ích.
Tôi có anh bạn khá thông minh, chân phương, chăm chỉ, thời trung học có thể nói là học giỏi, có nền tảng. Tuy vậy ngay năm thứ nhất bị shock Toán cao cấp, mất tự tin trở thành sinh viên làng nhàng. Có một khoảng cách về cách học Toán Sơ cấp và Toán cao cấp tương tự như giữa viết code và thiết kế, múa binh khí và điều binh khiển tướng, bán hàng và khởi nghiệp.


Tôi đến với Toán Cao cấp sớm hơn các bạn đồng học và phát hiện ra mình có thể giải hàng trăm bài toán sơ cấp có vẻ rất khác nhau khi nắm được vài khái niệm và phương pháp đủ mạnh mẽ. Vì vậy tôi luôn tán thành việc đưa các khái niệm Toán cao cấp vào trường phổ thông càng sớm càng tốt. Các khái niệm này khó với người lớn, khó hơn với người biết tí Toán, đặc biệt khó với thầy, do thói quen, cách nghĩ, nhưng đối với các cháu sẽ dễ hơn nhiều so với khai căn, học thuộc bảng cửu chương, hay nhân hai số có 3-4 chữ số.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)

Tu hành và đạo Phật thời nay

Bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh : “SÂN KHẤU TÍN NGƯỠNG HẠ MÀN !”
-------------
Có thể thấy rằng vụ bê bối chùa Ba Vàng đang được dàn xếp rất nhanh, gói ghém lại mọi thứ, với mục đích không để công luận xoáy vào và tìm hiểu thêm. Trên website của chùa, hình ảnh liên quan với các quan chức nhà nước cấp cao đã được gỡ sạch trong một đêm. Các quyết định trừng phạt cá nhân nhanh chóng được đưa ra, cùng với việc trụ trì Thích Trúc Thái Minh trở nên im lặng, cho thấy từ bên trên chính quyền đã có một quyết định chung cuộc.
Tất cả những điều đó, như đang muốn chặn đứng câu hỏi dồn dập từ quần chúng “ai bảo kê cho chùa này?”, “ai đầu tư kiếm lợi từ chùa?” và số tiền khổng lồ hàng năm không có thuế, chỉ nằm trong két sắt của chùa, hay còn được chuyển vào tài khoản của quan chức nào khác?
Làm tiền, lũng đoạn tinh thần tín ngưỡng của quần chúng và âm mưu làm băng hoại hình ảnh Phật giáo, là những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Chùa Ba Vàng chỉ là một điểm trong tấm bản đồ dày đặc chạy dài suốt Việt Nam. Nên nếu để thông tin tự do lan tràn và đào sâu, chuỗi mạo danh nhà Phật này sẽ bị bóc trần toàn bộ.
Sự kiện chùa Ba Vàng, Quảng Ninh gợi nhớ về những sự kiện tương tự ở người đàn anh vô thần Trung Quốc. Năm 2015, sư trụ trì Shi Yongxin, người được biết đến như là một “CEO Thượng tọa” cho việc kinh tài của Thiếu Lâm Tự, bị tố giác là lạm dụng tiền bạc trong nguồn thu khổng lồ của chùa này, cũng bao gồm từ việc cúng sao, giải hạn, cầu an, bán vé vào cửa… Theo cáo giác, chỉ trong năm 2015, chỉ riêng việc bán vé vào tham quan chùa thôi, với 100 nhân dân tệ/người, Thiếu Lâm Tự đã thu về khoảng 7,3 triệu USD.
Nhưng sự việc không ngừng ở đó, khi mọi chuyện đổ bể, người ta biết được Thiếu Lâm Tự chỉ giữ lại được có 1 phần 3 số tiền đó. Phần còn lại thì được chia cho quỹ đen của chính quyền địa phương. Trong bài phân tích có tựa đề The decline and fall of Chinese Buddhism – how modern politics and fast money corrupted an ancient religion (tạm dịch: Sự suy tàn và sụp đổ của Phật giáo Trung Quốc – làm thế nào mà chuyện chính trị và làm tiền nhanh đã hủy hoại một tôn giáo có từ ngàn xưa) của tác giả Mimi Lau, đăng trên tờ SMCP, tháng 9/2018, có nói rõ rằng Thiếu Lâm Tự cũng như hàng ngàn ngôi chùa mới được xây dựng ở Trung Quốc, luôn có một hội đồng điều hành, mà trong đó các đảng viên CS, quan chức nhà nước cùng tham gia.
Một nghiên cứu của giáo sư Zhe Ji, từ Viện Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông ( Institut National des Langues et Civilisations Orientales) tại Paris, cho thấy ở nhiều chùa, thủ quỹ là người được chính quyền địa phương chỉ định. Chi tiêu riêng cho chùa phải trình lên, trụ trì cũng không được tự quyết”.
Dĩ nhiên, giờ đây, buôn bán thánh thần, và diễn đạt tín ngưỡng dưới ngọn cờ tam vô của chủ nghĩa cộng sản, là những nơi có thể làm ra tiền nhanh và nhiều đến mức chóng mặt.
Cách đây 10 năm, chính quyền Bắc Kinh tìm ra đủ các phương thức mà quan chức tham nhũng giấu hay chuyển tiền đi. Nhưng từ khi việc đầu tư vào xây chùa, đền thề, dựng lễ hội ra đời… là cách thức rửa tiền nhanh và hợp pháp nhất mà quan chức đích thân ra tay, hoặc núp bóng dưới các công ty đầu tư du lịch. Đó là lý do vì sao, chính quyền Bắc Kinh với chính sách nhất quán thù ghét tôn giáo, nhưng lại cho phép xây dựng hàng ngàn chùa, đền, tượng Phật lớn kỷ lục… trong suốt 3 thập niên.
Nói về tốc độ xây dựng chùa, đắp tượng lớn, theo thống kê của Giáo hội Phật giáo quốc doanh Việt Nam, từ năm 1997, đến năm 2007, cơ sở thờ tự Phật giáo chỉ tăng lên vài trăm (từ 14.048 ngôi, lên 14.777 ngôi). Nhưng vào thời gian gần đây, từ 2007 đến 2017, đã có đến 18.466 ngôi. Con số tăng trưởng này, giải thích phần nào tình trạng đột phát các chùa tranh nhau gây quỹ, thu tiền, bịa đặt các nghi thức đắm đuối mê tín… Ghê sợ hơn, qua việc tập hợp đám đông, những nơi như vậy còn dẫn dụ đám đông quên đi hiện thực điêu tàn của đất nước, chia rẽ tôn giáo và thậm chí còn hủy hoại cả lòng yêu nước trước ngoại bang.
Một điều dễ thấy của đạo pháp – xã hội chủ nghĩa, là chính quyền không chủ trương tạo ra những bậc cao tăng, những bậc trí giả Phật giáo để giác ngộ chúng sinh, mà chỉ tạo ra đám đông mặc áo sư cùng chuông đồng và nhang khói. Bởi bản chất của chính quyền tam vô luôn lo sợ các bậc trí giả đó sẽ hướng chúng sanh đi vào chính đạo. Theo tài liệu của nhà nghiên cứu Mimi Lau, Trung Quốc vĩ đại chỉ có 240.000 đại đức, nhưng hơn phân nửa là từ Tây Tạng. Quốc gia rộng lớn này thu tiền vô kể từ Phật giáo, nhưng chỉ có 41 trường đào tạo Phật học, nhưng người đến học thì bị kiểm soát chặt bởi Ban tôn giáo Chính phủ (State Administration of Religious Affairs). Ngay tại Việt Nam, sau 44 năm thống nhất địa lý, nhà nước cộng sản Việt Nam đã không thể có được những bậc trí giả Phật giáo như Tuệ Sỹ, Thích Nhất Hạnh, Lê Mạnh Thát…
Phía sau sự phát triển Phật giáo như một cách kiếm tiền nhanh và lũng đoạn quần chúng là gì? Các nghiên cứu từ Trung Quốc cho thấy nhiều trụ trì vì ganh tị với cách kiếm tiền của nhau, lại dựa thế có có các quan chức hay giới tài phiệt đỏ chống lưng, nên vẫn tìm cách hãm hại, đạp đổ nhau.
Cũng là chùa dựa vào mê tín, vòi tiền tín hữu… nhưng Thích Thanh Quyết lại mạnh miệng chỉ trích Thích Trúc Thái Minh. Phía sau của Thích Thanh Quyết là một vị thế chính trị vững chắc hơn, đang hậu thuẫn chăng? Thật khó đoán. Nhưng điều có thể nhìn thấy ngay lúc này, là những kẻ giả sư, giả đạo đang đẩy dân tộc và đất nước vào con đường như điên như dại. Sân khấu tín ngưỡng ấy, cũng đang hạ màn như qua một cuộc giải vong.
NS Tuấn Khanh

KINH NGHIỆM XƯƠNG MÁU TỪ HOÀN MỸ PHAN XÍCH LONG

Sáng nay mình đưa bé đi khám ở Nhi Đồng. BS định là viêm phế quản cấp. cho thuốc về
Nhưng đến chiều bé vẫn sốt cao, than mệt, đau đầu, ói liên tục... vì lo lắng mình đưa bé đến thẳng bệnh viện gần nhà là bv Hoàn Mĩ phan xích long.
Tại đây bé đc cấp cứu xét nghiệm máu... và siêu âm bụng.
Sau đó bs bảo bé bị " suy giảm 3 vòng tế bào máu gồm bạch - tiểu - hồng cầu" tình trạng nguy hiểm, nên nhập viện xét nghiệm
Mình suy nghĩ kĩ với cảm giác của 1 người mẹ mình quyết định ko nhập viện!!!
Khi thanh toán chi phí, thì hết tổng gần 2 triệu ( dù chỉ là xét nghiệm máu + cấp cứu đơn giản + chờ đợi bảng kết quả xét nghiệm máu)... Ok, mình vẫn thanh toán, và có yêu cầu được cầm đầy đủ bản xét nghiệm.
Thì 5 phút sau, bs gọi mình lại, nói rằng " hồ sơ bịnh án xét nghiệm nãy có chút LỘN do máy móc có sai sót, dù là máy móc tối tân. Đây mới là hồ sơ xét nghiệm chính của bé, nói chung là bảng xét nghiệm bé bình thường, bé chỉ hơi thiếu máu nhẹ"
Và rồi bs đưa cho mình 1 bảng xét nghiệm máu mới, con số hoàn toàn khác biệt và chênh lệch với bản xét nghiệm máu ban đầu ( mà họ bảo là con mình bị suy giảm vòng tuần hoàn máu cần nhập viện)
Vì là người khá nóng tính và hay thắc mắc với những điều bất thường, chưa kể bác sĩ tiếp mình lúc đó có thái độ rất canh me, khi mình yêu cầu đưa 2 bản xét nghiệm trước và sau. Họ rõ ràng không muốn, nhưng vẫn đưa... và mình cố chụp lại hình bản xét nghiệm ban đầu và bản xét nghiệm sau... các chỉ số hoàn toàn chênh lệch
=======
Mình đang thắc mắc: có phải hoàn mĩ làm giả và khai khống các chỉ số xét nghiệm máu để " dụ " bé nhập viện?
sau khi nhập viện vài ngày, truyền đạm, bày ra một số thuốc tiêm chít khác để moi tiền. Thì mới đưa bản xét nghiệm chính thức và thực sự ban đầu ra? với kiểu " sau khi theo dõi và chữa trị, chỉ số máu của bé đã tạm bình thường?"
Vì khi bs lần thứ 1 đưa bản xét nghiệm máu và hồ sơ bệnh án cho mình, luôn miệng bảo cần nhập viện vì chỉ số rất nguy hiểm. Nhưng khi mình đụng và muốn xem kĩ bảng xét nghiệm thì bs đều gạn tay ra xa, ko dưới 3 lần né tay mình, ko muốn cho mình cầm lên xem. He còn nói " chị có biết j đâu mà xem"
Đến khi mình từ chối ko nhập viện, thì 5p sau 1 bản xét nghiệm khác ra, với những chỉ số được bs khẳng định là
" bình thường, chỉ hơi thiếu máu, và bé có thể về. sai sót này là do máy in và đo sai, máy cho dù có tối tân cũng có lúc sai"
Và đến 3 bs tiếp và nói chuyện với mình, thay phiên nhau ra sức giải thik, phân tích đổ lỗi lí do máy bị lỗi - bị abc -nên mới có 2 bản xét nghiệm trước sau khác nhau.
Vì sao lại có chuyện lật mặt như thế??? có lẽ ai cũng hiểu!!!
Đây là 1 trường hợp mình chia sẻ mọi người cẩn thận hơn khi mà dính dáng đến sức khoẻ, nhât là với con em mình.
Ko phải ai nói j cũng nghe, và đừng để ngta phủ đầu hay dẫn dắt mình. Bạn phải có chính kiến bản thân mình và khi cảm thấy bất kì điều gì đáng nghi ngờ từ những bản xét nghiệm về sức khoẻ, bạn cần phải yêu cầu sự tìm hiểu/ rõ ràng, bạn có thể nhẹ nhàng - quát tháo - quát mắt để có quyền nhìn thấy những điều cần phải thấy. Đừng lo sợ mất thể diện hay mất lòng ai hết. Chỉ có bạn mới cứu đc chính mình.
-------
P/s: mình đăng bản đầu là bản 1 bs đưa yêu cầu nhập viện. và bản 2 là bản khi mình đòi về. Để mọi người tham khảo và rút kn cho chính mình.
Và với các bé mình chỉ nghĩ theo cá nhân mình, thì chỉ nên thẳng bv Nhi mà tiến, có thể đông - có thể chật - có thể là chen chúc. Nhưng với các bé bv Nhi luôn là lựa chọn chuẩn cho mọi trường hợp.

Friday, March 29, 2019

Ích kỷ

Sống chỉ vì mình là một sự lạm dụng.
W. SHAKESPEARE

Thursday, March 28, 2019

ĐỀ NGHỊ BÁC PHÚC

Tên cưỡng dâm thang máy,
Dân mạng nói, là người
Bảo vệ cho bác Phúc.
Thế thì nguy, lạy trời.
Tôi đề nghị thủ tướng
Phải sa thải hắn ngay.
Vì háu gái bền vững,
Sớm muộn sẽ có ngày
Hắn sàm sỡ vợ bác,
Mà không chỉ cưỡng hôn,
Còn cưỡng cả chuyện khác,
Cả người không còn son.
Vụ vừa rồi hắn thoát
Nhờ uy bác, tuy nhiên,
Nuôi ong trong tay áo
Là việc rất không nên.
Ngộ nhỡ nếu có chuyện,
Chắc bác sẽ đau lòng,
Dẫu hắn bị chịu phạt
Những hai trăm nghìn đồng.
Thái Bá Tân

CÁCH LÀM CHO ĐÀN ÔNG THẤY HẠNH PHÚC:

Đọc hết đoạn phụ nữ hạnh phúc sẽ đến đoạn đàn ông hạnh phúc.
copy từ FB-Quỳnh Loan
CÁCH LÀM CHO PHỤ NỮ THẤY HẠNH PHÚC:
Hoàn toàn không khó khăn, để làm cho phụ nữ hạnh phúc bạn chỉ cần trở thành và tuân thủ những quy tắc đơn giản sau:
1. Là một người bạn
2. Là một người đồng hành
3. Là một người yêu
4. Là một người anh em
5. Là một người cha
6. Là một người thầy
7. Là đầu bếp
8. Là thợ điện
9. Là thợ sửa ống nước
10. Là thợ cơ khí
11. Là thợ mộc
12. Là thợ trang trí
13. Là stylist
14. Là nhà tình dục học
15. Là bác sĩ phụ khoa
16. Là nhà tâm lý học
17. Người không biết sợ côn trùng
18. Là bác sĩ tâm thần
19. Là người biết chữa bệnh
20. Là người biết lắng nghe
21. Là người biết tổ chức
22. Là người cha tốt
23. Là người ăn ở sạch sẽ
24. Là người biết thông cảm
25. Là người biết thể thao
26. Là người có vòng tay ấm áp
27. Là người chu đáo
28. Làngười biết chiều chuộng
29. Là người thông minh
30. Là người có tính hài hước
31. Là người biết sáng tạo
32. Là người mềm mỏng
33. Nhưng mạnh mẽ
34. Là người có tầm hiểu biết
35. Là người biết khoan dung
36. Lại còn khôn ngoan
37. Là người có đầy tham vọng
38. Và phải có năng lực
39. Là người can đảm
40. Và quyết đoán
41. Là người trung thực
42. Là người đáng tin cậy
43. Và phải có đam mê

NHỚ KHÔNG ĐƯỢC QUÊN:
44. Thường xuyên khen ngợi cô ấy
45. Đi mua sắm với cô ấy
46. Tử tế với cô ấy
47. Phải thật giàu có
48. Không làm cô ấy căng thẳng
49. Không nhìn gái nào khác ngoài cô ấy.

VÀ CÙNG LÚC ĐÓ, BẠN CÒN PHẢI:
50. Dành cực nhiều sự quan tâm chăm sóc cho cô ấy.
51. Phải để cho cô ta có thật nhiều thời gian, Nhất là thời gian ở một mình mà cô ấy thích.
52. Phải để cho cô ta có không gian thoải mái, không gò bó và không bao giờ lo lắng về những nơi mà cô ấy đi.

VÀ QUAN TRỌNG NHẤT VẪN LÀ:
53. Không bao giờ được quên:
* Ngày sinh nhật
* Ngày kỷ niệm
* Valentine
* Những lần hẹn hò
* 20 tháng 10
* Mùng 8 tháng 3
CÁCH LÀM CHO ĐÀN ÔNG THẤY HẠNH PHÚC:
1. Cho ăn
2. Cho điều anh ta muốn
3. Chia tay anh ta trong êm đẹp
4. Không kiểm tra tin nhắn điện thoại
5. Không chen vô đời sống riêng tư
Túm lại: phụ nữ hãy tự làm mình hạnh phúc đừng trông chờ từ người khác gì cả 🤣

Wednesday, March 27, 2019

CÓ NÊN BẮN HẾT NHỮNG KẺ LÀ TÁC GIẢ ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO CÁT LINH – HÀ ĐÔNG?

1. ĐẮT VƯỢT NGOÀI MỌI SỰ TƯỞNG TƯỢNG
Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông dài 13,1 km có giá là 891,92 triệu USD. Bình quân 45 184 732 USD/km. Sự đắt đỏ có lẽ không kém sự nâng khống giá trong vụ AVG: từ 500 tỷ lên 8900 tỷ (gần 18 lần).
2. GÁNH NỢ KHỔNG LỒ
Theo công văn Bộ Tài chính gửi cho Bộ GTVT, hàng năm Bộ GTVT phải trả cho Trung Quốc 28,8 triệu USD cho khoản vay ưu đãi từ China EximBank (250 triệu USD), trong vòng 9 năm. Chưa tính khoản 419 triệu USD khác nữa đã vay trước đó của Trung Quốc.
Như vậy, tính gộp thô khoản vay 419 triệu cùng điều kiện như khoản vay 250 triệu, thì hàng năm Việt Nam phải trả cho Trung Quốc 77,0688 triệu USD liên tục trong 9 năm. Một gánh nợ khổng lồ.
3. QUÁ CỒNG KỀNH VÀ LẠC HẬU
Theo chủ đầu tư, tham gia vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có 681 người, chia làm 21 trung tâm, bộ phận, chưa bao gồm nhân viên bảo vệ, vệ sinh tại các ga.
Quá cồng kềnh cho thời bao cấp. Đừng nói đến thời Công ngiệp 4.0.
4. QUÁ CHẬM
Tàu trên cao mà thiết kế tốc độ tối đa có 80km/h đã là chậm. Vận tốc khai thác bình quân là 35km/h lại còn chậm thêm , từ bến xe Yên Nghĩa đến ga Cát Linh (dài 13km) trung bình hết 20 phút, là quá chậm.
5. KHÔNG BAO GIỜ HÒA VỐN
Dự kiến sử dụng 10 đoàn tàu để khai thác. 5-6 phút một chuyến. Mỗi đoàn tàu có 4 toa dài khoảng 80 m, dự kiến có 500 khách (120 khách/toa, có thông tin nói sức chứa lý thuyết 250 khách/toa là điều khó có thể). Giá vé 15000 đ/lượt.
Cộng với chi phí cho hơn 700 người phục vụ. Cộng chi phí bảo dưỡng và thay thế. Nhắm mắt cũng biết là nhiều thế kỷ cũng chưa hòa vốn.
6. KHÔNG AN TOÀN
Trên tất cả - đắt đỏ, cồng kềnh, lạch hậu, chậm chạp, xấu mã… là không an toàn. Đây là điều liên quan đến tính mệnh hành khách, một nguy cơ thường trực treo trên đầu không chỉ người đi trên tàu, mà cả người đi dưới đường và cư dân sống dọc theo tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.
KẾT LUẬN
Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee từng tuyên bố: “Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào chiếm đoạt của công dù chỉ là 1 đồng”.
Theo bạn, từ 6 điểm trên, có nên bắn hết những kẻ là tác giả của đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông?

BỌN BẤT LƯƠNG

Tôi căm thù cái bọn quan chức bất lương bán mình cho đồng tiền. Câu chuyện sau đây cho thấy sức mạnh của đồng tiền là như thế nào:
Ông Lê Trần Phú Đức, người thay mặt cho hiệp hội nước mắm Phan Thiết, là 1 trong 12 thành viên được Bộ NN & PTNT giao trách nhiệm xây dựng dự thảo" tiêu chuẩn về sản xuất nước mắm ".
Ông Đức trình bày trên báo Bình Thuận như sau:" Cuộc họp đầu tiên tôi tham dự rất cởi mở và đưa ra nhiều ý tưởng tốt, mang tính minh bạch cho nước mắm truyền thống lẫn nước mắm công nghiệp. Tuy nhiên, đến tháng 2/2018, không biết vì lý do gì, nội dung cuộc họp đầu tiên hoàn toàn bị xóa bỏ và tổ chức họp lại với điều kiện có sự tham dự của Tập đoàn Massan (nước mắm Nam Ngư). Trong cuộc họp ấy, nhiều nội dung hoàn toàn được thay đổi so với cuộc họp tôi tham gia trước đó. Và khi ban hành dự thảo lần đầu, nội dung không giống với những gì đã bàn luận, có nhiều điểm làm khó cho nước mắm truyền thống. Tôi đã trao đổi qua mail và kịch liệt phản đối những nội dung trong dự thảo. Và sau lần đó, tôi không nhận được bất cứ giấy mời nào để tiếp tục tham gia góp ý cho dự thảo mới dù tôi là thành viên."
Rõ rồi đấy nhé. Xây dựng tiêu chuẩn sản xuất nước mắm mà mời thằng sản xuất nước chấm công nghiệp tham gia để làm gì hả bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn?
Không ngờ tiền bán nước mắm dỏm của Masan lại thơm như thế, hu hu.
..

Oanh Bùi

Tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam (Viet Nam War): Chi phí "lót đường" và phương thức hoạt động để nhận hàng viện trợ qua cảng Sihanoukville của Campuchia về VN

Từ năm 1966, cường độ chiến tranh tăng lên mức ác liệt. Chi viện bằng đường bộ không đủ. Con đường vận tải trên biển bị kiểm soát gắt gao từ sau "Vụ Vũng Rô" (tháng 02/1965). Con đường qua cảng Sihanoukville càng trở nên trọng yếu. Tháng 07/1966, Trung ương Cục quyết định thành lập Đoàn Hậu cần 17, chuyên trách việc tổ chức tiếp nhận hàng chi viện từ miền Bắc qua cảng Sihanoukville, rồi từ đó qua nhiều tuyến vận tải khác nhau vào tới tận B2, tức Nam Bộ.
Hàng hóa do nước bạn viện trợ khi chở đến cảng này được chuyển vào một kho riêng mà các bạn Campuchia hay gọi là "kho Việt cộng". Từ đây, có các “đường dây" của Ban Kinh - Tài đến nhận và chuyển về vùng giải phóng. Người phụ trách chính công tác này tại Phnom Penh là ông Nguyễn Gia Đằng, tức Tư Cam, ủy viên Ban Cán sự Việt kiều Campuchia (bí danh là ban Cán sự K).
Có những thời kỳ, phải chấp nhận mức giá "lót đường” rất cao: Tiền lót đường được tính theo giá 2 đô la/1 kg vũ khí và 1 đô la/1 kg các loại hàng khác. Mức giá này luôn thay đổi, tùy theo tuyến đường nào và viên tướng nào quản lý tuyến đường đó. Có những thời kỳ các viên tướng không chịu lấy tiền, mà đòi đổi vũ khí. Cũng theo ông Tư Cam, có trường hợp phải chấp nhận chia cho họ 30% số vũ khí quá cảnh. (Phỏng vấn ông Tư Cam tại nhà riêng ngày 30/07/2004.)
Bản thân Sihanouk sau này cùng có kể lại với sử gia Pháp Jean Lacouture về việc này và với nội dung khá trung thực:
"Các vũ khí chở đến càng Sihanoukville được chia 1/3 cho Chính phủ của tôi, 2/3 cho phía Việt Minh, chưa kể còn những khoản hối lộ khác cho tướng Tham Mưu trưởng Lonnol...” (Norodom Sihanouk. L’Indochine vue de Pekin. Entretiens avec Jean Lacouture. Paris )
Trong Báo cáo tổng kết công tác ngoại tệ đặc biệt từ 1964 - 1975, tác giả có nói về việc vận chuyển theo tuyến này như sau:
“Từ 1966 - 1969, việc đưa vũ khí và vật tư hàng hóa cho chiến trường từ Liên Xô qua đường sắt liên vận gặp trắc trở, ta đã vận dụng sách lược với chính quyền Sihanouk và Lonnol, đưa hàng từ Liên Xô vào cảng Sihanoukville, sử dụng cảng và địa bàn K để đưa vào miền Nam. Quỹ ngoại tệ đã chi trả chi phí vận tải và chi phí "lót đường” cho nhà chức trách Campuchia số tiền là 36.642.653,52 USD, nhờ vậy mà chiến trường đã nhận được:
20.478 tấn vũ khí,
1.284 lấn quân trang,
731 tấn quân y,
65.810 tấn gạo;
5.000 tấn muối ".
(Mai Hữu Ích. Báo cáo tổng kết công tác ngoại tệ đặc biệt từ 1964 -1975. Lưu trữ Ngân hàng nhà nước Việt nam)
Trong hệ thống tổ chức của Đoàn 17, có Công ty Thương mại Vận tải Hắc Lý. Công ty này được chính quyền Campuchia cấp giấy phép kinh doanh trong các tỉnh và trong thành phố Phnom Penh. Đoàn vừa làm nhiệm vụ thu mua khai thác các nguồn hàng hóa tại Campuchia, vừa tổ chức tiếp nhận hàng chi viện của Trung ương qua cảng Sihanoukville, tiếp chuyển hàng về khu vực thuộc chiến trường B.52.
Biên chế của đoàn chỉ có 84 người nhưng sử dụng lực lượng ngoài biên chế là 564 người, chủ yếu là Việt kiều và hàng trăm dân thường, binh lính, sĩ quan quân đội hoàng gia Campuchia hoạt động cho ta. Đây là chuyến vận tải hoàn toàn bằng cơ giới, có tới 150 xe ô tô vận tải, có lúc thuê mướn thêm 300 xe ô tô, 500 ca nô để vận chuyển hàng hóa đi các hướng, nên đã vận chuyển và khai thác được một khối lượng hàng lớn và quan trọng. Ngoài ra, đoàn còn có các cơ sở kinh doanh mua bán sản xuất, sửa chữa ở các thành phố của Campuchia như xưởng sửa chữa xe đạp, thực phẩm, may mặc quần áo
Đại tá Nguyễn Việt Phương viết:
"Một cán bộ đầy tài năng của Tổng cục Hậu cần là Đức Phương được cử vào đóng vai nhà tư sản kinh doanh, làm chủ Công ty Thương mại Hắc Lý. Đức Phương có dáng người to cao, đường bệ, nước da ngăm nâu, trán hói..., đủ điều kiện để đóng vai một ông chủ hãng buôn lớn xứ Chùa Tháp.
Miền Bắc đã cung ứng cho Đức Phương đủ vàng và ngoại tệ mạnh để hoạt động kinh doanh, ông đã mở rộng quan hệ với các quan chức cao cấp ở Campuchia, trong đó có Tư lệnh thành phố Phnom Penh là Unxiut. Unxiut đã nhanh chóng kết thân với Đức Phương. Viên sĩ quan phụ tá của Unxiut cũng được Đức Phương ưu ái, cho nên tận tình giúp đỡ. Với mối quan hệ đó, Công ty Hắc Lý có thể thuê cả một đoàn xe nhà binh của quân đội Campuchia chở vũ khí và hàng hóa từ cảng Sihanoukville về đến tận biên giới Việt Nam.
Đức Phương còn chơi thân với Bộ trưởng An ninh của Chính phủ Campuchia. Có lần nhân ngày sinh nhật vị Bộ trưởng này, Đức Phương đã gửi một món quà tặng đặc biệt: một chiếc Mercedes mới. Để đáp lễ, Bộ trưởng an ninh đã tặng lại Đức Phương chiếc xe cũ mình đang đi để làm lưu niệm. Với chiếc xe này, Đức Phương và các cán bộ của Hắc Lý đi đến đâu cảnh sát cũng không đụng tới, chỉ nhìn thấy chiếc xe và số hiệu là đã giơ tay cúi chào. Chính Đức Phương đã tổ chức những chuyến xe đặc biệt chở hàng Z, tức tiền Sài Gòn, vào cho Trung ương Cục."
-------
Theo cuốn sách: 5 đường mòn Hồ Chí Minh của tác giả Đăng Phong, Nhà xuất bản: Tri thức (2008)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk khi ông tới Hà Nội tham dự lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969. Ảnh: AFP
Oun Sromlanh- Group VNW

VĂN TẾ QUAN VIỆT THAM NHŨNG

Xá lạy cụ Đồ Chiểu
Hỡi ơi!
Nát tan một đời
Đất trời nguyền rủa
Bao năm dốc lòng hy sinh đời bố, danh tiếng lên voi
Tưởng rằng vĩnh viễn củng cố đời con, nào ngờ xuống chó.
Nhớ linh xưa
Ông thích ngao du
Ăn trên ngồi trốc
Không quen dắt trâu lùa bò lui tới ruộng nương
Chỉ thích gối ấm chăn êm mộng vàng khanh tướng.
Việc mưu, việc kế, ăn chặn, giựt tiền ông vốn ham làm
Việc cuốc việc cày, đào ao, đắp đập, ông chưa hề muốn
Tiếng ơn trên ngày ngày tháng tháng, mong gọi tên như nắng hạn trông mưa
Mơ kim ngân lao xao chẳng dứt, lòng ngân nga như địa chủ được mùa
Đêm thấy nhà sếp xe trắng xe đen quà cáp, ông tức muốn tới ăn gan
Ngày xem lính lác đếm bạc đếm vàng chia nhau, ông nổi cục ghen trào họng
Một mối uy quyền lồng lộng, há nhường ai đoạt cán tranh công
Biết bao bổng lộc tang bồng, ông đời nào bỏ mâm tham bát
Nào đợi ai lai ai dắt, ông xông pha một ngựa một mình.
Khá thương thay
Vốn chẳng phải người có chí học hành theo chân người quân tử
Ông chỉ là kẻ nuôi mộng liều mình theo bước lũ tiểu nhân
Luật lệ ban hành ông nghiền chưa đến đít đến chân
Quyết định, thông tư ông tia ngòi thêm tay vẽ rắn
Cả rừng thiêng Sơn Trà cũng phân lô, cũng bán
An ninh quốc gia không bằng một dự án đại dương.
Không tiền, ông nhốt vụ bánh mỳ tù giam mười tháng
Có tiền, ông tha bổng Vít-cô-nét tuyệt vời nhân thân
Cà phê Xin chào, lều vịt ông Bi, ông dây dưa xử xà quần
Rừng già Long Thành, ông nhốt đầu cho nhục thân người tố cáo.
43 năm tử tù, xin lỗi là xong có gì đâu mà bố láo.
Nghe lao xao tố thư ký tòa đòi hối lộ, tội nhẹ ông cho tăng gấp 5 lần...
Ông liên kết nhà băng này, hồ sơ khống chiếm đoạt nhà băng kia, ào ào tiền tấn
Ông khống vốn, khống hợp đồng, khống giá đất, khống pháp nhân....
Cứ đô la, Việt Nam đồng trao tay, ông múc liền chữ ký
Chữ ký bút tre mỏng, cũng đè bẹp nén bạc kia
Con dấu củ khoai lận lưng, cũng lôi về thiên ức nọ!
Vì đồng tiền, ông đạp rào trực chỉ rút kim ngân, coi mạng bản thân nhỏ bằng con thỏ
Mặc kệ người đời tiếng to tiếng nhỏ chê cười, ông cứ xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Trộm nghĩ rằng
Con giun con dế còn ơn vua, thì ta đây dốc lòng dốc sức mấy cho vừa.
Dù có hưởng chút cháo thừa, mắc chi cha ông chúng nó?
Nào ai cũng lâu đài tráng lệ, đất vườn xênh xang
Nào ai cũng lộ thiên dãy phố, xe pháo
dát vàng...
Sống làm chi theo với quân phét tục
Ôi thôi thôi
Một trận công đường
Án tuyên bất định
Nhà tù xứ ta năm canh ưng đóng lạnh, một đời tham xin gửi lại bóng trăng tà
Cả trăm năm ngồi xé lịch tuổi già, ôi phận bạc trôi theo dòng cống đổ.
Tuy sống đấy mà ông như vắn số, hỗn danh này cả nước biết từ nay
Ngày ông đi bia đá đã mòn
Mà bia miệng vẫn cứ còn vung vít...
Hỡi ơi!
Có linh xin hưởng./.
BCD

Tuesday, March 26, 2019

Hồi ký Hoàng Tùng

Tôi trích một đoạn Hồi ký của Cụ Hoàng Tùng. Xin lỗi bạn TCT K3 nhé. (Phan Trí Đỉnh)

Cụ viết: " Sai lầm lớn nhất của Chủ nghĩa Xã hội là cứ xông thẳng tới chính quyền. Và khi đã nắm được chính quyền rồi đáng lẽ phải thực hiện dân chủ thì lại nhấn mạnh chuyên chính. so sánh Bác với các Tổng bí thư các nước mới thấy sự khác biệt. Mác nói mục đích của cách mạng vô sản là giành chính quyền dân chủ, chuyên chính với kẻ thù để bảo vệ nền dân chủ. Cái sai nữa là, sau khi giành được chính quyền rồi thì thực hiện công hữu ngay lập tức, công hữu cực đoan, tức là vô sản hoá hơn cả tư bản. Mọi người không ai có gì cả, chỉ là người làm công ăn Lương, nên động lực mới yếu đi.''
'' ... Mùa thu năm 1950, Trung Quốc phái hai đoàn cố vấn sang Việt Nam. Một đoàn chính trị do La Quý Ba làm cố vấn. La Quý Ba trước là Bí thư của Mao, Bí thư Sơn Tây. Ông này là người nghiêm chỉnh, phục Mao Trạch Đông như một ông thánh. Ông là người tin cẩn của Mao. Còn tổng cố vấn về quân sự là Vi Quốc Thanh. Đoàn cố vấn quân sự đông hơn, vì nó có đủ cả các bộ máy của quân sự. Ta không hiểu thâm ý của Trung Quốc là muốn “sửa” ta. Họ sang để giới thiệu kinh nghiệm Trung Quốc, lý luận Mao Trạch Đông, lý luận quân sự, tổ chức quân đội. Việc đầu tiên là họ “sửa” quân đội đã. Họ “sửa” cả Đảng trong quân đội cho nên mới lập ra chức chính uỷ. Trước ta chỉ có chính trị viên. Cũng là chính trị viên cả nhưng có khác nhau về chức năng. Chính uỷ là người bao trùm lên tư lệnh, chứ không phải tư lệnh là người quyết định. Lập ra chính uỷ là để xác định vị trí của Đảng, mà việc đầu tiên là nhằm vào ông Giáp. Vì ông Giáp xuất thân trí thức, năm 1950 mới có 10 tuổi Đảng, mặc dù ông tham gia cách mạng từ năm 1930, nhưng ông hoạt động bị bắt, rồi lại đi học, mãi đến năm 1940 mới được Bác kết nạp vào Đảng. Theo Trung Quốc ông là một trí thức xuất thân không phải công nông, mà để ông nắm quân sự là không ổn. Đặt ra chế độ chính uỷ là để phụ trách Đảng trong quân đội. Có người đưa cho đoàn cố vấn một danh sách cán bộ trong quân đội xuất thân gia đình không phải là công nông định để gạt ra ra khỏi quân đội. Ai đưa danh sách này cho đoàn cố vấn? Tôi ngờ rằng đó là một người trong quân đội, người này là Lý Ban, phó của Văn Tiến Dũng. Văn Tiến Dũng là cục trưởng, Lý Ban là cục phó. Ông Giáp mới đưa danh sách đó cho Bác, Bác bảo: “Đốt ngay đi, thay bằng ấy người thì quân đội không còn cán bộ”; Nguyễn Hữu An, Đặng Vũ Hiệp đều thuộc danh sách ấy cả, vì thuộc trí thức. Theo họ chấn chỉnh quân đội trước để chuyển mạnh sang Tổng phản công. Lúc đó ta tin tưởng quá nhiều vào Trung Quốc, vì các ông Trang Điền, Chu Hạ sang nói khi nào quân giải phóng Nam Hạ (đi xuống phía nam) thì sẽ giúp Việt Nam đánh Pháp.
Đầu năm 1950, Bác cùng Bộ Chính trị phân tích tình hình, mối quan hệ giữa thế và lực. Lực của ta còn yếu, mới có một đơn vị tổ chức thành đại đoàn 308. Còn lại là tiểu đoàn và trung đoàn. Lực Lương thực sự cũng yếu, Tổng phản công lúc này cũng khó; chỉ hy vọng ở cái thế. Bác đã viết trong “học đánh cờ”; lực yếu nhưng thế mạnh thì lực sẽ được tăng. Về lý luận thì đúng, nhưng còn trong điều kiện cụ thể lại khác. Nên ta tính năm 1950 chưa thể tổng phản công được. Vi Quốc Thanh chuẩn bị. Mọi việc nhất nhất xin ý kiến của Mao. Mùa thu năm 1950, ta đánh chiến dịch Biên giới - Đường số 4. Trần Canh trực tiếp sang giúp. Tôi nghe nói lúc đầu ta định đánh từ Cao Bằng (theo ý của ông Giáp). Trần Canh nói ta nên đánh Đông Khê. Vì Đông Khê là tuyến chính nhất ở trên này. Mà đánh vào điểm yếu thì cả phòng tuyến của địch sẽ bị rung. Đánh vào điểm mạnh thì ta chưa đủ sức. Đúng là Trung Quốc có công giúp ta trong trận Biên giới. (Về điểm này nên xem lại “Đường số 4 rực lửa” của Đặng Văn Việt). Sau thắng lợi mới tổng kết chiến dịch và sau đó là tiến hành chỉnh huấn, chỉnh quân, thay đổi lại tổ chức của quân đội.
Thế là năm 1950-1951 đoàn cố vấn thực hiện chỉnh đốn quân đội. Các chỗ khác họ chưa đụng tới. Đại hội Đảng ta năm 1951 đại biểu nước ngoài tới dự chỉ có La Quý Ba, bên Campuchia có Xiêng Hiêng (sau phản bội), phía Lào có một đại biểu. Tại Đại hội La Quý Ba phát biểu chủ yếu về thuế nông nghiệp. Sau đó bắt đầu đánh thuế. Họ đem các nề nếp từ bên Trung Quốc sang, đem kinh nghiệm chỉnh Đảng, chỉnh phong từ Diên An sang. Sau Đại hội ta không nói gì đến cải cách ruộng đất, chỉ thấy nói đến thuyết ba giai đoạn, vì thế nên mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi Bác sang, nhất định bắt phải cải cách ruộng đất. Sau thấy không thể từ chối được nữa Bác mới quyết định phải thực hiện cải cách ruộng đất. Bác viết một bài nhan đề “Terre et Eau” (Đất và Nước) ký tên là Le Ding, đăng ở Tạp chí “Vì một nền hoà bình lâu dài, vì một nền dân chủ mới”. Bác nói đại ý: “Đất và Nước bao giờ cũng đi liền với nhau, muốn giải phóng nước phải đưa đất cho dân”. Bác nói khéo để nói lên việc phải cải cách ruộng đất. Năm 1952, Đảng ta không có đoàn nào dự Đại hội Đảng cộng sản Liên Xô. Mùa hè năm 1952, sau khi đi Trung Quốc và Liên Xô về Bác chuẩn bị cho hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định cải cách ruộng đất. Trung Quốc cử đoàn các cố vấn sang bao gồm cố vấn công an, cố vấn tổ chức, cố vấn tuyên truyền. Đoàn cố vấn cải cách ruộng đất do Kiều Hiểu Quang làm trưởng đoàn. Kiều là phó Bí thư tỉnh uỷ Quảng Tây. Họ muốn qua cải cách ruộng đất để “chỉnh đốn” lại Đảng ta. Thời gian từ lúc tiến hành cải cách ruộng đất đến lúc dừng là 3 năm. Khi đó tôi thường được dự họp Bộ chính trị do đó cũng biêt một số việc. Đó là việc làm thí điểm cải cách ở đồng bằng và chọn đồn điền Nguyễn Thị Năm. Nguyễn thị Năm tức là Cát Thành Long có một người con làm trung đoàn trưởng ở cục chính trị của Văn Tiến Dũng. Gia đình bà trong dịp tuần lễ vàng có hiến 100 lạng vàng. Bà còn tham gia công tác của Hội Phụ nữ từ năm 1945 đến 1953. Tôi chưa đến đó lần nào, các anh Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ thường hay ăn cơm ở nhà bà. Gia đình Nguyễn Thị Năm cũng giống như các gia đình Đỗ Đình Thiện, Trịnh Văn Bô giúp đỡ nhiều cho cách mạng. Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc. Họp Bộ Chính trị Bác nói: “Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách mạng. Người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa”. Sau cố vấn Trung Quốc là La Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói: “Thôi tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải”. Và họ cứ thế làm. Thuyết của họ là không dựa vào tổ chức cũ mà tổ chức lại một số tổ chức khác của Đảng, họ phủ nhận hết chỉ các tổ chức khác như chính quyền, các đoàn thể. Ai lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến 1953, thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó có mầy ngàn người bị xử tử. Mục đích của họ không phải là cải cách ruộng đất mà là đánh vào Đảng ta. May mà đến năm 1956 ta kịp dừng lại, nếu không thì tan nát hết. Sau này có những phiên họp Bộ Chính trị tôi hay ngồi lại cùng Bác nói chuyện, có lần bác trầm ngâm nói: “Mình đã nói để kháng chiến xong đã, mới tiến hành cải cách ruộng đât, cứ ép mãi. Mà nếu có làm cũng làm theo cách ta, chứ không theo cách của họ”.
Đánh thuế công thương nghiệp, cải tạo tư sản cũng là do Trung Quốc đề ra. Hậu quả là hơn một triệu người di cư ­ vào Nam. Ta đổ tội cho Pháp, Mỹ điều đó chỉ đúng một phần nào, còn là do ta làm vội, làm ẩu, đánh tràn lan hết. Không phải địa chủ mà phú nông, thậm chí trung nông cũng bị đánh. Đảng viên nhiều người tốt cũng bị đánh. Kết quả của những chính sách cải cách lúc đó là như thế. Do đó khi cách mạng tháng Tám thắng lợi không khí vui mừng đến như thế, mà chiến thắng Điện Biên Phủ không khí không được vui bằng.
Tôi nhớ có chuyện thế này, đầu năm 1951, lúc đó tôi là chánh văn phòng của Tổng bí thư nên được dự các cuộc họp của Thường vụ Trung ương. Trong một cuộc họp Thường vụ Trung ương, Bác nói Stalin không được như thế đâu, chỉ vì người ta cần có một ngọn cờ mà đưa lên như thế. Nghĩa là Bác biết rõ Stalin. Người không sùng bái, cũng như không sùng bái Mao Trạch Đông. Nhiều lúc Bác cũng phải ngoại giao. Cũng như Bác không thích gì Tưởng Giới Thạch, nhưng Bác vẫn dịch cuốn “Trung Quốc mệnh vận” do Tưởng viết, rổi đem biếu Trương Phát Khuê. Tranh thủ để giữ vững chính quyền, giảm được kẻ thù. Bác hết sức tinh trong nhìn nhận tình hình chính trị. Nhưng Người ít nói. Nhiều người không biết cứ tưởng bác mơ hồ trong vấn đề này khác. Chính trị Bác sắc sảo, nhưng Người rất ghét nói ba hoa. Bác bao giờ cũng vì dân, vì nước, chứ không vì cá nhân mình. Nhiều người sắc sảo nhưng lại vì bản thân mình nhiều, củng cố vị trí của mình nhiều hơn. Nếu người lãnh đạo cách mạng nào cũng được như Bác thì không bao giờ chính quyền bị đổ, vì Bác lúc nào cũng có Đảng, có dân, quan hệ với dân chặt chẽ không bao giờ làm điều gì vì mình, tất cả đều xuất phát vì nhân dân. Tôi cho rằng hiểu được Bác không phải dễ, làm theo Bác càng khó hơn.
Sau chiến thắng 1954, Bác gọi tôi đến và căn dặn: “Ta chiến thắng rồi công tác tuyên truyền chỉ nên biểu dương tinh thần anh dũng của quân và dân ta, không nên sỉ nhục Pháp. Vì như thế sẽ khích động tinh thần tự ái dân tộc của họ. Sau này đối với Mỹ, Bác cũng căn dặn như thế.
Tháng 10 năm 1956, đồng chí Trường Chinh xin từ chức Tổng bí thư, vì sai lầm trong cải cách ruộng đất, Trung ương bàu đồng chí Lê Duẩn làm Tổng bí thư, lúc này đồng chí Lê Duẩn vẫn ở Nam Bộ. Trong lúc chờ đồng chí Lê Duẩn ra nhận chức Tổng bí thư, Trung ương đề nghị Bác làm Chủ tịch, tạm kiêm nhiệm chức Tổng bí thư. Để giúp Người giải quyêt công việc hàng ngày, Trung ương cử đồng chí Võ Nguyên Giáp sang giúp Bác. Ngoài ra còn có công việc chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng. Đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng với đồng chí Trần Quang Huy, Hoàng Tùng chuẩn bị sơ bộ một bản đề cương báo cáo chính trị. Khi đồng chí Lê Duẩn ra Hà Nội làm nhiệm vụ Tông Bí thư, đồng chí trực tiếp giải quyết mọi công việc của Trung ương cùng Bác. Đồng chí bắt tay vào việc chuẩn bị cho Báo cáo chính trị tại Đại hội. Giúp cho đồng chí Lê Duẩn trong những công việc này có Trần Quang Huy, Hoàng Văn Thái, Hoàng Tùng. Đồng chí Lê Duẩn làm việc liên tục cùng các đồng chí trên ở nhà số 6 phố Hoàng Diệu.
Đồng chí Lê Đuẩn phân tích tình hình miền Nam từ năm 1954 đến lúc đó và trình bầy có hệ thống đường lối giải phóng miền Nam. Đồng chí viết thành dự thảo Nghị quyết trình Bác và Bộ chính trị thảo luận. Trong quá trình chuẩn bị các đồng chí Quân uỷ Trung ương cũng tham gia thảo luận, góp thêm nhiều ý kliến. Quá trình chuẩn bị Nghị quyêt này kéo dài gần một năm.
Về cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1968, Người đưa ra sáng kiến này là đồng chí Lê Duẩn, sau khi đã trực tiếp chỉ đạo mọi mặt công tác ở miền Nam từ năm 1958 (nói đúng hơn là từ năm 1946 đến 1954 và từ năm 1954 đến năm 1957). Bộ Chính trị và Bác quyêt định mục tiêu, phương hướng và các vấn đề khác của chiến dịch. Cuối năm 1967, Bác đi chữa bệnh ở Trung Quốc. Giáp Tết, Trung ương họp ở Kim Bôi quyết định mở chiến dịch này. Đồng chí Lê Duẩn trực tiếp chỉ đạo mọi công tác chuẩn bị chiến dịch này ở cả hai miền cùng với Quân uỷ Trung ương và Trung ương cục miền Nam.
Sau đây tôi kể thêm một số kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên. Khi Bác đi Liễu Châu gập Chu Ân Lai, thì ở nhà chị Bác (bà Bạch Liên) qua đời. Lúc đó Bác cùng Bộ Chính trị đóng tại xã Kim Quan, huyện Yên sơn, tỉnh Tuyên Quang. Nhận được điện báo từ khu Bốn đánh ra, tôi báo cáo anh Trường Chinh, anh Trường Chinh ngậm ngùi nhưng không nói phải làm gì. Khi Bác về tôi báo cáo lại. Bác hỏi tôi: “Thế các chú có nhân danh Bác điện vào chia buồn và xin lỗi gia đình và địa phương là Bác bận việc không về được không? Tôi trả lời: “Th­ưa Bác, không ạ”. Bác nói: “Các chú ngốc quá”.
Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Bác giao cho tôi tham gia chuẩn bị Hội nghị chính trị đặc biệt. Bác cho phép tôi được góp ý kiến vào bài nói của Người tại Hội nghị và bồi dưỡng cho một số người phát biểu tại Hội nghị trong đó có anh hùng Núp.
Năm 1968 Bác có vịệc phải ra nước ngoài, ở nhà Ban Bí thư mà cụ thể là đồng chí Tố Hữu có chủ trương dong bọn giặc lái Mỹ mà ta bắt được đi diễu qua các đường phố để cảnh cáo Mỹ. Khi về Bác hỏi: “Vì sao các chú lại làm một việc dại dột như thế?” Tôi thành thật báo cáo Bác là mình không tham gia việc này. Bác nói luôn rằng tôi cũng ở trong Trung Ương mà lại không chịu trách nhiệm sao được, dư luận thế giới sẽ không đồng tình về việc làm của ta.
Bác đọc báo thấy các báo đưa tin Bộ Văn hoá đúc tượng nửa người của Bác bằng đồng (việc này do đòng chí Hà Huy Giáp quyêt định). Bác hỏi tôi, (vì lúc đó tôi làm công tác tuyên truyền): “Ai cho phép các chú làm? Đồng để dùng vào việc quân, không phải để tạc tượng”.
Từ khi tôi phụ trách báo Nhân Dân và một phần công tác của Ban Tuyên huấn, tôi thường xuyên được Bác dạy bảo, phê bình, cho chỉ thị công tác, khi gặp trực tiếp, khi gọi qua điện thoại, hoặc qua các đồng chí khác. Bác dạy tôi cả kinh nghiệm viết báo. Bác viết khá đều đặn cho báo Sự Thật, báo Nhân Dân. Những bài viêt của Bác báo Nhân Dân đã tập hợp lại. Tuy nhiên bản thảo của Bác giữ lại không nhiều.
Tháng 7 năm 1969 tôi đưa Charles Fourniau, phóng viên thường trú báo L’Humanité đến phỏng vấn Bác. Hai người phóng viên cuối cùng tôi đưa đến phỏng vấn Bác là Marta Rohad của Cuba và Charles Fourniau. Bác cho gọi tôi lên sớm để góp ý kiến về những câu trả lời.Tôi nói chắc đồng chí đó sẽ hỏi cảm tưởng của Bác khi Người vào tuổi 80. Bác nổi nóng, dồn cho tôi một hồi. Người nói chúng tôi tại sao lại bày ra việc kỷ niệm 80 tuổi, so với Các Mác, Lênin, chỉ là con cháu thôi, các chú tưởng rằng Bác cũng như người khác hay sao? Vì lúc bấy giờ không khí chống sùng bái cá nhân rât kinh khủng. Đúng lúc đó thì Charles Fourniau vào. Chuyện của hai Bác cháu tạm dừng. Nhưng chủ đề câu chuyện Charles Fourniau hỏi Bác hôm đó lại về chuyến đi của Bác từ Pháp sang Liên Xô năm 1923. Sau buổi làm việc khi Charles Fourniau về rồi, Bác gọi tôi vào, và dường như Người đã quên chuyện lúc trước, Người chỉ vào trong nhà và nói: “Trong tủ lạnh có nhiều thứ, chú vào lấy mà ăn”.
Một kỷ niệm không bao giờ quên đối với tôi là trước khi vĩnh biệt chúng ta mấy ngày Bác cho gọi tôi vào, Người giơ tay cho tôi nắm rất lâu. Khi Bác mất tôi được tham gia công việc tổ chức tang lễ. Túc trực bên quan tài của Người. Tôi viết phần tiểu sử của Người. Còn bài điếu văn tôi viết dài quá, anh Lê Duẩn bảo Đông Ngạc viết lại.
Tìm hiểu về Bác tôi thấy Bác có 10 nỗi đau lớn.
Một là gia đình tan nát. Mẹ và người em út mất sớm vì nhà nghèo không đủ tiền mưua thuốc, không ai chăm sóc, trong lúc bố đi vắng. Cụ Nguyễn Sinh Sắc bị thù oán nên bị hại. Tính cụ ngay thẳng, phê phán thẳng thắn những người xấu và làm theo ý mình cho là phải. Bọn quan lại ghét cụ. Nhân có một người bị phạm tôi đưa đến, lệ ngày x­a trước khi xử án phải nọc người đó mấy chục roi trước. Chẳng may người phạm tội bị bệnh từ trước nên sau khi bị đánh trả về một thời gian người ta chết. Nhân việc này trên mới cách chức cụ và đầy đi biệt xứ. Còn ông anh và bà chị Bác cũng bị tù đày, rồi sau mất sớm.
Nỗi đau thứ hai là: sau vụ chính biến Tưởng Giới Thạch, Bác đi Liên Xô. Trước đó Bác phụ trách các nước Đông Nam Á của Quốc tế cộng sản. Bác có đi dự Đại hội V Quốc tế cộng sản nhưng không được bầu vào Ban chấp hành. Lần này sang, do cách hoạt động của mình Bác bị Liên Xô nghi ngờ là chưa đủ tiêu chuẩn cộng sản. Sang Liên Xô Bác không được giao việc gì cả, không có chức vụ chính thức trong tổ chức quốc tế. Bác xin về, họ không cho tiền. Sau Bác phải đi xin bạn bè tiền để về. Bác về Xiêm tìm đến các gia đính người Nghệ như gia đình cụ Đặng Thúc Hứa, Bác hoạt động trong Việt kiều. Sau Bác có sang cả Lào để gây dựng cơ sở ở đó. như thế việc Bác về Xiêm là do Bác chủ động chứ không phải do Quốc tế phân công. Nghe tin ở nước nhà giải tán Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội, để lập Đảng cộng sản, Bác cho rằng chưa phải lúc. Bác cho rằng, lúc đầu hãy tập hợp thanh niên và giương cao ngọn cờ yêu nước đã. Có tổ chức Đảng cộng sản chỉ là tổ chức bí mật chứ chưa đưa Đảng cộng sản ra và nói đấu tranh giai cấp vội, cứ nói đánh Tây cho quần chúng dễ hiểu. Theo tôi vì sao lại lập Đảng cộng sản? Chuyện này có lẽ bắt nguồn từ Đảng cộng sản Pháp. Đảng cộng sản Pháp sợ liên lụy không dám bênh vực phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa nữa. Sau cách mạng tháng Mười, hai người cộng sản Pháp sang Liên Xô gặp Lênin và Phrôtxa và Cachin. Phrôtxa không đồng ý với Lênin một số điểm cho nên về nước không được dùng mà chỉ có Cachin mới được dùng. Những điều này tôi đoán lúc đầu Bác không biết, vì lúc đó Bác đang là một nhà cách mạng chân thành, trong sáng, không nghĩ đến những điều phức tạp bên trong.
Đảng cộng sản Pháp cho rằng bác không lập ra Đảng cộng sản mà chỉ tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước, lại phê phán Đảng cộng sản Pháp khá nhiều, trên báo chí và ở Đại hội Quốc tế cộng sản Đảng cộng sản Pháp l­ưu ý không tán thành Bác. Năm 1923, Nguyễn Văn Tạo là học sinh bãi khoá ở Sài gòn được sang Pháp học, được kết nạp vào Đảng cộng sản Pháp, rồi vào Trung ương ngay. Nguyễn Ái Quốc không được bàu vào Trung ương, Bác làm ở Ban Thuộc địa, Đảng cộng sản Pháp cử 3 người trong đoàn Pháp sang dự Đại hội thứ VI Quốc tế cộng sản trong đó có Nguyễn Văn Tạo. Nguyễn Văn Tạo đề nghị là ở Đông Dư­ơng điều kiện đã chín mưồi, đề nghị cho thành lập Đảng cộng sản. Sau đó mới tác động đến nhóm Bắc Kỳ - Ngô Gia Tự, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Đức Cảnh, ba người hăng hái nhất lập ra chi bộ Đông Dư­ơng cộng sản Đảng, đề nghị giải tán Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội. Việc đó chính là phê phán Nguyễn Ái Quốc, hay gọi là sự sửa sai đối với Nguyễn Ái Quốc. Nhưng Bác vẫn im lặng tìm cách sửa sai việc đã rồi, vì ba tổ chức tìm cách chống nhau gây chia rẽ. Sau Lê Văn Lương nói với tôi là khi Bác về Trịnh Đình Cửu có hỏi Bác giấy uỷ nhiệm của Quốc tế cộng sản, vì Bác nói là Quốc tế cử về. Bác nói: “Đồng chí thử tưởng tượng xem nếu tôi mang trong người giấy uỷ nhiệm của Quốc tế cộng sản thì liệu tôi có về được đến đây không ?”
Trong số những người dự hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản có Lê Hồng Sơn, Đông Dương cộng sản đảng. Có người nói không có Đông Dương cộng sản đảng là không đúng. Người sáng lập An Nam Cộng sản Đảng là Hà Huy Giáp, nhưng anh theo quan điểm công nông, đưa công nhân lên là chính, nên mới đưa Hạ Bá Cang lên. Hạ Bá Cang, Nguyễn Thiều, Châu Văn Liêm được cử đi dự Hội nghị hợp nhất, nhưng sau đó Hạ Bá Cang bị bắt ở Hài Phòng nên không dự được. Đại diện cho Bắc kỳ là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh. Bác đưa ra chính cương vắn tát và điều lệ vắn tát, thật sự là Bác đã trở lại đường cách mạng với 3 mục tiêu: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc. Mà dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc chính là tư tưởng của Tôn Văn. Nhưng cách thực hiện khác hoàn toàn. Tôn Văn dùng cách mạng tư sản, bác là làm cách mạng nhân dân, cách mạng quần chúng rồi tiến dần lên cách mạng chủ nghĩa xã hội thật sự. Bác nói là làm từ từ, dần dần. Tiến lên chủ nghĩa xã hội ngay làm sao được với một nước có nền nông nghiệp lạc hâu. Mẫu của Stalin không phải đâu cũng áp dụng như thế. Nhiều ông cách mạng còn trẻ kinh nghiêm it cứ tin theo sách, nhưng bác không khờ như thế.
Năm 1931-1932, ở Hư­ơng Cảng Bác không có chức vụ gì, nhưng vì sự nghiệp cách mạng Bác vẫn làm. Bác gửi thư cho Quốc tế Cộng sản đề nghị giao việc, vì thời gian đó bác chỉ làm nhiệm vụ như một hộp thư­. Đường giao thông của ta với Pháp bị vỡ do một anh thuỷ thủ người Pháp bị bắt khai ra. Khi tôi ở trong tù thì được thông báo cho biết là Trần Văn Giàu bị bắt khai ra đường dây. Nhưng sau này tôi hỏi lịch sử Đảng Sài gòn, họ nói có tài liệu chứng minh là không phải Trần Văn Giàu khai. Mật thám tìm được chỗ Bác ở và bắt Bác. Việc Bác được tha là nhờ luật sư Loseby. Ông luật sư cãi cho bác là ông Stafe Krip (thực tế là Nowen Krip), sau này ông là bộ trưởng dưới thời thủ tướng Churchill. Việc Bác bị bắt rồi lại được tha Liên Xô không hiểu, họ nghi ngờ có điều gì phức tạp trong vụ án. Tại sao lãnh tụ cộng sản mà được đế quốc tha yên ổn, cho nên trong vòng 4 năm họ không giao việc gì. Bác là nhân viên thường ở Ban Thuộc đia. Sau đó Bác nhận làm nghiên cứu sinh phó tiến sĩ, nhưng Người rất chán. Đại hội VII của Quốc tế cộng sản Bác không có cương vị gì cả. Đại hội lần thứ nhất của Đảng ta họp trước đó, bầu Bác là Uỷ viên dự khuyết, và còn ghi rõ chỉ là công tác ở nước ngoài. Chính vì thế nên Bác không có tên trong đoàn đại biểu của Đảng ta sang dự đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII. Đoàn đại biểu của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ có Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong. Sau khi xin việc mãi không được, Bác xin về nước. Gần đây tôi có gặp một nhà trí thức Việt Nam, người này có gặp một nhà trí thức Pháp, họ nói Bác suýt bị hại vì những chuyện lôi thôi này. Ông lãnh tụ Nhật bản Nasaka Sanzo cùng bị làm rầy rà. Những chuyện này Bác biết cả.
Thời gian này quan hệ với Trung Quốc không gay go, vì tình bạn của Bác với Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân, Diệp Kiếm Anh.. khi Bác ở Quảng Châu là thân thiết. Năm 1938-1939 Chu Ân Lai cũng giúp đỡ Bác nhiều, chỉ có sau này với Mao Trạch Đông là Bác gặp khó khăn thôi.
Về việc Bác bị bắt năm 1942 ở Trung Quốc tôi được biết như sau: Chuyện này do Hoàng Điền, đại tá về hư­u, người được dự các lớp huấn luyện ở Liễu Châu năm 1944, nói với tôi. Mục đích chuyến đi này của bác là gặp Chu Ân Lai để hỏi thăm tình hình quốc tế. Lúc Bác bị bắt trong người có tấm danh thiếp: Hô Chí Minh - Việt Nam hoa kiều ký giả và một số giấy tờ khác. Hoàng Điền nói: Trương Bội Công đứng đầu bọn tình báo của Trương Phát Khuê đã bố trí Trần Báo ở với những người cách mạng của ta thường đi qua để bắt. Tên này là em bà Ngô Khổn Duy, vợ ông Hồ Học Lãm, người đã biết rõ Bác Hồ. Bác bị hành hạ khổ sở. Nhưng nỗi đau nhất của Bác là Người bị bắt trong lúc tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động. Nếu ở nhà lúc đó không có anh Trường Chinh thì thật sự chúng ta cũng không có ngày nay đâu. Tả lại phần nào nỗi đau của mình trong những ngày bị bắt giữ, Bác có viết bài thơ: “Trên đời ngàn vạn điều cay đắng, cay đắng chi bằng mất tự do”. Càng cay đắng hơn là Bác bị bắt trong lúc cách mạng rất cần Người. Nỗi đau thứ tư là sau năm 1945 Liên Xô, Trung Quốc không công nhận ta, Đảng cộng sản Pháp cũng nghi ngờ.
Nỗi đau thứ năm là 1950-1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi Bác sang phê phán gay gắt, buộc phải thay đổi đường lối dẫn ta đến sai lầm trong cải cách ruộng đất. Tuy nhiên Trung Quốc giúp ta chỉnh lại quân đội có phần đúng. Mục đích của họ là sửa lại cả quân sự, chính trị, tổ chức, cách dùng người. Nhân nói về chính sách dùng người của Bác tôi muốn kể chuyện này. Có lần trong một cuộc hội nghị về công tác tổ chức, Lý Ban nói: “Đối với con cán bộ khi kết nạp vào Đảng không cần phải thời gian dự bị, mà được chính thức ngay”. Bác nói ngay: “Chú nói như thế không đúng. Đối với người cách mạng phải xem cụ thể người ấy như thế nào. Vì có chuyện hổ phụ sinh khuyển tử, tức là hổ đẻ ra con là chó như Phan Bá Ngọc là con của Phan Đình Phùng đã đưa mật thám bắt Phan Bội Châu. Nhưng cũng có nhứng địa chủ lớn như Bành Bái, địa chủ nổi tiếng ở tỉnh Quảng Đông lại là người tiến bộ, Đảng cộng sản coi là anh hùng. Cho nên không được máy móc, không được xem nguồn gốc xuất thân, lý lịch làm quan trọng”.
Họ “sửa” khá nhiều nên Bác đau lòng. Bao nhiêu nhân sĩ Bác lôi kéo tranh thủ, sau đó phải gạt hết, có những người còn bị đấu tố nữa.
Nỗi đau thứ sáu là Bác không ngờ Liên Xô và Trung Quốc lại xung đột, mẫu thuẫn đến gay gắt như thế. Bác nói phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô và Trung Quốc lãnh đạo. Nhưng Liên Xô và Trung Quốc cùng lãnh đạo thế nào được. Một nước chỉ có một mặt trời. Mao Trạch Đông là mặt trời hay Stalin là mặt trời đây. Liên Xô hay Trung Quốc đứng đầu lãnh đạo. Chỉ có một mà thôi. Hai bên xung đột nên bên nào cũng muốn lôi kéo Bác về phía mình. Bác bị giằng xé trong suốt những năm cuối của cuộc đời.
Nỗi đau thứ bẩy là sự bất hoà giữa mấy người lãnh đạo của ta. Không phải mọi việc đều êm đẹp cả. Họ nhất trí với nhau về quan điểm đánh Mỹ, nhưng quan điểm quốc tế không thống nhất, về quan hệ cá nhân với nhau không thuận lợi. Sau này Bác bảo tôi viết bài: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Ý Bác là muốn nói mấy ông này. Bài đó tôi viết Bác sửa lại nhiều. Sau Bác nói anh Tố Hữu cũng sửa nữa. Tôi được biết từ năm 1966, cứ mỗi chiều thứ bẩy, Bác lại cho làm cơm và nói: “Mấy chú cứ đến đây ăn cơm vui vẻ với nhau, có gì khúc mắc cứ nói hêt ra, không nên để bụng”. Anh Nguyễn Chí Thanh làm thư ký cho những cuộc đó cho đến khi anh đi vào Nam. Sau anh Lê Văn Lương nói lại với tôi là họ cứ đến ăn cơm, chén hết rồi họ về, chẳng ai nói với ai điều gì. Nếu không biết việc này thì không hiểu hết tại sao trong di chúc Bác lại dặn phải đoàn kết toàn Đảng, từ Trung ương đến đia phương. Trên mà đã đoàn kết rồi thì cần gì nói đến cơ sở nữa. Trên đoàn kết mà dưới không thì lôi thôi to, các ông trị cho chết. Chính vì thế mà bác rất buồn. Có thể có một vài hiện tượng, có đồng chí nào đó muốn vượt Bác, Bác biết hết, nhưng Bác không quan tâm.
Nỗi đau thứ tám là tình hình trong nước và thế giới trước khi Bác qua đời đều căng thẳng, nên đầu óc Bác không được thư thái. Cuộc kháng chiến chông Mỹ kéo dài, nhân dân ta hy sinh nhiểu của, nhiều người, Bác rất đau lòng. Tuy Bác nói là Trường kỳ kháng chiến nhưng thực sự Bác không muốn cuộc chiến tranh phải kéo dài. Từ đầu đến cuối Bác không muốn có chiến tranh. Cho nên mới có cuộc hoà hoãn với Pháp. Đối với Mỹ cũng thế, Bác muốn tranh thủ, nhưng không được mới phải đánh. Cộng thêm những năm tháng ốm đau kéo dài (trên 3 năm), có lúc Người cáu gắt cũng vì lẽ đó. Tất cả những nỗi đau này Bác không thổ lộ cùng ai, kể cả với anh Lê Duẩn, anh Trường Chinh. Nếu chúng ta không hiểu những nối đau của Bác, không hiểu được sự chín chắn, đúng đắn của Bác trong chính trị thì ta sẽ giáo điều, nói không sát.
Tổng kết lại, cho đến nay Đảng ta có 4 thắng lợi lớn và 4 thất bại. Bốn thắng lợi thì đã rõ: Thắng lợi thứ nhất là Tổng khởi nghĩa thắng lợi, thắng lợi thứ hai là Kháng chiến chông Pháp thắng lợi, thắng lợi thứ ba là Kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, thắng lợi thứ tư là thực hiện công cuộc đổi mới đang thắng lợi dần dần. Thắng lợi trong công cuộc đổi mới tuy Bác không còn, nhưng đường lối đi đúng tinh thần độc lập tự chủ, tức là trở lại với chính mình, trở lại với tư tường Hồ chí Minh mới đổi mới được. Cứ để như cũ chắc hôm nay nước đổ rồi. Bốn thắng lợi đều do tư tưởng độc lập tự chủ, do tư tưởng Hồ Chí Minh quyết định.
Bốn lần thất bại là do học theo Trung Quốc, học theo Liên Xô. Đó là xông thẳng tới chính quyền mà là chính quyền công nông thôi, đó là cải cách ruộng đât, đấu địa chủ. Bác không phải là không nói tới đấu tranh giai cấp. Cụ nói đấu tranh giai cấp phụ thuộc vào đấu tranh dân tộc.
Tất cả các lãnh tụ ở các nước khi cầm quyền không có ai trong sáng như Hồ Chí Minh, kể cả Fidel Castro. Vì Fidel cố giữ một cái gì đó đã cũ, hai nữa là ông còn dành một phần cho “em”. Bác không làm như thế. Ở Cuba không ai dám trái với Fidel. Kim Nhật Thành thì quá tệ. Còn Mao Trạch Đông, Stalin, Khrutchev, Gorbachov... cũng không thể hơn Bác. Việc Bác sống và sinh hoạt giản dị như thế không phải Người cố ý thể hiện cái gì là đồ Nghệ, lập dị mà vì Bác thấy dân còn đói khổ, chiến tranh làm họ nghèo đói chêt chóc. Bác không nỡ lòng sống một cách cách biệt. Vả lại Bác xuất thân từ một gia đình nghèo khổ. Bác giữ được phẩm chất như thế suốt cuộc đời.
Tôi không đồng ý nếu chỉ nói rằng tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin vào điều kiện Việt Nam. Tôi đã viết cuốn sách: “Từ tư duy truyền thống đến tư tưởng Hồ chí Minh”. Nói như thế có nghĩa là Bác có nắm được tinh hoa của chủ nghĩa Mác Lênin. Bác nắm được phép biện chứng của chủ nghĩa Mác-Ănghen cộng với tư duy thực tiễn của người Việt Nam. Tức là điều kiện ở Việt Nam, đất nước bị đô hộ kéo dài, nhân dân cực khổ, nên phải nói những điều thiết thực, không nói lý luận viển vông. Bác có kinh nghiệm nhiều. Bác nói ông Phan Bội Châu, ông Phan Chu Trinh là những người yêu nước rất đáng kính, nhưng các ông ấy không biết làm công tác quần chúng, không thấy vai trò của dân đen. Bác nói và Bác hoà nhập với nhân dân ngay từ khi Người về Cao Bằng. Nếu nói Bác chỉ học Mác - Ănghen thôi thì không đúng, Bác rất sáng tạo, quý trọng con người. tư tưởng Hồ chí Minh không phải chỉ là sự vay m­ợn, mà là sản phẩm tinh thần của một phần tư duy con người Việt Nam.
Mác dự báo khoa học có cái đúng có cái trật. Nhưng về xu thê lịch sử là Mác nói dúng. Chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại lâu mà nó phải thay thế bằng công bằng hơn, cuối cùng là chế độ công h­ưũ. Hiện tại không phải là công hữu hết mà chỉ cần xây dựng một nền kinh tế hợp tác là đủ. Chúng ta chưa dám nói khác. Người cầm quyền lại càng sợ nói khác đi.
từ FB-anh Đỗ Thái

Sunday, March 24, 2019

Csak az...

Az ember egy napon rádöbben arra, hogy az életben igazán semmi sem fontos. Sem pénz, sem hatalom, sem előrejutás, csak az, hogy valaki szeresse őt igazán. 
GOETHE

Saturday, March 23, 2019

Vong oan nào đã sát hại Chủ tịch nước Trần Đại Quang?

Nguyễn Qúy Phương: Bác Chu Mộng Long có ý này hay. Gửi cho các bạn tham khảo. 

Bởi
AdminTD -
23/03/2019
Tweet
Share 570
FB Chu Mộng Long
23-3-2019
Theo học thuyết “oan gia trái chủ” của đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, rằng mọi tai nạn và bệnh tật của con người đều do oan hồn tạo nên. Chẳng hạn, bệnh ung thư hay bệnh lạ nào đó là do oan hồn chui vào trú tại một tế bào trong cơ thể để sát hại, trả thù người đã gây ra oan nghiệt cho oan hồn. Muốn thoát nạn hay điều trị khỏi bệnh phải làm lễ thỉnh vong và trả số tiền lớn cho vong để giải nghiệp.
Được biết Chủ tịch nước Trần Đại Quang sinh thời khi còn đương chức Bộ trưởng Bộ Công an và giữ ghế Chủ tịch nước đã từng bỏ tiền công đức cho nhiều chùa lớn, nhưng tại sao vẫn mắc bệnh lạ mà chết trong sự tiếc thương vô hạn của người dân cả nước?
Theo Ban Chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương, Chủ tịch nước Trần Đại Quang thọ bệnh kéo dài cả năm trời, từng sang Nhật chữa trị, kể cả sang Ấn Độ cầu nguyện trước hòn đá thần, nhưng vẫn không qua khỏi. Vậy tại sao thời gian đó, chùa Ba Vàng không ra tay cứu độ bằng cách thỉnh vong, số tiền ra nước ngoài điều trị có thể cúng cho vong để giữ tính mạng cho người đứng đầu quốc gia và cũng là để giữ cho quốc thái dân an?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang (bên phải là phu nhân Nguyễn Thị Hiền) đang khẩn cầu tại chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ Tự) tọa lạc tại khu di tích Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) bang Bihar, Ấn Độ ngày 2/3/2018. Ảnh: Getty Images.
Chùa Ba Vàng nổi tiếng hoạt động thỉnh vong chữa bệnh từ nhiều năm, lại được các đồng chí từ nguyên thủ đến lãnh đạo cao cấp như Trần Đức Lương, Lê Hồng Anh, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính… từng đến thăm và làm công đức, lẽ nào không giới thiệu cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến chữa trị?
Sư trụ trì Thích Trúc Thái Minh và Phật tử Phạm Thị Yến có khả năng thỉnh được vong, nhìn thấy vong từ nhiều kiếp và bắt vong nói rõ được nỗi oan của vong, tại sao không mời Chủ tịch nước Trần Đại Quang về chùa để thỉnh vong, hỏi vong cho ra nhẽ. Rằng Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gây ác nghiệp cho ai mà phải chịu báo oán như vậy?
Mà theo tôi, đã thỉnh được vong bắt nó nói được sự thật thì trong trường hợp vong nào đó làm hại Chủ tịch nước thì phải nhốt vong lại mà trị tội phản quốc chứ sao phải để nó làm loạn và làm hại người?
Tính mạng của một nguyên thủ quốc gia phải to hơn cả vạn dân nghèo, tại sao không ra tay cứu giúp?
Trước đó, các lãnh đạo cao cấp như Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh từng bị bạo bệnh mà chết, kể cả những trường hợp mắc nạn như Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà…, tại sao nhà chùa lại làm ngơ hoặc không giải nghiệp được, mặc dù mấy ông này không thiếu tiền?
Hay là quý sư và đệ tử chùa Ba Vàng trả lời, rằng vong chỉ dám làm giá với dân đen mà không dám công khai cò kè ngã giá với quan to nên đành bó tay?
Trả lời không xác đáng vấn đề tôi đặt ra như trên thì bắt nhốt sư đểu Thích Trúc Thái Minh và yêu tử Phạm Thị Yến ngay lập tức chứ còn chần chừ gì nữa?

TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN –HÉTVÉGI VICCEK (No. 157)

Cha xứ của một làng nhỏ bước ra khỏi nhà thờ và thấy bác Miska vẫn như thường lệ, say bí tỉ.
- Bác Miska ơi, cuối cùng thì bao giờ bác định cai rượu đấy?
- Tôi đã quá già để có thể cai rượu rồi.
- Cai rượu thì không bao giờ muộn bác ơi.
- Thế thì tôi không gì mà phải vội …
-----------
A kis falu plébánosa kijön a templomból és látja, hogy Miska bácsi mint mindig, most is tök részeg.
- Miska bácsi, mikor szokik végre le az alkoholról?
- Öreg vagyok én már ahhoz, hogy leszokjak róla.
- Leszokni soha nem késő.
- Akkor még ráérek...

Nguyễn Ngô Việt (Debrecen.VIDI73)

Friday, March 22, 2019

Tại sao VN luôn bị mất đà, ko thể cất cánh ?

CHÚNG TA TRÔNG CHỜ GÌ VÀO DÀN LÃNH ĐẠO NÀY?

Nhìn thành tích bết bát của 5 vị Bộ trưởng - những người điều hành các lĩnh vực quan trọng của quốc gia, mà không khỏi thất vọng.
1. Y tế: Nát bét.
- Phong bì, lót tay, Vacxin giả, thuốc ung thư giả,...
2. Môi trường: Ô nhiễm nghiêm trọng.
- Biển chết, rừng thì đã hết, sông ngòi thì tan hoang. Đất nước nhìn đâu cũng thấy ô nhiễm.
3. Giáo dục: Xuống cấp.
- Thầy giáo dâm ô học sinh, cô giáo đi tiếp khách, đạo đức lao dốc.
4. Công thương: Đào tài nguyên lên bán cũng thua lỗ.
- 12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành công thương không biết khi nào mới giải quyết xong.
5. Giao thông vận tải: Đủ cách moi tiền người dân.
- Hàng trăm thuế phí đổ lên đầu người tham gia giao thông. Bảo kê BOT bẩn bất chấp sai phạm.



Nguyễn Khoa Phước st

Thursday, March 21, 2019

Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Là hai việc khác nhau, thường do hai thể khác nhau thực hiện. Tuy vậy, xã hội thường nhầm là một. Đặc biệt trong CNTT nhầm lẫn lại càng lớn. Nhiều “nhà CNTT” không tự biết mình là Toán Ứng dụng, Khoa học Máy tính hay Lý thuyết Thông tin. 
Gần đây có một bài trên Tạp chí Pi cho rằng Cách mạng Công nghiệp các đợt trước dựa trên Vật lý THỰC NGHIỆM . Riêng CMCN4.0 bài báo cho rằng SẼ dựa trên TOÁN HỌC. Tất nhiên, đây là một nhận xét mới mẻ và táo bạo, nếu đúng sẽ là một nhận xét có những hệ luận thú vị và quan trọng ảnh hưởng đến đầu tư và chính sách.
Tuy vậy, nếu sai sẽ dẫn đến ngộ nhận, đi sai đường không chỉ lãng phí đầu tư và mất cơ hội, dẫn đến tụt hậu. Do đó đây không phải chuyện chém gió, đúng thì tốt sai không sao, mà là chuyện quốc gia đại sự hệ trọng cần suy nghĩ cẩn thận. Vì vậy có đôi lời bình luận sau:
1. CMCN4.0 nếu có , chưa hoàn tất, thậm chí có thể chưa bắt đầu. Dự báo về nguyên nhân, hậu quả và diễn biến của một cuộc cách mạng là một việc không thể chính xác. Nhất là việc chỉ ra nguyên nhân lại càng khó, nhiều khi rất lâu sau khi sự kiện đã hoàn tất.
2. Cách mạng cơ khí nhắc đến với máy hơi nước của Watt, CM điện khí với các phát minh của Edison, Tesla, CM điện tử với phát minh bóng bán dẫn của Bardeen, Brattain và Shockley. Các phát minh này chắc chắn không thuộc Vật lý thực nghiệm mà là vấn đề kỹ thuật, công nghệ. Các nhà phát minh ra transistor tình cò là các nhà vật lý nhưng họ cũng là các kỹ sư khi phát minh.
3. Người ta có thể đặt vấn đề cơ sở khoa học của các phát minh đó là gì. Cùng category với Toán học là Cơ học của Newton, Điện động của Maxwell, Thuyết lượng tử của thế hệ rừ Planck đến Dirac. Họ đều là các nhà vật lý không hề làm thực nghiệm. Giữa các khám phá khoa học và phát minh kỹ thuật là một chuỗi, thực nghiệm, kỹ thuật, công nghệ đều có tầm quan trọng không thể thiếu.
4. Có lẽ ý tưởng cho Toán học là cơ sở của CMCN4.0, một ý tưởng rất hữu ích trong việc tuyên truyền STEM cho thiếu nhi, nhưng không đảm bảo tự thân cho tính đúng đắn, dựa trên đánh giá cho rằng AI là động lực chính và duy nhất của CMCN4.0. Thực ra trong một loạt yếu tố như AI, Robotics, Big Data, IOT, CPS,... chưa rõ cái nào sẽ phát triển mạnh trong CMCN4.0.
5. Theo tôi thì kết nối Cáp quang và Di động, là cơ sở không thể thiếu được của CMCN4.0. Tất cả nhưng cái còn lại đều obvious. Những cái đó đều là phát minh công nghệ. Cơ sở khoa học của hai phát minh này dựa trên sóng điện từ của Hertz và laser trong vật lý.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)