Lượng khi còn cày ruộng ở Long Trung thường ca bài Lương Phủ Ngâm, lấy làm tâm đắc. Người đời cho rằng đó là phong thái cao sĩ và ngưỡng mộ. Thực ra rất nhiều người hiểu sai Lượng, có kẻ lại cho rằng Lượng thương tiếc Điền Khai Cương, Cổ Giả Tử và Công Tôn Tiếp, bi phẫn với Án Anh mà làm bài Lương Phủ. Sự thực là như thế nào?
Chuyện xưa rằng:
Án Anh là Tướng Quốc nước Tề thời Cảnh Công. Cảnh Công dẹp yên loạn Thôi Trữ lên ngôi dùng Án Anh làm Tướng Quốc lại tôn làm thầy gọi là Phu Tử. Án Anh cầm quyền, liêm chính, khôn ngoan, phía Nam đi sứ nước Sở cường thịnh, Sở phải phục, chính trị được yên, chư hầu thần phục nước Tề trở nên cường thịnh.
Cảnh Công ôm mộng bá chủ như Hoàn Công, trong tay có hàng vạn lính chiến, 4000 cỗ xe trận. Lại yêu sức mạnh, tuyển được 3 dũng sĩ đệ nhất thời đó, có sức bạt núi, cử đỉnh, võ nghệ tuyệt luân là Công tôn Tiếp, Điền Khai Cương và Cổ Giả Tử. Ba dũng sĩ yêu quý nhau như thủ túc, đi đâu cũng cùng nhau, đồng lòng mọi việc. Họ lại giỏi văn thơ, vung bút thành chương cú gấm vóc. Người nước Tề hâm mộ, suốt ngày nói chuyện sức mạnh, coi thường suy nghĩ và thần tượng thơ, văn chương, chương cú ngày càng trác tuyệt và sáo rỗng
Tiếp có công đánh lui quân Lỗ, cứu Cảnh Công. Khai Cương và Giả Tử cũng lập nhiều chiến công, tướng các chư hầu nghe tên đều bạt vía. Cảnh Công yêu lắm, luôn giữ bên mình, chỉ khi nào có chiến trận mới sai đi. Ba dũng sĩ được vua yêu, dần dần ảnh hưởng tới chính trị nước Tề, càng ngày càng muốn sử dụng sức mạnh và văn chương bóng bảy, khoe cơ bắp, múa môi lưỡi. Tề ngày càng thô lỗ trong ngoại giao và xảo trá về nội trị. Người thức giả trong thiên hạ, các công thần Cao, Quốc, Bão lo lắm bèn nói với Án Anh, mong Phu tử can vua. Án Tử nói: Các vị yên tâm, tôi có cách xử trí.
Một ngày kia vua Tề hội đàm với vua Lỗ, có hai quan tướng quốc cùng tham dự. Khai Cương, Giả Tử và Tiếp cần kích đứng hầu dưới thềm, khoe sức mạnh. Cảnh Công hỏi vua Lỗ: "Nước của hiền hầu có ai được như ba dũng sĩ của Tề. Ai có thể vung kiếm thành mưa máu, vung bút ra gấm vóc như họ." Vua Lỗ trả lời "Chúng tôi cai trị bằng giáo hóa, không cần tới sức mạnh và văn hoa xảo biện."
Bỗng chốc quan coi vườn đưa một tráp gồm có 6 trái đào quý vào dâng. Hai nhà vua hưởng hai trái, hai quan tướng quốc hưởng hai trái. Còn hai trái, Án Anh thưa với Tề Cảnh Công: "Ai có công thì thưởng, ai là nam nhi tài năng trùm đời thì khuyến khích, kẻ ý chí thấp bất tài dù được yêu mấy cũng không được ăn đào" Cảnh Công thuận cho. Cố Giả Tử nói "Ta đánh đông dẹp bắc, văn chương trùm đời" Cảnh Công nói: "Ban đào cho Giả Tử." Điền Khai Cương nói "Ta thiên hạ vô địch, ngày làm trăm bài thơ". Cảnh Công nói "Ban đào cho Khai Cương". Hai người ăn hết đào. Công tôn Tiếp nói "Như vậy ta ý chí thấp, bất tài, chỉ vì được vua yêu mà ngồi đây, Thật đáng xấu hổ thay." Nói đoạn rút kiếm đâm cổ tự vẫn. Giả Tử và Khai Cương khóc mà nói "Công tôn Tiếp như anh ta, sức mạnh và văn chương đều hơn ta. Nay lại không được ăn đào mà chết. Chúng ta thật xấu hổ." Hai người bèn ráng sức đập đầu vào cột đá vỡ óc mà chết.
Cảnh Công thấy 3 dũng sĩ cùng chết trong chốc lát, xót xa đến chảy nước mắt. Án Anh nói "Những tên võ biền ngu dốt, không biết nghĩ trước sau, lại nông nổi tự sát, sống chỉ hại cho nước nhà. Chết không đáng tiếc." Vua Tề nói "Nếu sau có họa xâm lăng, ai sẽ là người chống đỡ cho quả nhân." Án Anh nói "Kẻ vũ phu chỉ đánh nhau vài chục người. Cậy sức khỏe gây hấn cả thiên hạ sẽ đến đánh. Tôi sẽ tiến cử cho chúa công Tư Mã Nhương Thư giỏi binh pháp đánh cả vạn người, không ai dám phạm. Chỉ mong chúa công lo việc giáo hóa như vua Lỗ"
Cảnh Công dùng Án Anh và Tư Mã Nhương Thư trong nước cường thịnh, bên ngoài đánh dẹp các nước địch mạnh. Nước Tề đã có thể xưng bá. Nhưng không may Án Anh mất sớm. Cảnh Công lại chuộng dùng sức mạnh và thích dùng mưu mẹo lừa gạt người, mất nhân tâm, chư hầu oán hận. Chẳng bao lâu nước Tề suy kiệt. Mầm họa đó cũng là từ 3 tên dũng sĩ. Nhân chuyện này mà Gia Cát Lượng có bài ca Lương Phủ Ngâm:
Chuyện xưa rằng:
Án Anh là Tướng Quốc nước Tề thời Cảnh Công. Cảnh Công dẹp yên loạn Thôi Trữ lên ngôi dùng Án Anh làm Tướng Quốc lại tôn làm thầy gọi là Phu Tử. Án Anh cầm quyền, liêm chính, khôn ngoan, phía Nam đi sứ nước Sở cường thịnh, Sở phải phục, chính trị được yên, chư hầu thần phục nước Tề trở nên cường thịnh.
Cảnh Công ôm mộng bá chủ như Hoàn Công, trong tay có hàng vạn lính chiến, 4000 cỗ xe trận. Lại yêu sức mạnh, tuyển được 3 dũng sĩ đệ nhất thời đó, có sức bạt núi, cử đỉnh, võ nghệ tuyệt luân là Công tôn Tiếp, Điền Khai Cương và Cổ Giả Tử. Ba dũng sĩ yêu quý nhau như thủ túc, đi đâu cũng cùng nhau, đồng lòng mọi việc. Họ lại giỏi văn thơ, vung bút thành chương cú gấm vóc. Người nước Tề hâm mộ, suốt ngày nói chuyện sức mạnh, coi thường suy nghĩ và thần tượng thơ, văn chương, chương cú ngày càng trác tuyệt và sáo rỗng
Tiếp có công đánh lui quân Lỗ, cứu Cảnh Công. Khai Cương và Giả Tử cũng lập nhiều chiến công, tướng các chư hầu nghe tên đều bạt vía. Cảnh Công yêu lắm, luôn giữ bên mình, chỉ khi nào có chiến trận mới sai đi. Ba dũng sĩ được vua yêu, dần dần ảnh hưởng tới chính trị nước Tề, càng ngày càng muốn sử dụng sức mạnh và văn chương bóng bảy, khoe cơ bắp, múa môi lưỡi. Tề ngày càng thô lỗ trong ngoại giao và xảo trá về nội trị. Người thức giả trong thiên hạ, các công thần Cao, Quốc, Bão lo lắm bèn nói với Án Anh, mong Phu tử can vua. Án Tử nói: Các vị yên tâm, tôi có cách xử trí.
Một ngày kia vua Tề hội đàm với vua Lỗ, có hai quan tướng quốc cùng tham dự. Khai Cương, Giả Tử và Tiếp cần kích đứng hầu dưới thềm, khoe sức mạnh. Cảnh Công hỏi vua Lỗ: "Nước của hiền hầu có ai được như ba dũng sĩ của Tề. Ai có thể vung kiếm thành mưa máu, vung bút ra gấm vóc như họ." Vua Lỗ trả lời "Chúng tôi cai trị bằng giáo hóa, không cần tới sức mạnh và văn hoa xảo biện."
Bỗng chốc quan coi vườn đưa một tráp gồm có 6 trái đào quý vào dâng. Hai nhà vua hưởng hai trái, hai quan tướng quốc hưởng hai trái. Còn hai trái, Án Anh thưa với Tề Cảnh Công: "Ai có công thì thưởng, ai là nam nhi tài năng trùm đời thì khuyến khích, kẻ ý chí thấp bất tài dù được yêu mấy cũng không được ăn đào" Cảnh Công thuận cho. Cố Giả Tử nói "Ta đánh đông dẹp bắc, văn chương trùm đời" Cảnh Công nói: "Ban đào cho Giả Tử." Điền Khai Cương nói "Ta thiên hạ vô địch, ngày làm trăm bài thơ". Cảnh Công nói "Ban đào cho Khai Cương". Hai người ăn hết đào. Công tôn Tiếp nói "Như vậy ta ý chí thấp, bất tài, chỉ vì được vua yêu mà ngồi đây, Thật đáng xấu hổ thay." Nói đoạn rút kiếm đâm cổ tự vẫn. Giả Tử và Khai Cương khóc mà nói "Công tôn Tiếp như anh ta, sức mạnh và văn chương đều hơn ta. Nay lại không được ăn đào mà chết. Chúng ta thật xấu hổ." Hai người bèn ráng sức đập đầu vào cột đá vỡ óc mà chết.
Cảnh Công thấy 3 dũng sĩ cùng chết trong chốc lát, xót xa đến chảy nước mắt. Án Anh nói "Những tên võ biền ngu dốt, không biết nghĩ trước sau, lại nông nổi tự sát, sống chỉ hại cho nước nhà. Chết không đáng tiếc." Vua Tề nói "Nếu sau có họa xâm lăng, ai sẽ là người chống đỡ cho quả nhân." Án Anh nói "Kẻ vũ phu chỉ đánh nhau vài chục người. Cậy sức khỏe gây hấn cả thiên hạ sẽ đến đánh. Tôi sẽ tiến cử cho chúa công Tư Mã Nhương Thư giỏi binh pháp đánh cả vạn người, không ai dám phạm. Chỉ mong chúa công lo việc giáo hóa như vua Lỗ"
Cảnh Công dùng Án Anh và Tư Mã Nhương Thư trong nước cường thịnh, bên ngoài đánh dẹp các nước địch mạnh. Nước Tề đã có thể xưng bá. Nhưng không may Án Anh mất sớm. Cảnh Công lại chuộng dùng sức mạnh và thích dùng mưu mẹo lừa gạt người, mất nhân tâm, chư hầu oán hận. Chẳng bao lâu nước Tề suy kiệt. Mầm họa đó cũng là từ 3 tên dũng sĩ. Nhân chuyện này mà Gia Cát Lượng có bài ca Lương Phủ Ngâm:
Đi bộ ra ngoài cổng đô thành nước Tề,
Từ xa nhìn về làng Đãng Âm.
Ở trong làng có ba ngôi mộ,
Giống nhau tựa như xếp chồng lên nhau.
Hỏi là mộ ca ai vậy?
(Trả lời) Là mộ của Điền Khai Cương, Cổ Dã Tử (và Công Tôn Tiếp).
Tài võ của họ có thể lật đổ núi Nam,
Tài văn của họ có thể xoay chuyển đất trời.
Nhưng một sớm bị lời sàm ngôn,
Hai trái đào đã giết chết ba dũng sĩ.
Ai là người có thể nghĩ ra mưu kế đó?
Là tướng quốc Án Bình Trọng của nước Tề.
Từ xa nhìn về làng Đãng Âm.
Ở trong làng có ba ngôi mộ,
Giống nhau tựa như xếp chồng lên nhau.
Hỏi là mộ ca ai vậy?
(Trả lời) Là mộ của Điền Khai Cương, Cổ Dã Tử (và Công Tôn Tiếp).
Tài võ của họ có thể lật đổ núi Nam,
Tài văn của họ có thể xoay chuyển đất trời.
Nhưng một sớm bị lời sàm ngôn,
Hai trái đào đã giết chết ba dũng sĩ.
Ai là người có thể nghĩ ra mưu kế đó?
Là tướng quốc Án Bình Trọng của nước Tề.
Xét bài ca rất tầm thường về nội dung và nghệ thuật. Gia Cát Lượng thường tự ví mình kinh bang tế thế như Quản, Nhạc, Án, có lý nào lại xót xa với ba tên võ sĩ tôm tép, cho dù văn hoa của chúng có trác tuyệt cỡ nào. Văn chương được ưa chuộng, nhưng nếu chỉ để xướng họa sáo rỗng, kiếm danh, kiếm tiền, thì như các nhà nho vẫn nói "lập thân tối hạ thị văn chương". Lượng thuộc dòng thanh lưu, nho học có đời nào chê Án Anh. Thực tế, Lượng sau khi theo Lưu Bị, luôn bị kèm cựa, và luôn phải lập mưu đè bọn võ tướng có văn tài như Quan Vũ, Ngụy Diên, Lý Nghiêm,...
Vậy ẩn ý của Lượng là gì? Gửi tâm sự vào bài ca, tâm trạng phải một là tán thưởng, hai là xót xa, có cả hai lại càng sâu đậm. Lượng tính ưa mưu mẹo, dối trá, xảo biện (như Chu Du nhận xét) vì vậy ắt tán thưởng mưu sâu của Án Anh, ghét bọn dũng sĩ. Lượng xót xa vì mưu của Án Anh dụng công thật kỹ mà nước Tề vẫn sụp đổ vì ưa sức mạnh và quyền thuật, thành ra công cốc.
Sau này Lượng lập mưu đuổi Lý Nghiêm, để túi gấm chém Ngụy Diên đều là dụng công mưu mẹo rất kỹ. Ngay cả việc Quan Vũ làm thất thủ Kinh Châu, mất mạng cả hai cha con, người đời sau cũng nghi có bàn tay của Lượng. Cả ba dũng sĩ này của Lưu Bị cũng rất giỏi văn trị, khác xa với bọn võ tướng chỉ biết sức mạnh, và bọn mưu sĩ chỉ biết ba hoa mà Lượng thích thân cận.
Vậy ẩn ý của Lượng là gì? Gửi tâm sự vào bài ca, tâm trạng phải một là tán thưởng, hai là xót xa, có cả hai lại càng sâu đậm. Lượng tính ưa mưu mẹo, dối trá, xảo biện (như Chu Du nhận xét) vì vậy ắt tán thưởng mưu sâu của Án Anh, ghét bọn dũng sĩ. Lượng xót xa vì mưu của Án Anh dụng công thật kỹ mà nước Tề vẫn sụp đổ vì ưa sức mạnh và quyền thuật, thành ra công cốc.
Sau này Lượng lập mưu đuổi Lý Nghiêm, để túi gấm chém Ngụy Diên đều là dụng công mưu mẹo rất kỹ. Ngay cả việc Quan Vũ làm thất thủ Kinh Châu, mất mạng cả hai cha con, người đời sau cũng nghi có bàn tay của Lượng. Cả ba dũng sĩ này của Lưu Bị cũng rất giỏi văn trị, khác xa với bọn võ tướng chỉ biết sức mạnh, và bọn mưu sĩ chỉ biết ba hoa mà Lượng thích thân cận.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)
No comments:
Post a Comment