Thursday, March 21, 2019

Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Là hai việc khác nhau, thường do hai thể khác nhau thực hiện. Tuy vậy, xã hội thường nhầm là một. Đặc biệt trong CNTT nhầm lẫn lại càng lớn. Nhiều “nhà CNTT” không tự biết mình là Toán Ứng dụng, Khoa học Máy tính hay Lý thuyết Thông tin. 
Gần đây có một bài trên Tạp chí Pi cho rằng Cách mạng Công nghiệp các đợt trước dựa trên Vật lý THỰC NGHIỆM . Riêng CMCN4.0 bài báo cho rằng SẼ dựa trên TOÁN HỌC. Tất nhiên, đây là một nhận xét mới mẻ và táo bạo, nếu đúng sẽ là một nhận xét có những hệ luận thú vị và quan trọng ảnh hưởng đến đầu tư và chính sách.
Tuy vậy, nếu sai sẽ dẫn đến ngộ nhận, đi sai đường không chỉ lãng phí đầu tư và mất cơ hội, dẫn đến tụt hậu. Do đó đây không phải chuyện chém gió, đúng thì tốt sai không sao, mà là chuyện quốc gia đại sự hệ trọng cần suy nghĩ cẩn thận. Vì vậy có đôi lời bình luận sau:
1. CMCN4.0 nếu có , chưa hoàn tất, thậm chí có thể chưa bắt đầu. Dự báo về nguyên nhân, hậu quả và diễn biến của một cuộc cách mạng là một việc không thể chính xác. Nhất là việc chỉ ra nguyên nhân lại càng khó, nhiều khi rất lâu sau khi sự kiện đã hoàn tất.
2. Cách mạng cơ khí nhắc đến với máy hơi nước của Watt, CM điện khí với các phát minh của Edison, Tesla, CM điện tử với phát minh bóng bán dẫn của Bardeen, Brattain và Shockley. Các phát minh này chắc chắn không thuộc Vật lý thực nghiệm mà là vấn đề kỹ thuật, công nghệ. Các nhà phát minh ra transistor tình cò là các nhà vật lý nhưng họ cũng là các kỹ sư khi phát minh.
3. Người ta có thể đặt vấn đề cơ sở khoa học của các phát minh đó là gì. Cùng category với Toán học là Cơ học của Newton, Điện động của Maxwell, Thuyết lượng tử của thế hệ rừ Planck đến Dirac. Họ đều là các nhà vật lý không hề làm thực nghiệm. Giữa các khám phá khoa học và phát minh kỹ thuật là một chuỗi, thực nghiệm, kỹ thuật, công nghệ đều có tầm quan trọng không thể thiếu.
4. Có lẽ ý tưởng cho Toán học là cơ sở của CMCN4.0, một ý tưởng rất hữu ích trong việc tuyên truyền STEM cho thiếu nhi, nhưng không đảm bảo tự thân cho tính đúng đắn, dựa trên đánh giá cho rằng AI là động lực chính và duy nhất của CMCN4.0. Thực ra trong một loạt yếu tố như AI, Robotics, Big Data, IOT, CPS,... chưa rõ cái nào sẽ phát triển mạnh trong CMCN4.0.
5. Theo tôi thì kết nối Cáp quang và Di động, là cơ sở không thể thiếu được của CMCN4.0. Tất cả nhưng cái còn lại đều obvious. Những cái đó đều là phát minh công nghệ. Cơ sở khoa học của hai phát minh này dựa trên sóng điện từ của Hertz và laser trong vật lý.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)

7 comments:

  1. Nguyen Xuan Hoai: Thực ra AI là lõi vì nó ở phần core cho xử lý thông tin phi thuật toán; còn những cn kia chủ yếu dùng để capture và lưu trữ data. Ngay cả trong AI, thì em nghĩ thành công lớn nhất của AI gần đây là phát triển theo hướng Engineering chứ không phải do Deep Learning hay áp dụng toán. Cũng nhờ tốc độ số hóa, kết nối, khả năng lưu trữ dữ liệu, tốc độ xử lý tính toán tăng nhanh nên mới làm động lực thúc đẩy AI hướng tới Engineering!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen: Anh không nghĩ AI có breakthrough. Có một số advancement, nhưng là tất yếu do khả năng xử lý và thu thập data. Mãu số chung là kết nối thôi.

      Delete
  2. Do Xuan Phuong: Em nghĩ ở đây phải dùng tư duy 'hệ sinh thái' (ecosystem) ở quy mô cực lớn, thậm chí là phân công lao động toàn cầu. Các vùng trũng khoa học của thế giới như VN thì đầu tư dàn trải (có lý luận "không để tất cả trứng vào một giỏ") là muôn thủa. Giờ muốn tái định vị thì phải chiếu theo những ý tưởng và kỳ vọng mà người ta đã có. Và AI, 5G, mạng cáp quang, trung tâm data ...vv rốt cuộc đều là phát triển công nghệ 'quản lý xã hội'! :)

    ReplyDelete
  3. Gia Ninh Trần: Kết luận CM 4.0 là toán học thì cũng giống như chuyện Sọ Dừa. Đó là một sinh thể như cái sọ dừa lăn Long lóc theo người khác, chỉ có cái mồm là hoạt động thôi. Nhưng còn tệ hơn là cái bã đậu ở trong cái sọ ấy cũng phải kiếm ở đâu ra mà nhét vào chứ , nếu không thì cái mồm cũng chỉ ú ớ thôi. Tóm lại vẫn là chuyện Soft và Hard , ngộ nhận là chết như đã từng chết !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen: Quan điểm của em còn tổng quát hơn. VN đang nhiều người chủ trương phát triển software không cần hardware do có ưu thế về Toán (???) và không có ưu thế về hardware. Em không biết IoT sẽ phải làm thế nào nếu không có hardware. Vả lại, IoT, Robotics không giống máy tính, ai sản xuất thiết bị sẽ bán kèm cả phần mềm, chứ khách hàng không mua phần mềm ứng dụng độc lập để "cài đặt". Vì thế chỉ còn khả năng là mình đi làm thuê cho bọn hardware. Tuy nhiên, nhà sản xuất hardware sẽ ưu tiên chọn các đối tác gần mình và hiểu hardware hơn.

      Delete
  4. Hai Dang Nguyen: Em lại nghĩ khác, cmcn 40 là một phương pháp công nghệ mới, và tất cả những thứ còn lại như Ai, data, cáp quang, iot đều là công cụ, là bộ phận, là thành phần của nó thôi. Em chỉ mô tả dung dị là trong cơ khí và điện khí thì người ta giúp cô tấm nhặt thóc bằng các cơ chế, thiết kế cơ khí, điện khí để tách gạo và thóc. Nó sẽ cồng kềnh phức tạp về trang thiết bị điện cơ.trong 40 cách giải quyết vấn đề khác. Dùng tổng hợp AI , các thiết kế cơ điện đa năng để giải quyết nhiều vấn đề trong cùng một sản phẩm, chính là cánh tay robot có thể nâng cấp điều khiển dẽ dàng và liên tục vậy

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hai Dang Nguyen: Vd có nhu cầu chế tạo một phụ tá lái xe trên đường, người dùng cần trang bị camera xoay liên tục để smartphone dựng cảnh 360 quang người lái, gửi các data đã tách lọc lên server AI và nhận các chỉ dẫn, cảnh báo hổ trợ liên tục. Vd. Nó nói như mấy bà xã sau lưng, xe đông, từ từ, xe container kìa, nhường nó đi....

      Delete