Sunday, March 10, 2019

Về 2 quê hương (12): Nghĩ về Budapest và Sài Gòn

Budapest, "hòn ngọc của Duna" (A Duna gyöngye) và Sài Gòn, từng là "hòn ngọc Viễn Đông", có gì khác biệt?
-----------

Ko nói về lịch sử phát triển (vì Budapest, vt: Bp) là tp có tuổi hơn 1000 năm so với Sài Gòn (vt: SG) chỉ hơn 300 năm. Nhưng Bp đến nay vẫn là điểm đến hấp dẫn và là 1 trong những tp đẹp nhất trên thế giới, còn SG thì đã tự đánh mất tên tuổi của mình. Đó là điều để chúng ta suy ngẫm về cái khác biệt giữa Đông và Tây, giữa người VN bây giờ và người VN cách đây hơn 100 năm.

Với 3 di sản thế giới được UNESCO công nhận gồm quang cảnh dọc sông Duna/Duna-part látképe, khu Budai Vár/Budai várnegyed và đại lộ Andrássy, hàng năm có hơn 4 triệu du khách đến với thành phố được gọi là "trái tim của châu Âu" này.  

Trong quá trình hình thành hơn một nghìn năm (từ năm 896), ở vùng thành phố hiện nay từng tồn tại 3 thành phố riêng biệt gồm Buda, Óbuda và Pest. Đến năm 1873, thành phố được hợp nhất với tên gọi Budapest ngày nay. 

"Hungary là quốc gia đầu tiên ở châu Âu tiếp nhận sự lan truyền của phong trào văn hóa Phục Hưng từ Ý. Phục Hưng ở Hungary diễn ra sớm do sự gần gũi về văn hóa và thương mại với miền Nam Ý, bắt đầu từ thời hoàng đế Sigismund nhưng chỉ thật sự nổi bật dưới thời vua Mátyás Corvin (1458-1490), người cưới công chúa Beatrice của Naples và là một nhà bảo trợ nghệ thuật nổi tiếng để xây dựng lại Buda theo phong cách Phục Hưng. Buda trở thành một trong những trung tâm nghệ thuật chính phía nam Alps bấy giờ, nơi có thư viện thế tục Bibliotheca Corviniana lớn nhất châu Âu. Đây cũng là nơi quy tụ nhiều nghệ sĩ, học giả nổi tiếng như nhà thơ Junus Pannonius, nhà sử học Antonio Bonfini, nhà soạn nhạc Bálint Bakfark." (Wikipedia)

Nhìn thành phố với 1,7 triệu dân này từ trên cao, nhiều khi tôi tự hỏi “Đã có bao nhiêu nghệ sĩ tài hoa chạm tay vào từng góc nhỏ của Budapest trong hơn 1000 năm qua để làm nên 1 thành phố như ta đang thấy? “

Ko phải Bp phát triển hài hòa như thế mà ko nảy sinh tranh cãi và lựa chọn. Tp này may mắn vẫn còn có sự quản lý tốt và có những định hướng đúng đắn để đưa ra những quyết định sáng suốt. Ko như ở VN, từ thủ đô đến SG, đã ko có một sự quản lý tốt, lại còn ko có nổi sự hoạch định với tầm nhìn xa trong việc quy hoạch & phát triển đô thị nên các tp nói chung và SG nói riêng đều trở nên "hỗn độn" và "hỗn loạn", ko thể chấp nhận được về mặt phát triển theo một quy luật thông thường nếu chỉ xét theo chuẩn mực ở tầm quốc gia, chưa thể nói đến tầm quốc tế.

(còn nữa)

No comments:

Post a Comment