Thời công tác An ninh văn hóa tôi đã được đọc nhiều tài liệu của các phóng viên phương Tây viết về Triều Tiên và đã biết bức tranh thật của xã hội Triều Tiên là thế nào. Vừa qua tôi thấy có một bài viết hoàn toàn bênh vực cho cái gọi là CNXH ở đây như là thiên đường, là hình mẫu hạnh phúc cho con người mà chúng ta phải mơ ước. Nay lại có bài phỏng vấn một cán bộ ngoại giao đã rất nhiều năm công tác ở Triều Tiên có nhiếu hồi ức chân thực và cảm động. Tuy nhiên bà còn có ý không nhắc đến quan hệ Việt – Triều khủng hoảng cực lớn từ 2-1979. Triều Tiên đã ủng hộ TQ và Khơ Me đỏ, ủng hộ việc cấm vận VN…
Cám ơn trang Soha đã đưa bài này. Tôi xin đưa lên FB để bạn đọc rộng đường so sánh với các thông tin trái ngược khác.
TKT
Cám ơn trang Soha đã đưa bài này. Tôi xin đưa lên FB để bạn đọc rộng đường so sánh với các thông tin trái ngược khác.
TKT
Bà Đỗ Thị Hòa - Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên nhiệm kỳ 2000 - 2004 sang Triều Tiên năm 1964 lần đầu tiên với tư cách là một du học sinh và rời Triều Tiên vào năm 2004 sau khi kết thúc nhiệm kỳ Đại sứ. Tính trong 40 năm đó, cả cuộc đời và sự nghiệp của bà đều gắn với đất nước này. Nhưng câu chuyện Triều Tiên gắn bó với bà còn dài và sâu hơn 40 năm đó. Nói về những gắn bó với đất nước đặc biệt này, bà Hòa gọi Triều Tiên là “Nơi bắt đầu, cũng là nơi kết thúc”. Nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Kim Jong-un đến Việt Nam, báo điện tử Trí Thức Trẻ đã mời Đại sứ Đỗ Thị Hòa chia sẻ những ký ức khó quên của bà với Triều Tiên.
Triều Tiên và Việt Nam là hai đất nước có nhiều gắn bó bởi những điểm tương đồng trong lịch sử: Cùng trải qua cuộc kháng chiến. Hạ tầng nhiều cái họ hơn mình. Thời kỳ trước đây, khi khối XHCN còn tồn tại, trình độ phát triển của họ đã có lúc đạt được như các nước Đông Âu. Lúc ấy thì mình còn đang chống Mỹ. Sau này khi mình tiến lên thì bạn lại bị bao vây cấm vận. Họ sống thu mình lại.
Năm 1964, tôi bắt đầu sang Triều Tiên học. Triều Tiên lúc đó vừa vượt qua chiến tranh, vẫn còn khó khăn, ở Liên Xô chủ nghĩa xét lại nổi lên, họ không nhận lưu học sinh của mình, Trung Quốc thì diễn ra cách mạng văn hóa.
Trong lúc đó, Triều Tiên vẫn nhận 30 lưu học sinh của ta. Năm sau nữa họ nhận 700 rồi 1.000, rất nhiều thực tập sinh nữa. Những năm 1967 – 1968, dù khó khăn, bạn vẫn điều chỉnh ngân sách để có một khoản viện trợ giúp mình. Sự ủng hộ của Triều Tiên rất nhiệt tình.
Giai đoạn đó, Mỹ liên tục ném bom. Có những ngày, sáng Sứ quán ta vừa đề nghị ra tuyên bố ủng hộ, chiều lại tiếp tục đề nghị ủng hộ. Đây là thời kỳ quan hệ hai nước rất tốt, ông Kim Nhật Thành dành tình cảm rất lớn cho Việt Nam, coi Đại sứ Lê Thiết Hùng là người bạn Bác Hồ gửi sang và mong muốn kề vai sát cánh cùng Việt Nam đánh Mỹ.
Tôi từng đứng trong hàng ngũ cùng dân Triều Tiên xuống đường biểu tình ủng hộ Việt Nam chống Mỹ. Người dân Triều Tiên rất đông, diễu hành từ trường Đại học Tổng hợp Kim Nhật Thành đến Quảng trường.
Tuy nhiên, quan hệ hai bên đi xuống dần khi ta thiết lập quan hệ với Hàn Quốc vào năm 1992. Họ hiểu lầm rằng mình bắt tay với phía bên kia nên dần xa nhau.
Đến khi Tổng thống dân sự của Hàn Quốc là ông Kim Dea-jung sang thăm Triều Tiên thì quan hệ Nam - Bắc dần hòa dịu, họ cũng đỡ đi hiểu lầm trong quan hệ với ta và mối giao tình hai bên dần dần cải thiện được.
Cuối năm 2000 Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên sang thăm Triều Tiên có trao đổi đoàn ở cấp Bộ trưởng, đã bàn về quan hệ hai nước, dần dần quan hệ hai bên phát triển lên. Tháng 7/2001, Chủ tịch Quốc hội Kim Young Nam thăm Việt Nam và năm sau là Chủ tịch nước Trần Đức Lương có chuyến thăm.
Phải đến thời điểm đó, quan hệ hai nước mới được khai thông và trong vòng một năm rưỡi đã tiến nhanh. Đến bây giờ nhìn lại, những gì trong quá khứ chỉ nên xét trong bối cảnh lịch sử, không ai phê phán ai. Tất cả đều do bối cảnh lịch sử.
Giai đoạn đó, Mỹ liên tục ném bom. Có những ngày, sáng Sứ quán ta vừa đề nghị ra tuyên bố ủng hộ, chiều lại tiếp tục đề nghị ủng hộ. Đây là thời kỳ quan hệ hai nước rất tốt, ông Kim Nhật Thành dành tình cảm rất lớn cho Việt Nam, coi Đại sứ Lê Thiết Hùng là người bạn Bác Hồ gửi sang và mong muốn kề vai sát cánh cùng Việt Nam đánh Mỹ.
Tôi từng đứng trong hàng ngũ cùng dân Triều Tiên xuống đường biểu tình ủng hộ Việt Nam chống Mỹ. Người dân Triều Tiên rất đông, diễu hành từ trường Đại học Tổng hợp Kim Nhật Thành đến Quảng trường.
Tuy nhiên, quan hệ hai bên đi xuống dần khi ta thiết lập quan hệ với Hàn Quốc vào năm 1992. Họ hiểu lầm rằng mình bắt tay với phía bên kia nên dần xa nhau.
Đến khi Tổng thống dân sự của Hàn Quốc là ông Kim Dea-jung sang thăm Triều Tiên thì quan hệ Nam - Bắc dần hòa dịu, họ cũng đỡ đi hiểu lầm trong quan hệ với ta và mối giao tình hai bên dần dần cải thiện được.
Cuối năm 2000 Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên sang thăm Triều Tiên có trao đổi đoàn ở cấp Bộ trưởng, đã bàn về quan hệ hai nước, dần dần quan hệ hai bên phát triển lên. Tháng 7/2001, Chủ tịch Quốc hội Kim Young Nam thăm Việt Nam và năm sau là Chủ tịch nước Trần Đức Lương có chuyến thăm.
Phải đến thời điểm đó, quan hệ hai nước mới được khai thông và trong vòng một năm rưỡi đã tiến nhanh. Đến bây giờ nhìn lại, những gì trong quá khứ chỉ nên xét trong bối cảnh lịch sử, không ai phê phán ai. Tất cả đều do bối cảnh lịch sử.
Thực tế, trước chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương vào năm 2002, ta vẫn cố gắng thúc đẩy quan hệ với Triều Tiên. Thời điểm đó Triều Tiên rất khó khăn. Năm 1994, ông Kim Nhật Thành mất, 2 năm liền Triều Tiên gặp nạn lụt. Có năm lụt lớn đến mức báo Triều Tiên đưa tin, mô tả cảnh khăn tang đầy đường. Báo chí Triều Tiên hồi đó viết ông Kim Jong Il cũng ứa nước mắt khi nhìn mọi của cải vật chất trôi ra sông ra biển.
Địa hình Triều Tiên có đặc điểm giống miền Trung nước ta là địa hình núi, ngắn, mưa không giữ được nước nên trôi hết ra biển. Họ vừa thiếu thốn về lương thực, về năng lượng, điện không có, than không có, không chạy được điện… không phục vụ được nông nghiệp, khai khoáng.
Vì thế, chỉ một trận lụt như thế xảy ra thì không phải thiếu lương thực một năm mà mấy năm sau. Đến năm 1997, chính người Triều Tiên đánh giá họ đã xuống đến đáy. Có những người Triều Tiên thân với tôi nói rằng đau lòng lắm, mới bước lên tàu thôi thì gục luôn, vì đói quá không đi được nữa.
Địa hình Triều Tiên có đặc điểm giống miền Trung nước ta là địa hình núi, ngắn, mưa không giữ được nước nên trôi hết ra biển. Họ vừa thiếu thốn về lương thực, về năng lượng, điện không có, than không có, không chạy được điện… không phục vụ được nông nghiệp, khai khoáng.
Vì thế, chỉ một trận lụt như thế xảy ra thì không phải thiếu lương thực một năm mà mấy năm sau. Đến năm 1997, chính người Triều Tiên đánh giá họ đã xuống đến đáy. Có những người Triều Tiên thân với tôi nói rằng đau lòng lắm, mới bước lên tàu thôi thì gục luôn, vì đói quá không đi được nữa.
Khoảng năm 1997 - 1998, đoàn Triều Tiên có sang Việt Nam đàm phán. Cậu phiên dịch là người Triều Tiên đang nói về tình hình khó khăn của đất nước thì không kìm được, khóc luôn ở phòng họp. Bác Vũ Khoan có tham gia kể lại rằng, chưa có cuộc hội đàm nào mà thấy buồn và thương cảm đến thế.
Họ đề nghị mình viện trợ lương thực. Mình lúc thì tặng, lúc thì họ mua trả sau. Qua những chuyện đấy bạn cũng hiểu tấm lòng của mình.
Năm 2000, khi tôi nhận nhiệm vụ Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên, mặc dù nạn lụt đã qua nhưng Triều Tiên vẫn còn rất khó khăn. Ở ngoài đường không có điện, đèn pha ô tô chiếu đến ở đâu thì ở đó sáng, đoàn đón tôi về Đại sứ quán phải dùng đèn pin soi cho tôi đi. Về đến sứ quán thì anh em phải đốt đèn cầy tôi mới lên được phòng.
Ở Triều Tiên, muốn mua gì cũng khó. Triều Tiên bị cấm vận, không được tiêu USD mà chỉ được tiêu bằng tiền Thụy Sĩ. Tôi và anh em Sứ quán cứ 3 tháng một lần lại sang Bắc Kinh nhận kinh phí cho Đại sứ quán từ trong nước gửi sang. Nhân dịp đấy, chúng tôi tranh thủ mua hàng cho cơ quan, từ cái nút phích, dây buộc đồ cho đến bát, đĩa, nồi, niêu, thịt thì tích trữ trong tủ lạnh.
Làm Đại sứ ở Triều Tiên, chính tôi cũng kiêm luôn việc bếp núc, chuẩn bị tiệc chiêu đãi cho sứ quán. Mỗi lần có tiệc chiêu đãi, tôi phải chuẩn bị hàng tháng trước, đi Trung Quốc mua thức ăn. Đến ngày mở tiệc chiêu đãi thì hôm trước anh em trong Sứ quán dọn vệ sinh. Tôi viết và tự dịch diễn văn, dịch xong thì xuống làm bếp. Mà trong các tiệc chiêu đãi của Đại sứ quán Việt Nam không thể thiếu món nem, chuẩn bị thức ăn thì có thể từ vài tháng nhưng nem thì phải lúc gần tiệc chiêu đãi mới rán. Tôi phải che chắn thật kỹ để mùi nem không bám vào đầu tóc quần áo. Xong xuôi lại tháo ra, trang điểm đi xuống đón khách, đọc diễn văn. Kết thúc tiệc chiêu đãi thì lại thay áo dài ra ra đi lau bếp.
Từ năm 1994, khi còn là Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam tại Triều Tiên, tôi cũng không ít lần phải đi "chợ đen" mua đồ. Có một chuyện, nhỏ thôi, mà tôi nhớ mãi. Một lần, tôi đang đi bộ thì một người phụ nữ bước qua tôi, hỏi thoảng rất nhỏ:
- "Có mua cá không?"
- "Cá gì?" - Tôi đáp lại
- "Cá chép"
- "Mấy kg? Giá bao nhiêu?"
Sau khi hỏi giá xong xuôi, người phụ nữ đấy lững thững đi vào nhà vệ sinh, tôi đi theo. Bên trong nhà vệ sinh, bà ấy trút cá vào túi của tôi xong đi ra. Một lúc sau, tôi cũng đi ra với con cá chép ở trong túi.
Sau này, đến khi làm Đại sứ thì tôi không còn phải đi mua hàng ở chợ dân nữa mà chỉ nuôi gà, trồng rau trong sứ quán để có thêm nguồn thực phẩm.
Họ đề nghị mình viện trợ lương thực. Mình lúc thì tặng, lúc thì họ mua trả sau. Qua những chuyện đấy bạn cũng hiểu tấm lòng của mình.
Năm 2000, khi tôi nhận nhiệm vụ Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên, mặc dù nạn lụt đã qua nhưng Triều Tiên vẫn còn rất khó khăn. Ở ngoài đường không có điện, đèn pha ô tô chiếu đến ở đâu thì ở đó sáng, đoàn đón tôi về Đại sứ quán phải dùng đèn pin soi cho tôi đi. Về đến sứ quán thì anh em phải đốt đèn cầy tôi mới lên được phòng.
Ở Triều Tiên, muốn mua gì cũng khó. Triều Tiên bị cấm vận, không được tiêu USD mà chỉ được tiêu bằng tiền Thụy Sĩ. Tôi và anh em Sứ quán cứ 3 tháng một lần lại sang Bắc Kinh nhận kinh phí cho Đại sứ quán từ trong nước gửi sang. Nhân dịp đấy, chúng tôi tranh thủ mua hàng cho cơ quan, từ cái nút phích, dây buộc đồ cho đến bát, đĩa, nồi, niêu, thịt thì tích trữ trong tủ lạnh.
Làm Đại sứ ở Triều Tiên, chính tôi cũng kiêm luôn việc bếp núc, chuẩn bị tiệc chiêu đãi cho sứ quán. Mỗi lần có tiệc chiêu đãi, tôi phải chuẩn bị hàng tháng trước, đi Trung Quốc mua thức ăn. Đến ngày mở tiệc chiêu đãi thì hôm trước anh em trong Sứ quán dọn vệ sinh. Tôi viết và tự dịch diễn văn, dịch xong thì xuống làm bếp. Mà trong các tiệc chiêu đãi của Đại sứ quán Việt Nam không thể thiếu món nem, chuẩn bị thức ăn thì có thể từ vài tháng nhưng nem thì phải lúc gần tiệc chiêu đãi mới rán. Tôi phải che chắn thật kỹ để mùi nem không bám vào đầu tóc quần áo. Xong xuôi lại tháo ra, trang điểm đi xuống đón khách, đọc diễn văn. Kết thúc tiệc chiêu đãi thì lại thay áo dài ra ra đi lau bếp.
Từ năm 1994, khi còn là Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam tại Triều Tiên, tôi cũng không ít lần phải đi "chợ đen" mua đồ. Có một chuyện, nhỏ thôi, mà tôi nhớ mãi. Một lần, tôi đang đi bộ thì một người phụ nữ bước qua tôi, hỏi thoảng rất nhỏ:
- "Có mua cá không?"
- "Cá gì?" - Tôi đáp lại
- "Cá chép"
- "Mấy kg? Giá bao nhiêu?"
Sau khi hỏi giá xong xuôi, người phụ nữ đấy lững thững đi vào nhà vệ sinh, tôi đi theo. Bên trong nhà vệ sinh, bà ấy trút cá vào túi của tôi xong đi ra. Một lúc sau, tôi cũng đi ra với con cá chép ở trong túi.
Sau này, đến khi làm Đại sứ thì tôi không còn phải đi mua hàng ở chợ dân nữa mà chỉ nuôi gà, trồng rau trong sứ quán để có thêm nguồn thực phẩm.
Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương là chuyến thăm đáp lễ chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Kim Young Nam hồi tháng 7/2001. Sẽ có nhiều người thắc mắc là tại sao lại có chuyện Chủ tịch nước đáp lễ một chuyến thăm của Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội?
Nguyên nhân của việc "không giống ai" này là do ông Kim Nhật Thành là Chủ tịch vĩnh viễn nên các vị trí lãnh đạo Đảng như Tổng Bí thư thì có thể thay thế nhưng Chủ tịch thì không. Khi ông Kim Nhật Thành qua đời, chức Chủ tịch bỏ trống.
Sau khi ông Kim Nhật Thành từ trần, trong Quốc thư gửi đi các nước vẫn có tên của ông. Còn về giao tiếp quốc tế, Hội đồng Quốc phòng Triều Tiên - cơ quan lãnh đạo về mặt Nhà nước - đã cử Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội làm nhiệm vụ đối ngoại cấp nhà nước, tiếp đại sứ các nước, cử đại sứ và gặp các nước, hay có các chuyến thăm trên danh nghĩa Chủ tịch nước.
Tháng 7/2001, Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên sang thăm ta. Năm sau thì Chủ tịch nước mình thăm bạn. Tất nhiên, quan hệ của mình lúc đó tốt thì mới có chuyến thăm như vậy. Năm đó ông Kim Jong Il mời Chủ tịch Trần Đức Lương xem đồng diễn thể dục Mass Game và còn có nhã ý muốn mời Chủ tịch nước ta mùa hè năm sau sang xem tiếp.
Tuy nhiên, còn một điều đặc biệt mà ít người biết, đó là chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương năm ấy không chỉ làm nồng ấm lại quan hệ hai nước, mà còn đem lại cơ hội nối lại mối duyên của một chàng trai Việt Nam và một cô gái Triều Tiêu sau 31 năm chờ đợi.
Nhiều thập kỷ trước, Phạm Ngọc Cảnh là một du học sinh ngành hóa ở Thành phố Hàm Hưng, Triều Tiên. Trong một lần đi thực tập, Cảnh vô tình quen biết một cô gái Triều Tiên đang làm kỹ thuật tại nơi anh thực tập. Cô gái Ri Yong Hui mang nét dịu dàng đặc trưng của những cô gái Triều Tiên. Đến bây giờ, sau nhiều năm bà Ri vẫn còn rất đẹp.
Hai người yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Lần đầu tiên nhìn thấy cô gái Ri Yong Hui, anh Cảnh đã nghĩ, phải lấy cô gái này làm vợ. Nhưng vì những quy định khắt khe thời ấy, hai người chỉ dám giữ kín tình cảm trong lòng.
Năm 1973, chàng thanh niên Phạm Ngọc Cảnh về nước, ôm mối tình vô vọng. Sau này, năm 1978, anh Cảnh có cơ hội quay trở lại Triều Tiên và đến tìm Ri Yong Hui.
Hai người cùng nói với nhau, là chỉ có thể nhớ nhau trong tâm tưởng mà thôi, và cả hai đều quyết định không lấy người nào khác.
Nhưng số phận lại thử thách tình yêu của hai người một lần nữa. Khoảng năm 1994, Triều Tiên gặp phải nạn lụt nặng. Người dân lâm vào cảnh thiếu thốn lương thực trong mấy năm liền. Khi anh Cảnh nhờ người dò hỏi thông tin của cô Ri thì hay tin là cô đã mất. Anh đau đớn vô cùng. Nhưng thực ra, người mất khi ấy là mẹ và em gái cô Ri. Chỉ vì thông tin khó khăn mà có sự hiểu lầm này. Còn cô Ri, giống như nhiều người Triều Tiên khác ở vùng bị ảnh hưởng của thiên tai khi đó, cô cũng phải rời khỏi quê nhà đi sơ tán. Cô sống sót nhưng hai người cũng mất liên lạc từ đó.
Sau này may mắn là một người bạn Triều Tiên đáng tin cậy tìm được thông tin của cô Ri và báo với Cảnh. Người này cũng hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của hai người nên đã nhận làm người gửi những bức thư của anh Cảnh đến cô Ri.
Những bức thư tình lúc ấy phải hết sức bí mật: Phải dùng đúng loại phong bì dùng trong nội bộ Triều Tiên, viết bằng tiếng Triều Tiên, và với những nội dung thật khô khan để tránh sự nghi ngờ, bởi trong hoàn cảnh lúc ấy ở Triều Tiên, chuyện có tình cảm với người nước ngoài vẫn bị coi như một điều cấm kỵ. Thế nhưng chỉ cần đọc được những câu từ đơn giản như "Chào đồng chí, Đồng chí thế nào? Tôi vẫn khỏe" là hai người đã trào nước mắt vì nhận ra nhau.
Năm 1997, biết được chuyện này, Bộ trưởng Ngoại giao ta là ông Nguyễn Mạnh Cầm đã từng đặt vấn đề với phía Triều Tiên, nhưng phía bạn chưa trả lời.
5 năm sau, khi Chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm, nhân quan hệ hai nước đang tiến triển khá nhanh sau một thời gian trầm lắng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên nhắc lại câu chuyện này với người đồng cấp phía Triều Tiên. Nhưng ông chỉ đề cập đến việc anh Cảnh mong muốn được gặp mặt, thăm hỏi cô Ri chứ không hề nhắc đến chuyện kết hôn.
Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương diễn ra vào đầu tháng 5/2002 thì đến tháng 9/2002, Sứ quán Triều Tiên ở Hà Nội thông báo cho Bộ Ngoại giao của ta là phía Triều Tiên đã đồng ý. Nhận được tin, anh Cảnh sắp xếp để sang Triều Tiên, đồ đạc mang theo chỉ có một bộ comple, một mảnh vải may áo Hanbok tặng cho cô Ri cùng với một niềm tin mong manh.
Cuối cùng, vào cuối tháng 10 năm đó, hai người được gặp lại nhau sau hàng chục năm xa cách. Địa điểm là một khách sạn ở thành phố Bình Nhưỡng.
Triều Tiên lúc đó vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thiếu năng lượng. Khách sạn này có tên là Thanh niên, cao tầng nhưng tối om, chỉ ở sảnh là có đèn. Tôi và một tham tán của Đại sứ quán ta tại Triều Tiên phải soi đèn pin, mọi người mới dò dẫm đi được.
Anh Cảnh đến trước, một lúc sau cô Ri đến, hai người ôm nhau chầm lấy nhau, òa khóc. Đến lúc này, sự chờ đợi của hai người đã là 31 năm.
Cảnh tượng khi ấy khiến cho mọi người chứng kiến ở cả phía Việt Nam và Triều Tiên đều thương cảm.
Ngày hôm sau, tôi mời một số bạn bè Triều Tiên đã giúp cho hai người đến được với nhau tới Sứ quán ta để cảm ơn, cũng là làm một cái lễ nhỏ của nhà gái để tiễn cô Ri sang Việt Nam trước sự có mặt của quan chức Triều Tiên. Hôm đó, anh em Sứ quán ta cũng mua được con gà ở chợ dân, cùng ít bánh kẹo để tổ chức lễ trao nhẫn cho hai người.
Niềm hạnh phúc này quá lớn và bất ngờ, nên cả anh Cảnh và cô Ri đều vẫn chưa dám tin. Sau này, một vị tham tán Đại sứ quán Cuba cùng có mặt trên chuyến tàu từ Bình Nhưỡng về Bắc Kinh kể lại, trên suốt chuyến tàu, cô Ri Yong Hui ngồi nép vào một chỗ, không dám nói, dám cười, dường như cô sợ niềm hạnh phúc mới chớm nở có thể tan vỡ bất cứ lúc nào. Chỉ đến khi tàu tiến qua biên giới Trung - Triều, Ri Yong Hui mới tin đó là sự thật.
Chuyện tình xa cách 31 năm của cặp đôi Việt - Triều nếu đặt trong bối cảnh hiện tại thì ít người hiểu hết được. Cái kết có hậu của mối tình không chỉ là thành quả của những yêu thương chờ đợi, của những lá thư khô khan suốt nhiều năm trời và tình yêu bền chặt, mà còn là kết quả từ những tiến triển tốt đẹp trong quan hệ hai nước.
Và đến năm nay, cuối cùng, hai nước chúng ta lại có một chuyến thăm chính thức sau 6 thập kỷ kể từ khi Chủ tịch Kim Nhật Thành đến thăm Việt Nam.
Nguyên nhân của việc "không giống ai" này là do ông Kim Nhật Thành là Chủ tịch vĩnh viễn nên các vị trí lãnh đạo Đảng như Tổng Bí thư thì có thể thay thế nhưng Chủ tịch thì không. Khi ông Kim Nhật Thành qua đời, chức Chủ tịch bỏ trống.
Sau khi ông Kim Nhật Thành từ trần, trong Quốc thư gửi đi các nước vẫn có tên của ông. Còn về giao tiếp quốc tế, Hội đồng Quốc phòng Triều Tiên - cơ quan lãnh đạo về mặt Nhà nước - đã cử Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội làm nhiệm vụ đối ngoại cấp nhà nước, tiếp đại sứ các nước, cử đại sứ và gặp các nước, hay có các chuyến thăm trên danh nghĩa Chủ tịch nước.
Tháng 7/2001, Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên sang thăm ta. Năm sau thì Chủ tịch nước mình thăm bạn. Tất nhiên, quan hệ của mình lúc đó tốt thì mới có chuyến thăm như vậy. Năm đó ông Kim Jong Il mời Chủ tịch Trần Đức Lương xem đồng diễn thể dục Mass Game và còn có nhã ý muốn mời Chủ tịch nước ta mùa hè năm sau sang xem tiếp.
Tuy nhiên, còn một điều đặc biệt mà ít người biết, đó là chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương năm ấy không chỉ làm nồng ấm lại quan hệ hai nước, mà còn đem lại cơ hội nối lại mối duyên của một chàng trai Việt Nam và một cô gái Triều Tiêu sau 31 năm chờ đợi.
Nhiều thập kỷ trước, Phạm Ngọc Cảnh là một du học sinh ngành hóa ở Thành phố Hàm Hưng, Triều Tiên. Trong một lần đi thực tập, Cảnh vô tình quen biết một cô gái Triều Tiên đang làm kỹ thuật tại nơi anh thực tập. Cô gái Ri Yong Hui mang nét dịu dàng đặc trưng của những cô gái Triều Tiên. Đến bây giờ, sau nhiều năm bà Ri vẫn còn rất đẹp.
Hai người yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Lần đầu tiên nhìn thấy cô gái Ri Yong Hui, anh Cảnh đã nghĩ, phải lấy cô gái này làm vợ. Nhưng vì những quy định khắt khe thời ấy, hai người chỉ dám giữ kín tình cảm trong lòng.
Năm 1973, chàng thanh niên Phạm Ngọc Cảnh về nước, ôm mối tình vô vọng. Sau này, năm 1978, anh Cảnh có cơ hội quay trở lại Triều Tiên và đến tìm Ri Yong Hui.
Hai người cùng nói với nhau, là chỉ có thể nhớ nhau trong tâm tưởng mà thôi, và cả hai đều quyết định không lấy người nào khác.
Nhưng số phận lại thử thách tình yêu của hai người một lần nữa. Khoảng năm 1994, Triều Tiên gặp phải nạn lụt nặng. Người dân lâm vào cảnh thiếu thốn lương thực trong mấy năm liền. Khi anh Cảnh nhờ người dò hỏi thông tin của cô Ri thì hay tin là cô đã mất. Anh đau đớn vô cùng. Nhưng thực ra, người mất khi ấy là mẹ và em gái cô Ri. Chỉ vì thông tin khó khăn mà có sự hiểu lầm này. Còn cô Ri, giống như nhiều người Triều Tiên khác ở vùng bị ảnh hưởng của thiên tai khi đó, cô cũng phải rời khỏi quê nhà đi sơ tán. Cô sống sót nhưng hai người cũng mất liên lạc từ đó.
Sau này may mắn là một người bạn Triều Tiên đáng tin cậy tìm được thông tin của cô Ri và báo với Cảnh. Người này cũng hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của hai người nên đã nhận làm người gửi những bức thư của anh Cảnh đến cô Ri.
Những bức thư tình lúc ấy phải hết sức bí mật: Phải dùng đúng loại phong bì dùng trong nội bộ Triều Tiên, viết bằng tiếng Triều Tiên, và với những nội dung thật khô khan để tránh sự nghi ngờ, bởi trong hoàn cảnh lúc ấy ở Triều Tiên, chuyện có tình cảm với người nước ngoài vẫn bị coi như một điều cấm kỵ. Thế nhưng chỉ cần đọc được những câu từ đơn giản như "Chào đồng chí, Đồng chí thế nào? Tôi vẫn khỏe" là hai người đã trào nước mắt vì nhận ra nhau.
Năm 1997, biết được chuyện này, Bộ trưởng Ngoại giao ta là ông Nguyễn Mạnh Cầm đã từng đặt vấn đề với phía Triều Tiên, nhưng phía bạn chưa trả lời.
5 năm sau, khi Chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm, nhân quan hệ hai nước đang tiến triển khá nhanh sau một thời gian trầm lắng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên nhắc lại câu chuyện này với người đồng cấp phía Triều Tiên. Nhưng ông chỉ đề cập đến việc anh Cảnh mong muốn được gặp mặt, thăm hỏi cô Ri chứ không hề nhắc đến chuyện kết hôn.
Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương diễn ra vào đầu tháng 5/2002 thì đến tháng 9/2002, Sứ quán Triều Tiên ở Hà Nội thông báo cho Bộ Ngoại giao của ta là phía Triều Tiên đã đồng ý. Nhận được tin, anh Cảnh sắp xếp để sang Triều Tiên, đồ đạc mang theo chỉ có một bộ comple, một mảnh vải may áo Hanbok tặng cho cô Ri cùng với một niềm tin mong manh.
Cuối cùng, vào cuối tháng 10 năm đó, hai người được gặp lại nhau sau hàng chục năm xa cách. Địa điểm là một khách sạn ở thành phố Bình Nhưỡng.
Triều Tiên lúc đó vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thiếu năng lượng. Khách sạn này có tên là Thanh niên, cao tầng nhưng tối om, chỉ ở sảnh là có đèn. Tôi và một tham tán của Đại sứ quán ta tại Triều Tiên phải soi đèn pin, mọi người mới dò dẫm đi được.
Anh Cảnh đến trước, một lúc sau cô Ri đến, hai người ôm nhau chầm lấy nhau, òa khóc. Đến lúc này, sự chờ đợi của hai người đã là 31 năm.
Cảnh tượng khi ấy khiến cho mọi người chứng kiến ở cả phía Việt Nam và Triều Tiên đều thương cảm.
Ngày hôm sau, tôi mời một số bạn bè Triều Tiên đã giúp cho hai người đến được với nhau tới Sứ quán ta để cảm ơn, cũng là làm một cái lễ nhỏ của nhà gái để tiễn cô Ri sang Việt Nam trước sự có mặt của quan chức Triều Tiên. Hôm đó, anh em Sứ quán ta cũng mua được con gà ở chợ dân, cùng ít bánh kẹo để tổ chức lễ trao nhẫn cho hai người.
Niềm hạnh phúc này quá lớn và bất ngờ, nên cả anh Cảnh và cô Ri đều vẫn chưa dám tin. Sau này, một vị tham tán Đại sứ quán Cuba cùng có mặt trên chuyến tàu từ Bình Nhưỡng về Bắc Kinh kể lại, trên suốt chuyến tàu, cô Ri Yong Hui ngồi nép vào một chỗ, không dám nói, dám cười, dường như cô sợ niềm hạnh phúc mới chớm nở có thể tan vỡ bất cứ lúc nào. Chỉ đến khi tàu tiến qua biên giới Trung - Triều, Ri Yong Hui mới tin đó là sự thật.
Chuyện tình xa cách 31 năm của cặp đôi Việt - Triều nếu đặt trong bối cảnh hiện tại thì ít người hiểu hết được. Cái kết có hậu của mối tình không chỉ là thành quả của những yêu thương chờ đợi, của những lá thư khô khan suốt nhiều năm trời và tình yêu bền chặt, mà còn là kết quả từ những tiến triển tốt đẹp trong quan hệ hai nước.
Và đến năm nay, cuối cùng, hai nước chúng ta lại có một chuyến thăm chính thức sau 6 thập kỷ kể từ khi Chủ tịch Kim Nhật Thành đến thăm Việt Nam.
Thái Kế Toại (Theo Soha)
No comments:
Post a Comment