Saturday, August 31, 2024

Toán có nên dễ không,

  1. Tôi hiểu và và đồng ý với GS Ngô Bảo Châu là Toán không nên dễ hơn mức cần thiết. Và về mặt logic không có gì phải bàn luận hay tranh cãi về việc cái gì đó không nên thế nào đó hơn hay kém mức cần thiết vì hiển nhiên đúng

     2. Tuy nhiên ẩn ý mà GS định truyền đạt và (có thể khác) với cách mọi người hiểu là cái chúng ta có thể và nên bàn.  Dù sao GS Châu cũng là người có ảnh hưởng tới dư luận trong mọi vấn đề kể cả tu thiền, thời trang, đạo đức. Vì thế, nếu có hiểu lầm tí chút sẽ gây ra tác động lớn.

    3. Học Toán là một việc, học giải quyết  bài toán khó, phức tạp là việc khác. Đương nhiên không chỉ học Toán, học bất cứ thứ gì đều cần thách thức, không thể nhác nhớm, dễ dãi. Điều đó GS Châu nói không hề sai.

    4. Tuy nhiên, nếu chúng ta học Toán không để làm Toán, câu chuyện sẽ tinh tế hơn. Liệu chúng ta có cần rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề, đối phó với khó khăn bằng giải các bài toán khó? Liệu Toán có phải là thứ duy nhất mà chúng ta có thể dùng để luyện năng lực giải quyết vấn đề? Hơn nữa chúng ta cũng có trăm ngàn vấn đề kỹ thuật, chuyên ngành cần giải quyết để luyện năng lực vượt khó, cần gì phải đi đường vòng.

    5. Theo tôi đối với các ngành ứng dụng Toán như kinh tế, kỹ thuật, khoa học xã hội, học Toán phải gây cảm hứng và kết nối với đời sống. Nếu Toán quá khó, trừu tượng và chỉ liên hệ với khái niệm nội tại của chính nó thì không thể gây cảm hứng cho những người không định làm Toán. Trừ những người không có khả năng, những người chọn các ngành khác là vì họ đã có đam mê khác Toán, không thể lấy mọi điều mà nhà Toán học thấy đắc ý để rao giảng cho họ.

    6. Cá nhân tôi có nghề chính là vật lý lý thuyết nên học Toán rất cơ bản, có thể biết nhiều Toán hơn một người làm Toán trung bình khá. Nhưng trong nghề thứ hai là CNTT, tôi thấy không nhất thiết phải học Toán theo cách đó. Ngành này tự nó đã có đủ vấn đề khó để rèn luyện kỹ năng giải quyêt vấn đề. Toán cho CNTT không cần quá khó, chỉ tập trung vào một số môn nhất định. Chẳng hạn, chủ yếu CNTT cần đến các thuật toán, có thể cải tiến chút ít nếu tiện. Các vấn đề liên quan tới sáng tạo ra thuật toán mới xin để dành cho các nhà làm toán ứng dụng. Vì vậy, khi phát triển một công nghệ mới tôi sẽ ưu tiên tìm kiếm các thuật toán có sẵn. Nếu không đáp ứng yêu cầu về tốc độ, hiệu năng, tôi sẽ tìm các giải pháp liên quan tới phần cứng, song song hóa.  Trừ trường hợp may mắn, việc tìm ra các thuật toán mới đòi hỏi công sức, kỹ năng,  thời gian và sẽ không bổ ích gì cho mục tiêu công nghệ trước mắt. Đi nghiên cứu những vấn đề này có nghĩa là để ý tưởng công nghệ trở thành cũ, và cơ hội  thị trường sẽ qua đi.

   7. Nói như thế không có nghĩa là các nhà CNTT đặc biệt các nhà khoa học máy tính không thể giải các bài toán khó hay không thể phát minh các thuật toán mới. Tuy nhiên, các thành công như thế hoàn toàn không được đảm bảo bằng cách luôn cố giải quyết các bài toán thuần tuý khó về mặt Toán học. Và tôi tin rằng nên dạy Toán dễ cho người làm ứng dụng như kinh tế kỹ thuật, khoa học xã hội, thậm chí cả cho những người sẽ đi về chuyên ngành toán trong giai đoạn mới bắt đầu. Cách này chú trọng gây cảm hứng và không để cái khó ngăn cản tư duy sáng tạo. Và nói như vậy hoàn toàn không mâu thuẫn với GS Châu về mặt nội dung, cho dù hình thức có vẻ hơi ngược lại.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Friday, August 30, 2024

Chiến tranh thông tin và Tác chiến điện tử

Chiến tranh Việt Nam đã mang lại cho người Mỹ hai món quà quý giá. Món quà thứ nhất là "Chiến tranh thông tin", và món quả thứ hai là "Tác chiến điện tử". 

Chiến tranh thông tin là tìm cách thay đổi nhận thức của số đông người dân, làm cho họ mất khả năng nhận biết ra sự thật, khiến họ hoang mang mà dẫn đến biểu tình náo loạn buộc chính quyền phạm sai lầm, thậm chí bị lật đổ. "Tổng tấn công Mậu Thân 68" là cuộc chiến tranh Thông Tin đầu tiên trong toàn bộ lịch sử của nhân loại, và nó được thực hiện thành công! 

Cụ thể như sau. 

Do có năng lực kinh tế lớn nên Mỹ thực thi chiến lược xây dựng các khu định cư cho nông dân. Bằng cách này Mỹ sẽ phân tách người dân miền Nam ra khỏi quân đội chủ lực Bắc Việt. Bộ đội Bắc Việt vào tới miền Nam thì đồn trú ở trong rừng. Hậu cần và trinh sát thường là phụ thuộc vào người dân địa phương. Việc thực thi kế hoạch Bình Định và việc đánh phá các tuyến đường tiếp tế (hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh -- Binh đoàn 559 được Bác Hồ cho thành lập tháng 5 năm 59. Đây là binh đoàn có nhiệm vụ xây dựng và vận chuyển quân cũng như lương thực, trang thiết bị vũ khí từ Bắc vào Nam) đã khiến cho các đơn vị chủ lực của Bắc Việt bị cô lập ở trong rừng sâu. Vào thời điểm này Trung Quốc và Liên Xô đánh nhau lớn ở biên giới. Trung Quốc ngừng hoàn toàn tiếp viện cho Bắc Việt Nam. Các chuyến tàu tiếp viện tới từ Liên Xô bị Trung Quốc chặn lại. 

Ở bước đường cùng "cá nằm trong lưới", vào năm 1968 Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp được đưa ra nước ngoài dưỡng bệnh, Lê Duẩn ra lệnh thực hiện tổng tấn công. Đó là trận tổng tấn công mang tên "Tổng tấn công Mậu Thân 68". Đây là sự kiện bất đắc dĩ, không đánh cũng chết, mà đánh thì rõ ràng là chết. "Tổng tấn công Mậu Thân 68" đã khiến cho lực lượng Giải Phóng bị thiệt hại nặng. Toàn bộ các quân đoàn chủ lực của Bắc Việt ém ở các vùng rừng núi bị quân Mỹ và quân Ngụy Sài Gòn đánh cho tan nát. Tất cả các lực lượng thân Cộng Sản Bắc Việt nằm vùng bị bại lộ, bị tiêu diệt, và bị bắt nhốt tù. 

Tuy nhiên vào thời gian ấy, nhằm giành thị phần người xem (để quảng cáo lấy tiền), các hãng truyền thông của Mỹ đã đua nhau đưa tin chiến sự "Mậu Thân 68". Cứ vài phút một lần các ti vi của Mỹ lại đưa đi đưa lại clip "Lực lượng Việt Cộng đánh chiếm Đại Sứ Quán Mỹ". Tiếng trực thăng cặp... cặp... cặp... cặp, gây ra cảm giác hoảng hốt, cứ như là chiến tranh lan tới Mỹ. Điều này đã khiến cho các đối tượng trốn lính và những kẻ vô gia cư tạo ra các cuộc tuần hành phản đối chiến tranh. Các cuộc tuần hành bùng phát trên khắp nước Mỹ. Người dân Mỹ nghi ngờ sự trung thực của chính quyền Mỹ trong việc thực thi chiến tranh ở Việt Nam. Hạ Viện và Thượng Viện Mỹ đã buộc chính quyền Mỹ chấm dứt chiến tranh. 

Như thế Mỹ đã thua do không thể ngờ được đòn đánh lại từ sức mạnh tổng hợp. Mỹ đã nhanh chóng học được công nghệ Chiến Tranh Thông Tin và vận dụng thành công ở dạng cách mạng Màu, và đã lật đổ được chính quyền ở hàng loạt các nước, trong đó có các nước XHCN Đông Âu.  

Khái niệm tác chiến điện tử xuất hiện khi máy bay Mỹ bị lính Bắc Việt sử dụng tên lửa của Liên Xô bắn cho rơi quá nhiều. Vào thời gian giữa những năm 60 của thế kỷ trước, cứ thấy chớp tên lửa bắn lên là phi công Mỹ bấm nút nhảy dù, vì không có đủ thời gian suy nghĩ. Máy bay Mỹ bị bắn rơi quá dễ và nhiều tới mức các tỉnh thành tính chuyện đếm máy may bay vào tỉnh mình để khai báo số máy bay rơi. Trước bối cảnh như vậy người Mỹ đưa ra ý đồ "tác chiến điện tử". Trên thực tế thì bản thân tác chiến điện tử cũng là một khái niệm mới. Vào thời gian đầu người Mỹ hình dung nó gồm 4 công đoạn. Công đoạn thứ nhất là thu thập dữ liệu thực tế, công đoạn thứ hai là truyền về trung tâm tính toán để xử lý dữ liệu, công đoạn thứ ba là đưa ra phương án tối ưu và truyền phương án tới phi công, và công đoạn cuối cùng là do chính phi công quyết định. Tất cả các công đoạn được tiến hành song song để có thể trợ giúp tốt nhất cho phi công.

Vào cuối những năm 60, các nhà khoa học Việt Nam và Liên Xô đã nhận thấy có mạch tích hợp trên các máy bay Mỹ bị rơi. Tuy nhiên nó chưa phải là các vi mạch có hiệu năng tính toán cao như ngày nay. Do có công nghệ thông tin mà khái niệm tác chiến điện tử ngày nay đã có nhiều thay đổi. Thời gian truyền tin qua mạng Internet vệ tinh rất nhanh, gần như thời gian thực, và công nghệ tính toán quá nhanh, đã tạo ra một phương pháp cho phép giải các bài toán tìm vị trí tên lửa bắn ra từ việc so sánh các bức ảnh chụp địa hình. Các bức ảnh chụp địa hình được chụp và gửi về máy tính lớn liên tục trong khoảng 1/1000 giây mỗi bức. Các bức ảnh này được so sánh liên tục với nhau để tìm điểm khác biệt. Từ chuỗi các điểm khác biệt theo thời gian này mà người ta phát hiện ra vị trí tên lửa vừa được phóng ra. Việc so sánh được thực hiện bằng lệnh XOR cho mọi bit. Các tính toán đơn giản này cho phép thực hiện song song. Nó là tư tưởng của hệ thống vi xử lý GPU. Khác với CPU, cấu trúc của GPU dựa trên việc cung cấp tài nguyên cho các tiến trình chạy song song. Ngoài ra các phép toán số học được đơn giản hóa với độ chính xác chỉ tới 32 bít nhưng thời gian tính nhanh gấp nhiều lần các thanh ghi dịch ở CPU. Do có cấu trúc song song chuẩn nên các GPU có thể ghép song song với nhau để thực hiện vệc cùng tính toán.

 

Vào tháng 3 năm 2014, Nvidia đưa ra cấu trúc bộ xử lý đa luồng, thế hệ Pascal. Cấu trúc Pascal là đóng gói bao gồm 128 lõi CUDA, trong khi Maxwell có 128, Kepler 192, Fermi 32 và Tesla chỉ có 8 lõi CUDA. GPU Pascal được thiết kế trên công nghệ 14nm và sử dụng CUDA Cores làm công nghệ chính trong việc xử lý pixel và Rasterization. Volta (2017) kế thừa kiến trúc GPU Pascal dựa trên công nghệ 12nm. Turing là sự kế thừa của kiến trúc GPU Volta. Turing GPU được xây dựng trên công nghệ FinFET 12nm và hỗ trợ bộ nhớ GDDR6 hoạt động ở tốc độ rất cao. Tensor Cores trong Turing GPU được thiết kế đặc biệt cho Artificial Intelligence (AI) và Deep Learning để thực hiện các loại tính toán phức tạp khác nhau. CUDA hỗ trợ tới 16 nghìn tỷ phép toán điểm động song song với 16 nghìn tỷ phép tính nguyên trong mỗi giây. 

Như vậy nền tảng cơ bản của GPU là cấu trúc đảm bảo cho việc tính toán song song của nhiều tiến trình (thread) có chương trình giống nhau. Lẽ đương nhiên đây không phải là cấu trúc VLSI-Very Large Scale Integration (tích hợp quy mô rất lớn) hàng triệu đến hàng tỷ phần tử đơn giản mà là cấu trúc có rất nhiều vi xử lý cho phép chạy song song các thread. GPU được tối ưu để các tiến trình (thread) có thể sử dụng bộ nhớ chung cũng như tận dụng hết tài nguyên tính toán. Khi cần tăng tốc độ tính cũng như khả năng phục vụ người ta chỉ cần cắm thêm GPU vào bảng mạch. Trong chiến tranh hiện đại, mỗi thiết bị, ví dụ như drone được thể hiện là một thread trong hệ thống máy tính chủ. Mỗi thread có thể chạy một trình khác nhau và thậm chí chúng có thể có cơ chế trí tuệ nhân tạo. Các drone tham gia tác chiến theo nhiệm vụ chung. Chúng có thể trực tiếp tấn công mục tiêu, hay trinh sát. Mặc dù các drone bay ngoài thực địa nhưng cuộc chiến lại xảy ra ở bên trong máy chủ, hay cụ thể hơn là hệ thống các GPU. Hiện nay tác chiến bày đàn đang là chủ đề nóng hổi. Mỗi một máy bay hay tàu chiến có thể có một đàn drone hàng chục, hàng trăm hay hàng nghìn chiếc, hộ tống để từ xa có thể thực hiện được các nhiệm vụ nguy hiểm. Các drone của nhiều máy bay khác nhau cũng có thể phối hợp với nhau thành bầy đàn. Tất cả sự kiện này được thể hiện bên trong bộ não của máy chủ được các GPU liên kết với nhau. 

Công nghệ vi mạch của Nga đang kém so với Phương Tây. Đây là nguyên nhân vì sao công nghệ lập trình của Nga không thể đáp ứng được các vụ tấn công hay chống lại các cuộc tấn công bầy đàn.  

Người Nga có lẽ đang cảm nhận được sự khó của việc mấy chục năm qua đã dừng việc phát triển công nghệ vi mạch. Thời gian để cho Nga đạt được các thành công trong công nghệ vi mạch, trong bối cảnh bị bao vây triệt để, là rất nhiều năm.

Nguyen Le Anh

Thursday, August 29, 2024

Mùa Thu rồi

Nhân tiết mưa ngâu, mùa thu cách mạng và phong trào chửi bùng phát, nhìn gió heo may, nhớ các cô hồn, cảm nỗi đau nhân thế, bất giác cầm bút...

Tính cách mạng của chửi 

    “Hắn vừa đi vừa chửi.” Thầy giáo dạy văn của tôi, một thương binh giải ngũ, gầy gò nhỏ bé, nhưng ý chí cứng như thép, phảng phất Pavel Kortsaghin, nói rằng việc Chí Phèo chửi biểu thị điều kiện cách mạng đã chín muồi. Như vậy có nghĩa chửi là nhà tiên tri cách mạng. Chí ít nó cũng có hơi thở của cách mạng và hồn phách của tính giai cấp. 

    Không được nhầm lẫn chửi với phê phán, một tàn tích của bọn tư sản như Descartes, Voltaire, Russeau. Phê phán quá nhiều lý sự, lằng nhằng mất thì giờ của bọn ăn không ngồi rồi, vạch vôi tìm lá, nói chuyện viển vông, vòng vo vu khoát, không đi vào vấn đề. Về mặt tu từ học, phê phán cũng rất thiếu sáng tạo, chỉ một lối tam đoạn luận chán ngắt. Chửi sử dụng các thể ngoa dụ, so sánh, hình ảnh phong phú, âm thanh, mùi vị khá mạnh mẽ, xóc óc và sặc sụa. Trong khi phê phán không có một tý nhiệt huyết nào, chửi cho thấy hừng hực khí thế như nước triều dâng, như sắp thành dòng thác cuốn phăng bọn dám cả gan giơ càng bọ ngựa chống trời. Văn chương chửi cũng biểu lộ khí thế hào sảng, mời đủ món ăn lạ, nem công chả phượng tay gấu gân hổ quá thường. Chửi lại mang tính duy vật lịch sử, đến mấy thế hệ cụ kị tổ tiên cụ tiên của người ta cũng không quên mời về dự tiệc.

     Cũng không được nhầm chửi với lối văn grotesque của bọn văn sĩ bế tắc phương Tây hậu hiện đại, nhằm gây những ấn tượng cho những ý niệm thối tha của chúng. Chửi dùng các khái niệm phồn thực bắt đầu từ văn hoá dân gian, có tư tưởng nguyên khôi, chỉ có chửi mới có thể động tới tim óc của công nông và cốt cán.

    Tuy hung hăng nhưng chửi có nguồn gốc rất nhân bản là nỗi sợ hãi từ các nguyên nhân khác nhau kể cả sợ thấy là mình sai, không chắc ở điều mình đang theo đuổi. Khoa học đã chứng minh khi con chó sủa, sự sợ hãi và tính hung hãn đều tăng vọt cộng hưởng với nhau phá vỡ quan hệ nhân quả đến mức không thể xác định hung hãn và sợ hãi cái nào là nguồn cội chính. Và cả hai cái đó thường xuất hiện trong trạng thái vô ý thức, hoặc do dùng chất kích thích để lu mờ ý thức hoặc vốn hoàn toàn không có tý ý thức nào.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Wednesday, August 28, 2024

Biên giới Zion (3)

Bản chất của nhà nước Zion cần được đánh giá 1 cách cơ bản. Những người thế tục tiên phong từng coi nó là điều ko tưởng của chủ nghĩa hòa bình, của chủ nghĩa tập thể. Những người tiên phong theo tôn giáo từng coi nó là 1 nền thần quyền thiêng liêng. Nhưng đã đến lúc tất cả phải đầu tư sức lực cho 1 nhà nước được bảo đảm an ninh tối đa. Theo nghĩa nào đó, diễn biến này là tự nhiên. Những người định cư hiện tại luôn phải dựng hàng rào quanh nhà để ngăn trộm cướp người Ả-rập. Từ sau năm 1949, người DT buộc phải thừa nhận, dù chậm và miễn cưỡng: an ninh phải là điều ưu tiên hàng đầu và lâu dài của quốc gia. Israel ko chỉ phải nghĩ ra những biện pháp an ninh nội bộ ngày càng tinh vi mà còn phải đạt được tiêu chí bảo vệ đa sức mạnh, lực lượng vũ trang phải có khả năng đương đầu với những cuộc tấn công từ các quốc gia Ả-rập cùng lúc. Những cân nhắc này đã quyết định ngân sách và chi phối toàn bộ quan hệ đối ngoại của Israel.

Suốt 30 năm (1948-1978), Israel phải chiến đấu liên tục cho sự tồn tại của mình. Trong những năm đình chiến, người Ả-rập vẫn tấn công và giết hại người Israel và các cuộc phản công của Israel nhằm vào các tổ chức khủng bố ngày càng dữ dội.

Ngày 20/7/1951, người cuối cùng trong số những người Ả-rập ôn hòa, vua Abdullah của Jordan, bị ám sát. Ở Ai Cập, sau khi lật đổ chế độ quân chủ (1954), Gamal Abdul Nasser đứng đầu chính quyền quân sự với quyết tâm hủy diệt Israel. Trước khi qua đời, Stalin đã cắt đứt quan hệ với Israel (1953). Sau đó, thông qua việc ký kết thỏa thuận vũ khí Ai Cập - Tiệp Khắc, khối Xô Viết bắt đầu cung cấp 1 số lượng vũ khí ngày càng lớn cho các lực lượng Ả-rập.

Vua Abdullah I bin Al-Hussein (1942). Hình ảnh chọn từ net.

Với sự giúp đỡ và đảm bảo an ninh từ khối Xô Viết, Nasser khởi động 1 kế hoạch nhằm bóp nghẹt và tiêu diệt Israel. Ý đồ này bị Hội đồng Bảo an LHQ lên án nhưng Ai Cập vẫn từ chối ko cho các tàu của Israel sử dụng kênh đào Suez và vào vịnh Aqaba (1956).
Sau đó, Ai Cập ký hiệp ước quân sự với Ả-rập Saudi, Yemen và thành lập Bộ chỉ huy quân sự với Jordan và Syria.

Nhận thấy thòng lọng đang siết quanh cổ, Israel tiến hành cuộc tấn công bằng việc thả lính dù đánh chiếm đèo Mitla ở Sinai. Kết hợp với lực lượng Anh - Pháp đổ bộ ở khu vực kênh đào, Israel chinh phục toàn bộ Sinai, chiếm Gaza và mở toang tuyến đường biển tới Aqaba.

Bằng việc chiếm giữ Sinai, Israel chứng tỏ sức mạnh quân sự của mình trước lực lượng Ả-rập được trang bị các loại vũ khí của đồng minh mới trong cuộc chiến tranh lần thứ 2 với người Ả-rập. Thỏa thuận đạt được sau cuộc chiến Suez 1 lần nữa ko đem lại kết quả cuối cùng. Israel cam kết rút khỏi Sinai với điều kiện Ai Cập ko tái vũ trang/quân sự hóa nó và lực lượng LHQ thành lập 1 khu đệm bảo vệ.

Gamal Abdul Nasser (Hình ảnh chọn từ net)

Cuộc chiến tranh Sinai chưa đem lại 1 thỏa thuận có thể thỏa mãn Israel. Các cuộc đột kích và khủng bố vẫn tiếp diễn (trong thời gian thỏa thuận này kéo dài được 1 thập niên cho đến năm 1967). Với lực lượng quân sự được tái tổ chức và trang bị, Nasser quyết định tấn công Israel 1 lần nữa (lúc này Syria cũng đã được khối Xô Viết tăng cường vũ trang).

Ngày 15/5, 1967: Ai Cập tái quân sự hóa Sinai với 100.000 quân và xe thiết giáp đồng thời yêu cầu lực lượng LHQ rút khỏi Sinai (và được tuân thủ).
Ngày 22/5, Nasser 1 lần nữa phong tỏa Aqaba, ko cho tàu bè Israel qua lại eo biển Tiran. Thòng lọng lại được thắt chặt khi vua Hussain của Jordan ký thỏa thuận quân sự ở Cairo cùng ngày với việc lực lượng của Iraq tiến vào vị trí tại Jordan.

Lúc này, Mỹ đang trù trừ vì vướng vào cuộc Chiến tranh VN, trong tình thế như vậy, lãnh đạo quân sự Israel thấy rằng chỉ có một khả năng có thể xoay chuyển được tình thế là đánh phủ đầu. Nội các Israel nhóm họp ngày 23 tháng Năm quyết định mở cuộc tấn công nếu Eo biển Tiran không được mở trở lại ngày 25 tháng Năm. Israel quyết định là nếu như Mỹ không làm gì và LHQ án binh bất động, thì họ phải tự hành động. 

Một lần nữa Israel lại mở cuộc tấn công phủ đầu vào sáng ngày 05/6 và tiêu diệt gần như toàn bộ lực lượng ko quân Ai Cập trên mặt đất. Bị Ai Cập lừa dối về thành công này của Israel, Jordan và Syria đã tham chiến. Đáp trả, Israel cảm thấy được tự do loại bỏ những bất thường tồi tệ nhất (đeo đẳng mình) do cuộc chiến giành độc lập mang lại.

Ngày 07/6, Israel chiếm Jerusalem, biến toàn bộ Thành cổ thành thủ đô của mình. Đến cuối ngày hôm sau, họ chiếm toàn bộ Bờ Tây/West Bank. Trong 2 ngày sau đó, Israel tấn công chiếm cao nguyên Golan và thiết lập các vị trí quân sự ở đây. Cùng lúc đó, họ tái chiếm toàn bộ Sinai. Sau CUỘC CHIẾN 6 NGÀY/Six-Day War, lần đầu tiên Israel sở hữu các đường biên giới có thể phòng thủ được cũng như thủ đô và 1 phần đất nổi tiếng thuộc di sản lịch sử của mình.

Xe tăng Centurion ở biên giới Israel-Sinai, ngày 21 tháng 5 năm 1967. Ảnh của Moshe Milner. GPO.

Cuộc Chiến Tranh 6 Ngày dù là 1 chiến thắng lẫy lừng nhưng vẫn ko mang lại an ninh mà Israel mong đợi. Sau khi Nasser qua đời, kế vị ông ta là 1 người đáng gờm hơn: Answar Sadat. 
Năm 1972, Sadat đã cho các cố vấn LX về nước, nhưng ông vẫn tiếp nhận trang thiết bị từ LX. Ông ko dùng các liên minh kết hợp chính trị và quân sự của Nasser mà điều phối tất cả các kế hoạch 1 cách bí mật.

Sau chiến thắng năm 1967, Israel tin rằng mình mạnh hơn kẻ thù. Sự tự tin này có phần ảo tưởng từ những khả năng phòng thủ và những hệ thống được thiết lập, chẳng hạn như tuyến phòng thủ Bar Lev (phía Đông kênh đào Suez). Và Sadat đã gây bất ngờ khi phối hợp với Syria tấn công vào Ngày Chuộc tội/Yom Kippur* (06/10/1973). Những điều này đã đặt Israel vào thế bị động hoàn toàn. Ai Cập và Syria đã cùng lúc tấn công vào các vùng lãnh thổ do Israel chiếm đóng ở Suez và Cao nguyên Golan. Chiến tranh Yom Kippur là cuộc xung đột quân sự đẫm máu nhất giữa Israel và các nước Ả-rập với tổng số thương vong gần 53.500 người ở tất cả các bên liên quan; so với 5.500 thương vong trong Chiến Tranh Sáu Ngày năm 1967 và 10.000 thương vong trong Khủng hoảng Suez năm 1956.

Chiến tranh Yom Kippur 

Cùng với hiệu quả của tên lửa chống tăng và tên lửa đối ko, người Ả-rập đã gây nhưng tổn thất lớn cho lực lượng ko quân và thiết giáp của Israel. Cục diện cuộc chiến đã thay đổi, Israel phải đối mặt với nguy cơ thất bại nặng nề, thậm chí phải chịu một Holocaust thứ 2.

Một chiếc xe tăng Israel bị phá hủy trong những ngày đầu của Chiến tranh Yom Kippur. Israel đã mất khoảng 500 xe tăng trong ba ngày đầu của cuộc đối đầu.

Đến ngày 09/10/1973, thế tiến công của Syria bị chặn lại. Theo lệnh của TT Richard Nixon, 1 chiến dịch ko vận khẩn cấp chuyển vũ khí tiên tiến cho Israel được thực hiện. Hai ngày sau, Israel mở những cuộc phản công đẩy lùi quân đội Ai Cập sang bờ Tây kênh đào Suez, đe dọa cô lập toàn bộ lực lượng Ai Cập đang triển khai ở Sinai. Đây là bước ngoặt để Israel tiến tới giành thắng lợi, 1 thắng lợi quyết định như năm 1967 khi cuộc chiến chấm dứt với lệnh ngừng bắn có hiệu lực vào ngày 24/10.

Sở dĩ Israel luôn sẵn sàng chấp nhận lệnh ngừng bắn bởi đây là quyết định từ các yếu tố chính trị và ý chí chi phối nhiều hơn các yếu tố quân sự. Điểm này có thể thấy qua 4 cuộc chiến hoàn toàn ko có sự cân xứng: Các nước Ả-rập có thể thua nhiều cuộc chiến còn Israel thì ko thể thua dù chỉ 1 cuộc chiến. Chiến thắng của Israel ko thể mang lại hòa bình, nhưng nếu Israel thất bại thì đó là thảm họa. Với Israel, Ai Cập là kẻ thù nguy hiểm nhất vì họ mang bản chất tổng hợp của các đối thủ của Israel. Người Ai Cập ko phải là người Ả-rập đích thực và họ muốn nắm quyền với uy tín của 1 quốc gia ở vị trí lãnh đạo Trung Đông.

Một đơn vị thiết giáp của IDF ở bờ đông kênh đào Suez trong Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 (photo credit: YIGAL TOMARKIN/GPO)
 
(Viết & Lược ghi từ Lịch Sử Do Thái của Paul Johnson)

(*): Yom Kippur là ngày lễ linh thiêng nhất trong năm của Do Thái giáo.

Tuesday, August 27, 2024

Học hành theo định hướng ''chuyên'' & ''chọn''

 "Vì Sao" ngu thế!

Xưa học sinh đoạt các giải thi toán quốc tế thường học đại học tại khoa toán trường đại học tổng hợp Lomonosov. Thực tế cho thấy, các sinh viên này cũng không tỏ ra là có tư chất toán học đáng kể. Nhiều bạn nợ thi và nếu hỏi kỹ thì cũng chả hiểu gì về toán. 

Việc tạo ra mô hình thi học sinh giỏi cũng là một biện pháp, trong số các biện pháp để kích động phong trào học trong học sinh. Tuy nhiên, nếu thần tượng hóa nó lên là không hay ho gì. Những đứa trẻ được gắn cái mác thi toán quốc tế, thường là chịu áp lực "mình là giỏi" mà không dám học hỏi các bạn cùng trang lứa. Hơn thế cái mác "thi toán quốc tế" dễ khiến cho học sinh bị lao vào những con đường đã được dọn ra sẵn, tức là gắn bó cuộc đời với toán, mà không tự tạo ra cho mình một con đường riêng. Ngoài ra kiểu tư duy giải các bài tập toán khó là khác với lối tư duy tự mình làm chủ cuộc đời mình. Cái mác "thi toán quốc tế" sẽ không thích hợp với kiểu tư duy, ví dụ như "chửi bọn sử gia thế nào để không cho chúng nó cãi lại được!" Như thế, nếu cả 12 năm học phổ thông mà đổ cả năng lực trí thông minh của bản thân vào kiểu tư duy toán học là không tốt. Năng lực trí thông minh nên được phân bổ đều cho mọi kiểu tư duy. Xác suất những đứa trẻ "thi toán quốc tế" dấu dốt và tự kỷ là nhiều hơn những đứa trẻ được phát triển trong môi trường bình thường. 

Xưa, khi mà một cái bút chì, một tờ giấy để viết cũng chả có, hoàn toàn không có sách vở, không có bất kể ai để hỏi, thì một bài toán khó là đúng nó khó. Việc giải ra được một bài toán mà trong lớp chả ai làm được là một niềm vui rất lớn, bởi không ai, ngoài mình làm được. Sự kiện giải được các bài toán khó tự nó phân thứ bậc về độ giỏi trong học sinh với nhau. Ngày nay, cùng với sự hiện diện của mạng Internet và trình tìm kiếm, các bài toán khó chẳng những đã chả còn, mà nếu có là có thể lên mạng nhờ người giải chúng. Một khi không còn những thứ được gọi là bài toán khó nữa, thì việc phân thứ bậc về sự giỏi là vớ vẩn. Ngày nay sẽ chỉ còn các bài toán khó với bản thân mình, mà không còn bài toán khó nói chung. Các bạn có thể ngồi trầm ngâm suy nghĩ và tự giải lấy một bài toán. Nó cũng na ná như việc vác một cái ba lô nặng và leo lên ngọn núi Bavi cao 1000m. Nhiều người có thể leo lên đỉnh Everest, nhưng không phải vì thế mà chúng ta từ bỏ thú vui leo lên đỉnh Hàm Lợn. Trong cái thời buổi có ChatGPT, ý muốn nói là có hệ thống trí tuệ nhân tạo, thì việc luyện thi học sinh giỏi là chuyện dần dần sẽ teo đi. Ngay như hiện nay, các trường Đại Học đang có "uy tín lớn". Họ tổ chức cho thi tuyển để chọn học sinh vào học. Đại để là có trường cả 3 môn thi đều hơn 9 mà vẫn trượt. Các trường oai "3 môn thi đều hơn 9 mà vẫn trượt" như vậy đều liên quan tới khoa học kỹ thuật cao siêu. Các bạn cũng hiểu, nền công nghiệp "vi mạch bán dẫn" thì cũng chỉ là gia công chờ hợp đồng. Nó na ná như công nghiệp dệt may 10 năm về trước. Ước tính, chỉ sau khoảng 5 năm nữa các robot sẽ làm việc thiết kế vi mạch bán dẫn tốt hơn con người. Ý tôi muốn nói là một người rất giỏi dùng các công cụ AI để thực hiện công việc của 10 người. Vậy là 90% số lượng sinh viên nộp tiền vào học công nghệ thông tin và học giỏi, sẽ không thể tìm được việc làm. 

Quay lại với cái mác "thi toán quốc tế" mà nhiều người vẫn muốn thổi cho nó bùng lên ngọn lửa. Phần lớn các bạn học sinh ngày nay cũng chả quan tâm lắm tới cái mác "thi toán quốc tế" bằng sự kiện một bạn gái đẹp trong lớp lăng xê ra một mốt váy nào đấy. Nếu có một hình tượng với cái mác "thi toán quốc tế" mà lầm lũi ngồi giải giải một bài toán khó, thì chắc sẽ chỉ làm trò cười cho đám con gái "Nó là em họ của con ChatGPT!".

Nói tóm lại. Thời buổi đợi 3 tháng một bức thư tình đã qua. Ngày nay mà cần tâm sự là dùng mạng xã hội. Toán học thì vẫn rất cần, nhưng cái chính là học được cách tư duy toán học và học được một lượng kiến thức vừa đủ để hỗ trợ cho quá trình tư duy. 

Chúng ta sẽ bàn xem học bao nhiêu là đủ.

Ảnh chống trôi để minh hoạ cho việc, nên chú ý tới kiến thức được ghi trong các tờ giấy (không liên quan tới thi quốc tế).

Nguyen Leanh (FB)

Monday, August 26, 2024

Várkert Bazár

A Várkert Bazár részeként, de elkülönülve áll a „Félix budai kreatív ház.

Tudtátok e, milyen rendeltetése volt eredendően ennek az épületnek?

„Ybl Vízház: a világ legelegánsabb gépháza.

Bármilyen meglepő a cím, igaz, a ma „Félix budai kreatív ház” - ként ismert kis neoreneszánsz stílusú, tornyos épület, nem csalás, nem ámítás, eredetileg bizony szivattyúháznak, vízmű-épületnek készült.

A Vár vízellátását a Duna (is) jelentette, és ahhoz, hogy a víz feljusson a dombra, szivattyúra volt szükség: hát ennek épült ez a kis épület.

A budai főgyűjtőcsatorna építése során bukkantak rá később arra az eredeti ciszternarendszerre, amit Ybl tervei alapján építettek ki. A kavicságyon átszűrt vizet gőzszivattyú juttatta fel a hegyre, ez a szerkezet foglalta el a házikó alsó szintjének nagy részét.

Az épület legszebb építészeti megoldása, ha úgy tetszik, egy igazi „geg”: a torony. Első ránézésre ez egy épületdísz, egy romantikus kis plusz a házon, pedig valójában nagyon is prózai szerepe van: ez volt a gőzszivattyú kéménye. Ha közelebbről megnézzük, tényleg látszik, hogy oldalt mindenütt zárt, kupolaszerű teteje pedig valójában egy füstcső vége. Mégis az egész olyan bájos, olyan tökéletes, és mint ilyen, jól mutatja, hogy Ybl bizony nem csak korának jó iparosa, hanem valódi alkotó volt.”

/Pest-Buda, 2016. július 10.Viczián Zsófia írásából

 
A Budai Vár déli Cortina faláról fotózva


A Gloriette nem különálló építmény, pavilonját két oldalról felfelé futó lépcsős rámpaművek fogják közre, melyek a kertbe vezetnek. A Gloriette előtt álló két oroszlán közül az egyik a harcot testesíti meg, aki elűzve a szörnyűségeket az űzött vad után tekint. A másik a béke és a nyugalom őrzője, aki veszély esetén támad. Az eredeti oroszlánok a II. világháború alatt megsemmisültek, a most látható szobrokat a 60-as években készítették. A legutóbbi rekonstrukció során helyreállították az előlépcsőnél látható két groteszk arcos vízmedencét, a Gloriette középső fülkéjében pedig a Neptun-fejes kutat is. A Gloriette két oldalán egy-egy puttós vázát láthatunk, feltekintve pedig Huszár Adolf munkáját, az évszakokat megszemélyesítő női szobrokat láthatjuk.
Az évszakok (Tavasz, Nyár, Ősz, Tél) allegóriái, egyben a négy őselemet (Levegő, Tűz, Víz, Föld) megszemélyesítő szobrok, amelyek a fizikai világ teljességét reprezentálják a nyugati kultúrában.
A neoreneszánsz kertből átsétálhatunk a vízhordó lépcsősorhoz, felfelé nézve a lépcsősor perspektivikusan szűkül, a végén a déli Cortina várfal fokán áll Mária – anya szobra. 



Photos: Hegybíro Miklós

Sunday, August 25, 2024

Benjamin Victor

Benjamin Victor, một nhà điêu khắc danh tiếng người Mỹ, hiện đang sống tại Boise, Idaho, vinh dự là nghệ sĩ còn sống duy nhất có ba tác phẩm điêu khắc được trưng bày tại National Statuary Hall của Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ. Ông đang tiếp tục thực hiện tác phẩm thứ tư của mình cho Hall, một bức tượng đại diện cho Daisy Bates.
Trong số những tác phẩm nổi bật của Victor, có hai tác phẩm đáng chú ý là "Bathsheba" và "Lady of Shalott". "Lady of Shalott" được lấy cảm hứng sâu sắc từ bài thơ cùng tên, khám phá những chủ đề sâu sắc về sự cô lập, xung đột giữa kỳ vọng xã hội và mong muốn cá nhân, và hậu quả của việc che giấu bản chất thật của mình. Thông qua nghệ thuật của mình, Victor không chỉ nắm bắt những chủ đề này mà còn làm sống động sâu sắc cảm xúc và sự phức tạp của các nhân vật được thể hiện.


Pane e Vino - 3 Nguyễn Khắc Cần (FB)

Saturday, August 24, 2024

Biên giới Zion (2)

Thái độ tương phản về người tị nạn bắt nguồn từ cách tiếp cận đàm phán hoàn toàn khác nhau. Người DT là 1 thiểu số bị đàn áp suốt 2 thiên niên kỷ, họ chưa bao giờ được tự do chọn vũ lực. Do đó, họ thường xuyên phải đàm phán (thường là để vừa đủ tồn tại, và gần như luôn ở thế rất yếu). Đây là 1 trong những kỹ năng sinh tồn được hình thành qua nhiều thế kỷ sau những biến cố khủng khiếp nhất: họ đã ko chỉ phát triển kỹ năng đàm phán mà còn cả 1 triết lý đàm phán, kể cả trong những điều kiện tưởng như ko thể.

Người DT đã học cách chấp nhận 1 vị thế được dàn xếp, dù rất thấp và thiệt thòi, vì biết rằng: vị thế đó sau này có thể được cải thiện thông qua các cuộc đàm phán tiếp theo cũng như nhờ vào những nỗ lực của chính họ. Tầm quan trọng tối thượng của thỏa thuận thay cho vũ lực đã ăn sâu trong máu họ.

Ngược lại, người Ả-rập là 1 chủng tộc đi chinh phạt, các văn bản tôn giáo của họ vừa là nguồn cảm hứng vừa phản ánh lập trường cực đoan đối với các dân tộc khác. Khái niệm đàm phán để đi đến 1 thỏa thuận cuối cùng với họ là 1 sự phản bội về nguyên tắc (ngừng bắn/đình chiến chỉ là giai đoạn tạm thời chấp nhận vì vẫn còn lựa chọn bạo lực sau đó).

Mặt khác, hiệp ước với người Ả-rập như 1 kiểu đầu hàng. Đó là lý do tại sao họ ko muốn tái định cư người tị nạn, vì điều đó có nghĩa là bán đứt 1 món tài sản đạo đức*.

Hình ảnh (chọn từ net): Nhà thương thuyết của Liên Hiệp Quốc, bá tước Folke Bernadotte (bị ám sát năm 1948)

Cách đàm phán của người DT đóng 1 vai trò còn quan trọng hơn trong việc xác định biên giới Israel. Người DT có 3 cách để thừa nhận đất nước được tái lập của mình:

- Như là 1 ngôi nhà quốc gia.

- Như là Miền Đất Hứa.

- Như là nhà nước Zion.

Có thể nhanh chóng loại bỏ cách đầu tiên bởi 1 nơi an toàn cho người DT có thể là bất cứ đâu vì họ là 1 dân tộc rất giỏi thích ứng với mọi hoàn cảnh. Vì vậy, đề xuất này nếu muốn được họ quan tâm phải có chút liên quan đến nguồn gốc lịch sử.

Miền Đất Hứa về mặt lý thuyết có thể thích hợp hầu như với tất cả người DT. Tuy nhiên khó xác định 1 cách chính xác: vùng đất này là gì? Khi Chúa trao vùng đất này cho Abraham, Ngài ko định nghĩa nó 1 cách rõ ràng**. Về mặt lịch sử, theo từng giai đoạn, có nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn từng thuộc về người DT từ thời cổ đại, nhưng nếu xét theo mục đích hàng đầu để đáp ứng là 1 ngôi nhà quốc gia cho người DT thì chúng gần như ko thể là mô hình của nhà nước Zion. Mặt khác, còn có 1 niềm tin mạnh mẽ cho rằng: người DT có quyền đòi lại những phần lãnh thổ Palestine mà họ từng thống trị thời cổ đại.

Nhà nước/quốc gia Zion là lãnh thổ mà trên thực tế người DT có thể có được, định cư, phát triển và bảo vệ nó. Đây là cách tiếp cận thực tế mà các tổ chức Zion chính sử dụng, và trên thực tế đã trở thành chính sách của nhà nước Israel.

Bản đồ Canaan cổ với 12 bộ tộc. Nguồn: Wikipedia

Cách tiếp cận về việc tái lập đất nước của người DT như là nhà nước Zion là cách tiếp cận hợp lý vì nó mang lại triển vọng lớn nhất có thể có được cho kỹ năng đàm phán của họ. Nó cho phép các nhà lãnh đạo DT nói rằng: họ sẽ chấp nhận bất cứ đường biên giới nào mà bao gồm các khu vực do người DT chiếm giữ, gắn liền với nhau và có thể bảo vệ được. Do đó, họ đã tỏ ra linh hoạt ở từng giai đoạn, sẵn sàng chấp nhận bất cứ đề xuất chia nhỏ hợp lý nào.

Với kế hoạch chia nhỏ của Ủy ban PEEL (1937), người DT chần chừ nhưng rồi họ chấp nhận nó trong khi người Ả-rập được chia nhiều hơn thì bác bỏ mà ko thảo luận gì.
Với đề xuất chia nhỏ của LHQ (1947) khi việc định cư đã thay đổi, người DT có thêm gần như toàn bộ sa mạc Negev và 1 phần khu vực Biển Chết (50% diện tích Palestine so với kế hoạch Peel chỉ có 20%). Đây ko phải là Miền Đất Hứa theo bất cứ định nghĩa nào, vì nó ko bao gồm Judaea và Samaria, toàn bộ Bờ Tây và quan trọng nhất là Jerusalem, nhưng người DT dù miễn cưỡng vẫn chấp nhận đề xuất này.

Sa mạc Negev (Hình ảnh: chọn từ net)

Triết lý thực tế của người DT được thể hiện bởi Abba Eban, cựu học giả Oxford, sau này là Bộ trưởng Ngoại giao và nhà đàm phán chính của nhà nước mới trong nhiều năm. Ông nói: người DT đồng ý mất những khu vực có ý nghĩa tôn giáo và lịch sử vì có ''một hàm ý chia nhỏ vốn có trong việc phát triển vị thế quốc gia Do Thái'' ngay từ khoảnh khắc nó trở thành ''một triển vọng chính trị cụ thể'' - tức chế độ ủy trị của Hội Quốc Liên. Chính sách định cư Zion ''dựa trên ý tưởng tránh mọi xung đột với hiện trạng nhân khẩu học. Mục đích là định cư người Do Thái ở những nơi mà người Ả-rập không nắm quyền sở hữu vững chắc'' vì các khu định cư Ả-rập bám theo các khu định cư của người DT cổ đại, nên người DT hiện đại đi tới vùng đồng bằng ven biển cổ xưa của người Philistine và thung lũng Jezreel, là những nơi người Ả-rập tránh vì căn bệnh sốt rét.

''Nguyên tắc định cư của người Do Thái'', Eban nói, ''luôn mang tính thực tế và thời cuộc, không bao giờ mang tính tôn giáo và lịch sử.'' Do đó, trong các cuộc đàm phán ở Liên Hợp Quốc, chúng tôi dựa vào tiền đề chung là một mối liên hệ lịch sử, nhưng không hề có các đòi hỏi nào về việc đưa những khu vực cụ thể vào bên kia ranh giới đã phân chia của chúng tôi trên cơ sở các mối liên hệ từ thời cổ đại. Vì Hebron toàn người Ả-rập nên chúng tôi không xin nó. Vì Beersheba gần như không có người ở nên chúng tôi đưa ra một đòi hỏi thành công. Luận đề Zion trung tâm là có đủ không gian ở Eretz Israel để thành lập một xã hội Do Thái đông dân mà không cần phải di dời dân cư Ả-rập, và thậm chí không phải xâm phạm vào sự gắn kết xã hội đã bám rễ sâu của họ.

Abba Solomon Meir Eban (Hình ảnh chọn từ net)

Về bản chất, người DT đã đi đến cùng với triết lý của mình khi chấp nhận kế hoạch chia nhỏ của LHQ dù theo đó họ sẽ rất khó quản lý và bảo vệ quốc gia của mình. Người Ả-rập vẫn bác bỏ kế hoạch này và thực hiện việc phân xử bằng vũ lực. Kết quả sau các cuộc chinh phạt của Israel vào năm 1948 là họ có được 80% Palestine. 

Với đường biên giới có nhiều bất tiện, người DT vẫn tạo nên 1 quốc gia có thể vận hành và bảo vệ được và họ luôn tìm cách để đạt được thỏa thuận về 1 đường biên giới lâu dài trên cơ sở của đường biên giới theo thỏa thuận đình chiến năm 1949. Họ sẵn sàng nhượng bộ để đổi lấy 1 thỏa thuận cuối cùng.

Nhưng 1 thỏa thuận như thế ko bao giờ được đưa ra. Các quốc gia Ả-rập luôn từ chối đàm phán với Israel và ko chấp nhận quốc gia mới này ở Trung Đông. Họ ko muốn tuân thủ những điều khoản của các thỏa thuận đình chiến vì muốn tiếp tục chiến tranh dưới những hình thức khác (chúng được sử dụng như bức màn che những hoạt động chống lại Israel bao gồm tấn công người DT, tẩy chay và bao vây kinh tế Israel...).

Do đó, theo 1 nghĩa xác định: Israel vẫn đang tồn tại trong tình trạng chiến tranh với các nước Ả-rập từ tháng 11/1947 đến nay.

Hình ảnh (chọn từ net): Cao nguyên Golan

(Lược ghi từ Lịch Sử Do Thái của Paul Johnson)

(*): "Người tị nạn là hòn đá tảng trong cuộc đấu tranh của người Ả-rập chống lại Israel. Người tị nạn là vũ khí của người Ả-rập và chủ nghĩa dân tộc Ả-rập.'' (Đài phát thanh Cairo)

(**): Đó là vào khoảng năm 2.000 TCN. Theo Sách Xuất Hành trong Kinh Thánh, Abram cùng gia đình rời bỏ quê hương ở Ur đi đến Harran. Tại đó, Abram đã nhìn thấy Thượng Đế trong giấc mơ và được Người chỉ đường tới vùng đất Canaan. Thượng Đế cũng lập Giao Ước với Abram rằng: “Ta là Thiên Chúa toàn năng, và Ta lập Giao Ước với ngươi. Ngươi sẽ là tổ phụ của nhiều dân tộc, và để đánh dấu Giao Ước này, ngươi sẽ đổi tên thành Abraham (có nghĩa là “cha của nhiều dân tộc”). Ta sẽ giữ lời hứa, và xứ Canaan sẽ thuộc về ngươi và dòng dõi của ngươi đời đời; và Ta sẽ là Thiên Chúa của họ.” Xứ Canaan về sau được gọi là Đất Hứa (Promised Land) là vì vậy. Abraham chấp nhận Giao Ước, và nguyện sẽ tôn thờ Thượng Đế – Đức Jehovah – là Thiên Chúa duy nhất của vũ trụ. (copy từ net)

Friday, August 23, 2024

Sử dụng công cụ AI: Triển vọng và tác động đến các ngành khác nhau ntn

A.I: BỐI CẢNH DỊCH CHUYỂN (P.1)

Ngày 19/8 vừa qua, tại trường ĐH KHTN, TP HCM mình có buổi nói chuyện với học sinh các trường chuyên Lê Hồng Phong, Phổ thông Năng khiếu và sinh viên ĐHQG HCM. Chủ đề về bối cảnh thay đổi của AI hiện đại. Tôi nhấn mạnh vào sự dịch chuyển bởi vì bản thân AI biến đổi rất nhanh, người học và làm AI giống như đá bóng một chạm, và hệ quả kinh tế, xã hội của nó cũng thế. Link dưới comment.

Bài nói chuyện nằm trong khuôn khổ giao lưu giữa New Turing Institute và ĐHQG HCM. Mình là diễn giả mời, cùng với GS Po-Shen Loh (ĐH CMU, Hoa Kỳ), Thang Luong (Google DeepMind) và Tay Yi (Reka AI). 

Rất ấn tượng với các bạn học sinh, câu hỏi khó, trực diện và đĩnh đạc bằng tiếng Anh, khiến cho các chuyên gia cũng không trả lời chính xác được. Đã gần 30 năm từ ngày rời trường cấp III, tôi chưa có dịp giao lưu với các bạn học sinh, nhưng không khí học tập thì không có gì thay đổi so với thời tôi đi học. Tôi đoán, với người Việt thì trước đó cũng thế. Cái khác nhau là các bạn bây giờ có nhiều điều kiện tiếp xúc trực tiếp với công nghệ và kiến thức mới nhất, mà trước đây chỉ ở các nước công nghiệp phát triển nhất mới có. Việc đặt câu hỏi cũng bớt khuôn mẫu so với thời của tôi.

TIẾP CẬN A.I THẾ NÀO?

Một câu hỏi tôi nghĩ có ích nhất để tư duy cho mọi người là, nên tiếp cận AI như thế nào, nhất là với học sinh. Rõ ràng không ai có câu trả lời chính xác, vì dự đoán công nghệ biến đổi nhanh như AI là bất khả chỉ sau 3-5 năm. Câu trả lời của tôi là cứ coi AI như một phần cuộc sống, và tiếp cận nó như một đối tượng nhân văn (humanity) và khoa học xã hội (social science), hay thậm chí là một "loài" mới (species). Đấy là lý do mà tôi hướng dẫn học trò tập trung nghiên cứu về suy luận máy (reasoning), kiến trúc nhận thức (cognitive architecture) trong đó tập trung về trí nhớ (memory), và AI xã hội (social AI) thông qua hệ đa tác tử (multiagent system) và lý thuyết tâm trí (theory of mind).

Cách tiếp cận như vậy đảm bảo rằng chúng ta không chạy theo công nghệ mới nhất, vì khi các bạn hiểu được thì nó đã đi xa 5 năm, và đã rất khác. Nên tìm điểm đến của công nghệ, vốn dĩ sinh ra để phục vụ con người, khiến năng lực của chúng ta trở nên siêu phàm. Chẳng hạn, máy tìm kiếm như Google đã khiến chúng ta có bộ nhớ gần như vô hạn. Các hệ thống như ChatGPT giúp chúng ta trả lời mọi câu hỏi thông thường một cách dễ dàng, mà kiểu học vẹt để nhớ mọi điều không còn cần thiết nữa.

A.I LIÊN QUAN GÌ TỚI TOÁN?

Một thầy giáo hỏi riêng tôi, là nên hiểu AI thế nào đối với một người làm Toán. AI vốn dĩ sinh ra từ nhiều nguồn, trong đó có ý tưởng của các nhà Toán học thiên về tính toán (computing) như Alan Turing hay Marvin Minsky, và các nhà Triết học, hay đa tài như John von Neumann. Vậy nên có một câu trả  lời đơn giản là không thể. Tôi trả lời ngay lúc đó là có thể tiếp cận thông qua khái niệm quen thuộc là xây dựng ánh xạ.  Chúng ta thường biết cặp thông tin đầu vào, và thông tin kỳ vọng đầu ra. AI hiện đại bản chất là tìm cách xây dựng ánh xạ sao cho đầu ra thật gần với kỳ vọng. Quá trình biến đổi ánh xạ dần dần để đạt mục tiêu ấy gọi là Học máy (machine learning). 

A.I VỚI VẬT LÝ THÌ SAO?

Đây không phải là câu hỏi đưa ra trong hội trường, nhưng tôi đoán có các bạn học sinh chuyên Lý ở đó, nên tiện thì viết ra cách tôi nghĩ ở đây. Phần vì tôi cũng là một cựu HS chuyên Lý.

Những câu hỏi về Trí năng (intelligence, ở đây tôi không dùng Trí tuệ, vì chữ Tuệ trong ngôn ngữ Hán Việt có nhiều nghĩa hơn), hay cao hơn là Ý thức (consciouness) đã được đặt ra bởi các nhà Vật lý từ lâu, ví dụ như Schrödinger, cha đẻ của Lý thuyết Hàm sóng lượng tử, người góp phần đặt nền móng cho Vật lý Lượng tử 100 năm trước. Hay gần đây hơn như Penrose, t'Hooft hay Tegmark. 

Dân Vật lý chắc đều biết Định luật Nhiệt động lực 2, phát biểu rằng Entropy, hay thước đo sự hỗn loạn, của một hệ kín sẽ luôn tăng theo thời gian. Nghĩa là chỉ có một chiều đi từ trật tự tới hỗn loạn. Trong A.I có một khái niệm tương đồng, cũng gọi Entropy, là thước đo lượng thông tin chứa được trong một hệ. Xuất phát điểm hai khái niệm Entropy này thì khác nhau. Cái thứ 2 do Shannon, nhà lý thuyết thông tin, phát minh ra từ thời lâu lắc, nhưng gần đây được sử dụng rộng rãi trong A.I.

A.I có nhiều cách hiểu, nhưng có một cách, đó là năng lực tổ chức thông tin và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất, tức tiêu tốn ... ít điện năng nhất. Vì thông tin được tổ chức, nên Entropy thông tin của hệ A.I giảm, đi ngược với nguyên lý Nhiệt động 2. Việc học chính là cách làm giảm Entropy thông tin của hệ. Ví dụ, AI tạo sinh hiện nay, bản chất là việc nén thông tin trên toàn bộ Internet chứa trong văn bản, hình ảnh, âm thanh, video vào các tham số của mô hình. Lượng tham số này rất lớn, có thể đến nhiều nghìn tỉ. 

Việc suy diễn chính là việc tìm cách biến đổi sao cho năng lượng tự do (free energy) đạt được là thấp nhất. Trong hệ A.I tạo sinh, suy diễn là cách diễn đạt các thông tin, hay kết hợp giữa chúng, theo một trật tự nhất định, để thỏa mãn lời nhắc (prompt).

Việc học và suy diễn là hai trụ cột chính của A.I hiện đại.

Tất nhiên việc Entropy giảm là cục bộ đối với hệ A.I, chứ còn Entropy của cả hệ vẫn cứ tăng, vì mỗi lần tính toán để làm giảm Entropy hay Năng lượng tự do, ta lại làm tăng sự hỗn loạn của hệ tính toán ấy.

P.2: https://www.facebook.com/tranthetruyen/posts/pfbid0yDZ4ncVZAMJXsqovouRSWaaDEmeTfXHxyT2P6mw3qz1m3EambbDzLJBi2zF4kPQkl

May be a graphic of text
All reactions:
Aiviet Nguyen and 579 others

Truyen Tran (FB)

Thursday, August 22, 2024

Luxor: Nơi yên nghỉ của các pharaoh

The Valley of the Kings, a historic burial site in Luxor, where Egypt's New Kingdom pharaohs were laid to rest. 

This necropolis features complex tomb designs with false doors and intricate layouts intended to deter robbers. Richly decorated with scenes from the Egyptian Book of the Dead, the tombs were designed to guide kings through the afterlife. The discovery of Tutankhamun's nearly intact tomb in 1922 by Howard Carter brought global attention to this site, sparking a renewed fascination with Egyptology. 

Tutankhamun’s burial mask, when found in 1922, was 3200 years old. 
This iconic burial mask of Pharaoh Tutankhamun, discovered by Howard Carter in 1922, is a symbol of ancient Egyptian artistry and craftsmanship. Made of gold and inlaid with precious stones, the mask represents the pharaoh's divine status and was designed to ensure his protection and immortality in the afterlife.

The back of the Golden Mask of Tutankhamun 
Undisputedly, most valuable artifact on the planet. Mask of the young Egyptian King Tutankhamun (r. 1332-1323 BC), from New Kingdom (18th Dynasty).

The First Moments of Opening King Tutankhamun’s Tomb 

""Death will kill with its poisonous wings anyone who tries to disturb the king’s peace or open the coffin.""
This photograph captures the intense and historic moment when King Tutankhamun's tomb was first opened. The scene is filled with awe and reverence as the explorers uncover the ancient treasures hidden for millennia. The discovery of Tutankhamun's tomb in 1922 by Howard Carter and his team remains one of the most significant archaeological finds in history. 
The golden sarcophagus and intricately decorated walls, rich with hieroglyphs and depictions of the afterlife, illustrate the grandeur and mystery of ancient Egyptian civilization. The artifacts found within the tomb, including the famous golden mask of Tutankhamun, offer a glimpse into the life and death of the young pharaoh. 🌟🗝️
This moment not only marked a major milestone in Egyptology but also ignited a global fascination with ancient Egypt, its history, and its legends. The cautionary words inscribed in the tomb serve as a reminder of the profound respect and fear the ancient Egyptians had for their pharaohs and their eternal rest. 

Hình ảnh: Chọn từ net

Copy từ Ancient Mysteries (FB)

Wednesday, August 21, 2024

The synagogue on the Dohany street of Pest

The synagogue on the Dohany street of Pest is not only the most impressive one in the country, but it’s the largest synagogue of Europe, the second largest one in the world. (The largest Jewish house of worship in the world is the Temple Emanu-El in New York). The tours in the Jewish district of Budapest all have their departure point at the Dohany synagogue. This recently restored, magnificent, twin-towered building celebrated 150 years of existence in 2009.

The synagogue was built between 1854 and 1859 in the Moorish Revival and Romantic Historicist styles, with the decoration based chiefly on Islamic models from North Africa and medieval Spain (the Alhambra). The synagogue's Viennese architect, Ludwig Förster, believed that no distinctively Jewish architecture could be identified, and thus chose "architectural forms that have been used by oriental ethnic groups that are related to the Israelite people, and in particular the Arabs". The interior design is partly by Frigyes Feszl.






The Dohány Street Synagogue complex consists of the Great Synagogue, the Heroes' Temple, a graveyard, a memorial, and a Jewish museum, that latter of which was built on the site on which Theodor Herzl's house of birth stood. Dohány Street itself, a leafy street in the city center, carries strong Holocaust connotations as it constituted the border of the Budapest Ghetto.