Chiến tranh Việt Nam đã mang lại cho người Mỹ hai món quà quý giá. Món quà thứ nhất là "Chiến tranh thông tin", và món quả thứ hai là "Tác chiến điện tử".
Chiến tranh thông tin là tìm cách thay đổi nhận thức của số đông người dân, làm cho họ mất khả năng nhận biết ra sự thật, khiến họ hoang mang mà dẫn đến biểu tình náo loạn buộc chính quyền phạm sai lầm, thậm chí bị lật đổ. "Tổng tấn công Mậu Thân 68" là cuộc chiến tranh Thông Tin đầu tiên trong toàn bộ lịch sử của nhân loại, và nó được thực hiện thành công!
Cụ thể như sau.
Do có năng lực kinh tế lớn nên Mỹ thực thi chiến lược xây dựng các khu định cư cho nông dân. Bằng cách này Mỹ sẽ phân tách người dân miền Nam ra khỏi quân đội chủ lực Bắc Việt. Bộ đội Bắc Việt vào tới miền Nam thì đồn trú ở trong rừng. Hậu cần và trinh sát thường là phụ thuộc vào người dân địa phương. Việc thực thi kế hoạch Bình Định và việc đánh phá các tuyến đường tiếp tế (hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh -- Binh đoàn 559 được Bác Hồ cho thành lập tháng 5 năm 59. Đây là binh đoàn có nhiệm vụ xây dựng và vận chuyển quân cũng như lương thực, trang thiết bị vũ khí từ Bắc vào Nam) đã khiến cho các đơn vị chủ lực của Bắc Việt bị cô lập ở trong rừng sâu. Vào thời điểm này Trung Quốc và Liên Xô đánh nhau lớn ở biên giới. Trung Quốc ngừng hoàn toàn tiếp viện cho Bắc Việt Nam. Các chuyến tàu tiếp viện tới từ Liên Xô bị Trung Quốc chặn lại.
Ở bước đường cùng "cá nằm trong lưới", vào năm 1968 Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp được đưa ra nước ngoài dưỡng bệnh, Lê Duẩn ra lệnh thực hiện tổng tấn công. Đó là trận tổng tấn công mang tên "Tổng tấn công Mậu Thân 68". Đây là sự kiện bất đắc dĩ, không đánh cũng chết, mà đánh thì rõ ràng là chết. "Tổng tấn công Mậu Thân 68" đã khiến cho lực lượng Giải Phóng bị thiệt hại nặng. Toàn bộ các quân đoàn chủ lực của Bắc Việt ém ở các vùng rừng núi bị quân Mỹ và quân Ngụy Sài Gòn đánh cho tan nát. Tất cả các lực lượng thân Cộng Sản Bắc Việt nằm vùng bị bại lộ, bị tiêu diệt, và bị bắt nhốt tù.
Tuy nhiên vào thời gian ấy, nhằm giành thị phần người xem (để quảng cáo lấy tiền), các hãng truyền thông của Mỹ đã đua nhau đưa tin chiến sự "Mậu Thân 68". Cứ vài phút một lần các ti vi của Mỹ lại đưa đi đưa lại clip "Lực lượng Việt Cộng đánh chiếm Đại Sứ Quán Mỹ". Tiếng trực thăng cặp... cặp... cặp... cặp, gây ra cảm giác hoảng hốt, cứ như là chiến tranh lan tới Mỹ. Điều này đã khiến cho các đối tượng trốn lính và những kẻ vô gia cư tạo ra các cuộc tuần hành phản đối chiến tranh. Các cuộc tuần hành bùng phát trên khắp nước Mỹ. Người dân Mỹ nghi ngờ sự trung thực của chính quyền Mỹ trong việc thực thi chiến tranh ở Việt Nam. Hạ Viện và Thượng Viện Mỹ đã buộc chính quyền Mỹ chấm dứt chiến tranh.
Như thế Mỹ đã thua do không thể ngờ được đòn đánh lại từ sức mạnh tổng hợp. Mỹ đã nhanh chóng học được công nghệ Chiến Tranh Thông Tin và vận dụng thành công ở dạng cách mạng Màu, và đã lật đổ được chính quyền ở hàng loạt các nước, trong đó có các nước XHCN Đông Âu.
Khái niệm tác chiến điện tử xuất hiện khi máy bay Mỹ bị lính Bắc Việt sử dụng tên lửa của Liên Xô bắn cho rơi quá nhiều. Vào thời gian giữa những năm 60 của thế kỷ trước, cứ thấy chớp tên lửa bắn lên là phi công Mỹ bấm nút nhảy dù, vì không có đủ thời gian suy nghĩ. Máy bay Mỹ bị bắn rơi quá dễ và nhiều tới mức các tỉnh thành tính chuyện đếm máy may bay vào tỉnh mình để khai báo số máy bay rơi. Trước bối cảnh như vậy người Mỹ đưa ra ý đồ "tác chiến điện tử". Trên thực tế thì bản thân tác chiến điện tử cũng là một khái niệm mới. Vào thời gian đầu người Mỹ hình dung nó gồm 4 công đoạn. Công đoạn thứ nhất là thu thập dữ liệu thực tế, công đoạn thứ hai là truyền về trung tâm tính toán để xử lý dữ liệu, công đoạn thứ ba là đưa ra phương án tối ưu và truyền phương án tới phi công, và công đoạn cuối cùng là do chính phi công quyết định. Tất cả các công đoạn được tiến hành song song để có thể trợ giúp tốt nhất cho phi công.
Vào cuối những năm 60, các nhà khoa học Việt Nam và Liên Xô đã nhận thấy có mạch tích hợp trên các máy bay Mỹ bị rơi. Tuy nhiên nó chưa phải là các vi mạch có hiệu năng tính toán cao như ngày nay. Do có công nghệ thông tin mà khái niệm tác chiến điện tử ngày nay đã có nhiều thay đổi. Thời gian truyền tin qua mạng Internet vệ tinh rất nhanh, gần như thời gian thực, và công nghệ tính toán quá nhanh, đã tạo ra một phương pháp cho phép giải các bài toán tìm vị trí tên lửa bắn ra từ việc so sánh các bức ảnh chụp địa hình. Các bức ảnh chụp địa hình được chụp và gửi về máy tính lớn liên tục trong khoảng 1/1000 giây mỗi bức. Các bức ảnh này được so sánh liên tục với nhau để tìm điểm khác biệt. Từ chuỗi các điểm khác biệt theo thời gian này mà người ta phát hiện ra vị trí tên lửa vừa được phóng ra. Việc so sánh được thực hiện bằng lệnh XOR cho mọi bit. Các tính toán đơn giản này cho phép thực hiện song song. Nó là tư tưởng của hệ thống vi xử lý GPU. Khác với CPU, cấu trúc của GPU dựa trên việc cung cấp tài nguyên cho các tiến trình chạy song song. Ngoài ra các phép toán số học được đơn giản hóa với độ chính xác chỉ tới 32 bít nhưng thời gian tính nhanh gấp nhiều lần các thanh ghi dịch ở CPU. Do có cấu trúc song song chuẩn nên các GPU có thể ghép song song với nhau để thực hiện vệc cùng tính toán.
Vào tháng 3 năm 2014, Nvidia đưa ra cấu trúc bộ xử lý đa luồng, thế hệ Pascal. Cấu trúc Pascal là đóng gói bao gồm 128 lõi CUDA, trong khi Maxwell có 128, Kepler 192, Fermi 32 và Tesla chỉ có 8 lõi CUDA. GPU Pascal được thiết kế trên công nghệ 14nm và sử dụng CUDA Cores làm công nghệ chính trong việc xử lý pixel và Rasterization. Volta (2017) kế thừa kiến trúc GPU Pascal dựa trên công nghệ 12nm. Turing là sự kế thừa của kiến trúc GPU Volta. Turing GPU được xây dựng trên công nghệ FinFET 12nm và hỗ trợ bộ nhớ GDDR6 hoạt động ở tốc độ rất cao. Tensor Cores trong Turing GPU được thiết kế đặc biệt cho Artificial Intelligence (AI) và Deep Learning để thực hiện các loại tính toán phức tạp khác nhau. CUDA hỗ trợ tới 16 nghìn tỷ phép toán điểm động song song với 16 nghìn tỷ phép tính nguyên trong mỗi giây.
Như vậy nền tảng cơ bản của GPU là cấu trúc đảm bảo cho việc tính toán song song của nhiều tiến trình (thread) có chương trình giống nhau. Lẽ đương nhiên đây không phải là cấu trúc VLSI-Very Large Scale Integration (tích hợp quy mô rất lớn) hàng triệu đến hàng tỷ phần tử đơn giản mà là cấu trúc có rất nhiều vi xử lý cho phép chạy song song các thread. GPU được tối ưu để các tiến trình (thread) có thể sử dụng bộ nhớ chung cũng như tận dụng hết tài nguyên tính toán. Khi cần tăng tốc độ tính cũng như khả năng phục vụ người ta chỉ cần cắm thêm GPU vào bảng mạch. Trong chiến tranh hiện đại, mỗi thiết bị, ví dụ như drone được thể hiện là một thread trong hệ thống máy tính chủ. Mỗi thread có thể chạy một trình khác nhau và thậm chí chúng có thể có cơ chế trí tuệ nhân tạo. Các drone tham gia tác chiến theo nhiệm vụ chung. Chúng có thể trực tiếp tấn công mục tiêu, hay trinh sát. Mặc dù các drone bay ngoài thực địa nhưng cuộc chiến lại xảy ra ở bên trong máy chủ, hay cụ thể hơn là hệ thống các GPU. Hiện nay tác chiến bày đàn đang là chủ đề nóng hổi. Mỗi một máy bay hay tàu chiến có thể có một đàn drone hàng chục, hàng trăm hay hàng nghìn chiếc, hộ tống để từ xa có thể thực hiện được các nhiệm vụ nguy hiểm. Các drone của nhiều máy bay khác nhau cũng có thể phối hợp với nhau thành bầy đàn. Tất cả sự kiện này được thể hiện bên trong bộ não của máy chủ được các GPU liên kết với nhau.
Công nghệ vi mạch của Nga đang kém so với Phương Tây. Đây là nguyên nhân vì sao công nghệ lập trình của Nga không thể đáp ứng được các vụ tấn công hay chống lại các cuộc tấn công bầy đàn.
Người Nga có lẽ đang cảm nhận được sự khó của việc mấy chục năm qua đã dừng việc phát triển công nghệ vi mạch. Thời gian để cho Nga đạt được các thành công trong công nghệ vi mạch, trong bối cảnh bị bao vây triệt để, là rất nhiều năm.
No comments:
Post a Comment