Friday, August 16, 2024

Chúng ta và lịch sử

Chúng ta ko có quyền chọn câu chữ cho lịch sử mà lịch sử sẽ thực hiện điều này.

5 comments:

  1. Cái gọi là lịch sử hiện nay (trong giới hạn quốc gia) cần xét lại vì nó đã bị chi phối theo chủ trương của lực lượng toàn quyền, là vấn đề lộng hành đã lan rộng trong mọi lĩnh vực của xh.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dui Nguyen
      Nguyễn Cao Bình, Không chỉ trong một quốc gia mà khắp nơi đều vậy. Ông thử nghĩ xem tại sao đến bây giờ vẫn chưa có nhà nước Palestine, bản đồ hành chính của Ukraine chưa được công bố. Chung quy là loài người đến thời kỳ này nó vậy. Như vậy thì kéo dài bao nhiêu lâu.

      Delete
    2. Dui Nguyen, người ta vẽ lại bản đồ nhiều lần. Nhưng lịch sử thì ntn, tuỳ theo nhận thức. Ví dụ: chiến tranh phi nghĩa/bẩn thỉu và chiến tranh chính nghĩa/cao quý.

      Delete
    3. Dui Nguyen
      Nguyễn Cao Bình, Các cuộc chiến như thế nào là phi nghĩa, cao quý thì cũng theo định nghĩa của từng nhà sử học. Tôi đánh dấu hỏi tại sao nhà nước Do Thái bị xóa sổ. Còn bản đồ châu âu, vvv , nó cũng hình thành sau các cuộc chiến tranh.

      Delete
    4. Dui Nguyen, về sự xóa sổ của nhà nước DT lại phải trở về vớí lịch sử của họ. Từ những ngày đầu cách đây hơn 4000 năm, họ đã chứng tỏ được sự thông minh bằng quá trình thích ứng với các xh mà số phận đẩy họ tới và trở thành những người sống sót vĩ đại để trở về nơi khởi đầu và lập quốc gia cho riêng mình: 1 quốc gia với chủ quyền gây tranh cãi và bị bao vây/tiêu diệt cho đến hôm nay.
      DT khác với các dân tộc khác, khi cho thấy những nỗ lực bền bỉ mang bản sắc riêng biệt của họ. Liệu lịch sử có cho thấy điều này là đáng giá? Hay họ chỉ hoài công?

      Sau khi đọc sách của những tác giả châu Âu viết về người DT, tôi đã tự trả lời câu hỏi này bởi những gì được viết là những đúc kết từ quá trình tìm hiểu và nghiên cứu theo quan điểm của những tác giả/sử gia hàng đầu thế giới, những người luôn có cách tiếp cận và nhìn vấn đề qua các sự kiện, kết nối chúng lại để khám phá, nghiên cứu, tìm những điểm khiếm khuyết, rồi ghép tất cả trong 1 tổng thể để có thể hiểu được tất cả.

      Các nhà sử học Âu - Mỹ thường chọn cho mình 1 nhân vật lịch sử, 1 dân tộc hoặc 1 tôn giáo và đi sâu vào tìm kiếm vì tò mò. Họ muốn giải đáp tất cả những câu hỏi và những tình tiết liên quan một cách rõ ràng và thuyết phục bằng những khám phá của mình (họ phải đọc/tham khảo nhiều sách, tư liệu và chứng tích, dấu vết...). Qua đó cũng có những nhận định, suy nghĩ cá nhân về vai trò (con người) và ý nghĩa lịch sử sau tất cả những gì đã xảy ra.
      Có thể ví dụ thêm qua cuốn sách về bác mình (Hồ Chí Minh - Một cuộc đời, XB năm 2000), từ khi tác giả bắt đầu tìm hiểu đến khi hoàn thành kéo dài 30 năm.

      Trở lại với Israel, DT là 1 dân tộc Chúa chọn, họ tồn tại với DT giáo (là khởi nguồn của các tôn giáo lớn khác) và với sức sống bền bỉ của họ. Từ sức mạnh ý chí đặc biệt giúp họ duy trì được điều này cho thấy: Người DT ko bị ràng buộc và giới hạn trong ranh giới quốc gia, mà họ là 1 đế chế bất diệt tồn tại cùng cộng đồng DT trên toàn thế giới.

      Trở lại với người Việt và tư tưởng HCM, nhất là tầng lớp mới mang căn tính hình thành sau khi đánh bại 2 đế quốc to, tự cho mình là trung tâm lẽ phải của thế giới, đang lao vào con đường hoang tưởng. Tuy tiếp nối thế hệ HCM, nhưng tư tưởng thì ko còn vì Độc lập và Tự do nữa (còn thua xa những người bị gắn/chụp mũ xét lại trước đây).

      Delete