"Vì Sao" ngu thế!
Xưa học sinh đoạt các giải thi toán quốc tế thường học đại học tại khoa toán trường đại học tổng hợp Lomonosov. Thực tế cho thấy, các sinh viên này cũng không tỏ ra là có tư chất toán học đáng kể. Nhiều bạn nợ thi và nếu hỏi kỹ thì cũng chả hiểu gì về toán.
Việc tạo ra mô hình thi học sinh giỏi cũng là một biện pháp, trong số các biện pháp để kích động phong trào học trong học sinh. Tuy nhiên, nếu thần tượng hóa nó lên là không hay ho gì. Những đứa trẻ được gắn cái mác thi toán quốc tế, thường là chịu áp lực "mình là giỏi" mà không dám học hỏi các bạn cùng trang lứa. Hơn thế cái mác "thi toán quốc tế" dễ khiến cho học sinh bị lao vào những con đường đã được dọn ra sẵn, tức là gắn bó cuộc đời với toán, mà không tự tạo ra cho mình một con đường riêng. Ngoài ra kiểu tư duy giải các bài tập toán khó là khác với lối tư duy tự mình làm chủ cuộc đời mình. Cái mác "thi toán quốc tế" sẽ không thích hợp với kiểu tư duy, ví dụ như "chửi bọn sử gia thế nào để không cho chúng nó cãi lại được!" Như thế, nếu cả 12 năm học phổ thông mà đổ cả năng lực trí thông minh của bản thân vào kiểu tư duy toán học là không tốt. Năng lực trí thông minh nên được phân bổ đều cho mọi kiểu tư duy. Xác suất những đứa trẻ "thi toán quốc tế" dấu dốt và tự kỷ là nhiều hơn những đứa trẻ được phát triển trong môi trường bình thường.
Xưa, khi mà một cái bút chì, một tờ giấy để viết cũng chả có, hoàn toàn không có sách vở, không có bất kể ai để hỏi, thì một bài toán khó là đúng nó khó. Việc giải ra được một bài toán mà trong lớp chả ai làm được là một niềm vui rất lớn, bởi không ai, ngoài mình làm được. Sự kiện giải được các bài toán khó tự nó phân thứ bậc về độ giỏi trong học sinh với nhau. Ngày nay, cùng với sự hiện diện của mạng Internet và trình tìm kiếm, các bài toán khó chẳng những đã chả còn, mà nếu có là có thể lên mạng nhờ người giải chúng. Một khi không còn những thứ được gọi là bài toán khó nữa, thì việc phân thứ bậc về sự giỏi là vớ vẩn. Ngày nay sẽ chỉ còn các bài toán khó với bản thân mình, mà không còn bài toán khó nói chung. Các bạn có thể ngồi trầm ngâm suy nghĩ và tự giải lấy một bài toán. Nó cũng na ná như việc vác một cái ba lô nặng và leo lên ngọn núi Bavi cao 1000m. Nhiều người có thể leo lên đỉnh Everest, nhưng không phải vì thế mà chúng ta từ bỏ thú vui leo lên đỉnh Hàm Lợn. Trong cái thời buổi có ChatGPT, ý muốn nói là có hệ thống trí tuệ nhân tạo, thì việc luyện thi học sinh giỏi là chuyện dần dần sẽ teo đi. Ngay như hiện nay, các trường Đại Học đang có "uy tín lớn". Họ tổ chức cho thi tuyển để chọn học sinh vào học. Đại để là có trường cả 3 môn thi đều hơn 9 mà vẫn trượt. Các trường oai "3 môn thi đều hơn 9 mà vẫn trượt" như vậy đều liên quan tới khoa học kỹ thuật cao siêu. Các bạn cũng hiểu, nền công nghiệp "vi mạch bán dẫn" thì cũng chỉ là gia công chờ hợp đồng. Nó na ná như công nghiệp dệt may 10 năm về trước. Ước tính, chỉ sau khoảng 5 năm nữa các robot sẽ làm việc thiết kế vi mạch bán dẫn tốt hơn con người. Ý tôi muốn nói là một người rất giỏi dùng các công cụ AI để thực hiện công việc của 10 người. Vậy là 90% số lượng sinh viên nộp tiền vào học công nghệ thông tin và học giỏi, sẽ không thể tìm được việc làm.
Quay lại với cái mác "thi toán quốc tế" mà nhiều người vẫn muốn thổi cho nó bùng lên ngọn lửa. Phần lớn các bạn học sinh ngày nay cũng chả quan tâm lắm tới cái mác "thi toán quốc tế" bằng sự kiện một bạn gái đẹp trong lớp lăng xê ra một mốt váy nào đấy. Nếu có một hình tượng với cái mác "thi toán quốc tế" mà lầm lũi ngồi giải giải một bài toán khó, thì chắc sẽ chỉ làm trò cười cho đám con gái "Nó là em họ của con ChatGPT!".
Nói tóm lại. Thời buổi đợi 3 tháng một bức thư tình đã qua. Ngày nay mà cần tâm sự là dùng mạng xã hội. Toán học thì vẫn rất cần, nhưng cái chính là học được cách tư duy toán học và học được một lượng kiến thức vừa đủ để hỗ trợ cho quá trình tư duy.
Chúng ta sẽ bàn xem học bao nhiêu là đủ.
Nguyen Leanh (FB)
NgocDiep Do
ReplyDelete·
Khen ngợi, động viên, khuyến khích các hs có thành tích TTQT thì nên làm. Nhưng cái cách "rùm beng" quá thì không nên. Nhất là lại mang cái mark ấy cả đời thì càng không nên. Nó là trò chơi tuổi trẻ thôi. Thực tế cho thấy "chưa hết năm, đến mùa thu 99% sen tàn". Hãy xem có bao nhiêu phần trăm các danh thủ TTQT thành nhà toán học thực thụ, tầm cỡ thế giới? - Quá ít ỏi.
Nguyen Leanh
DeleteNgocDiep Do, TTQT chỉ nên là thể thao vui khỏe thôi anh nhỉ.
NgocDiep Do
Delete·
Đúng thế!
Canh Nam Nguyen
DeleteNguyen Leanh , thực tế là chỉ giao lưu có thưởng thôi. Đến 50% thí sinh tham gia được giải. Thậm chí, thua đến 8-9 điểm, giải vẫn bằng nhau( có nghĩa có em 42 và em 33 vẫn đồng giải huy chương vàng)!
NgocDiep Do
Delete·
Canh Nam Nguyen, Chỉ có ở ta mới xem huy chương, thứ bậc đồng đọi là chuyện ăn thua, các nước xem là olympic thôi cho nên chủ định khuyến khích, chọn thang điểm xếp giải để đến 50% được giải. Vậy nên huy cương vàng cũng chỉ là thuộc loại nhất lần đó, lúc đó thôi. Ở ta thì cứ cay cú.
Nguyen Khac Minh
ReplyDeleteLập luận về cơ bản là đúng, ngoại trừ một số chỗ hơi rối về logic và chưa chính xác! 😊
Aiviet Nguyen
DeleteNguyen Khac Minh, Đóng gói chân lý cũng quan trọng phết.
Nguyễn Hòa Bình
ReplyDeleteLâu rồi mới lại thấy một bài viết rất hay về cái sự học của nước nhà, chỉ chú trọng thành tích, chứ không nghĩ tới kết quả lâu dài .
Nguyen Phuong Anh
ReplyDeleteEm học chuyên toán Nguyễn Huệ Hà Tây xưa, bây giờ tụi em gặp lại nhau, rất nhiều người trong đó có những anh chị rất thành đạt, nói rằng nếu đc chọn lại sẽ ko học CT. Còn em nhận ra điều này ngay khi em là SV.
Nguyễn Quốc Trân
ReplyDeleteCó lẽ nên từng bước bỏ Chuyên Chọn không rùm beng Gà choij suy cho cùng không chạy theo hình thức
Trịnh Bá Ninh
ReplyDeleteAnh viết hay và đúng quá. Ngày xưa giải được bài toán khó sướng âm ỉ cả tuần. Đọc bài anh lại được trở lại cảm giác ấy. Rất thú vị
Nguyen Xuan Ky
ReplyDeleteNguyen Leanh là trong chùm Vì Sao đầu tiên đấy!
Vinh Tran
ReplyDeleteCảm ơn anh Nguyen Leanh, thưa anh là quyền "tự sướng" nằm trong tay các nhà cầm cái, mình muốn gì cũng chỉ là ước vọng, họ thủ dâm cũng là lẽ thường, như bộ đội ngày xưa thủ dâm ấy, con bé xinh quá,
Nguyễn Như Dũng
ReplyDeleteTôi sợ một nền giáo dục đào tạo nghìn người như một nên tôi đã rất hạnh phúc vì có một dạo đến gần 10 năm được giao một lớp học sinh năng khiếu. Các cháu có năng khiếu biểu diễn nhạc cụ. Dạy chúng, tôi luôn cố gắng sao cho bé nào là chính bé đấy và hầu hết học sinh âm nhạc của tôi đều thành tài không tài này thì tài kia. Nhưng, tôi cũng không nghĩ đất nước phải đầu tư dạy cho các cháu kỹ năng giải toán sao cho gặp đề tương tự thì giải được cho dù với học sinh bình thường chúng khó đến đâu còn gặp đề lạ thì bó tay và gọi các em là học sinh năng khiếu toán. Nhạc sĩ thì có Bach, Mozart, Beethoven... Toán thì có Pythagoras, Eucelid, Laplace (Xin lỗi, tôi không chuyên toán) và mục đích của giáo dục là để các thế hệ học trò có thể nối gót họ đưa âm nhạc và toán học vào phục vụ đời sống xã hội, xây dựng và phát triển nền văn minh chứ không chỉ dừng lại ở chuyện cơm áo gạo tiền...
Aiviet Nguyen
DeleteNguyễn Như Dũng, Tôi không thực mặn mà với ý tưởng “đưa âm nhạc và toán học vào phục vụ xã hội” lắm. Theo tôi, toán học và âm nhạc phục vụ chính bản thân tôi. Nếu tôi ngon lành không lý gì không tốt cho xã hội theo nhiều cách khác nhau.
Câu trả lời có vẻ bộc lộ được nhiều nhất mà tôi đã đọc ở đâu đó về 1 nhà văn. Khi người ta hỏi ông viết vì cái gì, ông đã trả lời rằng: Lúc đầu là để có được danh tiếng còn bây giờ là vì tiền.
DeleteLàm gì cũng nên để ý xem sự việc diễn biến ntn. Nếu để tâm nhiều hơn thì có nhiều hứng thú hơn và lan tỏa nhiều hơn. Mình cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ cũng tốt như làm được cho nhiều người cũng có cảm nhận như mình.
Giáo dục con người, trước hết là dạy dỗ và đào tạo cho nên người (từ bé), trước hết là 1 thành viên gắn bó và có trách nhiệm với gia đình, với xh, sau là 1 công dân toàn cầu có nhân sinh quan và thế giới quan rõ ràng và 1 cuộc sống thật sự có ý nghĩa vì là 1 cá nhân có ích cho cộng đồng (nếu ở tầng lớp có đẳng cấp càng cao, đóng góp càng nhiều, càng tốt).
ReplyDeleteTôi vẫn thích những người hiểu biết và diễn đạt về những cái mình biết 1 cách lôi cuốn bằng nhiều cách khác nhau*. Và mục đích của nền giáo dục là đào tạo được những con người có thể phát huy hết những khả năng của mình ở cấp độ cao nhất bằng nhiều cách. Với năng khiếu đặc biệt có thể thăng hoa trong những lĩnh vực âm nhạc, mỹ thuật, thể thao, toán học, hóa học v.v. với tư cách của những chuyên gia, học giả uyên bác, nhà văn/thơ hay nghệ sĩ, cầu thủ nổi tiếng.
Thời sinh viên, ko hiếm những tay đàn giỏi, hát hay lại đá bóng xuất sắc. Chỉ vùi đầu vào học, ra đời có thể làm toán giỏi nhưng cuộc sống ko chỉ là những phép tính, nhiều khi ko phải cứ cộng tất cả lại là cho kết quả mà phải làm phản ứng, giữa cái này với cái kia sẽ ra cái gì và như thế nào. Méo và lệch là sản phẩm của 1 nền giáo dục què cụt.
Trong số chúng tôi, nhiều người học rất giỏi, sang Hungary có bằng rồi về nhà mới nhận xét là đa số học trò (miền Bắc) dù được chọn ra nước ngoài học ĐH vẫn chỉ như học cấp 4, ko như bọn Tây. Và đến bây giờ giáo dục vẫn cứ quanh quẩn với những thứ đã cũ, học và hành, kiến thức và thực tế, con người và xh là những vấn đề chưa tháo gỡ được, vẫn bết bát và rối rắm vô cùng.
(*): Tôi quan niệm rằng: về phần diễn đạt (có thể dùng nhiều ngôn ngữ khác nhau) tùy theo khả năng, nếu là người có thể dùng nhiều cách thức khác nhau và kết hợp được với nhau càng hay.
Ví dụ: nhà văn là 1 chuyên gia viết lách có sức lôi cuốn và tầm ảnh hưởng rất lớn, rất lâu (vượt tg & ko gian), đến rất nhiều người. Nếu lại có khả năng minh họa (vẽ) cho tác phẩm của mình thì khó có họa sĩ nào có thể am hiểu hơn để trình bày đúng hơn ý muốn của chính tác giả.
Nhưng mà thế nào là nên người cũng tùy. Có người chọn đường tu hành vì muốn đắc đạo. Có người ko đi tu nhưng muốn ở ẩn, suy nghiệm và viết sách vì tư tưởng đi quá xa so với nhân gian đương thời. Nhiều người chọn đi đến cùng với đam mê, năng lực của mình dù ko mấy người có thể nhận ra rằng đó là điều tuyệt vời hay chính là ý tưởng/phát minh kỳ diệu (trong nghệ thuật & khoa học). Còn lại là những người thành đạt & nổi tiếng, có thể là cuốn hút với số đông, có thể vì độc nhất/lạ lùng, cũng có thể do năng khiếu đặc biệt được phát huy đến đỉnh cao khiến mọi người chú ý. Còn hay dở hoặc đúng sai thế nào thì còn phải bàn. Vì hay chưa chắc đúng còn dở có khi chẳng sai.
ReplyDelete