Saturday, August 24, 2024

Biên giới Zion (2)

Thái độ tương phản về người tị nạn bắt nguồn từ cách tiếp cận đàm phán hoàn toàn khác nhau. Người DT là 1 thiểu số bị đàn áp suốt 2 thiên niên kỷ, họ chưa bao giờ được tự do chọn vũ lực. Do đó, họ thường xuyên phải đàm phán (thường là để vừa đủ tồn tại, và gần như luôn ở thế rất yếu). Đây là 1 trong những kỹ năng sinh tồn được hình thành qua nhiều thế kỷ sau những biến cố khủng khiếp nhất: họ đã ko chỉ phát triển kỹ năng đàm phán mà còn cả 1 triết lý đàm phán, kể cả trong những điều kiện tưởng như ko thể.

Người DT đã học cách chấp nhận 1 vị thế được dàn xếp, dù rất thấp và thiệt thòi, vì biết rằng: vị thế đó sau này có thể được cải thiện thông qua các cuộc đàm phán tiếp theo cũng như nhờ vào những nỗ lực của chính họ. Tầm quan trọng tối thượng của thỏa thuận thay cho vũ lực đã ăn sâu trong máu họ.

Ngược lại, người Ả-rập là 1 chủng tộc đi chinh phạt, các văn bản tôn giáo của họ vừa là nguồn cảm hứng vừa phản ánh lập trường cực đoan đối với các dân tộc khác. Khái niệm đàm phán để đi đến 1 thỏa thuận cuối cùng với họ là 1 sự phản bội về nguyên tắc (ngừng bắn/đình chiến chỉ là giai đoạn tạm thời chấp nhận vì vẫn còn lựa chọn bạo lực sau đó).

Mặt khác, hiệp ước với người Ả-rập như 1 kiểu đầu hàng. Đó là lý do tại sao họ ko muốn tái định cư người tị nạn, vì điều đó có nghĩa là bán đứt 1 món tài sản đạo đức*.

Hình ảnh (chọn từ net): Nhà thương thuyết của Liên Hiệp Quốc, bá tước Folke Bernadotte (bị ám sát năm 1948)

Cách đàm phán của người DT đóng 1 vai trò còn quan trọng hơn trong việc xác định biên giới Israel. Người DT có 3 cách để thừa nhận đất nước được tái lập của mình:

- Như là 1 ngôi nhà quốc gia.

- Như là Miền Đất Hứa.

- Như là nhà nước Zion.

Có thể nhanh chóng loại bỏ cách đầu tiên bởi 1 nơi an toàn cho người DT có thể là bất cứ đâu vì họ là 1 dân tộc rất giỏi thích ứng với mọi hoàn cảnh. Vì vậy, đề xuất này nếu muốn được họ quan tâm phải có chút liên quan đến nguồn gốc lịch sử.

Miền Đất Hứa về mặt lý thuyết có thể thích hợp hầu như với tất cả người DT. Tuy nhiên khó xác định 1 cách chính xác: vùng đất này là gì? Khi Chúa trao vùng đất này cho Abraham, Ngài ko định nghĩa nó 1 cách rõ ràng**. Về mặt lịch sử, theo từng giai đoạn, có nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn từng thuộc về người DT từ thời cổ đại, nhưng nếu xét theo mục đích hàng đầu để đáp ứng là 1 ngôi nhà quốc gia cho người DT thì chúng gần như ko thể là mô hình của nhà nước Zion. Mặt khác, còn có 1 niềm tin mạnh mẽ cho rằng: người DT có quyền đòi lại những phần lãnh thổ Palestine mà họ từng thống trị thời cổ đại.

Nhà nước/quốc gia Zion là lãnh thổ mà trên thực tế người DT có thể có được, định cư, phát triển và bảo vệ nó. Đây là cách tiếp cận thực tế mà các tổ chức Zion chính sử dụng, và trên thực tế đã trở thành chính sách của nhà nước Israel.

Bản đồ Canaan cổ với 12 bộ tộc. Nguồn: Wikipedia

Cách tiếp cận về việc tái lập đất nước của người DT như là nhà nước Zion là cách tiếp cận hợp lý vì nó mang lại triển vọng lớn nhất có thể có được cho kỹ năng đàm phán của họ. Nó cho phép các nhà lãnh đạo DT nói rằng: họ sẽ chấp nhận bất cứ đường biên giới nào mà bao gồm các khu vực do người DT chiếm giữ, gắn liền với nhau và có thể bảo vệ được. Do đó, họ đã tỏ ra linh hoạt ở từng giai đoạn, sẵn sàng chấp nhận bất cứ đề xuất chia nhỏ hợp lý nào.

Với kế hoạch chia nhỏ của Ủy ban PEEL (1937), người DT chần chừ nhưng rồi họ chấp nhận nó trong khi người Ả-rập được chia nhiều hơn thì bác bỏ mà ko thảo luận gì.
Với đề xuất chia nhỏ của LHQ (1947) khi việc định cư đã thay đổi, người DT có thêm gần như toàn bộ sa mạc Negev và 1 phần khu vực Biển Chết (50% diện tích Palestine so với kế hoạch Peel chỉ có 20%). Đây ko phải là Miền Đất Hứa theo bất cứ định nghĩa nào, vì nó ko bao gồm Judaea và Samaria, toàn bộ Bờ Tây và quan trọng nhất là Jerusalem, nhưng người DT dù miễn cưỡng vẫn chấp nhận đề xuất này.

Sa mạc Negev (Hình ảnh: chọn từ net)

Triết lý thực tế của người DT được thể hiện bởi Abba Eban, cựu học giả Oxford, sau này là Bộ trưởng Ngoại giao và nhà đàm phán chính của nhà nước mới trong nhiều năm. Ông nói: người DT đồng ý mất những khu vực có ý nghĩa tôn giáo và lịch sử vì có ''một hàm ý chia nhỏ vốn có trong việc phát triển vị thế quốc gia Do Thái'' ngay từ khoảnh khắc nó trở thành ''một triển vọng chính trị cụ thể'' - tức chế độ ủy trị của Hội Quốc Liên. Chính sách định cư Zion ''dựa trên ý tưởng tránh mọi xung đột với hiện trạng nhân khẩu học. Mục đích là định cư người Do Thái ở những nơi mà người Ả-rập không nắm quyền sở hữu vững chắc'' vì các khu định cư Ả-rập bám theo các khu định cư của người DT cổ đại, nên người DT hiện đại đi tới vùng đồng bằng ven biển cổ xưa của người Philistine và thung lũng Jezreel, là những nơi người Ả-rập tránh vì căn bệnh sốt rét.

''Nguyên tắc định cư của người Do Thái'', Eban nói, ''luôn mang tính thực tế và thời cuộc, không bao giờ mang tính tôn giáo và lịch sử.'' Do đó, trong các cuộc đàm phán ở Liên Hợp Quốc, chúng tôi dựa vào tiền đề chung là một mối liên hệ lịch sử, nhưng không hề có các đòi hỏi nào về việc đưa những khu vực cụ thể vào bên kia ranh giới đã phân chia của chúng tôi trên cơ sở các mối liên hệ từ thời cổ đại. Vì Hebron toàn người Ả-rập nên chúng tôi không xin nó. Vì Beersheba gần như không có người ở nên chúng tôi đưa ra một đòi hỏi thành công. Luận đề Zion trung tâm là có đủ không gian ở Eretz Israel để thành lập một xã hội Do Thái đông dân mà không cần phải di dời dân cư Ả-rập, và thậm chí không phải xâm phạm vào sự gắn kết xã hội đã bám rễ sâu của họ.

Abba Solomon Meir Eban (Hình ảnh chọn từ net)

Về bản chất, người DT đã đi đến cùng với triết lý của mình khi chấp nhận kế hoạch chia nhỏ của LHQ dù theo đó họ sẽ rất khó quản lý và bảo vệ quốc gia của mình. Người Ả-rập vẫn bác bỏ kế hoạch này và thực hiện việc phân xử bằng vũ lực. Kết quả sau các cuộc chinh phạt của Israel vào năm 1948 là họ có được 80% Palestine. 

Với đường biên giới có nhiều bất tiện, người DT vẫn tạo nên 1 quốc gia có thể vận hành và bảo vệ được và họ luôn tìm cách để đạt được thỏa thuận về 1 đường biên giới lâu dài trên cơ sở của đường biên giới theo thỏa thuận đình chiến năm 1949. Họ sẵn sàng nhượng bộ để đổi lấy 1 thỏa thuận cuối cùng.

Nhưng 1 thỏa thuận như thế ko bao giờ được đưa ra. Các quốc gia Ả-rập luôn từ chối đàm phán với Israel và ko chấp nhận quốc gia mới này ở Trung Đông. Họ ko muốn tuân thủ những điều khoản của các thỏa thuận đình chiến vì muốn tiếp tục chiến tranh dưới những hình thức khác (chúng được sử dụng như bức màn che những hoạt động chống lại Israel bao gồm tấn công người DT, tẩy chay và bao vây kinh tế Israel...).

Do đó, theo 1 nghĩa xác định: Israel vẫn đang tồn tại trong tình trạng chiến tranh với các nước Ả-rập từ tháng 11/1947 đến nay.

Hình ảnh (chọn từ net): Cao nguyên Golan

(Lược ghi từ Lịch Sử Do Thái của Paul Johnson)

(*): "Người tị nạn là hòn đá tảng trong cuộc đấu tranh của người Ả-rập chống lại Israel. Người tị nạn là vũ khí của người Ả-rập và chủ nghĩa dân tộc Ả-rập.'' (Đài phát thanh Cairo)

(**): Đó là vào khoảng năm 2.000 TCN. Theo Sách Xuất Hành trong Kinh Thánh, Abram cùng gia đình rời bỏ quê hương ở Ur đi đến Harran. Tại đó, Abram đã nhìn thấy Thượng Đế trong giấc mơ và được Người chỉ đường tới vùng đất Canaan. Thượng Đế cũng lập Giao Ước với Abram rằng: “Ta là Thiên Chúa toàn năng, và Ta lập Giao Ước với ngươi. Ngươi sẽ là tổ phụ của nhiều dân tộc, và để đánh dấu Giao Ước này, ngươi sẽ đổi tên thành Abraham (có nghĩa là “cha của nhiều dân tộc”). Ta sẽ giữ lời hứa, và xứ Canaan sẽ thuộc về ngươi và dòng dõi của ngươi đời đời; và Ta sẽ là Thiên Chúa của họ.” Xứ Canaan về sau được gọi là Đất Hứa (Promised Land) là vì vậy. Abraham chấp nhận Giao Ước, và nguyện sẽ tôn thờ Thượng Đế – Đức Jehovah – là Thiên Chúa duy nhất của vũ trụ. (copy từ net)

No comments:

Post a Comment