Saturday, August 10, 2024

Hạnh phúc là được, không cần phải làm nhiều* (1)

Trần gian mở ra muôn nẻo đường để con người lựa chọn. Người có căn tu, tâm lành như cục bột, ko muốn vật lộn để kiếm sống hay chạm tay vào cuộc bắn giết tương tàn, sẽ tự tìm đến con đường tu hành theo lời của đức Phật, buông bỏ mọi sự trên đời để tìm kiếm hạnh phúc cho mình.

Những người tâm lành lòng thiện, muốn vươn tới những điều cao siêu, thánh hạnh trong đức tin để thành Phật giữa trần gian muôn vàn bất an khổ ải cũng phải vượt lên, để thoát khỏi cuộc đời trần tục. Họ phải khép mình sống đời tu hành đức độ mới giữ được giới để giải thoát hết khổ đau mới có hạnh phúc. Nếu ai có niềm tin ở Phật và tu hành, giữ giới luật, đạt được Giới Định Tuệ sẽ tìm thấy hạnh phúc đích thực này.

Tu khổ hạnh, sống đời sống ở gốc cây, ở hang đá, ở nghĩa địa và khất thực là chọn theo kinh sách, theo lời Phật dạy. Đầu trần, chân đất, y áo như các bậc thánh tăng, tự thân một mình tu hành. Tự học, tự đi, tự lo cho mình những nhu cầu thiết yếu hàng ngày là những việc của 1 tu sĩ tự giác làm với niềm tin vào Đức Phật, buông bỏ là bước đầu trên con đường tìm đến hạnh phúc của mình.

Hình ảnh: Chọn từ net

Nhiều người muốn cầu xin ơn trên 1 ước nguyện, hướng tâm về Phật, hy sinh những ham muốn đời thường của bản thân để được Đức Phật phù hộ cho mong mỏi của mình được linh ứng. Họ là những người sống thiên về tình cảm và thường nghĩ về người khác, sống vì người khác. Nhất là với những người dành hết sự quan tâm cho 1 người đặc biệt của mình thì điều này trở nên vô cùng lớn lao.

Người sống đời thế tục, là người muốn cân bằng/dung hòa những nhu cầu thiết thực về tinh thần và vật chất trong cuộc sống để có được hạnh phúc. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào trí tuệ, vào quan điểm, vào nhận thức của cá nhân.

Với người đời, buông bỏ là khái niệm ko phải ai cũng dễ dàng chấp nhận, nói chi thực hành. Nên nghiện ngập và ham vui quá độ trong lạc thú là những vấn đề gắn liền với họ trong cuộc sống, dù biết là ko tốt, ko hay, thậm chí ngay cả hậu quả vô cùng nguy hại vẫn ko thể từ bỏ. Danh dự, gia đình và những gì được coi là thiêng liêng ko tồn tại với những người đã sa ngã vì vượt quá giới hạn, để sự việc/cuộc đời đi quá xa, ko thể trở về với cuộc sống của 1 người bình thường.

Với tu sĩ, việc giữ giới là quan trọng. Với người đời, điều cốt yếu là sống cân bằng. Dung hòa ntn với những mối quan hệ, giữa người và người, giữa nhu cầu và ham muốn, giữa lý trí và trái tim là những vấn đề cần xử lý. Nhiều khi ko phải phân rõ đúng sai, hơn hay thua, nhưng quan trọng hơn cả là được và mất. Tu hành theo Phật pháp hay sống đời thế tục thì cũng như nhau trong việc thực hành đúng chính đạo của mình, với tu sĩ là giáo lý còn với người đời là đạo làm người.

Xh phương Tây chú trọng phát triển con người. Vì vậy giáo dục trong gia đình và trường học rất được chú trọng. Tôn giáo phương Tây là những tôn giáo bắt nguồn từ văn hóa. Văn hóa Kitô giáo, còn gọi là Đạo Công Giáo (Catholicism), chiếm ưu thế trong nền văn minh phương Tây, giữ vai trò định hướng quá trình phát triển của triết học, nghệ thuật, âm nhạc, kiến trúc, khoa học và cấu trúc xh.

Khác với Giáo lý Phật Giáo ở Đông Á coi việc xuất gia tu hành là được giải thoát, là hạnh phúc, Giáo lý Công Giáo coi giáo dục gia đình là 1 phần quan trọng của nền tảng giáo dục theo quan niệm ‘’Gia đình thế nào xã hội thế ấy’’**. Trong cộng đồng giáo xứ Công Giáo có thể thấy: Giáo dục gia đình được thực hiện ở mọi giai đoạn của cuộc sống, từ lúc chuẩn bị cho đời sống hôn nhân và trước khi thụ thai, khi được cưu mang trong lòng mẹ, giai đoạn tuổi thơ, khi trưởng thành, lúc già cả... cho đến khi trở về với Chúa.

Về cơ bản, người theo đạo Công Giáo nhận thức rằng: sống trên đời này với đức tin vào Đức Chúa Trời là đấng tối cao và thương yêu mọi người*** như anh em để cùng nhau xây dựng 1 xh tốt đẹp cho ngày sau được hưởng hạnh phúc đời đời. Người sống theo ý Chúa là người sống với lương tâm, đó là tiếng nói của tâm hồn khuyên con người làm điều lành lánh xa điều ác/dữ. Người theo đạo Công Giáo nguyện làm tròn bổn phận của mình để ko gây ra tội lỗi, từ bỏ mọi thói hư tật xấu, tránh xa mọi cám dỗ tai hại xung quanh mình. Đó chính là làm theo những điều răn từ lòng bác ái và nhân đức của Chúa.

Như vậy, để giữ mình là người sống có đức hạnh, khỏe mạnh về cả thể dục (giáo dục thể chất) và trí dục (giáo dục tinh thần) là mục đích của 1 người trưởng thành. Điều này với xh là việc đại sự, là lợi ích 100 năm.

Minh Triết Phương Đông và Triết Học Phương Tây là Hai Nền Tư Tưởng Lớn. Sự kết nối hai dòng tư tưởng quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại là việc giao hòa sự sâu sắc, huyền bí của triết học phương Đông với tính logic, phân tích sắc bén của triết học phương Tây, xu hướng này đang định hình thế giới trong toàn bộ lịch sử phát triển của con người.

Sự gặp gỡ Đông – Tây là quá trình hòa quyện những giá trị tinh túy nhất của 2 nền văn hóa, từ đó mang lại sự mới mẻ, sâu sắc hơn, đa dạng hơn và hướng tới những kỷ nguyên mới với nhiều chuyển biến tốt đẹp vì 1 thế giới tiến bộ hơn.

(*): MINH TUỆ NGỮ LỤC III (Dòng đầu tiên)

(**): Lời của Đức Léo XIII

(***): Tôi chỉ biết một nghĩa vụ, và đó là yêu thương (Albert Camus)

No comments:

Post a Comment