Zion is a specific, historically important location — the name refers to both a hill in the city of Jerusalem and to the city itself — but it's also used in a general way to mean "holy place" or "kingdom of heaven." The root of Zion is the Hebrew Tsiyon, and while the word holds a special importance in the Jewish faith (copy fr. net)
Hình ảnh (Chọn từ net): Mount Zion in Jerusalem
Việc Đức Quốc Xã tàn sát 6 triệu người DT là yếu tố/căn nguyên hàng đầu dẫn đến việc lập ra nhà nước Israel. Với dân tộc DT, đây là 1 phần của 1 kế hoạch.
Những gì đã xảy ra được diễn đạt theo cách nói của lịch sử: Việc lập ra quốc gia của người DT là hệ quả của những khổ đau mà người DT phải chịu. Đó là nhân quả, nếu hiểu theo cách nói mang bản chất siêu hình của thế giới siêu nhiên thuộc về tôn giáo.
Khi Hitler mở cuộc tổng tấn công đầy bạo lực vào người DT, kẻ thù hàng đầu của ông ta, Hitler đã tạo cho dân tộc DT 1 cơ hội cùng với phe Đồng minh phản công lại mình - đây là điều đã kích hoạt giai đoạn cuối cùng của chương trình Zion.
Sau khi Thế Chiến thứ 2 nổ ra, việc thành lập nhà nước Israel đã trở thành mục tiêu lớn nhất và lan dần đến đa số các cộng đồng DT trên thế giới. Để thực hiện điều này, đánh bại Hitler chỉ là mục tiêu đầu tiên, sau đó cần loại bỏ bất cứ sự cản trở/phản đối nào từ các nước Đồng minh*.
Anh đóng vai trò quan trọng vì là cường quốc nắm quyền sở hữu đất đai (lúc đó, Anh vẫn thống trị 1/4 bề mặt Trái Đất), vì vậy người DT phải lật đổ chính sách của họ với Palestine (ghi trong Sách Trắng 1939). Và họ đã làm đượcđiều này với sự ủng hộ bước đầu của Churchill. Sau đó, chính người DT đã hành động (với những hoạt động của Menachem Begin) với việc xác định: họ ko chống lại nước Anh mà là chính quyền Anh ở Palestine bằng cách làm cho nó ko thể hoạt động được.
Nước Mỹ với chủ trương bài Zion của TT Roosevelt là 1 trở ngại. Sau cái chết của Roosevelt, Truman có 1 cam kết thẳng thắn hơn với chủ nghĩa Zion. Sau khi người Anh rút lui ở Palestine, Truman thúc giục thành lập 1 nhà nước DT. Vào ngày 29/11/1947, được sự hậu thuẫn của Truman, LHQ chấp nhận nhà nước DT (và nhà nước Ả-rập cộng với 1 khu vực quốc tế ở Jerusalem) trên lãnh thổ Palestine.
Bản đồ phân chia Palestine của Liên Hợp Quốc (03 Sep. 1947)
Nếu từng có âm mưu lập ra Israel thì LX sẽ là 1 thành viên của âm mưu này. Trong cuộc chiến, vì những lý do chiến thuật, Stalin tạm gác/dừng 1 số khía cạnh trong chính sách bài DT của mình để theo đuổi lập trường thân Zion (về đối ngoại) với mục đích Israel sẽ là 1 quốc gia XHCN.
Khi vấn đề Palestine được đưa ra trước LHQ lần đầu tiên (tháng 5/1947), Thứ trưởng ngoại giao LX Andrei Gromiko đã gây ngạc nhiên khi tuyên bố ủng hộ nhà nước DT. Ngày 13/10/1947, Semyon Tsarapkin (Trưởng phái đoàn LX tại LHQ) đã nâng cốc chúc mừng các thành viên của Cơ quan DT: ''Vì nhà nước Do Thái tương lai''!
Sau đó, phái đoàn LX và phái đoàn Mỹ đã làm việc chặt chẽ với nhau về thời gian biểu cho cuộc rút lui của Anh ở Palestine. Khi Israel tuyên bố độc lập (14/05/1948), TT Truman lập tức công nhận trên thực tế, Stalin còn làm hơn thế khi chưa đầy 3 ngày sau đã công nhận nhà nước Israel về mặt pháp lý. Nhưng quan trọng nhất là quyết định của chính phủ Tiệp Khắc (theo chỉ đạo của Stalin) bán vũ khí cho Israel (Nguyên 1 sân bay được dành cho nhiệm vụ đưa vũ khí tới Tel Aviv.
Đại sứ LX tại Liên Hợp Quốc Andrei Gromyko (năm 1947) dành sự ủng hộ cho Israel. Ảnh: AFP
Thời gian đóng vai trò VÔ CÙNG QUAN TRỌNG với sự ra đời và sống sót của Israel.
Việc Stalin sát hại diễn viên Solomon Mikhoels (gốc DT) vào tháng 1/1948 đánh dấu sự khởi đầu cho giai đoạn bài DT kịch liệt trong chính sách của ông. Chính sách của Mỹ cũng thay đổi khi sức ép của Chiến tranh Lạnh đã làm tiêu tan triển vọng về chủ nghĩa lý tưởng thời hậu chiến.
Nước Mỹ và Truman buộc phải chú ý đến lời khuyên của Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao về chính sách của Mỹ ở Trung Đông. Nếu việc Anh rút khỏi Palestine bị trì hoãn thì Mỹ sẽ đỡ phải lo lắng hơn nhiều khi chứng kiến Israel được lập ra và LX gần như chắc chắn sẽ phản đối.
Nhà nước DT đã hình thành thông qua cánh cửa tình cờ của lịch sử mở ra chỉ trong vài tháng ngắn ngủi trong 2 năm 1947-1948. Chính sách của Begin tuy thành công nhưng cũng kéo theo những rủi ro khủng khiếp. Ở mức độ nào đó, sự rủi ro phụ thuộc vào 2 siêu cường Mỹ và LX. Trong cả 2 trường hợp, người DT đã hưởng lợi từ cái có thể gọi là tình thế hay sự can thiệp của thần thánh. Điều đó cũng là do may mắn, hay do ý trời?
Tuyên bố của Nhà nước Israel, 1948/Declaration of the State of Israel, 1948
Nếu sự nhẫn tâm của Begin là nguyên nhân dẫn đến việc rút lui sớm của người Anh thì Ben Gurion là người khai sinh Israel, phải đưa ra 1 loạt quyết định mà trong đó, tất cả đều chứa đựng nguy cơ gây ra thảm họa cho người DT.
Khi LHQ tổ chức cuộc bỏ phiếu chia nhỏ Palestine để thành lập nhà nước DT, người Ả-rập lập tức quyết tâm phá hủy các khu định cư DT và tấn công người DT. Azzam Pasha, Tổng thư ký Liên đoàn Ả-rập tuyên bố: ''Đây sẽ là một cuộc chiến hủy diệt và một cuộc thảm sát lịch sử''.
Điều đó đã diễn ra cho đến ngày hôm nay. Cuộc chiến ở Trung Đông đã nổ ra cùng lúc Israel công bố bản Tuyên ngôn Độc lập (do Ben Gurion đọc vào ngày Thứ Sáu 14/05/1948 ở Bảo tàng Tel Aviv). Theo đó, người DT khẳng định việc thành lập nhà nước DT ở Palestine với tên gọi là Nhà nước Israel ''theo quyền quốc gia và nội lực'' của người DT ''và sức mạnh của nghị quyết Đại hội đồng LHQ''.
Người Ai Cập và người Ả-rập ko thể chấp nhận sự việc này. Ngay lập tức, các cuộc ko kích của Ai Cập đã bắt đầu vào đêm Ben Gurion đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ngày hôm sau, cùng lúc/khi người Anh cuối cùng rời đi, quân đội Ả-rập xâm lược bắt đầu tràn vào Israel.
Vua Abdullah bên ngoài Nhà thờ Mộ Thánh, ngày 29 tháng 5 năm 1948, một ngày sau khi quân đội Jordan giành quyền kiểm soát Thành phố Cổ trong Trận chiến giành Jerusalem
Trước khi người Anh rút khỏi Palestine (15/5/1948), người DT đã mở những cuộc tấn công để kết nối các khu vực DT với nhau theo kế hoạch chia lãnh thổ của LHQ. Họ chiếm giữ Haifa, mở tuyến đường tới Tiberias và phía Đông Galilee. Họ chiếm Safed, Jaffa và Acre. Như vậy, họ đã thiết lập được vùng hạt nhân cho nhà nước Israel và trên thực tế đã giành chiến thắng trước khi cuộc chiến dữ dội bắt đầu.
Dù hơn hẳn về số đông và tích cực củng cố quân đội của mình, các quốc gia Ả-rập vẫn ko thể chiếm ưu thế trong cuộc giao tranh với Israel. Người DT nắm quyền kiểm soát với việc chiếm Lydda, Ramleh, Nazareth và những vùng lãnh thổ rộng lớn bên ngoài khu vực biên giới được phân chia. Với quân số 100.000 lính, quân đội Israel (được trang bị nhiều vũ khí hạng nặng từ Tiệp Khắc và Pháp**) tiếp tục tấn công mở đường tới khu định cư Negev và chiếm được Beersheba.
Chiến tranh Ả Rập – Israel 1948 bắt đầu từ tháng 5 năm 1948 đến tháng 3 năm 1949 với kết cục: Israel chiến thắng, phe Ả Rập thất bại và phải ký kết Hiệp định ngưng bắn 1949.
Các sự kiện và giao tranh diễn ra trong 2 năm 1947-1948 ở Trung Đông kéo dài đến hôm nay. Vấn đề này có 2 khía cạnh chính là người tị nạn và biên giới (nên xem xét và thực hiện riêng biệt).
Hình ảnh (chọn từ net): Đại úy Avraham Adan cùng đồng đội dựng lá cờ Israel tại Umm Rashrash (nay là Eilat) đánh dấu kết thúc chiến tranh
(lược ghi từ cuốn Lịch Sử Do Thái của Paul Johnson)
(*): Anh, Mỹ và LX đều có những lý do để ko chấp nhận 1 nhà nước DT tại Trung Đông vào lúc này.
(**): Cả hai bên sử dụng vũ khí tồn kho từ Đại chiến thế giới lần thứ hai. Ai Cập sử dụng một số trang thiết bị của Anh, còn Syria sử dụng các loại của Pháp. Israel sử dụng vũ khí của Anh, Tiệp Khắc và Đức (copy từ Wikipedia: Chiến tranh Ả Rập – Israel 1948)
Loạt bài này bắt đầu từ 1 mục trên trang FB của tôi về lịch sử với việc phủ nhận cách dựng lại 1 thời kỳ ko theo thể thức và ko theo nguyên tắc trung thực và chính xác, ko tôn trọng sự thật (viết sử theo lý luận phi lịch sử). Vì vậy, tôi cho rằng: Chúng ta ko có quyền chọn câu chữ cho lịch sử mà lịch sử sẽ thực hiện điều này.
ReplyDeleteTuy nhiên, kéo theo câu chuyện của VN là những bàn luận xung quanh câu chuyện của Israel và những xung đột đã diễn ra trong 30 năm sau Thế chiến lần thứ 2. Về sự ra đời của nhà nước DT lại phải trở về vớí lịch sử của họ. Từ những ngày đầu cách đây hơn 4000 năm, họ đã chứng tỏ được sự thông minh bằng quá trình thích ứng với các xh mà số phận đẩy họ tới và trở thành những người sống sót vĩ đại để trở về nơi khởi đầu và lập quốc gia cho riêng mình: 1 quốc gia với chủ quyền gây tranh cãi và bị bao vây/tiêu diệt cho đến hôm nay.
DT khác với các dân tộc khác, khi cho thấy những nỗ lực bền bỉ mang bản sắc riêng biệt của họ. Liệu lịch sử có cho thấy điều này là đáng giá? Hay họ chỉ hoài công?
Sau khi đọc sách của những tác giả châu Âu viết về người DT, tôi đã tự trả lời câu hỏi này bởi những gì được viết là những đúc kết từ quá trình tìm hiểu và nghiên cứu theo quan điểm của những tác giả/sử gia hàng đầu thế giới, những người luôn có cách tiếp cận và nhìn vấn đề qua các sự kiện, kết nối chúng lại để khám phá, nghiên cứu, tìm những điểm khiếm khuyết, rồi ghép tất cả trong 1 tổng thể để có thể hiểu được tất cả.
Các nhà sử học Âu - Mỹ thường chọn cho mình 1 nhân vật lịch sử, 1 dân tộc hoặc 1 tôn giáo và đi sâu vào tìm kiếm vì tò mò. Họ muốn giải đáp tất cả những câu hỏi và những tình tiết liên quan một cách rõ ràng và thuyết phục bằng những khám phá của mình (họ phải đọc/tham khảo nhiều sách, tư liệu và chứng tích, dấu vết...). Qua đó cũng có những nhận định, suy nghĩ cá nhân về vai trò (con người) và ý nghĩa lịch sử sau tất cả những gì đã xảy ra.
Có thể ví dụ thêm qua cuốn sách về bác mình (Hồ Chí Minh - Một cuộc đời, XB năm 2000), từ khi tác giả bắt đầu tìm hiểu đến khi hoàn thành kéo dài 30 năm.
Trở lại với Israel, DT là 1 dân tộc Chúa chọn, họ tồn tại với DT giáo (là khởi nguồn của các tôn giáo lớn khác) và với sức sống bền bỉ của họ. Từ sức mạnh ý chí đặc biệt giúp họ duy trì được điều này cho thấy: Người DT ko bị ràng buộc và giới hạn trong ranh giới quốc gia, mà họ là 1 đế chế bất diệt tồn tại cùng cộng đồng DT trên toàn thế giới.
Trở lại với người Việt và tư tưởng HCM, nhất là tầng lớp mới mang căn tính hình thành sau khi đánh bại 2 đế quốc to, tự cho mình là trung tâm lẽ phải của thế giới, đang lao vào con đường hoang tưởng. Tuy tiếp nối thế hệ HCM, nhưng tư tưởng thì ko còn vì Độc lập và Tự do nữa (còn thua xa những người bị gắn/chụp mũ xét lại trước đây).