Wednesday, August 28, 2024

Biên giới Zion (3)

Bản chất của nhà nước Zion cần được đánh giá 1 cách cơ bản. Những người thế tục tiên phong từng coi nó là điều ko tưởng của chủ nghĩa hòa bình, của chủ nghĩa tập thể. Những người tiên phong theo tôn giáo từng coi nó là 1 nền thần quyền thiêng liêng. Nhưng đã đến lúc tất cả phải đầu tư sức lực cho 1 nhà nước được bảo đảm an ninh tối đa. Theo nghĩa nào đó, diễn biến này là tự nhiên. Những người định cư hiện tại luôn phải dựng hàng rào quanh nhà để ngăn trộm cướp người Ả-rập. Từ sau năm 1949, người DT buộc phải thừa nhận, dù chậm và miễn cưỡng: an ninh phải là điều ưu tiên hàng đầu và lâu dài của quốc gia. Israel ko chỉ phải nghĩ ra những biện pháp an ninh nội bộ ngày càng tinh vi mà còn phải đạt được tiêu chí bảo vệ đa sức mạnh, lực lượng vũ trang phải có khả năng đương đầu với những cuộc tấn công từ các quốc gia Ả-rập cùng lúc. Những cân nhắc này đã quyết định ngân sách và chi phối toàn bộ quan hệ đối ngoại của Israel.

Suốt 30 năm (1948-1978), Israel phải chiến đấu liên tục cho sự tồn tại của mình. Trong những năm đình chiến, người Ả-rập vẫn tấn công và giết hại người Israel và các cuộc phản công của Israel nhằm vào các tổ chức khủng bố ngày càng dữ dội.

Ngày 20/7/1951, người cuối cùng trong số những người Ả-rập ôn hòa, vua Abdullah của Jordan, bị ám sát. Ở Ai Cập, sau khi lật đổ chế độ quân chủ (1954), Gamal Abdul Nasser đứng đầu chính quyền quân sự với quyết tâm hủy diệt Israel. Trước khi qua đời, Stalin đã cắt đứt quan hệ với Israel (1953). Sau đó, thông qua việc ký kết thỏa thuận vũ khí Ai Cập - Tiệp Khắc, khối Xô Viết bắt đầu cung cấp 1 số lượng vũ khí ngày càng lớn cho các lực lượng Ả-rập.

Vua Abdullah I bin Al-Hussein (1942). Hình ảnh chọn từ net.

Với sự giúp đỡ và đảm bảo an ninh từ khối Xô Viết, Nasser khởi động 1 kế hoạch nhằm bóp nghẹt và tiêu diệt Israel. Ý đồ này bị Hội đồng Bảo an LHQ lên án nhưng Ai Cập vẫn từ chối ko cho các tàu của Israel sử dụng kênh đào Suez và vào vịnh Aqaba (1956).
Sau đó, Ai Cập ký hiệp ước quân sự với Ả-rập Saudi, Yemen và thành lập Bộ chỉ huy quân sự với Jordan và Syria.

Nhận thấy thòng lọng đang siết quanh cổ, Israel tiến hành cuộc tấn công bằng việc thả lính dù đánh chiếm đèo Mitla ở Sinai. Kết hợp với lực lượng Anh - Pháp đổ bộ ở khu vực kênh đào, Israel chinh phục toàn bộ Sinai, chiếm Gaza và mở toang tuyến đường biển tới Aqaba.

Bằng việc chiếm giữ Sinai, Israel chứng tỏ sức mạnh quân sự của mình trước lực lượng Ả-rập được trang bị các loại vũ khí của đồng minh mới trong cuộc chiến tranh lần thứ 2 với người Ả-rập. Thỏa thuận đạt được sau cuộc chiến Suez 1 lần nữa ko đem lại kết quả cuối cùng. Israel cam kết rút khỏi Sinai với điều kiện Ai Cập ko tái vũ trang/quân sự hóa nó và lực lượng LHQ thành lập 1 khu đệm bảo vệ.

Gamal Abdul Nasser (Hình ảnh chọn từ net)

Cuộc chiến tranh Sinai chưa đem lại 1 thỏa thuận có thể thỏa mãn Israel. Các cuộc đột kích và khủng bố vẫn tiếp diễn (trong thời gian thỏa thuận này kéo dài được 1 thập niên cho đến năm 1967). Với lực lượng quân sự được tái tổ chức và trang bị, Nasser quyết định tấn công Israel 1 lần nữa (lúc này Syria cũng đã được khối Xô Viết tăng cường vũ trang).

Ngày 15/5, 1967: Ai Cập tái quân sự hóa Sinai với 100.000 quân và xe thiết giáp đồng thời yêu cầu lực lượng LHQ rút khỏi Sinai (và được tuân thủ).
Ngày 22/5, Nasser 1 lần nữa phong tỏa Aqaba, ko cho tàu bè Israel qua lại eo biển Tiran. Thòng lọng lại được thắt chặt khi vua Hussain của Jordan ký thỏa thuận quân sự ở Cairo cùng ngày với việc lực lượng của Iraq tiến vào vị trí tại Jordan.

Lúc này, Mỹ đang trù trừ vì vướng vào cuộc Chiến tranh VN, trong tình thế như vậy, lãnh đạo quân sự Israel thấy rằng chỉ có một khả năng có thể xoay chuyển được tình thế là đánh phủ đầu. Nội các Israel nhóm họp ngày 23 tháng Năm quyết định mở cuộc tấn công nếu Eo biển Tiran không được mở trở lại ngày 25 tháng Năm. Israel quyết định là nếu như Mỹ không làm gì và LHQ án binh bất động, thì họ phải tự hành động. 

Một lần nữa Israel lại mở cuộc tấn công phủ đầu vào sáng ngày 05/6 và tiêu diệt gần như toàn bộ lực lượng ko quân Ai Cập trên mặt đất. Bị Ai Cập lừa dối về thành công này của Israel, Jordan và Syria đã tham chiến. Đáp trả, Israel cảm thấy được tự do loại bỏ những bất thường tồi tệ nhất (đeo đẳng mình) do cuộc chiến giành độc lập mang lại.

Ngày 07/6, Israel chiếm Jerusalem, biến toàn bộ Thành cổ thành thủ đô của mình. Đến cuối ngày hôm sau, họ chiếm toàn bộ Bờ Tây/West Bank. Trong 2 ngày sau đó, Israel tấn công chiếm cao nguyên Golan và thiết lập các vị trí quân sự ở đây. Cùng lúc đó, họ tái chiếm toàn bộ Sinai. Sau CUỘC CHIẾN 6 NGÀY/Six-Day War, lần đầu tiên Israel sở hữu các đường biên giới có thể phòng thủ được cũng như thủ đô và 1 phần đất nổi tiếng thuộc di sản lịch sử của mình.

Xe tăng Centurion ở biên giới Israel-Sinai, ngày 21 tháng 5 năm 1967. Ảnh của Moshe Milner. GPO.

Cuộc Chiến Tranh 6 Ngày dù là 1 chiến thắng lẫy lừng nhưng vẫn ko mang lại an ninh mà Israel mong đợi. Sau khi Nasser qua đời, kế vị ông ta là 1 người đáng gờm hơn: Answar Sadat. 
Năm 1972, Sadat đã cho các cố vấn LX về nước, nhưng ông vẫn tiếp nhận trang thiết bị từ LX. Ông ko dùng các liên minh kết hợp chính trị và quân sự của Nasser mà điều phối tất cả các kế hoạch 1 cách bí mật.

Sau chiến thắng năm 1967, Israel tin rằng mình mạnh hơn kẻ thù. Sự tự tin này có phần ảo tưởng từ những khả năng phòng thủ và những hệ thống được thiết lập, chẳng hạn như tuyến phòng thủ Bar Lev (phía Đông kênh đào Suez). Và Sadat đã gây bất ngờ khi phối hợp với Syria tấn công vào Ngày Chuộc tội/Yom Kippur* (06/10/1973). Những điều này đã đặt Israel vào thế bị động hoàn toàn. Ai Cập và Syria đã cùng lúc tấn công vào các vùng lãnh thổ do Israel chiếm đóng ở Suez và Cao nguyên Golan. Chiến tranh Yom Kippur là cuộc xung đột quân sự đẫm máu nhất giữa Israel và các nước Ả-rập với tổng số thương vong gần 53.500 người ở tất cả các bên liên quan; so với 5.500 thương vong trong Chiến Tranh Sáu Ngày năm 1967 và 10.000 thương vong trong Khủng hoảng Suez năm 1956.

Chiến tranh Yom Kippur 

Cùng với hiệu quả của tên lửa chống tăng và tên lửa đối ko, người Ả-rập đã gây nhưng tổn thất lớn cho lực lượng ko quân và thiết giáp của Israel. Cục diện cuộc chiến đã thay đổi, Israel phải đối mặt với nguy cơ thất bại nặng nề, thậm chí phải chịu một Holocaust thứ 2.

Một chiếc xe tăng Israel bị phá hủy trong những ngày đầu của Chiến tranh Yom Kippur. Israel đã mất khoảng 500 xe tăng trong ba ngày đầu của cuộc đối đầu.

Đến ngày 09/10/1973, thế tiến công của Syria bị chặn lại. Theo lệnh của TT Richard Nixon, 1 chiến dịch ko vận khẩn cấp chuyển vũ khí tiên tiến cho Israel được thực hiện. Hai ngày sau, Israel mở những cuộc phản công đẩy lùi quân đội Ai Cập sang bờ Tây kênh đào Suez, đe dọa cô lập toàn bộ lực lượng Ai Cập đang triển khai ở Sinai. Đây là bước ngoặt để Israel tiến tới giành thắng lợi, 1 thắng lợi quyết định như năm 1967 khi cuộc chiến chấm dứt với lệnh ngừng bắn có hiệu lực vào ngày 24/10.

Sở dĩ Israel luôn sẵn sàng chấp nhận lệnh ngừng bắn bởi đây là quyết định từ các yếu tố chính trị và ý chí chi phối nhiều hơn các yếu tố quân sự. Điểm này có thể thấy qua 4 cuộc chiến hoàn toàn ko có sự cân xứng: Các nước Ả-rập có thể thua nhiều cuộc chiến còn Israel thì ko thể thua dù chỉ 1 cuộc chiến. Chiến thắng của Israel ko thể mang lại hòa bình, nhưng nếu Israel thất bại thì đó là thảm họa. Với Israel, Ai Cập là kẻ thù nguy hiểm nhất vì họ mang bản chất tổng hợp của các đối thủ của Israel. Người Ai Cập ko phải là người Ả-rập đích thực và họ muốn nắm quyền với uy tín của 1 quốc gia ở vị trí lãnh đạo Trung Đông.

Một đơn vị thiết giáp của IDF ở bờ đông kênh đào Suez trong Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 (photo credit: YIGAL TOMARKIN/GPO)
 
(Viết & Lược ghi từ Lịch Sử Do Thái của Paul Johnson)

(*): Yom Kippur là ngày lễ linh thiêng nhất trong năm của Do Thái giáo.

No comments:

Post a Comment