Gia đình như nhánh từ 1 thân cây. Mỗi người trưởng thành theo những hướng khác nhau nhưng đều chung một cội rễ.
Monday, September 30, 2024
Cây gia đình
Sunday, September 29, 2024
NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL TOÁN HỌC
Hồi học đại học ở Liên Xô, tôi chơi thân với một cậu khá kỳ quặc. Chơi vì cùng đồng hương Nghệ An và cả vì sự kỳ quặc ấy. Từ nhỏ toi vốn không ưa những gì bình thường, nhàm chán.
Hắn là sinh viên một trường danh tiếng ở Matscơva, thông minh và học giỏi. Giỏi với nghĩa xuất sắc thật sự chứ không phải loại khá hơn bình thường. Ngay năm thứ hai, hắn đã có hai bài báo được đăng trên một tạp chí chuyên ngành quốc tế về sinh học, là môn hắn được gửi sang đây để học.
Tuy nhiên, đam mê thực sự của hắn, đam mê suốt đời, lại là toán. Thành ra thành tích sinh học của hắn chỉ dừng lại ở hai bài báo ấy và cái bằng phó tiến sĩ hắn nhận được không mấy khó khăn khi về nước.
Hắn mày mò tự học toán và chắc cũng đạt được điều gì đó, nhưng là người ngoại đạo nên tôi không thể đánh giá.
Một hôm đến chơi, hắn bảo tôi với vẻ rất tự tin:
“Tớ sẽ đoạt giả Nobel Toán học!”
“Nobel không có giải dành cho môn toán,” tôi đáp.
“Tớ biết. Rồi người ta sẽ lập cái giải ấy cho tớ.” Hắn nói, cũng rất tự tin. “Toán là môn khoa học mẹ của tất cả các môn khác. Chỉ tại lão Nobel nhỏ nhen không lập giải này vì vợ lão có bồ là một nhà toán học mà thôi.”
Lần sau gặp, hắn lại nói:
“Cậu dịch thơ được đấy. Phải thừa nhận nhiều bài rất hay. Sao cậu không phấn đấu đoạt giải Nobel về dịch thuật?”
“Xưa nay chưa ai đoạt cái giải ấy. Mà nó cũng chẳng có”.
“Thì người ta sẽ lập nó cho cậu, nếu cậu dịch thực sự hay”.
“Tớ là người bình thường, dịch dọt cho vui chứ Nobel nỗi gì! Khéo người ta cười cho thối mũi,” tôi đáp, rất chân thành.
Thế mà hắn xửng cồ, cái thằng kỳ quặc ấy. Hắn quát vào mặt tôi:
“Cậu tầm thường chứ không phải bình thường. Sống mà không mơ ước, không hoài bão thì sống làm đếch gì! Dịch dọt làm đếch gì!”
“Nhưng tớ phải biết sức mình...” tôi yếu ớt chống đỡ.
“Làm sao biết được sức mình khi chưa thử thách? Nói chuyện với cậu chán bỏ mẹ!”
Rồi hắn lại ngồi vào bàn làm việc, hý húi với môn toán của mình, ra ý đuổi tôi về, chỉ vì tội không muốn nhận giải Nobel dịch thuật.
Về nước, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gặp nhau. Sự kỳ cục, cực đoan của hắn không giảm mà còn tăng, và nhiều lần tôi vẫn bị hắn mắng té tát như trước.
Công bằng mà nói thì tôi bị hắn mắng oan. Tôi chỉ bình thường chứ không tầm thường. Như anh nông dân lo cày sâu cuốc bẫm để thu hoạch thật nhiều thóc, tôi cố dịch thật nhiều, cặm cụi ngày đêm viết lách, gọt dũa từng câu, từng ý đến mức hài lòng mới thôi. Tôi không thi vị hóa mà cũng chẳng coi thường cái nghề mình đã chọn, không mảy may mơ ước các giải thưởng này nọ, trong nước chứ chưa nói đến giải Nobel. Nghĩa là tôi cũng tử tế, dám sống chết với nghề, và cũng có hoài bão đấy chứ!
Hắn được phân về làm việc ở một viện nghiên cứu sinh học, đúng chuyên môn đã học. Hắn giỏi đến mức được người ta phân một mình một căn hộ ở khu tập thể Kim Liên, là điều hiếm xảy ra thời đó. Hơn thế, hắn được quyền cả tháng không đến viện ngày nào.
Độ sáu tháng một lần hắn ôm một tập dày các nghiên cứu của hắn nộp lãnh đạo viện. Mọi người, kể cả chuyên gia đầu ngành đọc không hiểu gì, nhưng chẳng dám bác, đành gửi sang Liên Xô nhờ thẩm định hộ. Tôi cũng nhiều lần phải khốn khổ ngồi nghe hắn thuyết trình hàng giờ các công trình nghiên cứu cao siêu mà tôi hoàn toàn mù tịt ấy.
Như trước, đam mê của hắn vẫn là toán, và hắn vẫn không ngừng say mê nghiên cứu để đoạt cái giải Nobel hắn mơ ước.
Một hôm, đang đi trên đường, tôi bị ai đó gọi to chặn lại. Thì ra là hắn. Đã mấy năm chúng tôi không gặp nhau, nhưng quả tình tôi không ngờ hắn thay đổi đến thế.
Trước mặt tôi là một ông già nhếch nhác, ăn mặc luộm thuộm và cáu bẩn.
“Cậu đãi tớ một chầu bia đi!” Hắn nói với vẻ hống hách như ra lệnh. “Lâu lắm chưa được ăn bữa nào ra hồn.”
Chúng tôi vào một quán bia gần đó. Thú thật tôi không thể cầm lòng khi nhìn hắn ăn một cách ngấu nghiến các món dọn ra và liên tục tu hết cốc bia này đến cốc khác. Chỉ những người phải nhịn đói lâu ngày mới có kiểu ăn như vậy.
Ăn uống no nê, hắn bắt đầu hăng hái nói một thôi một hồi những việc hắn đã và đang làm. Vất vả lắm tôi mới lái được câu chuyện sang hướng tôi muốn, tức là chuyện gì đã xẩy ra với hắn những năm vừa rồi. Thì ra hắn bị đuổi việc vì, theo lời hắn, “tớ đếch thèm bận tâm mấy cái chuyện sinh học vớ vẩn ấy nữa. Để dành thời gian cho toán.”
Rồi hắn quay lại với đề tài hắn yêu thích, thao thao bất tuyêt, đôi mắt đỏ ngầu và tinh sáng một cách khác thường. Thỉnh thoảng bọt mép sùi ra hai bên khóe miệng. Dẫu chua xót, tôi vẫn phải tự bảo mình rằng hắn đã phát điên, chí ít thì tâm thần nặng. Kiểu “phát rồ vì ngộ chữ” như dân gian vẫn nói.
Sau đó tôi đều đặn đến thăm hắn tại căn hộ nhỏ ở Kim Liên. Quả thật tôi không biết hắn sống thế nào và ăn uống những gì. Lần nào đến, tôi cũng thấy hắn đang cắm cúi làm việc bên chiếc bàn sờn cũ.
Thường thì hắn vừa ăn những gì tôi mang tới, vừa mắng tôi cái tội không chịu phấn đấu để lấy cái giải Nobel về dịch thuật. Hắn xem việc tôi đến thăm hắn là chuyện đương nhiên, và chưa một lần cảm ơn tôi. Dần dần tôi học được cách kiên nhẫn ngồi nghe hắn nói về các công trình của hắn mà tôi hoàn toàn không hiểu. Tôi thực sự thương xót, ái ngại cho hắn, một người sống có niềm tin và sự đam mê mãnh liệt. Không loại trừ khả năng chính nhờ niềm tin và sự đam mê ấy, hắn mới có thể tiếp tục sống và làm việc hết năm này đến năm khác trong điều kiện cùng cực như vậy.
Tuy nhiên, cái phải đến cuối cùng đã đến. Hắn chết cách đây mười năm trong căn phòng đơn độc, giữa một đống lớn giấy tờ bề bộn và chắc với cái dạ dày trống rỗng.
Do không có ai thân thích ở Hà Nội, ông hàng xóm gọi điện cho tôi khi phát hiện hắn chết.
Ông nói:
“Tội nghiệp bác ấy.”
“Vâng. Tiếc ông ấy không sống được đến ngày nhận giải Nobel”.
Tôi đáp, trong thâm tâm thực sự coi hắn đã nhận được cái giải cao quí ấy. Từ ấy đến nay tôi luôn nhớ đến hắn như một người đoạt giải Nobel toán học.
Sau cái chết của hắn, tôi hay ngẫm nghĩ về bản thân, và vẫn chưa dứt khoát xếp mình vào hạng người nào - bình thường hay tầm thường như hắn nói.
Thái Bá Tân - Strasbourg, nước Pháp. 2022
Saturday, September 28, 2024
TANKÖRI TALÁLKOZÓ
HỌP LỚP- 55 năm trước, ngỡ ngàng nhận phòng ở, cùng vội vàng giữa các giảng đường... Nay đã là Các Ông Già...hàn huyên bệnh tình, hân hoan chuyện Con Cháu khắp năm châu...
Băng khuâng Tưởng Niệm Tất Cả Gs và Nhiều Bạn Đồng Niên đã vĩnh viễn Xa vời...Cảm thông với nhiều bạn tuổi cao sức tàn vắng mặt... .
Vẫn hớn hở vui tếu...với bao kỷ niệm những ngày đầu thu 55 năm trước... LỚP NHẤT BME-GPK KHÓA 1969-1974- 55 năm trước bỡ ngỡ cùng nhau Ký túc xá Máy....
Friday, September 27, 2024
Kiến trúc nền văn minh Maya
Nền văn minh Maya là một trong những nền văn minh cổ đại vĩ đại nhất của châu Mỹ, phát triển rực rỡ từ khoảng năm 2000 TCN đến thế kỷ XVI sau Công nguyên, trước khi bị suy tàn sau cuộc chinh phục của người Tây Ban Nha. Người Maya sinh sống chủ yếu ở vùng đất ngày nay là miền nam Mexico, Guatemala, Belize, Honduras và El Salvador. Họ nổi tiếng với sự phát triển về thiên văn học, toán học, và hệ thống chữ viết biểu tượng phức tạp.
Kiến trúc Maya là một trong những điểm sáng của nền văn minh này, thể hiện qua các công trình kiến trúc đồ sộ, tinh xảo và mang tính tôn giáo sâu sắc. Người Maya xây dựng các thành phố lớn với những kim tự tháp cao chót vót, đền thờ, cung điện và quảng trường rộng lớn. Các công trình này không chỉ được xây dựng bằng kỹ thuật tiên tiến mà còn được trang trí tỉ mỉ với các bức phù điêu, tượng đài và tranh vẽ phản ánh thần thoại, lịch sử và đời sống hàng ngày của người Maya.
Một số ví dụ tiêu biểu của kiến trúc Maya bao gồm Kim tự tháp thờ Thần Rắn Kukulkan tại quần thể di tích Chichen Itza, ngôi đền của Thánh Văn tại Palenque, và thành phố cổ Tikal, nơi chứa đựng hàng loạt các công trình kiến trúc tuyệt mỹ. Những công trình này không chỉ minh chứng cho sự phát triển vượt bậc về kỹ thuật xây dựng của người Maya mà còn cho thấy tầm quan trọng của tôn giáo và thiên văn học trong cuộc sống của họ.
Các kiến trúc sư Maya sử dụng những vật liệu địa phương có sẵn, chẳng hạn như đá vôi ở Palenque và Tikal, sa thạch ở Quirigua, và đá núi lửa tại Copan. Các khối đá được cắt chỉ bằng các công cụ đá. Xi măng vôi nung được sử dụng để tạo ra một dạng bê tông và thỉnh thoảng được dùng làm vữa, như là bùn đơn giản. Các bề mặt bên ngoài được phủ bằng vữa stucco và trang trí bằng các chạm khắc nổi hoặc điêu khắc ba chiều. Tường có thể được ốp bằng các tấm đá ashlar mỏng đặt lên một lõi đá vụn, một đặc điểm của các công trình trong khu vực Puuc. Tường trong các tòa nhà Maya thường thẳng và tạo ra các góc sắc nét, nhưng một đặc điểm kỳ lạ được thấy ở Nhà của Thống đốc tại Uxmal (thế kỷ 10 CN) có tường ngoài nghiêng ra ngoài khi chúng lên cao (gọi là độ nghiêng âm).
Toàn bộ bề mặt bên ngoài sau đó được phủ vữa stucco và sơn màu sáng, đặc biệt là đỏ, vàng, xanh lá cây, và xanh dương. Các bức tường bên trong thường được trang trí bằng tranh tường mô tả các trận chiến, các vị vua, và các cảnh tôn giáo.
Đền thờ Chiến Binh là một công trình cao 40 feet (khoảng 12 mét) và rộng 133 feet (khoảng 41 mét). Ngôi đền trung tâm có những bức phù điêu khắc họa các chiến binh, đại bàng và báo đốm đang ăn tim người. Hình ảnh của các vị thần Tlalchitonatiuh và Chaac Mool cũng có thể được tìm thấy trong các chạm khắc này.
Đền thờ Chiến Binh là một trong những công trình ấn tượng và quan trọng nhất tại Chichen Itza. Đây có thể là tòa nhà Maya cổ điển muộn duy nhất được biết đến đủ lớn để tổ chức những cuộc tụ họp lớn.
Ngôi đền bao gồm bốn bệ, với hai bên phía nam và phía tây được bao quanh bởi 200 cột trụ tròn và vuông.
Tất cả các cột vuông đều được chạm khắc phù điêu với hình ảnh các chiến binh Toltec; ở một số nơi, chúng được nối liền với nhau thành các đoạn, được sơn màu rực rỡ và phủ một lớp thạch cao.
Lối vào Đền Thờ Chiến Binh là một cầu thang rộng với hai đoạn dốc bậc thang ở hai bên, mỗi đoạn có các tượng người cầm cờ để giữ cờ. Trước lối vào chính là một bức tượng Chaac Mool nằm ngửa.
Trên đỉnh đền, các cột hình rắn có dạng chữ S đã từng chống đỡ các thanh xà bằng gỗ phía trên cửa ra vào, nhưng chúng đã biến mất theo thời gian.
Các dấu hiệu thiên văn và các chi tiết trang trí trên đầu mỗi con rắn được chạm khắc xung quanh mắt. Trên đỉnh đầu mỗi con rắn có một bồn nông có thể đã được dùng làm đèn dầu.
Điện Tikal là tàn tích của một thành phố cổ nằm sâu trong rừng mưa ở Guatemala. Được phát hiện bởi Ambrosio Tut, một công nhân khai thác cao su, ông đã báo cáo về tàn tích này cho tờ báo La Gaceta của Guatemala, và địa điểm này được đặt tên là Tikal. Sau khi báo cáo này được tạp chí học viện khoa học Berlin tái xuất bản vào năm 1853, Tikal bắt đầu thu hút sự chú ý của giới khảo cổ và các thợ săn kho báu. Ngày nay, du khách tới tham quan Tikal không chỉ để khám phá lịch sử mà còn góp phần bảo vệ khu rừng mưa nơi đây.
Tikal là một trong những địa điểm khảo cổ và trung tâm đô thị lớn nhất của nền văn minh Maya thời kỳ tiền Columbus. Nằm trong khu vực khảo cổ học của lưu vực Petén, thuộc miền bắc Guatemala, địa điểm này thuộc tỉnh El Petén và là một phần của công viên quốc gia Tikal. Năm 1979, Tikal được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Trong thời kỳ Maya cổ đại, Tikal là một trong những thành bang hùng mạnh nhất. Dù các công trình kiến trúc tại đây có niên đại từ thế kỷ thứ IV TCN, Tikal chỉ đạt đến đỉnh cao thịnh vượng vào thời kỳ cổ điển, từ khoảng năm 200 đến năm 900.
Trong giai đoạn này, Tikal thống trị khu vực Maya về mặt chính trị, kinh tế và quân sự, nhờ vào mối quan hệ mật thiết với thành bang Teotihuacan tại Trung Mexico. Có bằng chứng cho thấy Tikal đã bị Teotihuacan chinh phục vào thế kỷ thứ IV. Sau khi kết thúc thời kỳ hậu cổ điển, Tikal không còn xây dựng thêm các đền đài lớn, và cung điện của nó có dấu hiệu bị thiêu rụi. Những sự kiện này dẫn đến sự suy giảm dân số, cuối cùng khiến cư dân Tikal rời bỏ nơi này vào cuối thế kỷ thứ 10.
Đền Thờ Thánh Văn (Maya Cổ điển: Bʼolon Yej Teʼ Naah (phát âm tiếng Maya: [ɓolon jex teʔ naːh]) có nghĩa là "Ngôi Nhà của Chín Mũi Giáo Sắc Nhọn") là công trình kim tự tháp bậc thang lớn nhất tại địa điểm Palenque của nền văn minh Maya tiền Columbus, nằm ở bang Chiapas, Mexico hiện đại.
Công trình này được xây dựng đặc biệt để làm lăng mộ cho K'inich Janaab' Pakal, ajaw (vua) của Palenque vào thế kỷ thứ 7, người đã cai trị thành phố trong gần 70 năm. Việc xây dựng đền thờ này bắt đầu trong thập kỷ cuối đời của Pakal và được hoàn thành bởi con trai và người kế vị của ông, K'inich Kan B'alam II. Trong khu vực Palenque, Đền Thờ Thánh Văn nằm trong một khu vực được gọi là Sân Đền Thờ Thánh Văn, và nằm ở góc phải về phía Đông Nam của Cung điện. Đền Thờ Thánh Văn rất quan trọng trong việc nghiên cứu về người Maya cổ đại nhờ vào mẫu chữ tượng hình đặc sắc được tìm thấy trên các Thánh Văn, các tấm điêu khắc ấn tượng trên trụ đỡ của công trình, và các khám phá bên trong lăng mộ của Pakal.
Cấu trúc Công trình này bao gồm một ngôi "đền thờ" nằm trên đỉnh của một kim tự tháp tám bậc (tổng cộng có chín tầng). Năm lối vào ở mặt trước của tòa nhà được bao quanh bởi các trụ đỡ có khắc hình ảnh và các văn bản chữ tượng hình Maya mà ngôi đền được đặt tên theo. Bên trong đền thờ, có một cầu thang dẫn xuống hầm mộ chứa quan tài của Pakal.
Archic Vietnam (FB)
Thursday, September 26, 2024
Biên giới Zion (8)
Wednesday, September 25, 2024
Tuesday, September 24, 2024
Monday, September 23, 2024
Phong cách Tối giản
Phong cách tối giản, hay còn gọi là Minimalism, bắt nguồn từ phương Tây và phát triển mạnh mẽ vào những năm 60, 70 của thế kỷ 20, và đã trở thành xu hướng phổ biến trong các lĩnh vực như thời trang, âm nhạc, hội họa và kiến trúc. Hiện nay, phong cách này được ưa chuộng nhờ vào sự đơn giản, gọn gàng và tinh tế.
Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969), một kiến trúc sư người Đức, được coi là người tiên phong của phong cách kiến trúc tối giản. Ông đã đặt nền tảng cho phong cách này bằng cách tạo ra các không gian đơn giản nhưng vẫn giữ được sự thanh lịch, tinh tế, với các đường nét và mặt phẳng tối giản, chủ yếu là đường thẳng và góc vuông.
Phong cách kiến trúc tối giản Minimalism tuân thủ nguyên tắc "Less is more" (ít mà chất), tức là đơn giản hóa đến mức tối đa. Tuy nhiên, với một số người, phong cách này có thể mang lại cảm giác đơn điệu và khô cứng.
Một số điều cần lưu ý nếu bạn đang có ý định xoay chuyển không gian sống của mình theo phong cách này:
🟨 Áp dụng nguyên tắc "Less is more" trong không gian nội thất
🟨 Hạn chế về màu sắc
Việc sử dụng màu sắc rất quan trọng, đối với phong cách Minimalism, không nên sử dụng quá 4 màu trong một không gian. Tốt nhất nên chọn từ 2 đến 3 màu: một màu chủ đạo, một màu nền và một màu nhấn. Màu trung tính thường được sử dụng cho phong cách này để nhấn mạnh vào sự đơn giản, nhẹ nhàng.
🟨 Sử dụng ánh sáng để tạo điểm nhấn cho thiết kế
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hiệu ứng thẩm mỹ cho không gian. Ánh sáng phù hợp sẽ tạo điểm nhấn cho các khu vực quan trọng thông qua hiệu ứng đổ bóng, làm nổi bật hình khối nội thất. Việc tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cách sử dụng cửa kính lớn, kết hợp với rèm cửa hay bình phong, cũng mang lại cảm giác tự do, thoải mái.
🟨 Sử dụng nội thất đơn giản, tối ưu
Với nguyên tắc "Less is more", phong cách nội thất tối giản sẽ được giản lược tối đa về các chi tiết thiết kế. Nội thất chỉ bao gồm những món đồ cần thiết, tập trung công năng của sản phẩm, giúp tiết kiệm không gian và tạo ra một môi trường sống thoáng đãng, nhẹ nhàng, giảm bớt cảm giác tù túng.
🟨 Hạn chế các thành phần trang trí
Trong phong cách này, các vật trang trí rườm rà đa sắc thường rất ít, nếu có thì chúng phải đáp ứng nhu cầu sử dụng thiết yếu, chứ không chỉ đơn thuần là để trang trí.
🟨 Loại bỏ các chi tiết phức tạp không cần thiết
Phong cách thiết kế tối giản luôn ưu tiên chất lượng hơn số lượng. Do đó, những món đồ cũ, không rõ mục đích sử dụng sẽ được loại bỏ để giảm bớt sự chật chội, giúp không gian tinh gọn hơn.
🟨 Đường nét gọn gàng, tinh giản
Thay vì sử dụng các đường cong hay hoa văn phức tạp, phong cách tối giản tập trung vào những đường nét gọn gàng, rõ ràng như đường thẳng và góc vuông, tạo ra sự thanh lịch và tinh tế.
Archic Vietnam (FB)
Sunday, September 22, 2024
Saturday, September 21, 2024
Đúc kết lại để tự chỉnh đốn và phát triển bản thân
TỰ HỌC - VUA CỦA MỌI LOẠI KỸ NĂNG
Trong bất cứ kỹ năng nào khi làm việc, kỹ năng "tự học" luôn là một trong những kỷ năng quan trọng bậc nhất và chính nó sẽ "cải thiện", "xúc tiến" những kỹ năng còn lại. Mình là một người tự học Marketing không qua trường lớp (lúc trước học kế toán). Năm 22 tuổi bị bắt đi lính, hên là chỉ đi dân quân thường trực, ăn ở trong thành phố, ngồi trong doanh trại chẳng biết làm gì (lúc này toàn đánh máy cho mấy anh sĩ quan), mua hơn 100 cuốn sách về Marketing, kinh doanh, tâm lý học, tạo động lực về đọc.... thế là ra quân đi làm Marketing luôn (đi lính 1 năm 2 tháng).
Chân ướt chân ráo vào nghề, không có thầy dạy (năm 2014-2015), thị trường Marketing bây giờ cũng chẳng có nhiều khóa học, edumall, kyna, unica chưa có.... tất cả mọi thứ đều nhớ kỹ năng TỰ HỌC. Học từ sách, học từ người khác, học từ thương hiệu có sẵn... đúc kết mọi thứ lại và bắt đầu thực hành trình vô định... ấy vậy mà vẫn học được tốt, bây giờ cái gì trên mạng cũng có hết rồi đâm ra lười học…
Trong bài viết này, Minh sẽ đúc kết lại tất tần tật kỹ năng tự học của mình và các vấn đề mà nhiều người đang mắc phải khi bắt đầu tự học một cái gì đó.
# VÌ SAO CHÚNG TA NÊN TỰ HỌC, VÀ PHẢI HỌC THẬT NHANH?
Tự học là một việc cực kỳ thù vị, vì tự học sẽ giúp chúng ta phá bỏ mọi khuôn khổ, thỏa sức sáng tạo, không bị bất cứ ai, bất cứ điều gì làm rào cản (thay vì đi học thì bị thầy cô bắt phải làm theo ý, theo bài giảng...). Và vì vậy nên chúng ta **RẤT DỄ PHÁT TRIỂN**, và phát triển rất nhanh.
Việc tự học cũng giúp chúng ta RA KẾT QUẢ nhanh hơn bình thường, điều mà bất cứ doanh nghiệp, người chủ nào cũng mong muốn. Viêc tự học là việc mà chúng ta tự giác, không bị ai thúc đây, chúng ta học bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, không bị giới hạn thời gian, và việc tự học cũng rất thực tế vì chúng ta quan sát, đúc kết từ mọi thứ.
**-----> Tự học giúp chúng ta thăng tiến nhanh hơn bình thường.
Ngoài ra, việc tự học còn giúp chúng ta rèn luyện các kỹ năng:
* - Lập mục đích: khi chúng ta đã khao khát học một điều gì đó, có nghĩa là chúng ta phải hiểu rất rõ chúng ta cần học gì, và mong muốn đạt kết quả gì.
* - Kiên trì: Tự học là một việc rất khó, chúng ta phải đọc hàng chục cuốn sách, chúng ta phải xem hàng trăm video, follow hàng chục chuyên gia.....làm như vậy thì mới có thể học ra ngô ra khoai... mà để làm được điều đó thì phải rất kiên trì.
* - Quan sát: khi mới bắt đầu tự học, chúng ta sẽ thấy "ồ người này dạy đúng quá, thôi học người này đủ rồi"... nhưng về sau thì chúng ta sẽ nhận ra mọi thứ sẽ không đúng hoàn toàn, mỗi tác giả, mỗi cuốn sách đều sẻ có điểm hay, điểm dở riêng, cái quan trọng là mình phải quan sát thường xuyên và chắt lọc ra những điều tinh túy nhất. (điều mà 8/10 người đều nói thì chắc là đúng )
* - Logic:càng quan sát nhiều, học hỏi nhiều, chúng ta sẽ càng biết được những suy luận, lập luận vấn đề của người khác, từ khởi đầu cho đến khi ra kết quả. Tính logic càng lúc sẽ càng được tăng lên
* - Trình bày: Học là phải thực hành và chia sẻ, như thế mới có thể nhớ lâu... mà càng chia sẻ nhiều thì chúng ta sẽ càng cải thiện được kỹ năng nói, kỹ năng trình bày vấn đề của mình.
* - Thực tế: Học từ chuyên gia, học từ những case study thực tế sẽ giúp chúng ta càng lúc càng nghiệm ra vấn đề. Mọi thứ chúng ta lập luận, nói sẽ càng "tiệm cận đúng".
.....
Và còn rất nhiều rất nhiều kỹ năng, lợi ích khác mà chúng ta có thể có thông qua việc tự học. Ví dụ như mình từ một thằng mọt sách, mọt máy tính chả nói chuyện với ai, sống khép mình. Nhờ tự học riết mà mình trở nên nói nhiều, hòa đồng chẳng hạn Và quan trọng nhất, là chúng ta phải HỌC NHANH.
> **Lưu ý: KHÔNG ÔNG SẾP NÀO CHO CHÚNG TA QUÁ NHIỀU THỜI GIAN ĐỂ TỰ HỌC. SẾP LUÔN NHÌN VÀO GIÁ TRỊ. Vì sao họ không thuê người có kinh nghiệm làm luôn mà phải thuê mình vào rồi "tự học". Một nhân viên Marketing, khi nhận job rồi vào làm thì còn phải biết một chút về SEO, content, facebook ads, design, editor bla bla bla (ở mức căn bản)... nếu chúng ta mất 3 tháng chỉ để học Design ảnh thì... 3 tháng đó lương đâu ra....**
Người học nhanh sẽ tạo ra nhiều kết quả, người có tâm thế học nhanh (nhận thức siêu rõ ràng) thì chắc chắn sẽ học nhanh hơn người khác.
**PHẢI QUAN NIỆM TRONG ĐẦU, MÌNH CHỈ CẦN 3 NGÀY ĐỂ HỌC XONG, HOẶC NGAY TRONG NGÀY HÔM NAY.**
# BIẾT RÕ MÌNH CẦN PHẢI HỌC GÌ?
Hà, cái này là cái quan trọng nè nhiều đứa nhân viên mình kêu nó đi tự học về marketing cái nó đi học mấy cái vĩ mô như chiến lược, 7p, 4p, kiến thức hàn lâm các kiểu rồi lúc mình kêu nó thực hành thì nó lại chả làm được gì Đây là một cái lỗi cực kì quan trọng của người tự học. LUÔN SUY NGHĨ CAO SIÊU VỀ CÁC KIẾN THỨC MÀ MÌNH CẦN HỌC.
Chúng ta hay có một thói quen "đứng núi này, trông núi nọ" mà không nhìn vào cái "bản chất". Mà bản chất của việc học là "kết quả". Học là để thực hành ra kết quả, học là phải thực tế, phải làm được....
-----> Chúng ta cần phải xác định rõ mục đích học của chúng ta là gì, và mục đích đó NÊN PHÙ HỢP CÔNG VIỆC (hoặc phù hợp những điều mà chúng ta muốn)
Để biết mình cần phải học gì thì:
* - Nên hỏi người trong ngành, hỏi sếp, hỏi đồng nghiệp....
* - Nên suy nghĩ về "kết quả" trước khi học
* - Nên làm một file tổng hợp tất tần tật về chuyên gia (như file tất tần tật kiến thức về Content mà mình đã làm)... việc làm file tổng hợp này cũng cho chúng ta cái nhìn tổng quan nhất về "những kiến thức nền cần học" và liệt kê cả các chuyên gia, các group, fanpage, website, channel hay ho để chúng ta học dần.
* ....
Và sau khi biết được mình cần học gì rồi thì học thôi. Mà học thì phải dùng công thức học thì mới học nhanh được.
# CÔNG THỨC HỌC TẠO NÊN NHỮNG CHUYÊN GIA
Đây là công thức mà mình đã được đúc kết lại từ quá trình học, cũng nhiều chuyên gia đã nói về nó và ngay cả quá trình đi làm sếp mình cũng nói rất nhiều. Đó là công thức:
- TỰ HỌC
- ĐÚC KẾT
- THỰC HÀNH
- CHIA SẺ.
Đây là một công thức sẽ biến những gì chúng ta BIẾT thành những gì chúng ta SỞ HỮU, biến kiến thức thành thực hành, thành kết quả của chúng ta.
**TỰ HỌC.**
Phần này là phần quan trọng nhất, chúng ta phải biết mình muốn học gì, kết quả học là gì và có lộ trình học rõ ràng nữa thì càng tốt. Phương pháp học mà mình thường dùng:
* - Có nhận thức rõ ràng về việc PHẢI HỌC: học không còn là việc rảnh thì làm nữa mà nó là điều BẮT BUỘC PHẢI LÀM. Dù mình có là ai đi chăng nữa, làm công việc gì đi chăng nữa thì việc học vẫn là việc rất quan trọng.
* - Có nhận thức rõ ràng về việc "thu nhận kiến thức": dù bạn học ai, dù họ giỏi hay dở thì họ vẫn CÓ THỨ CHO BẠN HỌC. hoặc nếu không có đi nữa thì mình cũng happy vì đã biết được một video ko nên xem. Tâm thế "tìm tòi kiến thức" sẽ khác với tâm thế "tìm tòi kẽ hở để chê bai".
* - Học thì phải có thói quen GHI CHÉP. Phải có giấy viết mọi lúc mọi nơi, theo mình thì không nên dùng notes trên đt mà nên dùng giấy viết thì sẽ nhớ được lâu hơn.
* - Có sự khao khát về việc học: cái này chỉ cần chúng ta có mục đích rõ ràng, và ham muốn học thực sự thì nó sẽ sản sinh ra. Nếu không, hãy ép bản thân khao khát bằng mọi cách (vì chỉ khi "thực sự khao khát học", bạn mới có tâm thế học tập đúng đắn)... mình từng dùng những thứ tiêu cực để ép bản thân học, không hi vọng mọi người sẽ làm vậy nha.
n trọng nè, kiến thức nếu không được thực hành thi sẽ nhanh chóng biến thành con số 0. Thực hành để chính chúng ta có được trải nghiệm, case study của riêng mình. Nếu mình không tự học thường xuyên và áp dụng công thức này, chắc chắn mình sẽ chẳng bao giờ viết được bài này trong 3h. Công thức này đã trở thành QUÁN TÍNH CỦA MÌNH trong thời gian dài, vì vậy mình có thể viết nó ra ngay lập tức mà không cần suy nghĩ.
Việc thực hành cũng sẽ khiến chúng ta có cái nhìn THỰC TẾ hơn. Những gì mà chúng ta học chỉ mới nằm ở trên lý thuyết, nếu chúng ta đem những kiến thức này đi chia sẻ lại thì chúng ta có thể "lùa gà" được chứ gặp những người hiểu rõ bản chất vấn đề họ sẽ biết ngay. ----> Cần phải thực hành những gì chúng ta đã học để mọi thứ trở nên RÕ RÀNG hơn, không lý thuyết suông nữa.
Nhưng, đôi khi không phải cái gì chúng ta cũng có thể thực hành, mình sẽ chỉ cho các bạn một cách đơn giản hơn ở phần sau đó là cách "đặt câu hỏi TẠI SAO". (nhưng nếu được thì cứ dấn thân vào mà làm, mà trải nghiệm đi nhé... nếu không là bị chửi lý thuyết suông đấy)
**CHIA SẺ.**
Bước cuối cùng này mới là "mấu chốt" để kiến thức được chuyển biến từ "biết" sáng "sở hữu". Đây cũng là lý do mà mọi người thấy mình chia sẻ thường xuyên, chia sẻ liên tục hết group này đến group khác, và ngay cả trên tường nhà cá nhân nữa.
Nếu kiến thức của bạn chỉ mãi ở trong đầu bạn, thì qua bao nhiêu ngày gì đó nó sẽ trở thành trí nhớ ngắn hạn (cái này mấy bạn search nha, mình nhớ mang máng thôi) nhưng những gì mà bạn CHIA SẺ nó với người khác, bạn sẽ nhớ rất lâu.
VD:
- Mình vẫn còn nhớ như in những kiến thức về "bài toán bốc thuốc", "quy tắc lục âm", "7 trạng thái khách hàng"... đây là những kiến thức ~ 1 năm trước, từ lớp training marketing lần đầu mà mình đứng lớp mình đã nói về nó. Và tới tận bây giờ, khi nói về bài toán bốc thuốc thì mình có thể nói vanh vách từng chữ... dù mình chả có ý định học thuộc.
Chính bạn cũng có thể làm như vậy, bạn cũng có thể nhớ như in mọi thứ nếu bạn hội tụ đủ 3 yếu tố:
- Chuẩn bị kỹ càng (viết, note, ghi chép đầy đủ, review lại lần 2)
- Chia sẻ nó với người khác trên bất cứ phương tiện nào.
**MỘT KIẾN THỨC SẼ ĐƯỢC NHỚ NHƯ IN NẾU HỘI TỤ ĐỦ 6 GIÁC QUAN:**
- Nghe
- Viết
- Đọc
- Nói
- Liên tưởng
- Cảm nhận.
Bạn không tin?, hãy thử xem
----------
Kết thúc phần công thức học. Có thể nói đây chỉ là những kiến thức rất rất rất căn bản nhưng nếu bạn có thể thực hiện từ những cái căn bản này, mọi thứ sẽ trở nên rất dễ dàng.
Nguồn: ST - Cà phê cùng tony (FB)
Friday, September 20, 2024
Học & họp
Thursday, September 19, 2024
Biên giới Zion (7)
Wednesday, September 18, 2024
Tính cách & nguyên tắc sống
Tại sao người khác không coi bạn ra gì?
Bởi vì bạn là người không có nguyên tắc, người khác nói tốt, bạn cũng nói tốt, người khác nói xấu, bạn cũng nói xấu. Ban đầu, người khác có thể nghĩ bạn là người dễ nói chuyện, nhưng theo thời gian, họ chỉ coi bạn là kẻ ngốc.
Nhiều người hiểu sai về EQ, lúc nào cũng lịch sự với mọi người, không dám làm mất lòng ai, thể hiện một tính cách như Phật, điều này không phải là khoan dung, mà là không có giới hạn. Ban đầu, người khác có thể nói lời cảm ơn, nhưng theo thời gian, ngay cả việc nói lời cảm ơn cũng trở thành lãng phí.
Những người thực sự giỏi chắc chắn là người rõ ràng về tình yêu và thù hận.
Tại sao người khác không coi bạn ra gì?
Bởi vì bạn không biết từ chối, bất cứ việc gì tìm đến bạn, bạn đều đồng ý, bất cứ thứ gì người khác đưa cho bạn, bạn đều coi như A báu vật, theo thời gian, người khác sẽ coi bạn như thùng rác. Chỉ cần có rác là họ sẽ ném vào chỗ bạn, bởi vì họ không dám ném ở chỗ khác, trong xương cốt con người luôn có sự tồn tại của sự hèn mọn.
Tại sao người khác không coi bạn ra gì?
Bởi vì bạn không biết tận dụng cơ hội để thể hiện sự tức giận. Khi nên tức giận, bạn không tức giận; khi không nên tức giận, bạn lại tức giận. Một người không bao giờ tức giận, không ai tôn trọng; một người tức giận hàng ngày, cũng không ai sợ hãi. Tìm thời cơ, điều kiện và hoàn cảnh thích hợp để tức giận, để mọi người đều biết
đến ranh giới của bạn, mới là dấu hiệu của một người giỏi.
St từ Đắc Nhân Tâm (FB)
Tuesday, September 17, 2024
Monday, September 16, 2024
Tác giả của Dưới Bóng Khải Hoàn Môn
ERICH MARIA REMARQUE LÀ NGƯỜI NƯỚC NÀO?
Đến nay vẫn có ý kiến cho rằng họ thật của nhà văn Đức nổi tiếng là Kramer, và ông là người Do Thái. Tuồng như để giấu điều này, Erich đã đảo ngược họ của mình thành Remarque.
Nhưng không phải như vậy. Remarque là họ của bố nhà văn và những người thân của ông bên nội. Cụ của nhà văn chạy từ Pháp sang Đức để tránh khủng bố trong thời gian xảy ra cách mạng. Về xuất thân, Erich Maria Remarque là người Đức gốc Pháp.
Lúc đầu, tác giả tiểu thuyết “Ba người bạn” tên là Erich Paul, nhưng sau đó ông đổi tên đệm thành Maria - để tưởng nhớ mẹ ông, Anna Maria, mất năm 1917, khi ông đang chiến đấu ở mặt trận.
Năm 1966, khi được hỏi liệu tên thật của ông có phải là Kramer hay không, Remarque trả lời: “Không. Tuy nhiên, điều ngu ngốc đó đã lan truyền khắp thế giới”.
Còn khi được hỏi tại sao không bác bỏ điều đó, Remarque nói: “Để làm gì nhỉ? Gần bốn mươi năm nay, tôi chưa bao giờ bác bỏ bất kỳ bài viết sai sự thật nào về tôi cả. Không ai tin đâu. Báo chí luôn luôn đúng mà”.
Copy từ Trần Hậu (FB)
Hôm nay là Sinh nhật ABS
MỪNG SINH NHẬT NGƯỜI LÀM BÁO VÌ DÂN
Hôm nay là sinh nhật lần thứ 60 Anh Ba Sàm (ABS), nhà “dân báo”, blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh. Ngó qua một lượt trên mạng, đã thấy rất nhiều người nhắc đến anh - một người đang trong cảnh tù đày bất hợp pháp từ nhiều năm nay.
Cứ mỗi lần nghĩ tới những con người dũng cảm chỉ vì bày tỏ chính kiến, thực hiện quyền tự do biểu đạt theo những cách khác nhau mà chịu cảnh “nhất nhật tại tù”, mình lại nghĩ tới cuốn hồi ký của Đức Đạt Lai Lạt Ma với nhan đề “Tự do trong lưu đày”.
Với đa số, rất khó đạt được cảnh giới như thế. Ai cũng có gia đình, cũng có những ràng buộc, và cả khi thoát khỏi được những điều ấy, thì vẫn còn đó, trong sâu thẳm, nỗi sợ trước cái sự bất thường, là khi chúng ta bị tước quyền tự do, và bị hành hạ về tinh thần và thể xác.
Những kẻ nắm trong tay quyền lực và hệ thống bạo lực hiểu rõ điều đó, và lợi dụng điều đó cho những mục tiêu đê hèn và khốn nạn của họ. Vượt qua nỗi sợ và đấu tranh cho chính kiến của mình là điều ít trí thức làm được, và ABS là một trong số những con người ưu tú ấy.
Hơn hai năm trước, hồi ABS mới bị tù bị “tạm giam” được ba tháng, mình đã có ít dòng về anh, người mà khi đó mình coi là “đã làm một công việc rất trí tuệ, rất có lý tưởng và hết sức hữu ích cho cộng đồng”. Đến giờ, thời gian chỉ khiến mình thêm tin tưởng vào điều đó.
Nhắc lại những chia sẻ này như một lời chúc sinh nhật từ nơi xa xăm gửi tới anh, một đồng nghiệp báo chí của mình, của người dân, vì người dân mà mình hết sức kính trọng. Mong anh bảo trọng trong cõi lao tù...
“Thời ấy, NCTG còn ra báo giấy, tuần một lần, 36 trang. Thế nên nhu cầu đọc thượng vàng hạ cám và đa chiều (báo Việt ngữ, trong và ngoài nước) của mình là rất... bức bách và cấp thiết. Và việc phải thường xuyên xem các trang tổng hợp thông tin, tham khảo để tìm kiếm ý tưởng, chủ kiến... là chuyện thường ngày và cơm bữa.
Khoảng 2006-2007, đã có một vài kênh như thế, điển hình nhất là Viet-Studies và có lẽ muộn hơn chút nữa là Nhật báo Ba Sàm. Điểm hấp dẫn nhất của hai trang này là không chỉ đưa tin (kèm nguồn rất rõ ràng), mà các tác giả còn kèm thêm những bình luận ngắn gọn và dí dỏm, nhiều khi cực sắc bén và thường là “trúng”.
Được một thời gian thì mình bằng lòng với việc hàng ngày chỉ cần liếc TTX Ba Sàm thôi là thấy đủ (thậm chí hết sức đủ) những gì mình cần tìm kiếm. Đảm bảo được sự đa chiều, dân chủ cần thiết, nhưng vẫn tỏ rõ chính kiến, quan điểm ngay thẳng trong không ít trường hợp, là điều mình nghĩ ABS đã làm được, và làm rất tốt!
Đối với ABS, nói một cách thậm xưng, mình cũng có chút “giao tình” hiểu theo nghĩa rộng. Kỳ thực mình chả biết anh là ai, ở đâu, làm việc này do ai “chỉ đạo”, phe phái thế nào, v.v... (chưa bao giờ mình để tâm tới những điều đó). Cái mình thích là với những gì theo đuổi, ABS đã giúp rất nhiều độc giả thực thi “quyền tiếp cận thông tin” đã được hiến định.
Thế nên, mình đã rất vui là trong thời gian trực tiếp chủ trương và thực hiện tờ Nhật báo trực tuyến, một số bận ABS đã để mắt tới NCTG, đánh giá một số bài vở, tin tức của nó đáng được giới thiệu cho độc giả gần xa. Trong số ấy, mảng bài mình tâm đắc nhất - về lịch sử, chính trị và xã hội các xứ cộng sản (cũ) ở Nga và Đông Âu - đã nhiều lần xuất hiện trên trang của ABS.
Tờ báo, nhờ đó, đã có thêm nhiều độc giả mới ở trong nước, những người có dịp vô tình đọc một tin, bài nào đấy của NCTG qua hệ thống Nhật báo Ba Sàm. Đây là điều mà tới giờ, dù rất muộn màng, mình vẫn cảm thấy cần nói lời tri ân tới anh, người đang bị giam cầm và gặp hiểm nguy trong cuộc chiến không cân sức với chính quyền.
“Thông tin khiến bạn trở thành người tự tin” từng là slogan một thời của nhật báo lớn nhất Hungary “Tự do Nhân dân” (Népszabadság), và điều đó cũng đúng với ước mong của ABS, nghĩ rằng cần phổ biến info nhằm giảm thiểu và dần dần xóa bỏ khái niệm “nhạy cảm”, “cấm kỵ”... trên bình diện thông tin để khiến người dân “thoát vòng nô lệ”.
Mình nghĩ rằng, cùng thời ấy với mình, đã có rất nhiều người - trong đó có không ít các đồng nghiệp làm báo chí - đã hàng ngày chờ đón những “màn” điểm tin kèm lời bình thường là rất đạt, rất ngoạn mục của ABS, để đáp ứng nhu cầu “được biết”, được quan tâm đến thế sự hoặc sử dụng trong công việc của mình.
Hàng triệu người, nếu không muốn nói là nhiều hơn thế, cần phải nói lời cám ơn chân thành tới ABS, người đã âm thầm, bền bỉ và kiên trì mang thông tin đến cho họ hàng ngày. Nên chăng, tất cả những ai từng yêu mến và sử dụng “dịch vụ” (miễn phí) của anh, giờ góp một lời để khích lệ, cổ vũ và bênh vực anh?
Cá nhân mình tin rằng, với hoạt động thiện nguyện và quên mình vì lợi ích cộng đồng như thế (tuy có thể đụng chạm tới lợi ích của những kẻ nào đó tuy không nói ra mà ai cũng biết), ABS đáng được tặng thưởng bội tinh, chứ không phải bị giam cầm và có thể phải đối mặt với bản án tù nặng như nhiều người nhận định”.
Nguyễn Hoàng Linh (16 Sep. 2016)