Có nhiều người DT coi những thắng lợi liên tục của Israel như sự ủy nhiệm đạo đức để mở rộng biên giới. Với những người mộ đạo thì đó là bàn tay của Chúa, với người DT thế tục thì đó là biểu hiện rõ ràng của số phận.
Chiến thắng năm 1967 cũng sinh ra 1 phong trào đa đảng được biết đến như là Vùng đất Israel. Phong trào này cho rằng: nhà nước Israel chỉ có quyền đại diện cho công dân Israel chứ ko có quyền từ bỏ bất cứ phần nào của Miền Đất Hứa đã được chinh phục vì đây là tài sản của toàn thể dân tộc DT và phải được gìn giữ cho sự đoàn tụ cuối cùng của họ (hiện chỉ có 1/5 số người DT trên thế giới được định cư ở Israel). Đây là tư tưởng cường điệu mang tính chính trị mà trên thực tế Israel luôn bác bỏ. Mặt khác, ở khía cạnh hiến pháp, thì đây cũng là mục đích hàng đầu của việc lập ra nhà nước Israel.
Israel được mở ra cho mọi người DT từ khi tái lập và tiếp nhận ko chỉ người DT từ các nước Ả-rập, mà còn tất cả người tị nạn DT châu Âu muốn tới đây định cư. Chiến Tranh 6 Ngày cũng khiến con số người nhập cư tăng cao hơn.
Theodor Herzl (1860–1904) được coi là cha đẻ của chủ nghĩa phục quốc Do Thái
(Hình ảnh chọn từ net)
Trong 25 năm đầu tiên, nhà nước Israel đã tiếp nhận người nhập cư và gia tăng dân số ban đầu từ 650.000 người lên trên 3 triệu. Để hòa hợp cộng đồng (một cách ổn định và lâu dài là mục đích lớn nhất của quốc gia mới), 2 công cụ quan trọng nhất của nhà nước Israel là quân đội và tiếng Hebrew.
Việc chọn tiếng Hebrew là 1 thành tựu nổi bật. Cho tới cuối thế kỷ 19, người DT hầu như ko coi tiếng Hebrew là ngôn ngữ thứ nhất (dù là ngôn ngữ viết chủ yếu của người DT giáo). Nhà nước Zion đã có thể nói tiếng Đức hoặc tiếng Yiddish, nhưng cả 2 đều cho thấy chúng là thảm họa, trong khi các học giả DT gặp gỡ ở Jerusalem thấy mình có thể nói tiếng Hebrew với nhau. Eliezer ben Yehuda*, tới Palestine năm 1881, đã giúp cho tiếng Hebrew được chấp nhận sử dụng nhờ sự vận động mạnh mẽ của mình.
Trong khi nhiều ngôn ngữ khác được hồi sinh (chẳng hạn tiếng Ireland) nhưng thất bại, tiếng Hebrew lại thành công trong việc trở thành 1 ngôn ngữ hiện đại. Tất nhiên, sức mạnh của nó là 1 ngôn ngữ cầu nguyện, nhưng cũng là 1 ngôn ngữ ứng xử của quốc gia mới.
Ben-Yehuda (1858-1922), Hình ảnh: Central Zionist Archives
Tiếng Hebrew thành công vì quân đội cũng sử dụng nó. Quân đội cũng thành công vì sử dụng tiếng Hebrew. Do đó, Israel đi ngược lại mọi quy luật của xh học về ngôn ngữ hiện đại: biến quá trình hồi sinh trở thành 1 quá trình tự lực. Tiếng Hebrew ko chỉ là 1 yếu tố có tính chất ràng buộc, nó còn ngăn Israel gặp phải vấn đề về ngôn ngữ, điều đau đầu của nhiều quốc gia (nhất là những quốc gia mới). Điều này thật may mắn, vì Israel còn có nhiều nỗi đau đầu cơ bản khác.
Có thể thấy điều này bằng ví dụ từ năm 1942 qua việc các đảng phái DT tranh cãi kịch liệt về vấn đề làm thế nào để chống lại Đảng Quốc xã. Những sự chia rẽ này cũng thể hiện ở Israel, đó là sự chia rẽ cơ bản giữa Công Đảng (cùng cánh công đoàn Histadrut và cánh quân sự Haganah) với những người Xét lại (còn được gọi là Herut, Gahal và Likud).
Một biểu hiện tồi tệ nhất của cuộc đối đầu này trong Chiến tranh Độc lập có thể thấy qua Ben Gurion, người ngay từ đầu đã sợ rằng: Begin**, người bác bỏ đường biên giới chia nhỏ của LHQ, sẽ chiến đấu để mở rộng lãnh thổ nếu Irgun được phép hoạt động như 1 lực lượng riêng rẽ. Và Begin đã chứng tỏ điều này 1 cách quyết liệt dù Ben Gurion đã tuyên bố trước nội các: ''Sẽ không có hai nhà nước và sẽ không có hai quân đội ... Chúng ta phải quyết định: có chuyển giao quyền lực cho Begin không, hay buộc ông ta chấm dứt các hoạt động ly khai. Nếu ông ta không đầu hàng thì chúng ta sẽ khai hỏa.''
Menachem Begin, người sáng lập đảng Likud. Hình ảnh: The Nobel Prize
Công Đảng và các đồng minh của mình nắm quyền cai trị Israel. Với sự thống trị của các kibbutz, Histadrut, Haganah trong cơ chế/Cơ quan DT, chúng đã định hình giới cầm quyền thời ủy trị (trong đó, kibbutz là 1 sản phẩm đặc trưng nhất của nhà nước Zion và có ảnh hưởng rất lớn trong việc thay đổi cái nhìn của thế giới về người DT. Nó cũng trở thành phương tiện giúp con cái những người nhập cư và các thế hệ sau này có được sự bình đẳng trong xh).
Từ khi thành lập nhà nước DT và giành được độc lập qua từng cuộc chiến, cấu trúc của cơ chế này tiếp tục định hình giới cầm quyền, kiểm soát lực lượng vũ trang, ngành dân chính, và thông qua cổ phần công đoàn để kiểm soát ngành công nghiệp Israel.
Israel thừa hưởng nhiều thiết chế chính trị, hiến pháp và luật pháp Anh, nhưng cơ chế ko hoàn toàn giống Anh bởi Israel lấy từ hình mẫu các đảng XHCN Đông Âu ý niệm đảng trở thành nhà nước. Về mặt này, Israel giống LX hơn.
Kibbutz Nahalal*** (Hình ảnh chọn từ net)
Sự khác biệt giữa chính trị gia chuyên nghiệp với công chức chuyên nghiệp, vốn vô cùng quan trọng với kiểu dân chủ nghị viện Anh, gần như ko tồn tại ở Israel. Một người lần lượt có thể là thành viên Knesset, 1 viên tướng, bộ trưởng nội các,1 đại sứ và người đứng đầu đài phát thanh. Israel là 1 nhà nước đảng phái nhưng chưa bao giờ là 1 nhà nước độc đảng. Những quyết định quan trọng nhất ko nhất thiết được đưa ra trong nội các.
Bổ nhiệm công chức thường dựa trên hệ thống đảng phái có ưu thế. Hệ thống này bổ nhiệm công chức theo số phiếu mà 1 đảng giành được trong 1 cuộc bầu cử. Mỗi đảng có xu hướng quyết định ai làm gì và ai được thăng chức trong những bộ mà họ kiểm soát.
Phong trào Công Đảng lập ra 1 tổ hợp định cư nông - công nghiệp bao gồm phần lớn ngành công nghiệp vũ khí, nhà cửa, bảo hiểm y tế và phân phối. Thông qua bộ máy của mình, phong trào này thống trị những lĩnh vực khổng lồ mà thường thuộc chức năng của chính phủ: quan hệ chủ thợ, giáo dục, y tế cộng đồng và nhập cư. Phần lớn những việc này xuất hiện thông qua cách định cư vùng đất dưới thời ủy trị.
Trong cấu trúc hậu độc lập của mình, Israel có 1 điểm yếu của 1 cựu thuộc địa Thế giới Thứ ba điển hình: ra đời trong kháng chiến, 1 phong trào dân tộc chủ nghĩa có ảnh hưởng lớn, thậm chí ra đời trong chủ nghĩa khủng bố và rồi trở thành 1 chế độ.
Moshe Dayan (người bên phải): Vị chỉ huy trứ danh nhất của IDF, đi lên từ phong trào thanh niên Mapai. Hình chụp khi viên tướng này đến VN (1966). Nguồn: Historynet
Cấu trúc đa đảng giữ lại sự dân chủ. Liên minh Mapai - Công Đảng luôn giành được ít nhất 32,5 % số phiếu nhưng ko bao giờ vượt quá 40% (từ 1947 đến 1977). Đảng phái là các nhóm lợi ích đồng thời là các thực thể ý thức hệ. Họ dựa theo đó để tuyển/chọn người, nhất là trong nhóm nhập cư (hiện tượng này có từ thời kỳ giữa 2 cuộc Thế Chiến, khi định cư chủ yếu là 1 chức năng đảng phái). Đầu những năm 1930, có 1 thỏa thuận liên đảng phái v/v phân chia nguồn đất đai khan hiếm. Nhưng sau khi độc lập, đất đai gần như đủ cho tất cả những ai có xu hướng làm nông nghiệp nên sự phân chia này bớt gay gắt hơn.
Weizmann là người ghét sự phân chia theo đảng phái (hoặc 1 cách ko chính thức dựa trên cơ sở sắc tộc - tôn giáo) trong nền chính trị Zion. Ông là Tổng thống đầu tiên của Israel nhưng thua trận trong việc thiết lập quyền Tổng thống theo kiểu Mỹ. Do đó ông ko ở vào vị thế có khả năng bảo vệ lợi ích quốc gia - công trước lợi ích của đảng phái.
Cuộc chiến với hệ thống đảng phái đã được Ben Gurion thực hiện, dù ông là 1 nhà hoạt động đảng phái suốt đời. Nhưng trên cương vị Thủ tướng, ông đã làm hết sức mình để giữ rạch ròi (giữa đảng phái và nhà nước) trong vai trò của mình là đại diện cho nhà nước Israel bằng cách cứu nhà nước khỏi sự kiểm soát của đảng phái (chủ yếu là chiến đấu với cỗ máy của phong trào Công Đảng mà phần lớn cỗ máy này do chính ông tạo ra).
Năm 1948, David Ben Gurion tuyên bố nhà nước Israel độc lập và trở thành Thủ tướng đầu tiên của Israel (Hình ảnh: chọn từ net)
Ben Gurion tách Văn phòng Thủ tướng, Bộ Quốc phòng, quân đội và trường học ra khỏi sở hữu của Đảng. Nhưng ông thất bại với hệ thống y tế mà Histadrut, mà trên thực tế, đã giữ lại. Ko như Herzl, Weizmann và kể cả Jabotinsky, Ben Gurion ko coi mình là người châu Âu mà là người Trung Đông DT. Ông đặt niềm tin vào sabra, tức người DT sinh ra tại Israel thuộc dòng dõi tiên phong, sẽ biến Israel từ 1 thuộc địa của châu Âu thành 1 quốc gia châu Á thực sự, nhưng độc đáo.
Ben Gurion là 1 Moses với 1 thông điệp ko lấy gì làm vui: đó là mang đến cho người dân máu và nước mắt, lao động cật lực đến cạn mồ hôi. ''Đây chưa phải là một dân tộc, chưa đâu'', ông nói vào lúc cuối đời vào năm 1969.
''Đây là những người lưu vong vẫn sống ở sa mạc đang khát khao cuộc sống sang trọng của Ai Cập. Họ chưa thể được coi là một dân tộc cho đến khi Negev và Galilee được định cư, cho đến khi hàng triệu người Do Thái di cư tới Israel, và cho đến khi các tiêu chuẩn đạo đức cần thiết cho một nền chính trị đạo đức và các giá trị cao của chủ nghĩa Zion được duy trì. Đây không phải một đám đông mà cũng chẳng phải một dân tộc. Họ là những người vẫn bị xiềng xích vào quá khứ lưu vong của mình - được cứu chuộc nhưng không mãn nguyện.'' (Trích trong Perlmutter)
Tinh thần sôi nổi của phong trào Công Đảng vẫn là CNXH Đông Âu. Đây là đảng của các trí thức tp, dùng kibbutz của mình làm nhà nghỉ cuối tuần. Họ là tầng lớp trung lưu về mặt vh (có học vấn ĐH). Đối với công nhân, nhất là những người nhập cư gốc Phi-Á (Sepharadi), Công Đảng phô ra gương mặt thiện chí của bề trên, kiên nhẫn giải thích điều gì là tốt với họ (giống như cách Rosa Luxemburg từng rao giảng trước tầng lớp vô sản Đức).
Công Đảng quy tụ những nhà quý tộc tự nhiên của quốc gia mới, hay có lẽ nên gọi 1 cách đúng hơn: họ là tầng lớp giáo sĩ thế tục. Dần dà, 1 sự khác biệt về trang phục xuất hiện giữa chính phủ và phe đối lập: chính khách Công Đảng với áo sơ mi hở cổ mộc mạc, đảng Likud vận com-lê & cà vạt. Đó là sự khác biệt giữa giới trí thức XHCN với giới dân túy bản năng.
Sau khi Ben Gurion rút về nghỉ hưu, ở ẩn tại kibbutz của mình trong bực bội vì kinh tởm với các đồng nghiệp chính trị, Công Đảng trở nên phụ thuộc vào sự ủng hộ của người gốc Âu. Những người mới tới từ các lãnh thổ Ả-rập thì ngả về phe đối lập.
Jabotinsky luôn có được sự ủng hộ từ người Sephardi. Còn Begin thì đồng cảm với những người DT có hoàn cảnh bị trục xuất tàn bạo khỏi các vùng đất Ả-rập. Giống họ, ông thấy ko cần phải xin lỗi vì sự có mặt của Israel và chia sẻ sự thù ghét người Ả-rập của họ. Trái với những người đứng đầu Công Đảng, ông và người DT phương Đông có chung đặc điểm: hoàn toàn ko có mặc cảm tội lỗi nào.
Ze'ev Jabotinsky trong quân phục của Quân đoàn Do Thái thuộc quân đội Anh, với hai chị em Bela và Nina. (photo credit: The Jerusalem Post)
Sự kiểm soát của Công Đảng với chế độ vô cùng mạnh mẽ và chỉ được nới lỏng dần dần cho đến năm 1977 (Nhiệm kỳ của Thủ tướng Yitzhak Rabin). Sự ủng hộ của cử tri dành cho Công Đảng lúc này đã giảm sút nhiều nên đảng này đã đánh mất vị thế thống trị. Đảng Likud của Begin thắng thế với 43 ghế và ko gặp khó khăn (thực sự) nào để lập 1 chính phủ liên minh.
Sau khi Begin nghỉ hưu, Likud và Công Đảng dàn hòa vào năm 1984. Từ đó, Israel thỏa thuận với chế độ luân chuyển ghế thủ tướng. Cuối cùng, Israel đã có được 1 hệ thống lưỡng đảng, tránh được nguy cơ độc đảng vĩnh viễn.
Tuy nhiên, điều cơ bản (trong mọi vấn đề thiết thực) của Israel nằm ở các thỏa hiệp thực dụng do liên quan đến quan điểm thế tục (dù những khác biệt giữa các đảng phái lớn ntn hoặc bị đầu độc bởi những sư kiện lịch sử khốc liệt đến đâu đi nữa). Nhưng nghiêm trọng hơn cả là khác biệt giữa tính thế tục của nhà nước Zion với tính tôn giáo của bản thân DT giáo.
Đây là vấn đề ko mới bởi luật Moses và đòi hỏi của thế giới gây ra sự căng thẳng trong bất cứ xh DT nào. Điều này nổi lên thành xung đột công khai ngay khi người DT được trao trách nhiệm quản lý công việc của mình. Đó là lý do tại sao người DT mộ đạo tin rằng: tốt hơn là sống dưới quyền thống trị của dân ngoại. Chính điều này phó thác họ vào tay của dân ngoại đạo phi DT.
Yitzhak Rabin (1922-1995) là một chính trị gia, chính khách và tướng lĩnh người Israel. Ông là thủ tướng thứ năm của Israel, phục vụ hai nhiệm kỳ, 1974–1977, và từ năm 1992 cho đến khi bị ám sát vào năm 1995 (Hình ảnh: chọn từ net)
(Lược ghi từ Lịch Sử Do Thái của Paul Johnson)
(*): Ben-Yehuda sinh ra tại Belarus và chuyển đến Palestine vào năm 1881. Ông ủng hộ việc sử dụng tiếng Hebrew hiện đại như một yếu tố thiết yếu của Chủ nghĩa phục quốc DT. Ông biên tập các tờ báo tiếng Hebrew, tạo ra cuốn từ điển tiếng Hebrew hiện đại đầu tiên và thành lập Va’ad HaLashon (tiền thân của Viện Hàn lâm Ngôn ngữ Hebrew). Trước khi ông qua đời, người Anh đã công nhận tiếng Hebrew là ngôn ngữ chính thức của người DT Palestine.
(**): Trước khi thành lập nhà nước Israel, ông là thủ lĩnh của nhóm chiến binh Zionist Irgun, nhóm ly khai theo chủ nghĩa xét lại (từ tổ chức bán quân sự DT lớn hơn là Haganah)
(***): Nahalal là moshav ovdim (khu định cư nông nghiệp hợp tác của công nhân) đầu tiên ở Palestine ủy trị/Mandatory Palestine. Những người sáng lập ra khu định cư này đã di cư đến Palestine từ Đông Âu như một phần của Aliyah thứ hai và thứ ba trong khoảng thời gian từ năm 1904 đến năm 1914, khi kết thúc thời kỳ cai trị của Ottoman.
Một số người trong số họ từng là thành viên của kibbutz đầu tiên, Degania. Sau khi làm việc trong các cộng đồng nông nghiệp trong một thập kỷ, họ mơ ước thành lập một cộng đồng nông nghiệp chia sẻ thu nhập tương tự như kibbutz, nhưng họ muốn duy trì cấu trúc gia đình và hộ gia đình hạt nhân (kibbutzim có nhà ăn chung và trẻ em được ở trong nhà riêng).
Moshav (tiếng Hebrew: מוֹשָׁב, số nhiều là מוֹשָׁבִים moshavim, nghĩa đen là "khu định cư, làng") là một loại làng hoặc thị trấn của Israel hoặc khu định cư của người DT, đặc biệt là một loại cộng đồng nông nghiệp hợp tác của các trang trại riêng lẻ do những người theo chủ nghĩa Lao động Zion tiên phong trong khoảng thời gian từ năm 1904 đến năm 1914, trong thời kỳ được gọi là làn sóng aliyah thứ hai.
Moshav ovdim (tiếng Hebrew: מושב עובדים, nghĩa đen là 'moshav của công nhân'), một khu định cư hợp tác của công nhân. Đây là loại hình đông đảo hơn và dựa vào việc mua sắm hợp tác vật tư và tiếp thị sản phẩm; tuy nhiên, gia đình hoặc hộ gia đình là đơn vị cơ bản của sản xuất và tiêu dùng.
Thủ lĩnh của Likud đồng ý sáp nhập Irgun với quân đội quốc gia nhưng vẫn duy trì nguồn cung cấp vũ khí của riêng mình. Trong lần ngừng bắn đầu tiên, khi tàu chở vũ khí đến vùng biển Tel Aviv, chính phủ từ chối cho Begin nhận hàng. Theo lệnh của Ben Gurion, Nội các chỉ đạo cho Bộ trưởng Quốc phòng thi hành lệnh của đất nước. Giao tranh nổ ra trên biển. Begin leo lên tàu để bảo vệ vũ khí nhưng lực lượng thường trực của Haganah đã nã pháo vào con tàu và đánh chìm nó. Begin buộc phải bơi vào bờ, và đây cũng là kết thúc của Irgun.
ReplyDeleteSau đó, Begin gọi liên minh Công Đảng là ''một chính quyền của những kẻ tội phạm, những kẻ bạo chúa, những kẻ phản trắc và những kẻ giết anh em mình.'', Ben Gurion chỉ giản dị gọi Begin là ''Hitler''.