Thursday, September 19, 2024

Biên giới Zion (7)

Giáo dục đặt ra những vấn đề vô cùng phức tạp. Có 4 loại trường học dưới thời ủy trị: Zion Phổ thông (thế tục), Histadrut (thế tục-HTX), Mizrachi (Torah-thế tục) và Agudat (Duy nhất Torah). Đạo luật Giáo dục Thống nhất (1953) ghép 4 loại này thành 2 loại: Trường chính phủ - thế tục và Trường chính phủ - tôn giáo. Agudat rút các trường của mình ra khỏi hệ thống chung (ko được chính phủ đầu tư nếu ko dành đủ thời gian cho các môn học thế tục).

Có nhiều trận chiến và bạo động đã nổ ra (chống lại chính sách tuyên truyền thế tục) mà phe tôn giáo đã giành nhiều chiến thắng. Họ cũng giành cả chiến thắng về vấn đề trọng tâm là hôn nhân. Các thành viên theo chủ nghĩa thế tục của Knesset đã ủng hộ việc áp đặt luật Chính thống giáo (kể cả với hôn nhân thế tục) vì nếu ko như thế thì Israel sẽ dần chia thành 2 cộng đồng ko thể cưới nhau được.

Do đó, về cơ bản hệ thống này vẫn đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nó có thể mang trong mình 1 số cái gai, nhưng chúng ko đâm tất cả người DT, vì chỉ là vấn đề cá nhân chứ ko phải điều mà hệ thống pháp luật quan tâm đến toàn thể người dân. Điều này hàm chứa sự thật rằng: DT giáo là 1 tôn giáo cầu toàn và điểm mạnh của nó nằm trong chính các điểm yếu của nó. Nó cho rằng: người thực hành DT giáo là tầng lớp tinh hoa, vì DT giáo tìm cách tạo ra 1 xh kiểu mẫu. Đây là điều khiến DT giáo, theo nhiều cách khác nhau, đã trở thành 1 tôn giáo lý tưởng cho Israel. 

Knesset: Cơ quan lập pháp chính của Nhà nước Israel (Hình ảnh chọn từ net)

Luật DT giáo được tạo ra khoảng 3.200 năm trước khi nhà nước Israel thành lập. Vì tính liên tục độc đáo của DT giáo nên nhiều điều luật cổ xưa nhất vẫn có giá trị và được tuân thủ cho đến nay.
Khác với từ ''nghi thức'' trong tiếng Anh mang tính miệt thị (có từ truyền thống Tin Lành), từ này trong tiếng Hebrew là Mizvot (mệnh lệnh tôn giáo) có sức mạnh đạo đức* (dù nói về quan hệ người với người hay giữa con người với Chúa).

Bản chất của tinh thần nghi thức là sự tuân thủ tỉ mỉ, đây là điểm mạnh của DT giáo (được điều chỉnh đặc biệt để phù hợp với 1 quốc gia mới). Sau 1945, trong số hơn 100 nước giành độc lập, nhiều nước phải vay mượn các cơ chế và truyền thống từ những kẻ cai trị (thực dân) hoặc sáng tạo từ 1 quá khứ hầu như ko được ghi lại rõ ràng. Israel may mắn vì quá khứ của nó dài nhất và phong phú nhất trong tất cả (những nước này) bởi được ghi lại rất nhiều và cập nhật bằng sự liên tục một cách tuyệt đối.

Tài năng viết sử của người DT đã được chứng tỏ từ thời Josephus đến tận thế kỷ 19. Khi nhà nước Zion được thành lập, nó thể hiện mình ko chỉ trong lịch sử mà trên hết là trong khảo cổ học. Các chính khách và tướng lĩnh như Ben Gurion, Moshe Dayan và Yigael Yadin, cùng hàng ngàn dân thường, trở thành các nhà khảo cổ học đầy đam mê, cả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp**.

 Yigael Yadin (1917 – 1984) là một nhà khảo cổ học, quân nhân và chính trị gia. Ông là Tham mưu trưởng thứ hai của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) và Phó Thủ tướng từ năm 1977 đến năm 1981 (Hình ảnh: Chọn từ net)

Gắn liền với lịch sử là 1 yếu tố quan trọng trong việc tạo ra 1 quốc gia gắn bó trong mối quan hệ hữu cơ. Tuy vậy, nó ko quan trọng so với sinh lực của 1 tôn giáo đã tạo nên chủng tộc DT.
Người DT sống sót chính vì họ tỉ mỉ về các nghi thức của mình và sẵn sàng chết vì chúng. Một điều đúng đắn và lành mạnh là sự tôn trọng dành cho việc tuân thủ nghiêm ngặt đã trở thành 1 đặc điểm trung tâm của cộng đồng Zion.

Núi Đền là 1 ví dụ nổi bật, đây là địa điểm vô cùng linh thiêng của người DT, khi lòng can đảm và ý Chúa đã mang nó trở về với họ cùng với phần còn lại của Thành cổ trong Chiến Tranh Sáu Ngày. Dù Ngôi đền đã bị phá hủy hoàn toàn từ thời cổ đại, song di tích của nó và vùng lân cận là nơi người DT luôn tới cầu nguyện, nhất là Bức tường phía Tây. Đặc biệt, ko ai được phép vào nơi cực thánh, trừ thầy cả, và kể cả thầy cả cũng chỉ được vào đây 1 lần trong năm (Ngày Cứu chuộc).

Các giáo sĩ Jerusalem rất muốn giữ quy định về nơi tôn nghiêm này một cách nghiêm ngặt, kể cả trong ý niệm, chẳng hạn như ko muốn người DT coi những chiến thắng của phe Zion (như việc tái chiếm Thành cổ) là biểu hiện ứng nghiệm về cứu thế. Điều này cũng được áp dụng cho các đề xuất xây lại Ngôi đền (trên nền của Ngôi đền, hiện nay, là 2 cấu trúc Hồi giáo có tầm quan trọng lịch sử và nghệ thuật vô cùng to lớn). Do đó, Ngôi đền thứ 3 sẽ được dựng 1 cách siêu nhiên nhờ sự can thiệp trực tiếp của Chúa.

Núi Đền, một địa điểm linh thiêng trong hàng ngàn năm (với Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo). Hình ảnh: Chọn từ net

Việc xây dựng Israel trong thế kỷ 20 tương đương với việc xây lại Ngôi Đền. Giống như Ngôi Đền thời Herod Đại đế, nó có những khía cạnh chưa thỏa mãn, nhưng nó ở đó. Việc nó tồn tại, có thể đến thăm và chia sẻ, đã mang tới 1 khía cạnh hoàn toàn mới cho cộng đồng DT trên thế giới. Nó luôn được quan tâm, đôi khi lo lắng, nhưng thường là tự hào.

Khi nhà nước Israel được thành lập và chứng tỏ nó có thể bảo vệ và biện minh cho mình, thì ko thành viên nào của cộng đồng DT thế giới phải cảm thấy xấu hổ/mặc cảm vì là người DT nữa. Ngay cả khi thế kỷ 20 trôi qua, cộng đồng DT thế giới vẫn tiếp tục duy trì những đặc điểm như cực giàu và cực nghèo và đa dạng đến khó hiểu.

Ở châu Âu, cộng đồng DT Pháp cho thấy: họ luôn là những người theo chủ nghĩa đồng hóa nhiệt thành nhất. Đặc biệt vì Cách mạng Pháp đã cho phép họ đồng cảm gần như hoàn toàn với các thiết chế cộng hòa. Các nhà văn đứng ngay chính trung tâm nền văn hóa Pháp đương đại. Tầng lớp trung lưu ko phô trương, vô cùng tinh tế thì tham gia chính quyền với những vị thủ tướng đáng chú ý. Tuy vậy, việc người Sephardi tràn vào từ châu Phi đã gia tăng tính chất DT của cộng đồng DT Pháp.

Được mở rộng nhờ những người Sephardi, nhưng cộng đồng DT Pháp vẫn kiên quyết phản đối chủ nghĩa Zion. Ko có nhiều người DT chuyển tới định cư ở Israel, nhưng họ thấy mình dự phần trong sự sống sót của Israel trong những năm 1956, 1967, 1973 và đầu những năm 1980. Ngoài việc  phản ứng mạnh mẽ với các chính sách của chính phủ Pháp mà họ thấy ko có lợi cho người DT (và cho Israel), họ là 1 lực lượng/yếu tố quan trọng trong việc thay thế chế độ cánh hữu de Gaulle.

Một giới quyền uy DT mới, quyết liệt và mạnh mẽ hơn dần hình thành và có được vai trò quan trọng hơn trong tiếng nói chung/dư luận của cộng đồng DT thế giới, nhất là khi tiếng nói từ Đức gần như câm lặng do hậu quả từ kỷ nguyên Đức Quốc xã của Hitler.

René Mayer là một chính trị gia cấp tiến người Pháp của Đệ tứ Cộng hòa, từng giữ chức Thủ tướng (1953). Ông là Thủ tướng thứ ba của Pháp gốc Do Thái (sau Léon Blum và Alexandre Millerand). Hình ảnh: Chọn từ net

Với sự suy tàn của tiếng Yiddish, tiếng nói chung của cộng đồng DT thế giới là tiếng Anh. Việc người DT quay lại Anh năm 1646 đã có vai trò quan trọng trong việc hơn 1 nửa dân số DT thế giới hiện sử dụng tiếng Anh. Những dấu ấn của nước Anh trong lịch sử DT đến và đi với sự ra đời của chủ nghĩa Zion hiện đại. Tuyên bố Balfour và chế độ ủy trị. Cộng đồng DT tại Anh trở thành, và vẫn là, cộng đồng ổn định và mãn nguyện nhất. Họ ít bị đe dọa nhất trong tất cả những cộng đồng DT lớn.

Cộng đồng DT Anh hiện đại ko thiếu tinh thần và nhiệt huyết. Tinh thần dám nghĩ dám làm của người DT được thể hiện trong ngành tài chính từ lâu đời. Nó giữ tầm quan trọng đặc biệt trong các lĩnh vực giải trí, BĐS, thời trang và kinh doanh - bán lẻ. Nó tạo ra các tổ chức quốc gia như Granada TV. Đế chế Sieff biến công ty thành công Marks & Spencer trở thành chiến thắng lâu dài nhất ở Anh thời hậu chiến, và Weinstock biến General Electric thành công ty Anh lớn nhất.

Người DT cũng rất sôi nổi trong lĩnh vực báo chí & truyền thông. Trong số này, Jewish Chronicle là 1 tạp chí tốt nhất trong tất cả tạp chí của cộng đồng DT thế giới. Người DT có mặt ngày càng nhiều trong Thượng viện. Nhưng dù vậy, những hoạt động ấn tượng đầy nhiệt huyết này chưa được sử dụng mang tính tập thể để tạo được ảnh hưởng rộng lớn hay nhà nước Zion. Trong khía cạnh này, cộng đồng DT Anh đã cư xử, và có lẽ buộc phải thế, cũng như nước Anh: trao ngọn đuốc cho Mỹ.

Một bài báo của Herzl đăng trên Jewish Chronicle. Hình ảnh: Chọn từ net

Việc mở rộng và củng cố cộng đồng DT Mỹ từ cuối thế kỷ 19 đối với lịch sử DT có vai trò quan trọng tương đương việc lập nhà nước Israel, thậm chí ở 1 số khía cạnh nó còn quan trọng hơn. Bởi nếu việc thực hiện chủ nghĩa Zion mang lại cho cộng đồng DT thế giới (bị đe dọa/quấy rối) 1 nơi nương náu ngày càng mở rộng với các quyền tự quyết và bảo vệ số phận của mình, thì sự phát triển của cộng đồng DT Mỹ là 1 sự lên ngôi thuộc đẳng cấp hoàn toàn khác, điều này mang đến cho người DT 1 vai trò quan trọng, chính đáng và lâu dài trong việc định hình các chính sách của nhà nước lớn nhất trên Trái Đất. Đây ko phải là ảnh hưởng Hofjuden*** mong manh mà là hệ quả của sự thuyết phục dân chủ và thực tế nhân khẩu học.

Đến cuối những năm 1970, dân số DT ở Mỹ là 5.780.960 người. Con số này chỉ tương đương 2,7% tổng dân số Mỹ, nhưng nó tập trung nhiều nhất ở các đô thị lớn, nổi tiếng là những trung tâm có ảnh hưởng vh, xh, kinh tế và chính trị. Tới cuối thế kỷ 20, người DT vẫn là cư dân của các tp lớn: 394.000 người ở Tel Aviv - Jaffa; Hơn 300.000 ở Paris; 285.000 ở Moscow; 280.000 ở London; 272.000 ở Jerusalem; 210.000 ở Kiev; 165.000 ở St. Petersburg; 115.000 ở Montreal và 115.000 ở Toronto. Nhưng sự tập trung ở đô thị ấn tượng nhất thuộc về Mỹ với 1.998.000 người ở NY (tp DT lớn nhất Trái Đất). Tp lớn thứ 2 là Los Angeles (455.000), tiếp theo là Philadelphia (295.000), Chicago (253.000), Miami (225.000), Boston (170.000) và Washington DC (160.000).

Ngoài ra còn có 1 sự tập trung dân số tại các bang chủ chốt. Bang NY (2.143.458 người) chiếm 12% dân số bang. Bang New Jersey (6%). Bang Florida (4,6%). Bang Marylan (4,5%). Bang Massachusetts (4.4%). Bang Pennsylvania (3,6%). Bang California (3,1%). Bang Illinois (2,4%). Trong các lá phiếu của các sắc tộc lớn ở Mỹ, lá phiếu DT được tổ chức tốt nhất, đáp ứng tốt nhất đối với sự hướng dẫn của giới lãnh đạo và chắc chắn có những nỗ lực đầy hiệu quả. 

Người DT và cộng đồng người Mỹ 
(photo credit: REUTERS)

Về mặt chính trị, tác động của người DT ở Mỹ cho thấy phần lớn đã bỏ phiếu/nghiêng hẳn về phía Đảng Dân chủ (đôi khi lên tới 85-90%). Trên thực tế, những năm 1960-70, lòng trung thành của cử tri DT ngày càng có vẻ dựa trên cơ sở tình cảm - lịch sử hơn là sự tương đồng lợi ích. Phần lớn từ sự thông cảm dành cho người nghèo và bị thua thiệt (ko hoàn toàn vì những lý do kinh tế hay chính sách của chính phủ). Đến cuối thế kỷ 20, khái niệm ''vận động hành lang DT'' trong nền chính trị Mỹ, ở mức độ nào đó, đã trở thành chuyện hoang đường.

Những gì diễn ra trong mối quan hệ của các công dân DT với Mỹ (nói chung) là 1 chuyện hoàn toàn khác và quan trọng hơn nhiều, đó là sự chuyển biến của thiểu số DT thành 1 yếu tố cốt lõi của xh Mỹ. Trong suốt thế kỷ 20, người DT Mỹ tiếp tục tận dụng tối đa các cơ hội mà đất nước này mở ra cho họ. Họ vào các ĐH, trở thành bác sĩ, luật sư, giáo viên. Cả nam và nữ đều có tay nghề trong mọi lĩnh vực: chính trị gia và công chức nhà nước cũng như làm ăn phát đạt trong ngành tài chính và kinh doanh (như họ vẫn luôn là vậy ở bất cứ đâu).

Người DT còn là 1 nhóm vận động hành lang trong xh Mỹ, họ trở thành 1 phần của sinh thể tự nhiên, 1 bộ phận hữu cơ, và là 1 bộ phận đầy sức mạnh. Họ bắt đầu hoạt động ko phải từ bên ngoài (cơ thể Mỹ) vào bên trong, mà từ bên trong tác động/ảnh hưởng ra bên ngoài. Với truyền thống dân chủ, khoan dung và tự do trong lịch sử của mình, vai trò của họ (ở mức độ nào đó) giống như vai trò của người Whig ở Anh: 1 tầng lớp tinh hoa/elite tìm kiếm lý lẽ đạo đức cho các đặc quyền của mình bằng cách khai sáng những người kém may mắn hơn. Do đó, hoạt động ko nằm trong mục đích tìm quyền lợi của họ mà là ban phát chúng trong lĩnh vực chính trị một cách lặng lẽ khó nhận thấy, chuyển từ gây ảnh hưởng lên sự lãnh đạo sang thực hiện nó.

Hình ảnh: Chọn từ net

Rất khó phân biệt 1 cách cụ thể các yếu tố DT trong xh Mỹ, chúng đã trở thành 1 phần hài hòa ko thể thiếu trong nền vh Mỹ. Cũng rất khó xác định chính sách nào của Mỹ được đề ra là để đáp ứng cái được cho là lợi ích DT bởi lợi ích đó có xu hướng ngày càng tương đồng với lợi ích của Mỹ nói chung. Nguyên tắc này hoạt động rất rõ ràng trong trường hợp Israel. Lúc này ko cần phải thuyết phục các nhà lãnh đạo Mỹ bảo đảm quyền sinh tồn của Israel nữa. Điều đó được coi là đương nhiên.

Israel là 1 tiền đồn cô đơn của nền dân chủ tự do, bảo vệ nền pháp trị và các tiêu chuẩn hành xử văn minh ở 1 khu vực mà các giá trị đó bị bỏ qua. Việc Israel nhận sự hỗ trợ của Mỹ là tất yếu và cần được thảo luận để bằng cách nào có thể cung cấp sự hỗ trợ đó (một cách thận trọng nhất). Đến những năm 1980, thực tế Israel vẫn là đồng minh đáng tin cậy nhất của Mỹ ở Trung Đông, và Mỹ là người bạn đáng tin cậy nhất của Israel trên thế giới (kể cả khi cộng đồng DT Mỹ ko tồn tại).

Tuy nhiên, cộng đồng đó thực sự tồn tại và đạt được 1 vị thế độc đáo trong cộng đồng DT thế giới. Ko chỉ vì quy mô mà còn vì đặc điểm của nó. Đây là 1 cộng đồng đã đồng hóa hoàn toàn, nhưng vẫn giữ lại ý thức DT của mình. Hiện tượng này chưa từng tồn tại trong lịch sử DT. Nó đã hình thành nhờ hoàn cảnh đặc biệt của sự phát triển và cấu trúc xh Mỹ.

Hình ảnh: Chọn từ net

Người DT, ''kẻ khách ngoại bang và kẻ kiều ngụ'' mãi mãi, cuối cùng đã tìm được chốn nghỉ lâu dài ở 1 đất nước mà những người di cư đều đến với tư cách' ''khách ngoại bang''. Tất cả đều có quyền cư trú như nhau, cho tới khi tất cả bình đẳng trước công lý, có thể gọi vùng đất này là nhà. Mỹ là nơi đầu tiên người DT đã định cư, và thấy tôn giáo của mình cùng sự tuân thủ tôn giáo của mình là 1 lợi thế, vì mọi tôn giáo rao giảng đức hạnh công dân đều được tôn vinh.

Mỹ là nơi, cũng và trên hết, tôn vinh thứ tôn giáo bao trùm của riêng mình, cái có thể được gọi là Luật Dân chủ, một Torah thế tục mà người DT được chuẩn bị vô cùng tốt để tuân theo.

Vì tất cả những lý do này, nên nếu coi cộng đồng DT Mỹ là 1 phần của cộng đồng DT thế giới có lẽ ko chuẩn xác. Người DT ở Mỹ thấy mình là người Mỹ hơn người DT ở Israel thấy mình là người Israel. Cần phải tạo 1 từ mới để mô tả hoàn cảnh của họ, vì người DT Mỹ, cùng với người DT ở Israel và người DT ở các nơi khác trên thế giới, đến/hợp lại để trở thành chân còn lại của cái kiềng 3 chân DT mới, mà sự an toàn và tương lai của cả dân tộc đặt trên đó.

Hình ảnh: Chọn từ net

Sự cần thiết về 1 nhà nước Israel hiện đại thế tục ko giảm trong lịch sử 40 năm đầu tiên của nó, mà tăng lên cho đến hôm nay. Ban đầu, nó được lập ra để đón các nạn nhân của chủ nghĩa bài DT ở châu Âu, sau thảm họa Holocaust. Đây là nơi trú ngụ cho những người sống sót vẫn còn đang rất đau buồn vì những mất mát và sốc vì những chấn thương tinh thần bởi những gì họ đã trải qua. Đây cũng là nơi sinh sống cho những người bị trục xuất khỏi những cộng đồng DT Ả-rập. Chỉ riêng những mục đích (đã được hoàn thành này) cũng đủ để biện minh cho sự tồn tại của nó.

Sau đó là những nhiệm vụ mới xuất hiện sau Thế chiến Thứ 2. Người DT ko dễ đạt được 1 thỏa hiệp hòa bình với LX và bằng chứng cho thấy rằng họ có thể gặp nguy hiểm tập thể lớn hơn bao giờ hết. Việc đưa 1.750.000 người DT thoát khỏi sức mạnh Xô-viết là mục đích hệ trọng của Israel buộc họ sẵn sàng đối đầu với bất cứ sự ko hài lòng nào từ nhà nước Xô-viết đối với người DT (dưới các hình thức khác nhau).

Nhà nước Israel có mục đích thậm chí còn nghiêm túc hơn bởi nó là nơi nương náu có chủ quyền của người DT gặp nguy hiểm ở bất cứ đâu trên thế giới. Nó là kẻ bảo vệ những người DT đã về đây tề tựu trong biên giới của mình. Nó là sự đảm bảo vật chất và sức mạnh duy nhất rằng 1 thảm họa Holocaust khác sẽ ko xảy ra.

Lực lượng thiết giáp của IDF trong Chiến Tranh Sáu Ngày (Hình ảnh: Chọn từ net)

Mặt trận chống Israel với chiến dịch bài DT khốc liệt của nhà nước Xô-viết và Khối các nước Ả-rập cho thấy: dù riêng biệt hay cùng nhau, họ đều có thể tìm cách áp đặt 1 Giải pháp Cuối cùng nếu có cơ hội. Israel phải đặt ra 1 khả năng như thế, và phải vũ trang để chống lại khả năng/nguy cơ đó. Israel có những lời hứa đáng tin cậy về sự bảo vệ của Mỹ, nhưng khi ko còn cách nào khác thì 1 quốc gia có chủ quyền phải trông chờ vào khả năng phòng vệ của chính mình.

Do đó, Israel phải sở hữu các phương tiện để gây ra những tổn thất (ko thể chấp nhận được) đối với những kẻ gây hấn tương lai, dù đó là kẻ thù mạnh cỡ nào. Trong Thế chiến Thứ 2, các nhà khoa học DT đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chế tạo những vũ khí hạt nhân đầu tiên bởi họ ko muốn Hitler sẽ có 1 quả bom nguyên tử trước.

Trong những năm 1950-60, khi sự thù địch của LX và Khối đồng minh Ả-rập đối với Israel gia tăng, Israel đã nghiên cứu để trang bị cho mình 1 phương tiện (dùng để) răn đe. Và trong những năm 1970-80 họ đã nắm trong tay năng lực hạt nhân. Điều này là 1 bí mật, nhưng nó đều được biết ở những nơi mà nó sẽ có tác động mạnh mẽ nhất. Israel phải hoàn thành cả 2 mục đích/nhiệm vụ mà hoàn cảnh đã đặt lên vai mình.

Vào ngày 2 tháng 8 năm 1939, nhà vật lý người Hungary Leó Szilárd và Albert Einstein đã gửi một lá thư cho Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt thúc giục ông phát triển bom hạt nhân, cuối cùng dẫn đến sự ra đời của Dự án Manhattan (Hình ảnh:  AHF/Atomic Heritage Foundation)

(Lược ghi từ Lịch Sử Do Thái của Paul Johnson)

(*): Trong bất kỳ tôn giáo nào, tính “Giáo điều” đều tồn tại, duy chỉ khác nhau về mức độ. “Giáo điều” là những điều được ghi trong kinh/kinh thánh hoặc được các Bề trên giảng và được coi mặc nhiên đúng, không bàn cãi. Tuy nhiên, bản kinh Torah của người Do Thái lại rất gợi mở để mọi người suy nghĩ, khám phá. Trong 5 cuốn Kinh Torah thì có đến 4 cuốn nói về luật và 1 cuốn về các vấn đề trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Torah ghi các vấn đề trong cuộc sống, đặt ra các câu hỏi, gợi mở để suy nghĩ, nhưng lại không chỉ có một câu trả lời, mà có nhiều câu trả lời tùy thuộc bối cảnh khác nhau, và thậm chí còn để khoảng trống để mọi người mở rộng với các hỏi và câu trả lời. Trong bữa cơm gia đình cuối ngày, hoặc trong ngày Sabbath, các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng đọc và tranh luận các điều ghi trong kinh thánh, và có thể chính điều này làm tăng thêm năng lực trí tuệ, làm cho họ rất giỏi về lý luận và luật.

(**): Talmud chính là nguồn gốc trí tuệ của người Do Thái. Talmud có nghĩa là “nghiên cứu” hoặc “nghiên cứu và học tập”.

(***): Người DT triều đình là những người thuộc tầng lớp tinh hoa nhưng ko bao giờ giữ vai trò chính trị ở cấp lãnh đạo/chóp bu. Họ chỉ được phép giúp sức, nhưng ko được phép cai trị.

No comments:

Post a Comment