Lịch sử DT như 1 chuỗi những đỉnh điểm và thảm họa nối tiếp nhau. Nó cũng có thể được coi là 1 miền liên tục KHÔNG DỨT của việc học hành kiên nhẫn, sự cần cù làm việc với năng suất/hiệu quả cao và thói quen tập thể mà phần lớn ko được ghi lại.
Hơn 4000 năm, người DT đã tích lũy bất cứ điều gì mà họ thấy có thể tận dụng như 1 tiện nghi nhân văn ở những xh mà họ sinh sống. Họ đặc biệt khéo léo trong việc thích ứng với hoàn cảnh/xh nơi số phận đẩy họ tới. Và cuối cùng họ đã thoát ra khỏi chúng để chứng tỏ: MÌNH LÀ NHỮNG NGƯỜI SỐNG SÓT VĨ ĐẠI.
Ko dân tộc nào tỏ ra có năng suất cao hơn họ trong việc làm giàu từ nghèo túng hay nhân tính hóa của cải, và trong việc biến cái khó thành cái khôn. Khả năng này bắt nguồn từ 1 triết lý đạo đức vừa vững bền vừa tinh tế, chỉ thay đổi rất ít trong 1000 năm qua (vì được coi là phục vụ mục đích của những người có cùng triết lý đó). Vô số người DT, đủ mọi lứa tuổi, đã rên xiết dưới gánh nặng DT giáo. Nhưng họ tiếp tục mang gánh nặng đó vì biết, từ trong trái tim mình, rằng: nó cũng mang họ. Người DT là những người sống sót vì họ sở hữu LUẬT SINH TỒN.
Hình ảnh Biểu tượng Do Thái giáo/Judaism (Chọn từ net)
DT giáo cần được ghi nhận (từ trước đến nay) là 1 tôn giáo mà ảnh hưởng ko phụ thuộc vào tổng số các tín đồ vì phạm vi tác động của nó luôn lớn hơn, vượt ra ngoài con số này. DT giáo tạo ra người DT, chứ ko phải ngược lại.
Triết gia Leon Roth đã nói: ''Do Thái giáo đứng đầu. Nó không phải là một sản phẩm mà là một chương trình, còn người Do Thái là công cụ để hoàn thành chương trình đó.'' Lịch sử DT ko chỉ ghi chép về sự thật vật chất mà còn cả những ý niệm siêu hình. Người DT tin rằng: mình được tạo ra và được lệnh trở thành ngọn đèn cho dân ngoại/phi DT, và họ đã làm theo điều đó trong khả năng đáng kể của mình.
Kết quả của người DT, dù được xem xét về mặt tôn giáo hay thế tục, đều rất đáng chú ý. Người DT mang đến thế giới này chủ nghĩa độc thần đạo đức có thể được mô tả là việc áp dụng lý trí vào thần thánh.
Trong 1 kỷ nguyên thế tục hơn, lịch sử DT cho thấy: người DT áp dụng các nguyên tắc lý trí vào toàn bộ các hoạt động của con người (thường là đi trước phần còn lại của nhân loại). Ánh sáng mà họ tỏa ra vừa làm xáo trộn vừa soi sáng, vì nó tiết lộ những sự thật đau đớn về tinh thần con người, cũng như cách để nâng đỡ nó. Nhưng vì thế mà họ phải trải qua khổ nạn.
Hình ảnh: Chọn từ net
Người DT là những người nói sự thật, và đó là 1 lý do quan trọng với câu hỏi tại sao họ bị ghét đến vậy. Những nhà tiên tri sẽ làm mọi người kính sợ, đôi khi được tôn vinh, nhưng có khi nào họ được yêu mến? Tuy nhiên, là nhà tiên tri phải tiên tri và người DT sẽ tiếp tục mưu cầu sự thật như họ thấy, dù nó có dẫn họ tới đâu đi nữa.
Lịch sử DT dạy, nếu như cái gì cũng có thể dạy, rằng: quả thực có 1 mục đích trong sự tồn tại của con người, và rằng chúng ta ko chỉ sinh ra để sống và chết như thú vật. Khi tiếp tục giải nghĩa sự sáng thế, người DT sẽ tìm thấy niềm an ủi từ mệnh lệnh, được nhắc lại 3 lần, trong chương đầu tiên của Sách Joshua: ''Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh hoàng! Vì Yavê Thiên Chúa của ngươi vẫn ở cùng ngươi bất cứ ngươi đi đâu.''
Kinh Thánh (Sách Joshua - Chương đầu)
Tổ phụ của người DT, Abraham, được mô tả là ''một con người trí tuệ uyên thâm'' có ''khái niệm về đức hạnh cao hơn những người khác cùng thời'' (Cổ Vật Do Thái, Josephus). Do đó, Abraham ''quyết tâm thay đổi hoàn toàn quan điểm của mọi người khi đó về Chúa.''
Liệu điều gì sẽ xảy ra với nhân loại nếu Abraham ko phải là người như vậy, hoặc ông ta ko rời Ur, chỉ giữ lại các khái niệm đó cho riêng mình, và ko có người DT nào được sinh ra.
Thế giới ko có người DT sẽ là 1 nơi hoàn toàn khác. Nhân loại cũng có thể (tình cờ) phát hiện ra những hiểu biết của người DT, nhưng điều này ko thể chắc chắn. Tất cả những khám phá/ý tưởng vĩ đại của trí tuệ dường như hiển nhiên và ko thể bỏ qua 1 khi chúng đã được tiết lộ. Tuy nhiên cần phải có 1 tài năng đặc biệt để thể hiện tất cả (ngay từ lần đầu tiên). Người DT có tài năng này.
Chúng ta nợ dân tộc DT ý tưởng về sự bình đẳng (trước pháp luật thánh thần và pháp luật của con người); về tính linh thiêng của sự sống và phẩm giá con người; về lương tâm cá thể và từ đó về cứu chuộc của mỗi người; về lương tâm tập thể (và do đó) về trách nhiệm xh; về hòa bình như 1 lý tưởng trừu tượng và tình yêu như nền tảng của công lý, và nhiều giá trị khác làm nên cấu trúc đạo đức cơ bản của trí óc/tinh thần con người. Ko có người DT, trí óc của chúng ta (có thể) là miền trống rỗng hơn nhiều.
Về tư tưởng, trên tất cả, người DT dạy chúng ta cách giải thích duy lý về những điều bản thân ko thể hiểu. Thế giới sẽ ntn nếu chủ nghĩa độc thần và 3 tôn giáo lớn (từ đó) ko xuất hiện? Từ góc độ lịch sử tối thượng, Abraham và Moses có vẻ kém quan trọng hơn Spinoza, bởi tác động của người DT với nhân loại luôn thay đổi. Quả thực, chủ nghĩa độc thần có thể được coi là 1 cột mốc trên con đường dẫn con người tới chỗ hoàn toàn ko cần đến Chúa.
Những diễn biến này đã xảy ra từ thời cổ đại. Người DT là những người cải cách vĩ đại trong tôn giáo và đạo đức luận. Qua Kỷ nguyên Đen tối và giai đoạn đầu thời Trung cổ, tuy vẫn là 1 dân tộc tiên tiến về kiến thức và công nghệ, họ bị đẩy khỏi vị trí tiên phong và có vẻ bị tụt lại so với thế giới văn minh trong cuộc cm Công nghiệp (cuối thế kỷ 18). Nhưng họ đã trở lại với 1 đợt sáng tạo thứ 2 (sau thời kỳ ghetto) trong lĩnh vực thế tục. Phần lớn cấu trúc tinh thần của thế giới hiện đại do họ dựng nên.
Người DT ko chỉ là những người cải cách, họ còn là những tấm gương và biểu tượng của nhân sinh. Dường như họ là sự trình diện (trong nhiều phiên bản) của tất cả các thế tiến thoái lưỡng nan của con người (dưới dạng nâng cao và sáng tỏ). Họ là ''khách ngoại bang và kẻ kiều ngụ tinh túy''. Và chính chúng ta cũng chẳng khác họ khi mỗi người cũng là ''kẻ ở trọ'' trên hành tinh này trong chừng 70 năm! Vì vậy, Trái Đất chẳng phải là nơi tạm trú ko hơn, của tất cả chúng ta?
Người DT là những người lý tưởng hóa một cách mãnh liệt, nỗ lực để đạt sự hoàn hảo. Họ đồng thời cũng là những người đàn ông, đàn bà mong manh khao khát sống sung túc và an toàn. Họ muốn tuân theo luật lệ hà khắc của Chúa, và cũng muốn được SỐNG.
Hebron là một trong bốn thành phố linh thiêng nhất ở Trung Đông (với người DT và người theo Hồi giáo). Nơi đây, trong hang Machpelah là khu mộ của các bậc tổ phụ, tổ tiên của chủng tộc DT. (Hình ảnh: Chọn từ net)
Thế tiến thoái lưỡng nan của người DT (từ thời cổ đại) thể hiện qua quá trình cố gắng liên tục một cách xuất chúng về mặt đạo đức của 1 nền thần quyền để kết hợp với nhu cầu thực tế của 1 nhà nước hiện hữu, có khả năng tự bảo vệ mình, tiếp tục được tái tạo trong thời đại của chúng ta dưới hình dạng Israel. Nhà nước DT được lập ra để thực hiện 1 lý tưởng nhân đạo, và đồng thời phát hiện ra rằng: nó phải nhẫn tâm, chỉ để sống sót trong 1 thế giới thù địch.
Trong việc này, dường như vai trò của người DT là tập trung và kịch tính hóa những trải nghiệm chung của nhân loại khi lịch sử loài người và vấn đề sinh tồn đang tác động đến mọi xh. Và người DT đang tiếp tục biến số phận của họ thành 1 quy tắc đạo đức phổ quát. Nhưng nếu người DT có vai trò này thì ai đã viết nó cho họ?
Khi nghiên cứu lịch sử, qua các sự kiện, cần chú ý tới việc tìm kiếm các mẫu hình theo ý Chúa (nếu có những sợi dây liên hệ với nhau). Tuy nhiên, ko nên quá dễ dãi vì chúng ta vốn là loài sinh vật nhẹ dạ, sinh ra để tin với trí tưởng tượng mạnh mẽ (sẵn sàng tạo ra và sắp xếp các dữ kiện) vào những gì phù hợp với bất cứ kế hoạch tiên nghiệm nào. Ngược lại, hoài nghi thái quá có thể bóp méo nghiêm trọng mọi vấn đề.
Cần cân nhắc xem xét mọi dạng dữ liệu/bằng chứng, gồm cả bằng chứng siêu hình hoặc có vẻ siêu hình. Người DT luôn biết rằng: xh DT được chỉ định là 1 dự án/chương trình để thực hiện (thí điểm) cho toàn bộ loài người. Với họ, tấn kịch và thảm họa phải được thể hiện thật mẫu mực, nếu cần khoa trương cũng là điều tự nhiên. Và vì thế họ bị căm ghét suốt nhiều thiên niên kỷ. Với nhiều người, đây là điều ko thể giải thích nổi, tuy đáng tiếc nhưng ko có gì bất ngờ.
Trên tất cả những điều này, việc người DT vẫn sống sót, trong khi các dân tộc cổ đại (cùng thời với họ) đã bị biến đổi hoặc biến mất, là điều hoàn toàn có thể dự đoán.
Làm sao có thể khác được?
Ý Chúa đã định và người DT tuân theo.
Những nhà viết sử và nghiên cứu/học giả có thể cho rằng: ko có gì là ý Chúa cả. Có thể là thế, nhưng niềm tin của con người vào 1 động lực lịch sử như thế, nó có thể đủ mạnh mẽ và bền bỉ, tạo thành nội lực và tựa vào bản lề của các sự kiện để di chuyển chúng.
Người DT hoàn toàn thống nhất và đồng thuận khi tin mình là 1 dân tộc đặc biệt. Trải qua hơn 4.000 năm, họ trở thành 1 dân tộc như vậy. Quả thực, họ có 1 vai trò vì họ viết nó cho chính mình và đây có lẽ là chìa khóa cho câu chuyện của họ.
Phù điêu mô tả chiến thắng của người La Mã với những chiến lợi phẩm từ Jerusalem được ghi lại trên Khải Hoàn Môn Titus ở Rome (Bản chọn từ net)
(Lược ghi từ Lịch Sử Do Thái của Paul Johnson)
(*): Paul Johnson
Mọi cuộc cm (kể cả cm KH & KT), nếu ko nắm được quy luật sinh tồn thì ko thể giúp nhân loại phát triển (tiến hóa) bền vững và trường tồn.
ReplyDeleteHolocaust đã xóa sổ 1/3 dân số DT. Trong số này có nhiều người mộ đạo và cũng là những người có tiềm năng của sức mạnh đặc biệt cho DT giáo và Israel.
ReplyDeleteThế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, thế giới bắt đầu trở nên giàu có nhờ nguồn tài năng được giải phóng khỏi các ghetto, đây là lực lượng sáng tạo chủ chốt của nền văn minh châu Âu và Bắc Mỹ hiện đại. Nạn Holocaust đã cướp đi 1 phần đáng kể, sự mất mát này ko chỉ là tổn thất với thế giới, riêng với Israel, nó có sức phá hủy ghê gớm.
ReplyDeleteSự thật từ sách vở là những gì tôi tìm kiếm. Từ cổ chí kim, các tác giả với danh tiếng và uy tín là những người tôi chọn (từ quan điểm và những đánh giá của họ) về các lĩnh vực cần khai sáng/mở mang để trau dồi thêm hành trang kiến thức còn vô cùng ít ỏi của mình.
ReplyDeleteBây giờ, trong thời đại thông tin tràn ngập toàn cầu, vấn đề trở nên nhiễu loạn hơn, nhưng dù rác rưởi nhiều thì cơ bản vẫn phải từ chính kiến của mình, nó có đủ tư cách để đánh giá ko. Điều này phụ thuộc ở tư chất 1 phần, phần còn lại là khả năng tiếp thu/xử lý thông tin và chuyển thành năng lực chuyển hóa & phát triển bản thân (chọn lọc, tích lũy và đúc kết).
Thời gian ko phải là vô hạn, vì vậy ko cần phải ngốn thật nhiều sách để thành 1 cái tủ sách di động, bởi trong chuyện này, dù tham lam đến đâu thì dẫu là 1 cái tủ sách khổng lồ vẫn chẳng thể bằng 1 cái thư viện được!