Thursday, September 12, 2024

VĂN HÓA BẢN ĐỊA

Các doanh nhân khi đến 1 nơi nào đó làm ăn, họ thường nghiên cứu rất kỹ văn hóa của người bản địa, vì văn hóa đó sẽ quyết định việc kinh doanh của họ có thành công hay không. Văn hóa bản địa họ nghiên cứu chủ yếu là phần tiêu cực, mặt chưa được, mặt hạn chế... của đại đa số dân chúng, từ đó tìm ra giải pháp để bán hàng, hợp tác làm ăn. 


Ví dụ trước khi đến Việt Nam làm ăn, các người trẻ thường gặp những người từng có kinh nghiệm chinh chiến ở VN để nghe một số đúc kết. Các doanh nhân trẻ cứ thế mà nắm, sang làm, đa phần thắng. 
Dưới đây là 1 số điều họ đã đúc kết về mặt chưa được của văn hóa của người Việt nói chung (cái này cũng y chang như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Tản Đà, Lê Quý Đôn, Nguyễn Trãi đã nói từ rất xa xưa):

- Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, muốn mình mình hưởng trọn, không chia.
- Văn hóa gia tộc lớn, có lợi là lôi người nhà vào hưởng phần. 
- Cái tôi lớn và sĩ diện hão, sợ mất giá trị, sợ bị coi thường.
- Hành xử cảm tính và cảm xúc, yêu ghét mà ra quyết định.  
- Đại đa số lần khần ít dám quyết đoán nhất là chuyện tiền bạc bỏ ra. 
- Không trọng uy tín, lời hứa, đối xử với nhau hay dùng tiểu xảo.
- Không minh bạch, không rõ ràng về tiền bạc vì ngại. 
- Không muốn người khác hơn mình, chung quy cũng do thói ích kỷ và tư duy tầm vóc bé nhỏ, hành xử vặt vãnh nhưng lại muốn được tôn trọng mà ra. 
- Nghe gì, xem gì, đọc gì, cũng ít quan tâm đến nội dung thông điệp truyền đạt sâu bên trong mà chỉ quan tâm đến tiểu tiết.
- Cực thích MẸO, học cũng phải học mẹo, làm gì cũng mẹo, chữa bệnh cũng mẹo.
- Tưởng tượng kỳ vọng rất lớn khi chưa được, gặp thực tế thấy khó chịu vì không như mong đợi, phản ứng tiêu cực như tẩy chay, cạch mặt, tố lừa đảo, đòi lại tiền, kích động mọi người đòi quyền lợi, cố gắng xài cho đã để "lại tiền", ấm ức và dành thời gian nhiều tranh cãi đúng/sai.
- Chỉ trưởng thành thật sự khi đã lớn tuổi (trên 40) và trải qua nhiều biến cố cuộc đời.
- Chỉ nên làm ăn hùn hạp với người trên 40 hoặc người trẻ mà đã rất nhiều va vấp thất bại trải nghiệm tự mình đi trên đôi chân mình. Còn lại người hiền lành dễ thương, học giỏi do chăm chỉ, đặc biệt con nhà thành phố từ nhỏ chỉ biết học hành, chưa tự mình làm ra nhiều tiền và bỏ vốn làm ăn với mình...thì tuyệt đối không làm ăn với họ.

"Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ thích phụ thuộc”, “Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con, cái gì cũng đem về cho vợ con chứ không nghĩ cho xã hội” (10 điều bi ai của dân tộc Việt Nam- Phan Chu Trinh, đầu thế kỷ 20). 

"Miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn" (Không khí lễ hội ở nước ta, Phan Bội Châu, đầu thế kỷ 20).

"Ở xứ này, tìm được 1 người đầu óc lớn rất khó. Họ nhìn mọi thứ với góc hẹp lợi ích rất ngắn hạn, thế hệ này dạy thế hệ kia cách nhìn rất hẹp, chút lợi ích con con, ông bà cha mẹ thầy cô dạy thế hệ sau như vậy nên dù thông minh nhưng ít ai có thành tựu lớn. Cho nên họ làm ăn kinh tế rất khó, khu vực chợ sầm uất vẫn nằm trong tay người gốc nước khác di cư đến". (Exotisme indochinois dans la littérature francais depuis 1860, Malleret).

Việt Nam phát triển kinh tế để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình là rất khó. Xoá đói thì rất dễ nhưng phồn vinh thì chậm. Bỏ xe đạp lên xe máy thì dễ nhưng từ xe máy lên được ô tô cho toàn dân như các nước phát triển vẫn xa xôi. Nguyên nhân chính là văn hóa của người Việt, đặc trưng là nghĩ nhỏ, nghĩ trước mắt, nghĩ vụn.

TonyX

No comments:

Post a Comment