Từ bản chất của DT giáo, cuộc lưu vong sẽ chấm dứt bởi 1 sự kiện siêu hình, theo thời thuận của Chúa (ko phải bởi 1 giải pháp chính trị do con người nghĩ ra). Theo Gershom Scholem: ''Lý tưởng Zion là một chuyện và lý tưởng cứu thế là một chuyện khác, cả hai không dính dáng gì đến nhau từ trong cách nói khoa trương tại các cuộc tuần hành lớn, thường truyền cho lớp trẻ của chúng ta một tinh thần shabbatai mới nhưng thất bại.''
Đúng là những người Zion, vốn hầu như ko theo đạo hoặc thậm chí bài tôn giáo* đã cầu viện sự giúp đỡ của DT giáo. Họ ko có lựa chọn nào khác. Họ cầu viện cả Kinh Thánh (từ những bài học đạo đức và kêu gọi thế hệ trẻ hướng đến lý tưởng trong Kinh Thánh). Ben Gurion dùng Kinh Thánh như 1 cuốn sách hướng dẫn chiến lược quân sự. Nhưng đó chỉ là 1 hình thức Đông Âu của phong trào khai sáng DT.
Nhưng cũng như Samuel, người DT sùng đạo phải công nhận sự tồn tại của chủ nghĩa Zion và tôn trọng nó. Bởi có 1 vài luồng tư tưởng, mỗi luồng được điều chỉnh theo thời gian. Tất cả đều thuộc về dòng Chính Thống.
Gershom Scholem (Nguồn: Viện Leo Baeck, New York)
Chính thống giáo thừa nhận chủ nghĩa Zion ở mức độ tùy theo cách người Zion dùng DT giáo để lập quốc gia của mình. Điều này được kết hợp với niềm tin của những người DT mộ đạo cho rằng tinh thần dân tộc Zion có thể dùng để đưa người DT trở lại với DT giáo. Điều này được thể hiện trong việc bổ nhiệm Abraham Isaac Kook làm Giáo sĩ trưởng tại Lãnh thổ ủy trị Palestine (được sự ủng hộ của người Zion) với mục đích tiếp thêm năng lượng cho việc tuân thủ Torah (nhờ tinh thần yêu nước mới của người DT) và điều kiện là người DT ngoan đạo phải làm việc có tổ chức.
Vai trò của Torah được đảng chính trị tôn giáo Mizrachi đấu tranh giữ lại cùng với chủ nghĩa Zion. Mizrachi đã thực hiện việc này cùng những người Zion suốt thời gian ủy trị và là 1 đối tác trong chính phủ từ khi Israel được thành lập. Mizrachi có vai trò quan trọng trong việc tránh tuyệt giao hoàn toàn giữa người DT thế tục với người DT theo đạo ở Israel, nhưng nó có xu hướng giống 1 nhà trung gian giữa 2 bên hơn là 1 lực lượng tôn giáo.
Sau Đại hội Zion năm 1911 (quyết định ủng hộ trường học thế tục thay vì trường học Torah), các nhà hiền triết Chính thống giáo lập ra phong trào Agudist vào năm 1912 để đáp lại thái độ trung gian/phản trắc của Mizrachi. Hệ thống cũ (dưới chế độ cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ) ủng hộ những người chính thống. Nhưng sau đó, theo quy chế ủy trị, người Anh đã trao quyền đại diện chính trị của người DT cho người Zion (1922) sau khi họ tiếp quản Palestine.
Rabbi Abraham Isaac Kook, người đã cố gắng hòa giải chủ nghĩa phục quốc Do Thái với Do Thái giáo chính thống
Hội đồng Quốc gia của người Zion nắm chắc trong đôi tay thế tục, họ đơn giản những việc có khía cạnh tôn giáo bằng cách chuyển chúng cho Đảng Mizrachi thực hiện. Đáp lại, những người Agudist đã tạo ra phong trào được điều hành bởi ''Hội đồng Những người vĩ đại của Torah'' và lập ra đảng phái tôn giáo của mình là Agudat.
Sự tranh chấp này đã được Isaac Breuer, 1 trong những nhà lãnh đạo của Agudat, nêu ra trước Hội đồng Những người vĩ đại với câu hỏi: Tuyên bố Balfour có áp đặt một nhiệm vụ do thần thánh xếp đặt cho người Do Thái là phải xây dựng một quốc gia hay đó là một ''mưu mẹo của Satan''? Do Agudat ko thể thống nhất cho câu trả lời nên Breuer đã tự tìm câu trả lời, trong bối cảnh Holocaust, với lập luận: quốc gia là món quà từ Thiên đường cho Israel tử vì đạo và có thể là ''khởi đầu của sự cứu chuộc'', miễn là nó phát triển được dưới sự hướng dẫn từ Torah, trở thành cơ sở cho ý thức hệ của Agudat.
Khi quốc gia chuẩn bị được thành lập, Agudat đòi hỏi nhà nước phải có 1 cơ sở pháp lý Torah. Điều này đã bị Cơ quan DT bác bỏ vì ''Việc thành lập quốc gia cần phải có sự xác nhận của LHQ, và điều này sẽ không thể diễn ra nếu không có sự đảm bảo quyền tự do lương tâm ở quốc gia cho mọi công dân và nếu không làm rõ rằng: ý định ở đây không phải là lập ra một nhà nước thần quyền.''
Isaac Breuer (Hình ảnh chọn từ net)
Israel là 1 nhà nước thế tục. Tuy nhiên, Cơ quan DT chấp nhận quan điểm tôn giáo về ngày Sabbath, quy định về thực phẩm và hôn nhân, cho phép tự do tôn giáo ở trường học. Thỏa hiệp này giúp Agudat có thể tham gia Hội đồng Chính phủ Lâm thời khi nhà nước (mới) thành lập (trong Mặt trận Tôn giáo Thống nhất) và hình thành các liên minh cầm quyền trong giai đoạn 1949-1952.
Vào năm 1952, quan điểm của Agudat được trình bày như sau:
Thế giới được tạo ra vì Israel. Nghĩa vụ và phẩm chất của Israel là duy trì và thực hiện Torah. Điều này có nghĩa rằng mục đích của thế giới là lập ra chế độ của Torah ở vùng đất của Israel. Nền móng của lý tưởng này đã được đặt. Người DT giờ đây sống ở quê hương mình và thực hiện Torah. Nhưng vẫn chưa đạt được sự hoàn thiện, vì tất cả người DT vẫn chưa sống ở vùng đất của mình và [thậm chí] tất cả người DT vẫn chưa thực hiện Torah.
Tóm lại, Agudat cam kết sử dụng chủ nghĩa Zion để hoàn thành việc tập hợp và biến kết quả đó thành 1 nền thần quyền.
Biểu tượng Menorah: Truyền thống DT cho rằng các nhánh của Menorah là hình ảnh của cây sự sống ở trong vườn Ê-đen. Cây sự sống này cũng như cây đèn bảy nhánh được nhắc đến trong Sáng Thế ký và trong sách Khải Huyền (Nguồn: Chọn từ net)
Những thỏa hiệp thường dẫn tới việc hình thành các nhóm đối lập (phản đối việc thành lập quốc gia, tẩy chay bầu cử, thậm chí tuyên bố thà quốc tế hóa Jerusalem còn hơn để nó trong tay những kẻ bội giáo). Những nhóm này trong suy nghĩ của người thế tục thuộc khuynh hướng cực đoan. Tuy nhiên, toàn bộ lịch sử DT cho thấy: các nhóm thiểu số (khắc khổ) có xu hướng trở thành các nhóm đa số chiến thắng (giống bản chất của DT giáo, vì những thành viên thuộc các nhóm này tỏ ra, với tiền đề ban đầu của mình, rất nhất quán về mặt logic).
Người DT là ''một dân tộc mà cuộc sống của họ bị chi phối bởi 1 mệnh lệnh thánh thần siêu nhiên''. Vì vậy mà họ ko phải là ''một dân tộc như bất kỳ một dân tộc nào'' (họ ko phụ thuộc vào thành công hay thất bại chính trị, kinh tế và vật chất thông thường khiến tất cả các dân tộc khác lúc thăng lúc trầm). Do đó, tạo ra nhà nước Zion ko phải là sự kiện người DT bước trở lại vào lịch sử, ko phải là 1 Khối thịnh vượng chung mà là sự khởi đầu của 1 cuộc lưu đày mới và nguy hiểm hơn nhiều.
Tiêu biểu cho xu hướng đối lập, Những người canh gác thành phố (Neturei Karta**) lên án Chiến Tranh Sinai và Chiến Tranh Sáu Ngày vì những điều này sẽ đưa người DT tới sự hủy diệt. Đây là con đường của Satan chỉ đưa đến thất bại vô cùng lớn. Vì vậy, họ phản đối ''sự cứu rỗi và bảo vệ'' của chủ nghĩa Zion.
Amram Blau (Người thứ 2, từ trái sang): 1 trong 2 người sáng lập Neturei Karta (Hình ảnh: Chọn từ net)
Do có những mâu thuẫn như vậy nên ngay từ khi ra đời, nhà nước Zion thế tục đã vấp phải sự phản đối tôn giáo từ 3 bên: từ trong liên minh chính phủ, từ bên ngoài liên minh (nhưng có sự đồng thuận của người Zion) và từ bên ngoài sự đồng thuận (nhưng ở trong đất nước).
Nhà nước Israel thường xuyên phải đối mặt với các dạng phản ứng của dân chúng vì những quyết định của mình. Nhưng thông thường, quyền lực tôn giáo thể hiện quyết liệt nhất trong Knesset và nhất là trong nội các. Đó là những vấn đề gây ra khủng hoảng nội các từ việc nhập khẩu thực phẩm (bị cấm), giáo dục tôn giáo cho trẻ em, về trường học hay việc bắt con gái của các gia đình Chính thống giáo đi lính. Đây là những nguồn gây bất hòa trong chính phủ liên hiệp lớn hơn nhiều so với khác biệt về ý thức hệ, quốc phòng hay ngoại giao.
DT giáo chứa đựng đầy đủ 1 nền thần học đạo đức nghiêm ngặt, nên phạm vi xung đột rất rộng (chẳng hạn những quy định/luật về ngày Sabbath và tác động dây chuyền của nó ảnh hưởng đến quân đội, ngành dân chính, các khu vực công nghiệp, nông nghiệp/kibbutz, các sắc lệnh pháp lý quan trọng và xung đột của các văn bản dưới luật). Tất cả những vấn đề này đẻ ra các quy định, sự quản lý và phục vụ khác nhau trên nhiều địa bàn lãnh thổ cũng như trong lĩnh vực kinh doanh - dịch vụ trên phạm vi quốc gia.
Những nữ chiến binh DT (Hình ảnh: Chọn từ net)
(*): Về điểm này, những người DT sùng đạo ngay từ đầu đã nghi ngờ (hoặc phản đối) chủ nghĩa Zion. Với đa số những người chống chủ nghĩa Zion thì tin rằng: đây là tác phẩm của Satan.
(**): Neturei Karta là một nhóm DT Haredi. Được thành lập tại Jerusalem vào năm 1937 bởi Amram Blau và Aharon Katzenelbogen, Neturei Karta được thành lập như một nhánh của phong trào Agudist.
No comments:
Post a Comment