Monday, September 2, 2024

Biên giới Zion (4)

Từ khi ra đời, Israel đã được cai trị bởi 1 liên minh do Công Đảng chi phối. Sự linh hoạt của liên minh này đối với vấn đề biên giới thể hiện qua triết lý thực dụng đã được Abba Eban thể hiện bằng lời. Nhưng phe đối lập muốn duy trì truyền thống tối đa hóa kiểu Jabotinsky về vấn đề sống còn này. Hòa bình với Ai Cập là lựa chọn cùng với những hy sinh rất lớn từ phía Israel (cả hy sinh về lãnh thổ trên thực tế cũng như hy sinh về tiềm năng của mình). Điều này đòi hỏi 1 sự đồng thuận quốc gia và phe đối lập sẽ phản đối nó.

Một biến cố xảy ra đã tác động đến việc làm cho xu hướng hòa bình trở nên khả thi hơn. Đó là khi liên minh Công Đảng thua trong cuộc bầu cử năm 1977. Sự thay đổi là 1 nghịch lý trong các xh dân chủ đã dẫn tới sự chuyển giao quyền lực lần đầu tiên cho phe Xét lại (Đảng Likud của Begin). Vì cam kết tối đa hóa của mình, Begin ở vào vị trí có thể đổi đất lấy hòa bình (cách mà ko có 1 lãnh đạo Công Đảng nào dám làm).

Sadat là người có tính cách thực tế đã nhận thấy điểm mấu chốt này. Ông chủ động đề xuất đàm phán các điều khoản hòa bình (ngày 09/11/1977). Sau đó, quá trình đàm phán đã kéo dài với diễn biến phức tạp và rất khó khăn. Cuối cùng, được TT Jimmy Carter dàn xếp với sự cam kết tài trợ 1 cách hào phóng của Mỹ, yếu tố ko thể thiếu cho tiến trình này đã mang lại thỏa thuận tại Trại David (1978). Đây là 1 thỏa thuận đích thực với Israel vì nó là 1 cam kết lâu dài với việc Ai Cập công nhận quyền ĐƯỢC TỒN TẠI của Israel. Điều này mang lại sự đảm bảo chắc chắn cho biên giới phía Nam của Israel.

Đổi lại, Israel bàn giao cho Ai Cập Sinai (bao gồm các mỏ dầu, sân bay và các khu định cư) dù vùng đất này có ý nghĩa rất lớn với Israel. Hiệp ước, thoả thuận lịch sử nào cũng đòi hỏi những hy sinh to lớn từ các bên ký kết. Hiệp ước hòa bình Israel - Ai Cập có tầm quan trọng chẳng thể tính được ko chỉ với bản thân nó, mà còn với cả thời điểm được chọn để ký kết trong 1 bối cảnh lịch sử đặc biệt đối với vị thế  của Israel trên trường quốc tế.

TT Jimmy Carter tiếp đón Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat và Thủ tướng Israel Menachem Begin tại nơi nghỉ dưỡng của tổng thống Hoa Kỳ, Trại David @ Maryland (Hình ảnh: Chọn từ net)

Về vấn đề Bờ Tây, Israel cũng cam kết tích cực đàm phán theo hướng đã đạt được với Ai Cập, thậm chí nhường Jerusalem để đổi lấy 1 hiệp ước với người Ả-rập Palestine. Nhưng sự hy sinh cuối cùng này trên thực tế ko diễn ra. Tại Trại David, đồng thời cùng với vấn đề của Ai Cập, cuộc đàm phán hòa bình mang đến cho người Ả-rập cơ hội tốt nhất với họ (kể từ kế hoạch chia nhỏ của LHQ năm 1947), nhưng 1 lần nữa họ đã bỏ qua ko đàm phán. Do đó, Israel vẫn nắm giữ Judaea và Samaria, chỉ với tư cách ''chiếm đóng'' và ko phải là những vùng đất được quốc tế công nhận.

Vào thời điểm này, người Ả-rập mang sức mạnh đáng kể về kinh tế và ngoại giao có từ những mỏ dầu ở vịnh Ba Tư và phía Bắc Iraq. Sức mạnh này trở nên mạnh mẽ hơn vào nửa cuối những năm 1970 do nhu cầu dầu mỏ tăng nhanh hơn nguồn cung cấp (và các quốc gia dầu mỏ ở Trung Đông đã phản ứng sau chiến tranh Yom Kippur với việc tăng giá dầu có mục đích chính trị). Đến cuối năm 1980, doanh thu từ dầu mỏ Ả-rập tăng hơn 10 lần so với năm 1973. Cuộc cm giá dầu đã mang lại những khoản tiền cực lớn để người Ả-rập mua vũ khí và tài trợ cho hoạt động khủng bố chống Israel.

Sức mạnh Ả-rập còn ảnh hưởng tới các quốc gia phương Tây và Thế giới Thứ ba. Pháp đã ủng hộ Iraq trong việc xây tại đây 1 lò phản ứng hạt nhân. Một số nước thuộc Thế giới Thứ ba đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel (Đại hội dồng LHQ đã thông qua nghị quyết coi chủ nghĩa Zion như chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vào năm 1875). Và Yasser Arafat đã được LHQ và nhiều nước công nhận vị thế nguyên thủ của nhà nước Palestine.

Yasser Arafat, người kế vị thủ lĩnh của Tổ chức Giải phóng Palestine, 1 nhóm khủng bố Ả-rập chính tại Trung Đông (Hình ảnh chọn từ net)

Trong bối cảnh những năm khủng hoảng dầu mỏ của thế giới, hiệp ước hòa bình với Ai cập và thực thi nó đầy đủ từ cả 2 phía là yếu tố quan trọng giúp duy trì vị thế của Israel về mặt ngoại giao. Chủ nghĩa khủng bố đã thay chỗ cho cơ hội đàm phán của người Palestine.

Từ năm 1981 đến 1985, giá dầu giảm chậm khi cung cầu dần cân bằng. Cán cân sức mạnh kinh tế và ngoại giao lại 1 lần nữa nghiêng về phía Israel. Đến năm 1987, Israel đã chiếm hữu Bờ Tây 20 năm, đường biên giới dù ''tạm thời'' nhưng bắt đầu có vẻ lâu dài.

Người Ả-rập từ chối đàm phán nghiêm túc với Israel vì cho rằng thời gian đứng về phía họ. Và việc so sánh một cách sai lầm với các quốc gia Thập tự chinh thời Trung cổ mà họ thích viện dẫn, cả hai đều bị bóp méo trong 40 năm đầu tồn tại của Israel.

Israel đã trở thành 1 quốc gia có anh ninh tuyệt đối bất chấp mọi cố gắng của người Ả-rập muốn xóa bỏ nó. Người DT ko phải hy sinh mục đích cơ bản về các quyền tự do, họ vẫn duy trì được tính linh hoạt và thực tế trong đàm phán của những người sáng lập. Thời gian đã tỏ ra ủng hộ người Israel chứ ko phải người Ả-rập.

Cờ Israel trên vùng đất chiếm hữu ở Bờ Tây (Hình ảnh chọn từ net)

(lược ghi từ Lịch Sử Do Thái của Paul Johnson)

No comments:

Post a Comment