Friday, December 16, 2016

Cẩm nang 2, nguồn gốc phép lịch sự - galant

Nguồn gốc phép lịch sự - galant, phải biết nếu không muốn bị chê hai lúa, nhất là khi tiếp xúc người nước ngoài
Hôm trước bài " cẩm nang , 23 phép lịch sự .... " gây vài phản ứng trong ib, đa số của người quen, thân ....
Nên phải nói rõ
1- trước nhất, phép lịch sự không là một khoa học. Vì vậy không cần chứng minh. Phép lịch sự chỉ có 1 nguyên tắc duy nhất. Chỉ cần vài bất đồng ý kiến, thì tác giả sẽ được êm ái nghe nguyên tắc " phép lịch sự là vậy đó, và như vậy đó, không có gì để bàn cãi "
2- kế tiếp, mỗi văn hóa, có những phép lịch sự riêng. Á châu, xoa đầu trẻ dành cho người trong gia đình hay thân. Ngoái tai, mũi, vệ sinh móng tay .... trước người khác, ngay cả không thân là .... bình thường. ăn súp sì xà xì sụp là chuyện của huyện, v.v. Nhưng ở phương trời khác, thì khác. Dĩ nhiên, nhập gia tuỳ cục, khi đến Roma, thì làm như dân Roma. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, kiểu sống cách biệt trong làng không còn nữa. Phải hòa nhập và thích nghi. Để ý xem, con nít không ngoáy mũi, tai, công cộng nữa. con trai phần lớn không ngậm tăm ngoài đường. Vì vậy, để tránh bị nhìn như người từ hành tinh khác, nên từ bỏ khoái lạc ...... thuở xưa
3- sau đó, nhiều người vn, nhất là các cô, và nhiều đàn ông hay hiểu lầm ý nghĩa của galant/galanterie. Nguyên thủy, lịch lãm là thái độ của đàn ông cho sự di chuyển của phụ nữ được dể dàng, thoải mái : Mở cửa, nhường cho phụ nữ bước trước tại ngưỡng cửa, xách đồ nặng, v.v. Sau đó, thái độ nhường ưu tiên cho phụ nữ, con nít. Nhưng không phải do chính đương sự quyết định. Ví dụ lúc ăn, người phục vụ nghĩ là đàn ông phải galant, nên phục vụ cho phụ nữ trước.
4- cuối cùng, rồi, đôi khi, galant lan ra trong cách hành xữ. Như, nếu mối quan hệ mật thiết, chi tiền khi phụ nữa mua đồ, hay ăn. Cũng phải nói là nguyên thủy của thái độ nầy bắt nguồn từ thuở đàn bà là nội trợ , không thu nhập,và đàn ông là người làm việc kiếm tiền. Từ khi có phong trào feminism, cách ̣ây hơn 60 năm, phụ nữ không muốn / tứ chối, cách galant nầy nữa. Ngay cả con gái VN, trong tình huống chỉ là bạn, chưa/không là bồ, hiện nay cũng tự ý chia, hay bao luôn cả người đàn ông ly cafe, bửa ăn. Nhiều cô từng quyết liệt trả tiền bửa ăn thay tôi. hay bao luôn vé máy bay của tôi khi rũ đi chơi, du kinh tế không hơn tôi. Cách galant nầy, ngay ngày xưa chỉ có mục đích là chinh phục phụ nữ. Ngày xưa, không ai mời con gái đi ăn khi không có mục đích chinh phục. Và con gái không ̣đi ăn khi không muốn có quan hệ mật thiết với người mời. Đàn ông cũng không mua nữ trang hay áo quần cho bạn gái, mà chỉ mua cho vợ. Nhưng, vô tình, cố ý, hay, hiểu lầm, hoặc lạm dụng nên con gái VN nhất quyết đàn ông galant là đàn ông trả phí cho mọi việc, mua sắm hàng hiệu, đòi và quyết định nhà hàng, cafe, v.v. Thời trước 1975 va thời nay,̀ con gái được mẹ giáo dục nguyên tắc sống và bình đẳng hiếm khi " vòi ".
5- Văn hóa cộng sản làm méo mó quan điểm galanterie.
Thế là có một tầng lớp con gái bắt đàn ông phải chi. Nhưng sẵn sàng chỉ trích Ngọc Trinh, Nhã Kỳ, Ngọc Hà ... Hay quan chức, bán chút quan hệ và tư cách, bắt khách chi
6- và cuối cùng thặc, Galanterie có nguồn, nguyên thủy, từ pháp. Phép trung dung giữa thói quen macho của ̣àn ông quanh vùng Địa Trung Hải, và thói lạnh lùng dững dưng của đàn ông Bắc Âu.
Nhiều thái độ galanterie lần lần biến mất. Trước nhiều khuynh hướng đang tăng nhanh lên, như bình đẳng, feminism, con gái càng ngày càng tự lập, độc lập, " trung lập ", v.v.
Vậy đó
Ai hiểu bậy câu đã viết,
" 3- chỉ khi người đàn ông đề nghị được thanh toán cho một người phụ nữ, thì cô ấy đồng ý hay không. Không phải cứ đi ăn với trai là được bao. Trừ khi là gái bao. Khi trai không đề nghị, đừng nghĩ là bủn xỉn. Lầm to khi nghĩ Galant chỉ là chi tiền. "
thì nên nhớ là không phải do tôi phát minh ra.

Nguyen Q Quy

7 comments:

  1. Đụng phải thằng khách cà chớn nhập gia (đến nhà người ta nhưng có thái độ coi thường chủ nhà không bằng mình) cứ to mồm phát ngôn bừa bãi (lộng ngôn) thì sao a? (Vì đối tượng không phải phụ nữ nên mới hỏi, vì đã thấy cái hình a đăng rồi, phụ nữ thì cứ đẹp là có quyền "hống hách" rồi, khỏi bàn :))

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Q Quy: ahhhhhhh, chủ nhà kiên nhẩn và lịch sự, khi khách lớn tuổi, cao cấp, ... thì yên lặng, nhè nhẹ đi nơi khác, làm như điếc, bỏ đi .... Khi chủ nhà "cá tính", nhưng lịch sự, xin lỗi phải đi có việc- khách phải ̣i thôi. Khi chủ nhà thấy khách bất lịch sự, và có nhiều khách khác, thì chủ nhà nhờ người khác kín đáo mời khách ra khỏi nhà

      Delete
    2. vậy là tui giả điếc luôn ...để sau lại tiếp đãi bình thường như không có chuyện gì đã xảy ra cho nhẹ... hehe.

      Delete
    3. Nguyen Q Quy: gặp tui là tui nói bên tai cho anh nghe rõ thêm

      Delete
    4. Tên này cũng là vk Canada, đúng là già hơn tui, nhưng không biết có giàu bằng a không mà "lối" quá :)

      Delete
    5. Nguyen Q Quy: ahhhhh, vk canada có nhiều thằng Nổ lắm. Tuy tỷ lệ ít hơn Mỹ và Pháp

      Delete
    6. Thanks! A đã giúp tui vì 1 thế giới hòa bình và văn minh hơn :V

      Delete