Sunday, May 12, 2019

BẠO ĐỘNG TRONG CẤU TRÚC

Cảm nghĩ từ hiện trạng xh vtv qua những điều trông thấy (mix cùng tác giả của 1 cuốn sách đã đọc. Tuy ko chung 1 quốc gia nhưng cũng là người sống trên 1 vùng địa lý, chung 1 vùng biển, và gần như cũng có cùng những vấn đề... cùng khung cảnh/context với VN).
--------------
BẠO ĐỘNG TRONG CẤU TRÚC (BĐTCT) là khái niệm hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước. Khi xh vẫn còn chưa công bằng với những ngang trái mang hình thái/tính chất của 1 hệ thống điều hành.
Dù phát triển ntn, xh thực tại vẫn mang trong lòng nó những vấn đề/thách thức mang nhiều màu sắc, đặc tính dưới tên gọi của nhiều chủ nghĩa khác nhau, hoặc về sắc tộc, hoặc về giai cấp, quốc gia... Đối với 1 chế độ độc tài thì việc ngăn cản con người thực hiện những mưu cầu cá nhân, thực hiện những nhu cầu căn bản của con người sẽ được áp đặt trong khuôn khổ vô cùng khắc nghiệt so với những xh có nền dân chủ mà ở đó nhân quyền được tôn trọng hơn.
BĐTCT có thể mang tính chính trị, áp chế, kinh tế, thậm chí bóc lột. Thể chế thượng tầng của cấu trúc xh tạo những áp lực lên chúng ta để buộc tất cả tuân thủ những giáo điều được thiết lập mà bộ máy tuyên truyền gọi là quy luật của sự tiến triển có định hướng theo đúng cách thức, đúng quy trình một cách quy củ.
Mỗi cấu trúc tạo ranh giới cho những gì chấp nhận được: được nói lên, được suy nghĩ, được coi là chính kiến: Những ranh giới xác định của chân lý. Chúng cho thấy cái thế giới của hệ thống xh được tạo ra, một phần thế giới quan, nhân sinh quan của những con người trong cái xh đó. Nếu chấp nhận nó, tức ko hề thắc mắc, ko có phản biện. Trung thành với nó, con người trở thành khán giả (chấp nhận kịch bản), thậm chí còn là kẻ hưởng ứng/đồng tình. Những thành phần tuân thủ này nếu nhận thấy bất kỳ ý tưởng nào "ngoài cái hộp" đều nảy sinh cảm giác bất an/sợ hãi, ko dám tìm kiếm chân lý và lẽ phải nằm ở đâu.
Quyền lực của giới cầm quyền thể hiện rõ nhất khi cần trấn áp/chuyên chính: vì muốn bảo vệ quyền lợi giai cấp nên rất tàn bạo, đặc biệt ở những xứ độc tài/độc đoán ở châu Á. Điều này tác động đến cả ý tưởng, hành động, thái độ, dục vọng và ngay cả thân thể chúng ta. Nếu chấp nhận nó, chúng ta được hưởng quy chế đặc quyền (nhóm lớn hoặc nhỏ, hưởng lợi ít hoặc nhiều). Ngược lại, khi phản biện/thách thức hoặc muốn loại bỏ nó, chúng ta sẽ bị gạt sang bên lề. Thậm chí bị vùi dập và chà đạp ko chút xót thương.
Vậy hãy lựa chọn đi !
-------------
Note: Theo nguyên bản, tôi giữ cụm từ "BẠO ĐỘNG TRONG CẤU TRÚC" của người dịch. Chữ 'bạo động' cũng có thể dùng 'bạo lực' để thay thế, theo tôi, bao hàm đầy đủ và có tính khái quát hơn.

6 comments:

  1. Note: vtv ko phải là VTV công cụ tuyên truyền của chính phủ VN đương thời, mà có nghĩa là: vô tội vạ.

    ReplyDelete
  2. Lê Minh: Bạn có thể cảm nhận được khi nuôi một con vật trong nhà mình????

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nuôi 1 con khác với phải sống chung với nhiều con đáng ghét ?

      Delete
  3. BẢN CHẤT CỦA BẠO LỰC LÀ GÌ ? LÀM SAO ĐỂ CÓ THỂ GIẢM THIỂU BẠO LỰC TIÊU CỰC ĐỂ CHO CUỘC SỐNG HOÀ BÌNH HƠN, YÊN LÀNH HƠN, ĐỂ CHO CÁC MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP HƠN VÌ SỰ PHÁT TRIỂN ?
    TRẦN GIA NINH: Tôi thường tự hỏi về sự liên quan giữa số phận của từng cá nhân, với số phận của đất nước và của dân tộc. Số phận đó có thể là do lịch sử tạo nên, có thể là do hoàn cảnh xô đẩy, do sự lập trình của tạo hóa…,Và tôi nghiệm ra rằng ngoại trừ một vài hoàn cảnh bất khả kháng, còn phần lớn là do chính con người chúng ta tạo nên nghiệp chướng cho chính mình và con cháu. Trong suốt hành trình số phận đó, có một cái gì đó luôn áp đặt lên dân tộc, đất nước , con người Việt chúng ta, mà như nhà báo nói, có thể đó là bạo lực dưới mọi hình thức cuả người với người,(người ở đây xin hiểu là cộng đồng hoặc cá thể) luôn luôn hiện diện. Nhưng câu hỏi của nhà báo đặt ra vấn đề về bạo lực là cả một phạm trù triết học quá lớn, đầy tranh cãi, làm sao có thể trả lời trong vài dòng ngắn gọn đươc. Tuy vậy tôi sẽ cố nói vài dòng, tất nhiên là không đầy đủ.
    Bạo lực là từ Hán-Việt 暴力, tương đương насилие trong tiếng Nga , còn trong các ngữ hệ Latin thì tùy theo ngữ cảnh có hai từ là Violence,Power (tiếng Anh); Gewalt, Herrschaft (tiếng Đức) tiếng Latin là hai từ potentia, potestas.
    Khái niệm về bạo lực biến đổi theo bối cảnh lịch sử và xã hội. Và nó cũng được định nghĩa và phân biệt khác nhau trong mỗi phạm vi mà nó được xem xét, như xã hội học, luật học, chính trị học…Về xã hội , bạo lực là một trong những cội nguồn của quyền lực. Nghĩa đen được hiểu là việc thực thi sự cưỡng bức bất hợp pháp. Luật dân sự cũng như hình sự đều đặt nền tảng trên việc cấm bạo lực.

    ReplyDelete
  4. PHAN VĂN THẮNG: Còn bạo lực trong xã hội hiện đại ngày nay, nó thường xuất phát từ đâu?
    TRẦN GIA NINH: Tất nhiên là từ con người và từ cách tổ chức của các cộng đồng người. Theo tôi nghĩ thì còn do sự biến đổi của tập tục, nền tảng văn hóa nữa. Mà trong xã hội ngày nay thì sự biến đổi đó càng diễn ra nhanh chóng và mãnh liệt hơn. Thêm nữa, dù sao thì cộng đồng con người cũng cần có một đức tin nào đó dẫn dắt. Các đức tin mang tín tôn giáo tín ngưỡng ở một số thể chế đã bị phá hủy (ngầm hay chính thức). Các đức tin phi tôn giáo lại quá bạo lực, mang tính lật đổ cái cũ mà lại không có cái mới đủ thay thế. Mất niềm tin thiện lương, xã hội ngày nay dễ là nơi dung dưỡng cho các hành xử bạo lực.

    ReplyDelete
  5. PHAN VĂN THẮNG: Trong xã hội, bạo lực chính trị, bạo lực kinh tế hay bạo lực quân sự là thống lĩnh?
    TRẦN GIA NINH:Bạo lực chính trị là của thể chế, của ý thức hệ, là sự chiếm và duy trì quyền cai trị bằng bạo lực của một nhóm người. Bạo lực chính trị dẫn đến bạo lực xã hội, quan hệ giữa người và người về mọi mặt đạo đức, văn hóa, đời sống. Bạo lực chính trị có thể trực tiếp thực thi các hành động bạo lực kinh tế, ví dụ như tước quyền tư hữu chẳng hạn hay các chính sách ngu dân hóa để cai trị. Dân ta có câu “dân ngu dễ trị, vợ đần dễ sai” , thật là chí lý. Nó còn được thực thi gián tiếp như hành động bảo kê, phe nhóm, tham nhũng hối lộ. Bạo lực chính trị còn dẫn đến bạo lực quân sự nội bộ và cũng là một trong những nguyên cớ để gây nên bạo lực quân sự giữa các quốc gia.
    Như vậy thì bạo lực chính trị là thống lĩnh rồi, còn phải bàn cãi gì nữa.

    ReplyDelete