Wednesday, May 15, 2019

Văn hóa và bạo lực

"Xưa nay văn hóa luôn chống lại khuynh hướng bạo lực. Chiến thắng của bạo lực về nguyên tắc là ngắn hạn. Ngay như chiến thắng về quân sự, xâm chiếm được một quốc gia, cai trị được một dân tộc, nhưng nếu dân tộc bị thua trận có nền năn hóa cao hơn thì cuối cùng lại chiến thắng. Tộc người Nữ Chân (Mãn Thanh) xâm chiếm cai trị Trung Hoa hơn ba trăm năm, nay chỉ còn lại vài ba chục người biết nói tiếng Mãn, toàn bộ tộc Nữ chân coi như bị xóa sổ. Cường quốc của các chiến binh Sparta chiến thắng khắp nơi ở Nam Âu, Cận Đông, Bắc Phi cuối cùng cũng bị tiêu vong không dấu vết ! Nước Việt ta trải ngàn năm bị thống trị, đồng hóa bởi Trung Hoa mà vẫn tồn tại độc lập đến ngày nay, chắc không phải là người Việt chỉ giỏi trận mạc, mà chủ yếu vì nền văn hóa Lạc Việt, nơi ngưng tụ cuối cùng của tinh hoa văn hóa Bách Việt, là ngang ngửa, nếu không nói là hơn, so với phương Bắc."
TRẦN XUÂN HOÀI

8 comments:

  1. Xét ra thì cái bọn cầm đầu ở ta thuộc loại vh gì ?

    ReplyDelete
  2. Nguyen Q Quy: " văn hóa Bách Việt, là ngang ngửa, nếu không nói là hơn, so với phương Bắc : ????? mơ đi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ko xét về chữ "nếu" khiêm tốn của TXH ở phần kết của đoạn trích dẫn trên, anh đúng về từng thời điểm nhất định. Nhưng nếu xét toàn bộ lịch sử phát triển (có rất ít chứng cứ do VN rất nghèo nàn về tư liệu) cũng có thể thấy VN có nhiều giai đoạn hưng thịnh mà nếu duy trì được lâu dài thì ít nhất cũng được như các nước có nền 'văn minh lúa nước' lân cận trong vùng ĐNA chứ ko tệ như bây giờ (theo đuôi Tàu-BK).
      Ví dụ: trên vùng đất VN từng tồn tại 1 số nền vh rất nổi tiếng/rực rỡ (ví dụ: vh Đông Sơn). Nó được tích tụ hay bị phân hóa là do con người. Lan tỏa hay biến thái cũng vậy thôi.
      Tôi thấy, bạo lực đồng hóa VN hầu hết nằm ở TQ, tác động/xâm hại nhiều hay ít là do người Việt mạnh hay yếu thôi.
      TXH có cùng dòng liên tưởng với tôi khi đi ngược trở lại tìm về gốc tích nước nhà để xem xét câu chuyện đáng tiếc hiện nay.

      Delete
  3. Tôi rất thắc mắc tại sao VN từ lâu gắn với Tàu hơn so với các nước ĐNA, nơi mà VN từ chối/phủ nhận, tách riêng và cho rằng ko thuộc hàng 'nhược tiểu' như họ cho tới khi bắt đầu chống lại Tàu-BK trong những năm 70 (sau chiến tranh)...

    ReplyDelete
  4. Xem thêm/bổ sung vài khía cạnh từ suy nghĩ của bạn mình: Tính phi nhân của tư tưởng Á Đông
    Nhiều người cho rằng tư tưởng Á Đông mạnh về toàn cục nên kém về phân tích so với tư tưởng Phương Tây. Cao Xuân Huy cho rằng sự khác biệt là ở chủ toàn-chủ biệt. Nhiều người khác lại cho rằng tư tưởng Á Đông trọng ở tâm linh, tư tưởng Phương Tây trọng ở vật chất. Người khác lại cho Á Đông là duy tâm, Phương Tây là duy vật, Á Đông là chủ quan, Phương Tây là khách quan, Phương Đông là lý trí, Phương Tây là cảm giác.
    Tất cả những luận thuyết đó đều là giản lược để phục vụ cho nhận thức chủ quan hoặc do hiểu sơ sài về tư tưởng Phương Đông hoặc Phương Tây, hoặc cả hai. Chúng mâu thuẫn với nhau đến nỗi chẳng thể rút ra một điều gì chung bổ ích.
    Thực ra mọi thứ như duy tâm-duy vật, tâm linh-vật chất, lý trí-cảm giác, chủ toàn-chủ biệt, chủ quan-khách quan, bản thể-hiện tượng, Đông hay Tây đều có đủ. Có chăng là ở Phương Tây do phương pháp khoa học phát triển các phạm trù này đều tinh tế hơn.
    Khác biệt lớn nhất của tư tưởng Á Đông và Phương Tây là phi nhân và vị nhân. Mọi chủ thuyết của Á Đông đều không dựa trên cá nhân, không dựa trên cái tôi cụ thể. Con người đều phải phủ định bản thân mình để phục tùng một trật tự được cho là hợp lý theo một nghĩa nào đó. Tu dưỡng, đào luyện là quá trình phủ định các bản năng và tiến tới phủ định hoàn toàn tư duy độc lập và cuối cùng là cá nhân con người. Trong khi đó cái Tôi là trung tâm của mọi tư tưởng, hành vi của Phương Tây. Nghệ thuật tao hình Á Đông cũng vô cảm như vật.
    Xã hội Phương Đông được tổ chức mô phỏng theo hình thức toàn hảo nhất của loài côn trùng gồm ong, kiến và mối. Dân chủ, đổi mới nhất cũng chỉ là Vua Khỉ, mọi cá thể khỉ chỉ là một cái lông của Mỹ Hầu Vương, mọi Hồng vệ binh chỉ là một con kiến thợ, mọi xúc cảm chỉ là vô nghĩa trong tư tưởng chói sáng của Mao Chủ Tịch.
    Nguyễn Ái Việt

    ReplyDelete
  5. Viết lắm, nghĩ nhiều... loanh quanh cũng chỉ xoay quanh vấn đề "thoát Hoa".
    Nếu là hành khách của 1 thằng tài xế chèn ép/buộc mọi người theo ý nó: muốn chạy kiểu gì thì chạy, tùy tiện rước khách/chèn người cho đầy xe... thì phải làm gì ?
    Tệ hơn, nếu thằng cầm lái ko biết lái thì LÀM GÌ???

    ReplyDelete
  6. Nghia Doan: Ý là Đại Việt chém gió không thua gì Hoa Hạ, nhờ vốn văn hoá ấy mà trường tồn!

    ReplyDelete