Các hóa thạch cho chúng ta biết sự sống trên Trái đất đã kéo dài ít
nhất 3,5 tỷ năm. Trong khoảng thời gian đó, sự sống đã trải qua các giai
đoạn băng hà, bị thiên thạch đâm, bị nhiễm độc. Rõ ràng, khó mà hủy
diệt hoàn toàn sự sống trên hành tinh.
Không hiếm kịch bản tận thế có khả năng xảy ra. Kịch bản nào cuối cùng sẽ làm cho Trái đất không còn sự sống?Núi lửa
Thời gian: từ 0 cho đến 100 triệu năm?
Có lẽ lần gần nhất mà sự sống bị hủy diệt là 250 triệu năm trước đây. Khoảng 85% sinh vật sống trên cạn và 95% sinh vật ở đại dương bị xóa sổ.
Không ai biết chắc điều gì đã xảy ra, nhưng dường như sự tận diệt này trùng hợp với hoạt động của núi lửa ở quy mô hủy diệt. Ngày nay chúng ta lo lắng về khả năng hủy diệt của những siêu núi lửa như Yellowstone. Nhưng thiệt hại do nó gây ra chẳng là gì so với điều đã xảy ra 250 triệu năm trước.
Không ai biết một thảm họa tương tự sẽ xảy ra vào lúc nào, ông Henrik Svensen tại Đại học Oslo ở Na Uy nói. Núi lửa phun ở quy mô tương tự đã từng xảy ra 200, 180 và 65 triệu năm trước đây. Chắc chắn là nó sẽ xảy ra một lần nữa và khi nó xảy ra vấn đề đặt ra là nó sẽ xảy ra ở đâu?
Nghiên cứu của Svensen chỉ ra rằng sự hủy diệt của núi lửa tùy thuộc vào lớp đất đá nào của Trái đất mà nó tác động. Núi lửa phun 250 triệu năm trước không gây ra tình trạng hủy diệt mà nguyên nhân chính là muối.
Siberia có rất nhiều muối. Khi muối bị nung lên do núi lửa, nó đã làm thoát ra những chất hủy diệt tầng ozone vào khí quyển. Các sinh vật trên thế giới do đó phải đối phó với bức xạ có hại từ Mặt trời và đó là lý do khiến sự sống hủy diệt hàng loạt.
Điều không may là ngày nay trên Trái đất có rất nhiều nơi có trữ lượng muối lớn như vậy. “Miền đông Siberia là một trong những túi muối lớn nhất thế giới,” Svensen cho biết, “ngoài biển Brazil cũng vậy.”
Thiên thạch
Thời gian: trong vòng 450 triệu năm nữa?
Ngày nay ai cũng biết rằng thiên thạch và khủng long kỵ nhau. Nếu như một thiên thạch khổng lồ có thể làm tuyệt chủng tất cả khủng long trên Trái đất thì liệu nó có thể hủy diệt toàn bộ sự sống?
Một lần nữa, kịch bản này tùy thuộc vào thiên thạch sẽ rơi vào nơi nào. Chúng ta đã biết rằng Trái đất từng bị thiên thạch rất lớn va phải nhưng lại không gây ra sự hủy diệt sự sống.
Hố thiên thạch The Manicouaga ở Canada – một trong những hố do thiên thạch tạo ra lớn nhất thế giới – hình thành vào khoảng 215 triệu năm trước đây.
Tuy nhiên các hóa thạch cho thấy thảm họa này đã không dẫn đến sự hủy diệt sự sống như từng xảy ra khi khủng long tuyệt chủng. Đó là do miệng hố được hình thành khi va vào tầng đá kết tinh tương đối cứng.
Tuy nhiên, nếu thiên thạch va vào nơi có lớp đất đá trầm tích dễ thay đổi thì nó thể thải ra những chất khí làm biến đổi khí hậu vào bầu khí quyển khiến cho sự sống bị hủy diệt hàng loạt.
Điều may mắn là những vụ va chạm như thế rất hiếm khi xảy ra. Khả năng thiên thạch đâm vào Trái đất là mỗi 500 triệu năm.
Nhưng ngay cả khi nó xảy ra thì cũng khó có khả năng nó hủy diệt sự sống hoàn toàn. Sự sống chỉ bị hủy diệt khi nào Trái đất bị một vật gì đó còn lớn hơn cả thiên thạch đâm phải: một hành tinh xấu chẳng hạn.
Một số khoa học gia cho rằng Trái đất đã từng bị một hành tinh như thế đâm trúng chẳng lâu sau khi nó hình thành và những những đám khói bụi tạo ra từ vụ va chạm này đã tạo ra Mặt Trăng.
Lõi Trái đất bất động
Thời gian: từ 3 cho đến 4 tỷ năm
Trong phim The Core hồi năm 2003, lõi Trái đất ngừng quay một cách bí ẩn khiến cho Chính phủ Mỹ phải hỗ trợ một kế hoạch khoan đến tận lõi để tái khởi động lại nó bởi vì nếu lõi Trái đất ngừng quay thì Trái đất sẽ mất từ trường và toàn bộ sự sống sẽ bị đe dọa.
Phim The Core hoàn toàn là nhảm nhí và bị các nhà khoa học chế nhạo, nhưng không phải mọi vấn đề khoa học mà nó nêu ra là không có cơ sở.
Một số nhà khoa học tin rằng từ trường của Trái đất có khả năng đẩy ra xa những vật chất ion hóa từ Mặt Trời, nếu không chúng có thể ăn mòn khí quyển Trái đất.
Nếu điều họ nói là đúng và nếu xảy ra tình trạng không có từ trường thì hành tinh của chúng ta sẽ mất bầu khí quyển và tất cả sự sống đều chấm dứt.
Kịch bản như thế có thể đã xảy ra trên sao Hỏa, vốn có lẽ từng là nơi có nhiều điều kiện hơn cho sự sống so với bây giờ.
Hồi năm 1997, Joseph Kirschvink tại Viện Công nghệ California ở Pasadena và các cộng sự của ông đã tìm ra bằng chứng cho thấy sao Hỏa đã từng có nhưng sau đó mất từ trường.
“Từ trường của sao Hỏa tan biến khoảng 3,7 tỷ năm trước, cùng khoảng thời gian hành tinh này rơi vào tình trạng băng hà,” Kirschvink nói.
Bùng phát tia Gamma
Thời gian: có một thiên hà không xa có tên gọi WR104 có khả năng gây ra tình trạng bùng nổ tia Gamma trong vòng 500.000 năm. Nhưng ngay khi nó xảy ra chúng ta cũng có thể tránh được.
Chúng ta có đơn độc trong vũ trụ? Nếu không, tại sao chúng ta chưa có tiếp xúc với những nền văn minh ngoài hành tinh? Một nhân tố hủy diệt sự sống khác có thể là lý do: bùng phát tia Gamma, hay GRB.
GRB được tạo ra do các vụ nổ lớn trong không gian, chẳng hạn như một ngôi sao khổng lồ nổ tung hay hai ngôi sao đâm vào nhau. Chúng có thể diễn ra trong một phần giây hay một vài phút.
Về mặt lý thuyết nếu GRB kéo dài chúng có thể quét sạch tần ozone của Trái đất và khiến cho sự sống không còn được bao bọc trước bức xạ tia cực tím từ Mặt Trời.
Nhiều nơi trong không gian đã không hỗ trợ sự sống do tần xuất GRB dày đặc, theo một nghiên cứu do ông Raul Jimenez tại Đại học Barcelona và Tsvi Prian tại Đại học Hebrew ở Jerusalem công bố hồi năm 2014. Nhưng khoảng không xung quanh hành tinh của chúng ta thì không sao.
GRB xảy ra thường xuyên ở gần trung tâm của dãi ngân hà và ở những nơi mà mật độ tập trung các ngôi sao dày đặc trong khi Trái đất của chúng ta đều cách xa những khu vực này.
“Cuộc sống hiện hữu là do Trái đất tương đối an toàn trước tác động của sự bùng phát tia Gamma kéo dài vốn có thể gây hủy diệt sự sống hoàn toàn,” Jimenez nói. “Nếu Trái đất ở gần trung tâm của dải ngân hà, sự sống có lẽ không còn nữa.”
Mặt Trời mở rộng
Thời gian: trong khoảng từ 1 cho đến 7,5 tỷ năm
Nếu không có kịch bản nào trên đây hủy diệt sự sống thì chúng ta cũng không thoát khỏi Mặt Trời. Hành tinh này cho chúng ta ánh sáng và cung cấp năng lượng cho gần như hầu hết sự sống trên Trái Đất. Nhưng nó sẽ không mãi thân thiện như vậy.
Như chúng ta đã thấy trước đó, Mặt Trời đang ngày một nóng thêm. Một ngày nào đó nó sẽ nóng đến mức làm bay hơi toàn bộ đại dương trên Trái Đất và gây ra hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ trên Trái Đất tăng vọt. Quá trình này có thể bắt đầu trong một tỷ năm nữa và nó sẽ hủy diệt ngay cả những vi sinh vật có sức sống mãnh liệt nhất.
Nhưng chưa hết. Bắt đầu từ khoảng 5 tỷ năm nữa, Mặt Trời sẽ mở rộng và sẽ trở thành một hành tinh khổng lồ màu đỏ. Cho đến 7,5 tỷ năm nữa, bề mặt của nó sẽ vươn tới quỹ đạo của Trái Đất. Do đó Mặt Trời mở rộng sẽ bao trùm và hủy diệt Trái Đất.
Các nhà khoa học cho rằng Trái Đất sẽ thoát nạn. Mặt Trời sẽ mất đi vật chất khi nó phát triển do đó Trái Đất sẽ trôi ra xa. Tuy nhiên theo các tính toán được thực hiện vào năm 2008, điều này cũng không đủ để cứu hành tinh của chúng ta.
Nếu điều này là sự thực, hy vọng duy nhất là nhân loại chúng ta. Nếu con người vẫn còn sống cho đến lúc đó, họ có thể tìm ra cách đưa Trái Đất đến nơi an toàn. Nếu không thì sự sống trên Trái Đất chỉ có tuổi thọ tối đa là 7,5 tỷ năm.
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Earth.
Thanh Van Nguyen: Chẳng quan tâm ngày tận thế làm gì. Đã đến lúc phải thay đổi lớp quý quái để trái đất lại sinh ra lớp đơn bào, rồi đa bào và tiến hoá thành một lớp người mới như tổ tông loài người hàng ngàn ngàn thế kỷ trước, chỉ thương cho lớp cháu chắt mình mới sinh sau đẻ muộn đã phải chịu những cảnh đau của cái Xh mà mà có những điều làm nó khổ đau như nhiều trường hợp tromg mạng xã hội
ReplyDeleteDuy An Nguyen: Tan the co the xay ra, nhung con nguoi se diet vong o tuong lai con nguoi dang tu huy diet minh duoi moi hinh thuc: chien tranh sung dan ,chien tranh kinh te,chien tranh sinh hoc co du moi kieu chet
ReplyDeleteThi Sao Ngoc Ngheo: Ơ kiêp nao bit kiêp đó song sao tôt vơi luong tâm đoa đưc la đuoc.
ReplyDeleteQuangdao Nguyen: Các ông các bà sống đc 50 năm nữa là hết suất rồi. Quan tâm quá làm gì.
ReplyDeleteOng Gia Tuyet: Cứ như thế này thì sự sống trên trái đất này cũng chẳng còn được bao lâu nữa ? Nguyên nhân chính là do con người !
ReplyDeleteHuynh Thai: NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
ReplyDeleteTuấn Nguyễn Anh: Nhảm! Làm chi có ngày tận thế, mà nếu có ! tối nay vẫn ngủ. Mai lại bắt đầu 1 ngày mới. Mốt Tận thế còn ai mà nói
ReplyDeleteTuyen Nguyen: Mất hết niềm tin ... chính là tận thế...
ReplyDeletevăn điền Nguyễn: Cho nổ tung luôn cũng được . Biết đâu nếu có kiếp sau mình sống trong một thế giới khác tốt hơn thì sao?
ReplyDeleteThành Nhân Nguyễn Văn: Vậy cưới đi ko chớt hết bây giwò
ReplyDeleteTống Trần Dương: chết cả đi để mình vợ chồng tui làm lạc hồng
ReplyDeleteThi Trần: Chêt me hêt cho đơ khô. Đme bon co tiên-nhiêu cua no mơi sơ...
ReplyDeleteTran Son: Chết sớm chừng nào khỏe sớm.chứ sống trong chế độ không có nhân quyền thì sống làm gì,,,,,
ReplyDeleteTiến Nguyễn Tài: đến bao giờ kô quan trọng. giờ kô làm để ăn là chết ngay chứ kô đợi đến lúc sự sống trên trái đất chết
ReplyDeleteHoa Hoàng: Có , chắc chắn sẽ có một ngày tất cả sự sống trên hành tinh chúng ta bị hủy diệt mà nguyên nhân phát xuất từ chính tư duy, hành động nơi con người chúng ta.... cội nguồn của sự hủy diệt là lòng tham của con người. Mình xin nhắc lại câu nói của bác học albert einstein, khi người ta hỏi theo ông thì chiến tranh thế giới thứ ba người ta sẽ dùng vũ khí gì? ông thản nhiên trả lời: " chiến tranh thế giới thứ ba họ dùng vũ khí gì thì chưa biết, nhưng chiến tranh thế giới thứ tư thì họ sẽ dùng gỗ, gạch, đá,để đánh nhau"
ReplyDeleteChính Hiệu Lc: Chờ lâu lắm rồi vẫn chưa thấy.
ReplyDeleteKhanh Trần: Việc gì phải lo cho nó già
ReplyDeleteHai Nguyen: Khi nao het tien thi ngay do la ngay tan the
ReplyDelete