Sunday, May 10, 2015

Chiến tranh Việt Nam: Kẻ thù bắt ta ôm cây súng.

Mỹ mạnh hơn Pháp nhiều. Nhưng Pháp còn có khả năng thắng. Nếu De Lattre de Tassigny không chết sớm. Nếu Mao thua Tưởng, và HCM không thể liên minh với Tưởng như với Mao. Chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng Mỹ thua là tất yếu. Bây giờ có người nói, nếu không đánh nhau với Mỹ, thì đỡ máu xương và sẽ có cơ hội phát triển nhanh hơn, như Mã, Sing, Thái hay Indo. Nếu tránh được cuộc chiến tranh đó, có lẽ không cần vinh quang chiến thắng làm gì. Nhưng thực ra có cơ hội đó không. Kể ra thì cũng gọi là có, nếu như Ba Duẩn, Sáu Dân, Mười Cúc chịu để cho Ngô Đình Diệm tống vào Phú Lợi hay Chín Hầm. Mấy ông đi lính cho Tây sẽ Bắc Tiến, cố nhiên là sẽ đàn áp những người CS, là những người vừa thắng Tây ở ĐBP. Ngoài ra không có cách nào khác vì một số người cầm đầu Mỹ quá tự tin sẽ thắng. Thế thì cơ hội bằng không, là người ai cũng muốn sống, chọc vào mắt thì phải nhắm lại. Vậy thì cái câu kẻ thù bắt ta ôm cây súng có lẽ đúng trong chiến tranh Việt-Mỹ. Người nhận thức ra được điều đó đầu tiên là Lê Duẩn. Câu hỏi thứ hai, tại sao De Gaulle bội ước. Hiệp định sơ bộ đã công nhận nước VNDCCH, là quốc gia tự trị nằm trong khối Liên hiệp Pháp, không có quân đội, ngoại giao và tài chính riêng. Khi đó các đảng đối lập đã phản đối ầm ĩ cho là cụ Hồ bán nước. Tuy nhiên, có thỏa thuận là sau 4 năm Pháp sẽ rút và trao trả độc lập cho Việt Nam. Trên thế giới, De Gaulle cũng đã tuyên bố như vậy. Lý do gì De Gaulle bội ước cử D'Argenlieu sang phá hòa ước, gây hấn. Người nhận thức được xu thế không thể không đánh nhau, kêu gọi kháng chiến đầu tiên trước cụ Hồ là ông Trần Văn Giàu. Và hơn một năm sau, cụ Hồ cũng phải kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Tuy nói là Pháp có khả năng thắng, nhưng Pháp cũng có khả năng thua, nên ngay từ đầu De Gaulle đã yêu cầu Truman viện trợ, và đỉnh điểm tới cuối cuộc chiến tranh Mỹ đã đổ 3 triệu đô la một ngày cho Pháp. Cố nhiên De Gaulle cũng biết Mỹ không giúp khong mà sẽ tính tới việc hất cẳng Pháp. Thế thì lý do gì De Gaulle chọn đánh nhau. Nếu bằng con đường hòa bình, có lẽ Pháp sẽ có lợi hơn và duy trì được ảnh hưởng lâu dài hơn ở Việt Nam.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

25 comments:

  1. Tran Ngoc Diep: Hehe, like ngay, trước tiên là vì tựa đề lấy từ lời bài hát của người nhà (nhà thơ, nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền anh trai cả của bs Diệp Thanh Bình học trên anh ÁV một năm) hihi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen: Tran Ngoc Diep Họ Diệp chứ đâu phải họ Điệp. Mà mình họ Trần tên Điệp chứ đâu phài học Điệp tên Trần. Sao lại là người nhà

      Delete
    2. Tran Ngoc Diep: Thế mới tài chứ (bên ngoại ba em)

      Delete
    3. Tran Ngoc Diep: Như anh họ Nguyễn mà vẫn có họ với họ Vũ đấy, thí dụ VHG hihi

      Delete
  2. Nguyen Binhduong: Nhà phân tích chiến tranh Aiviet Nguyen.

    ReplyDelete
  3. Aiviet Nguyen: Lời kêu gọi Nam Bộ Kháng Chiến của Trần Văn Giàu
    Đồng bào Nam Bộ !
    Nhân dân thành phố Sài Gòn !
    Anh em công nhân, nông dân, thanh niên, tự vệ, dân quân, binh sĩ !
    Đêm qua, thực dân Pháp đánh chiếm trụ sở chính quyền ta ở trung tâm Sài Gòn. Như vậy là Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta một lần nũa.
    Ngày 2 tháng 9, đồng bào đã thề quyết hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để bảo vệ độc lập của Tổ quốc.
    Độc lập hay là chết !
    Hôm nay, Uỷ ban Kháng chiến kêu gọi: Tất cả đồng bào già, trẻ, trai, gái, hãy cầm vũ khí xông lên đánh đuổi quân xâm lược !
    Ai không có phận sự do Uỷ ban Kháng chiến giao phó, thì hãy lập tức rời khỏi thành phố !
    Những người còn lại thì:
    - Không làm việc, không đi lính cho Pháp;
    - Không đưa đường, không báo tin cho Pháp;
    - Không bán lương thực cho Pháp;
    - Hãy tìm thực dân Pháp mà diệt;
    - Hãy đốt sạch tất cả các cở, xe cộ, tàu bè, kho tàng, nhà máy của Pháp;
    Sài Gòn bị Pháp chiếm phải trở thành một Sài Gòn không điện, không nước, không chợ búa, không cửa hàng.
    Hỡi đồng bào !
    Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Pháp và tiêu diệt tay sai của chúng.
    Hỡi anh em binh sĩ, dân quân tự vệ !
    Hãy nắm chặt vũ khí trong tay, xông lên đánh đuổi thực dân Pháp, cứu nước !
    Cuộc kháng chiến bắt đầu !
    Sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945
    Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Nam Bộ
    Trần Văn Giàu

    ReplyDelete
  4. Vinh Nguyen: Thưa đc Chính trị viên, Lịch sử là thằng nào mà láo thế, cho phép tôi đánh bỏ mẹ nó đi. Nó cứ trao cho chúng ta hết nhiệm vụ này đến nhiệm vụ khác, toàn thứ chạm vào là sứt đầu mẻ trán cả...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tran Ngoc Diep: Người này cũng họ hàng nhà em nốt bác Vinh ạ (Gs. Trân Văn Giầu, đô trưởng Trần Văn Có, ngoại trưởng Trần Văn Lắm là anh em ruột)
      Không phải là thấy người sang bắt quàng làm họ đâu đấy vì nhà iem "xang" hơn hehe

      Delete
  5. Tran Ngoc Diep: Thế mà cho tới bây giờ em lại cứ tưởng luật sư Phạm Văn Bạch là chủ tịch kháng chiến Nam bộ đầu tiên.
    Thôi chết, mềnh biết sử Việt theo kiểu hóng hớt rùi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen: Phạm Văn Bạch là chủ tịch ủy ban hành chính Nam Bộ đầu tiên. Nam bộ của cô phức tạp lắm. Rất nhiều Ủy ban.Trước đó có đến hai Xứ Ủy goi là là Xứ Ủy Tiền Giang và Xứ Ủy Hậu Giang, Việt minh mới, Việt minh cũ. Tiền phong và Giải phóng. Đọc lại mới biết mới hiểu tại sao cụ Hồ yêu miền Nam thế nhưng chọn căn cứ địa miền Bắc.

      Delete
    2. Tran Ngoc Diep: Hồi em mới về nước, nội một tuần 2 chầu cờ tướng với mấy ông giáo già. Em có thâm niên một năm hầu trà nước cho các cụ, hóng hớt đủ mọi chiện chứ có đọc sử sách gì đâu mà tỏ tường.
      Về già thi thoảng nhớ lại có tìm đọc một số tư liệu lịch sử chỉ để kiểm chứng lời các cụ.

      Delete
  6. Dangvu Thien: Ngay ở Algeria sau này Pháp cũng đánh chán sau mới thôi, còn có thêm sức ép của các nhà tư sản thuộc địa vì đầu tư nhiều ở đó nữa nên De Gaul không đánh không được.

    ReplyDelete
  7. Aiviet Nguyen: Lịch sử Nam Bộ trong thời gian hai cuộc chiến tranh, nhất là KC chống Pháp có lẽ chưa được nghiên cứu kỹ. Gần đây mới có Hồi Ký của Trần Văn Giàu thấy nhiều điểm chưa biết

    ReplyDelete
  8. Thanh Nguyen Huu: Aiviet Nguyen phân tích cụ thể những dữ liệu lịch sử cụ thể giúp ta vứt đi rất nhiều "rác" gặp phải trên các nẻo đường thông tin :D

    ReplyDelete
  9. Aiviet Nguyen: Tôi đang nghĩ theo hướng thế này: Lúc đầu De Gaulle cũng thực sự không muốn lấy lại thuộc địa mà tập trung tái thiết nước Pháp (có thể chỉ giữ quan hệ hữu hảo hợp tác win win), nước Mỹ thì Rousevelt cũng tuyên bố chống chủ nghĩa thực dân. Tuy nhiên, sau đó De Gaulle mới nhận thấy nước Pháp quá rệu rã, muốn phát triển nhanh chỉ có cách cướp bóc tài nguyên từ thuộc địa. Thêm nữa ông ta cũng vấp phải sự chống đối trong nước, quan hệ với ĐCS Pháp rạn nứt. Do đó ông ta mới quyết chiếm lại các thuộc địa, nhân tiện thuyết minh với Mỹ động cơ chống CS.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Xuan Hoai: Nhưng lịch sử phải nghiên cứu qua nhiều nguồn tại liệu và có đối sánh anh ah chứ không thể đọc 1 tin 1 được :) Nguồn hồi ký của các chính khách phía đỏ cũng là ổn rồi, nhưng anh có giám chắc những hồi ký kiểu này không bị kiểm duyệt không?
      Có câu chuyện vui liên quan đến toán và lịch sử thế này - ngày xưa V. Kolmogorov (1 trong 5 nhà toán học vĩ đại nhất kể từ thời Euler) vốn rất say mê lịch sử, ông theo học cùng lúc cả lịch sử cả toán (và hóa nữa), khi nghiên cứu về chính sách điền địa trong lịch sử của Nga, ông đã dùng phương pháp thống kê (lúc đó chưa có xác suất, thống kê nhé) để chứng minh 01 khái niệm bị hiểu sai trong lịch sử. Ông (lúc đó 18 tuổi) viết 01 paper và đưa đến cho GS Lịch sử, ông GS đọc thấy hay quá những vẫn vỗ vai bảo "Trong nghiên cứu lịch sử 1 bằng chứng chưa đủ em phải có 3-5". Chính vì thế Kolmogorov quyết định đi theo Toán, vì theo ông hay đùa sau này là "Vì với toán học chỉ chứng minh 1 lần là đủ" :) (history is thinking and rethinking!)

      Delete
    2. Aiviet Nguyen: Tất nhiên phải đọc nhiều nguồn cho một sự kiện hay chi tiết cụ thể. Nhưng muốn có đủ thời gian làm mọi việc phải loại các vấn đề tưởng tượng: "Nếu có giải pháp hòa bình.... Nếu ta làm A thì Pháp đã không bội ước.... Nếu ta làm B thì Mỹ đã không đánh VN ...".

      Delete
    3. Aiviet Nguyen: Các tài liệu giải mật gần đây và các hồi ký đều cho thấy không có cửa thương lượng.

      Delete
    4. Ca Vu Thanh: Anh Aiviet Nguyen, DeGaulle chưa bao giò có ý muốn ủng hộ một nước VN độc lập. Thực chất là Pháp luôn muốn khôi phục lại quyền cai trị ở Đông Dương. Theo biên bản của Hội nghị Tehran 1943, Nguyên soái Stalin nói rằng “Pháp không nên quay trở lại Đông Dương và Pháp phải đền bù cho những hợp tác tội phạm của họ với Đức”. Tổng thống Roosevelt nói ông ta “100% đồng ý với Nguyên soái Stalin, rằng sau 100 năm cai trị của Pháp ở Đông Dương, người dân ở đó sống khổ hơn trước khi Pháp cai trị” và “ông đã thảo luận với Tưởng Giới Thạch khả năng về một Hội đồng quản trị ở Đông Dương”. Lập trường của Mỹ khi đó là ủng hộ quyền tự quyết và độc lập dân tộc của mọi quốc gia. Nước Anh không ủng hộ lập trường đó vì họ sợ sẽ ảnh hưởng tới thuộc địa của họ và của Hà Lan. Tổng thống Roosevelt nói rằng “ông nghĩ về Hội đồng quản trị nhưng nước Anh không đồng ý với ý kiến này, họ muốn trả lại Đông Dương cho Pháp vì họ sợ hậu quả của Hội đồng quản trị có thể ảnh hưởng tới Miến Điện”. Như vậy, ký HĐ Sơ bộ 6/3 chỉ là thủ thuật của Pháp, và sau này, khi nhận thấy không thể thắng ở VN, Pháp đã dựng lên QGVN, một chính phủ mà Pháp cho là dễ bảo. Tôi đồng ý với anh khi nói "kẻ thù bắt ta cầm súng". Giờ có một số người cho rằng không cần chiến tranh vẫn có độc lập và viện dẫn QGVN ra, nhưng họ cố tình lờ đi việc để có QGVN thì đã tốn bao nhiêu xương máu của VNDCCH.

      Delete
    5. Aiviet Nguyen: Kể ra giả tưởng một tý: Nếu Mao không toàn thắng được ở Hoa Lục (thắng một phần phía Bắc và Tây) và theo ý kiến của Rousevelt, VN sẽ được Pháp và Tưởng "quản trị" (tất nhiên là chính phủ HCM) thì có khá hơn là đánh nhau không nhỉ ?

      Delete
  10. Nguyen Xuan Hoai: Theo em tìm hiểu thì đúng là cuộc chiến đó khó tránh được, bên phía chính phủ VNDCCH cũng đã rất nhượng bộ rồi, như hiệp định 6/3 gần như chỉ xin tự trị (không có ngoại giao, quân đội riêng) trong liên hiệp Pháp, .... Ở tình huống phe VM và chủ tịch HCM vốn không được phương tây ủng hộ, thì chuyện mượn âm binh cũng là hợp lý tại thời điểm đó (nhất là quan hệ trước đây của HCM), chỉ có cái là cái gì cũng có giá của nó, mượn âm binh, nó cũng ám lại cho đến giờ cũng đã thoát nổi đâu :)

    ReplyDelete
  11. Nguyen Xuan Hoai: Nhất là trong đấu tranh chính trị nội bộ, thiên tài giỏi võ mấy có khi vẫn thua anh nông dân dùng võ

    ReplyDelete
  12. Aiviet Nguyen: Xứ Bắc còn đơn giản. Chỉ uýnh nhau với Việt Quốc, Việt Cách. Trong nội bộ khá thống nhất. Nam Bộ mới hay, Bình Dương Cao Đài đủ thứ. Riêng CS cũng có riêng hai Xứ Ủy, mãi đến Lê Duẩn mới thống nhất được.
    Có ý tưởng này: Nếu cụ Hồ không ký HĐSB 6/3 và cấp dưới khéo cư xử hơn thì Việt Quốc, Việt Cách có theo KC không nhỉ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Xuan Hoai: Cụ Hồ cũng từng tham gia Việt Quốc, Việt Cách thời còn ở Quảng Đông nhé, để em sẽ tìm lại tài liệu cho anh :)

      Delete
    2. Nguyen Xuan Hoai: Mà phàm làm những ai biết rõ cụ Hồ thì ngay sau CM tháng 8 đều bị cấp dưới ứng xử tàn bạo cả - Phạm Quỳnh, Lâm Đức Thụ là những ví dụ :)

      Delete