Trước hết phải nói rằng tôi không đại diện cho tổ chức phe phái nào thậm
chí một nhóm người nào cả. Ý kiến của tôi chỉ là của tôi mà thôi, sai
đúng gì cũng vậy.
30/4 năm nay, thấy nói nhiều về hòa hợp hòa giải,
tên gọi ngày 30/4 sao cho phù hợp với tinh thần hòa hợp hòa giải. Nhưng
rồi thấy có nhiều giọng cao hơn mức cần thiết. Đa phần lẩm cẩm giả thiết
là đa số người nghe không biết gì, khệnh khạng giảng giải cật vấn trí
giả những điều xó xỉnh vỉa hè nào ai cũng biết. Cuối cùng mọi người đều
thấy nản, mệt mỏi về cái chữ rỗng tuếch "hòa hợp hòa giải". Thiết nghĩ
cũng nên suy nghĩ về lý do đâu nên nỗi. Vì hòa hợp hòa giải là một việc
rất nên làm, phải làm, nếu không làm được thì cả thế hệ này, dù ở phía
bên nào, cũng sẽ phải xấu hổ với con cháu vì đã không làm được một việc
thuộc trách nhiệm của mình.
Cố nhiên, đã nói về hòa hợp hòa giải
thì phải có người dơ tay ra trước, chủ động bày tỏ thiện chí. Việc đó
chẳng có gì là xấu hổ, thậm chí ngược lại cần phải tôn vinh, cho dù có
những kẻ khích động là giả nhân giả nghĩa, lâm vào đường cùng, hay hám
đô la,.... Đã làm đại nghĩa là phải bỏ qua các ý kiến ba lăng nhăng. Vậy
ai là người phải dơ tay trước. Ai cũng được, nhưng theo phép ứng xử
bình thường phải là người chủ, ở đây là phe thắng trận, nhà nước, người
trong nước, người không ở phe thua trận,... Cố nhiên nói đến "thắng
thua" có vẻ không được hòa giải hòa hợp lắm, nhưng dù dấu giếm thế nào
cái mặc cảm đó là có thật, cứ huỵch toẹt ra cho dễ giải quyết, vì nói ra
không phải để bên thắng lên mặt với bên thua, một khi đã cùng một dòng
máu, màu da, thậm chí chỉ cần cùng một tâm thức mong muốn nước Việt hùng
cường. Thậm chí có những người ở phía thua cuộc, còn nhiều vết thương
lòng cũng cố gắng chủ động dơ tay trước, thật đáng khâm phục.
Nói chung người trong nước và kể cả chính quyền cũng thực sự mong muốn
hòa giải hòa hợp. Không phải vì bị bắt buộc đe dọa hay mong kiếm lợi ích
gì. Tuy nhiên, có không ít kẻ phá quấy từ cả hai phía. Có những kẻ dùng
lời lẽ trịch thượng, ngạo mạn, lời thì nói hòa hợp hòa giải thực ra
muốn phá hòa hợp hòa giải. Từ phía khác, cũng có những kẻ mạo danh toàn
thể cộng đồng hải ngoại, đặt điều kiện hòa hợp hòa giải là phải theo
quan điểm chính trị của tôi. Hành vi phá hoại hòa hợp hòa giải mà lại
nói người khác không muốn hòa hợp hòa giải. Đa số cộng đồng hải ngoại,
nhất là lớp trẻ, không quan tâm tới chính trị, mà chỉ quan tâm tới đất
nước. Họ hướng về đất nước chẳng phải vì giác ngộ cách mạng, thấy lỗi
lầm của cha anh, hay muốn về nước để chuyển lửa về quê, hay thuyết giáo
gì về văn minh dân chủ phương Tây.
Nói thì dễ, nhưng cần có
vài hành động cụ thể, các phương hướng sẽ rõ ràng hơn khi ra khỏi rừng
rậm. Chẳng hạn có ba việc có vẻ khó làm nhưng thực ra không có gì khó và
sẽ có ý nghĩa vô cùng lớn: 1. Chấm dứt việc xúc phạm những người đã ngã
xuống dù họ ở phía bên nào trong các cuộc đối thoại có liên quan tới
hòa hợp hòa giải. Ai đó muốn nói gì khác, chịu khó đào hầm trong nhà mà
độc thoại. 2. Tôn vinh những chiến sĩ đã ngã xuống vì những giá trị
chung của dân tộc, tạo thành mối đồng cảm chung, khiến chúng có thể lấn
át sự khác biệt. 3. Nhà nước cho tu sửa khu nghĩa trang quân đội VNCH ở
Biên Hòa. Thành lập một đài tưởng niệm chung cho binh sĩ cả hai bên ở
giữa hai khu nghĩa trang để mọi người có thể tới thắp hương chung. Bà
con hải ngoại có thể thắp hương cho các vong hồn chiến sĩ QĐNDVN hay gia
đình các chiến sĩ QĐNDVN có thể thắp hương cho các vong hồn binh sĩ
VNCH. Đó sẽ là khởi đầu cho một thói quen đẹp. Ba hành động này rất cụ
thể, thiết thực có thể làm ngay, hiệu quả sẽ rất lớn hơn nhiều các cuộc
họp hành tranh luận lằng nhằng vô bổ. Chẳng tốn kém gì mấy, nếu nhà nước
thiếu tiền có thể mở các đợt quyên góp.
Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)
Nguyen Hoang Linh: Ko cần phải theo quan điểm chính trị của riêng một cá nhân nào, nhưng chắc là phải có và phải theo những giá trị chung. Cái đấy mới khó :)
ReplyDeleteVí dụ ngày 27/7 có làm chung được cho thương bệnh binh tử sĩ hai miền ko, v.v... :)
Aiviet Nguyen: Tốt nhất tạm thời không nói về chính trị hãy nói về việc làm gì cho đất nước.
DeleteNgày 27/7 có gốc tích thế nào nhỉ. Anh không để ý tới mấy thứ này lắm. Nếu là ngày Bác Hồ viết thư cho thương binh tử sĩ thì kiếm một ngày khác làm chung. Mấy đ/c QĐND hay VNCH vẫn có thể làm riêng. Nhìn chung nên đơn giản hóa vấn đề để tiến lên, cứ bàn khó khăn để lùi thì gì chẳng khó.
Nguyen Hoang Linh: Chắc chắn là BH viết thư gì đó thôi anh :)
DeleteNhưng có lẽ nên bắt đầu dần dần bằng cách bớt đi những tuyên truyền kiểu "Mỹ cút, ngụy nhào", "ôi xương tan máu rơi lòng hận thù ngút trời", v.v... trên báo chí và TV, mà trong dịp 40 năm này nhiều quá, rất phản cảm :)
Aiviet Nguyen: Nói riêng, cấm sao được, cũng như quốc hận với cộng sản xâm lăng đầy rẫy. Miễn là khi gặp gỡ đừng nói là được. Vả lại "Mỹ cút, Thiệu nhào" là sự thật quá khứ có ảnh hưởng gì. Đúng là "ngụy" nghe phản cảm thật :)
DeleteVN nên có tượng đài Độc Lập kỷ niệm ngày 30/4. Cái chính là dựng ntn với tinh thần thống nhất - hòa hợp dân tộc chứ không phải như những tranh cổ động từ trước đến nay vẫn thể hiện.
ReplyDeleteNguyen Binhduong: Nên như vậy. Đã nhiều năm rồi, nên có tượng đài Độc lập chung kỷ niệm 30-4, cũng là ngày chấm dứt chiến tranh ở VN. Ko cần nói cái đuôi râu ria kia nữa.
DeleteVinh Nguyen: Nên học tinh thần hòa giải sau cuộc Nội chiến Nam Bắc Mỹ...
ReplyDeleteNguyen Hoang Linh: Mỹ thì cút từ lâu rồi mà, đâu phải tới 30/4. Vả lại, Mỹ cút thì dễ liên tưởng tới Nga Xô và Tầu Cộng cũng nên "cút" :)
ReplyDeleteAiviet Nguyen: Nguyen Hoang Linh take side rõ rệt quá. Muốn hòa giải hòa hợp thì không được áp đặt quan điểm chính trị. Không ai cấm Linh sang Cali hay Úc bàn về chính trị được. Ngược lại người ta nói Mỹ cút Ngụy nhào, nếu không thích thì đừng đến đó nghe mà đòi người ta phải nói nọ nói kia.
DeleteNguyen Hoang Linh: Em ko cấm cá nhân nói, vì yêu ghét là quyền của từng cá nhân (miễn đừng phạm luật, ví dụ ở Hung mà cổ vũ cho công sản và phát-xít khả năng vào tù là hiện thực, vì luật họ cấm). Nhưng chừng nào chính quyền còn tổ chức long trọng 30/4 theo hướng bêu xấu "bên thua cuộc" (tạm thời gọi vậy thôi chứ thắng thua thì phải để hậu thế đánh giá, 4 thập niên còn ít) thì hòa hợp hòa giải ở chỗ nào được :)
DeleteỞ đây ko liên quan gì đến áp đặt quan điểm chính trị, mà thực tế nó thế anh ạ!
Nguyen Xuan Hoai: bỏ ngay chế độ lý lịch, viết lại sách giáo khoa bỏ đi những sự nhục mạ phía "thua cuộc" (đến ngay Hồ Chủ Tịch cũng từng công nhận là "Ông Diệm là người yêu nước, theo cách của ông ta" khi được yêu cầu nói những điều nhận xét xấu về ông Diệm), bỏ ngay những ưu đãi chỉ giành cho 1 phía, tiến hành kỷ niệm ngày thống nhất, tưởng niệm nạn nhân chiến tranh có cả sự tham gia của phe "thua cuộc", ... Nói thì nói vậy thôi chứ anh Việt nói là có bọn phá quấy từ hai phía, đúng như chưa đủ, phía thua cuộc là mấy bác già già vô hại, hội phá quấy bên thằng cuộc mới là kinh, có tổ chức, có hệ thống, có loa, có súng và quan trọng là họ có thêm 1 lý do rất quan trọng để dứt khoát không hòa giải là tiếp tục có chính danh (hão) để bám vào mà độc quyền cưỡi đầu cưỡi cổ con, em của cả hai phía để thu lợi ích nhóm!
ReplyDeleteHiện nay có 1 hiện tượng là ở Hà nội (và miền Bắc) các tổ khu phố cứ đi thu đủ các loại phí của các hộ dân (vì các thể loại hầm bà lằng) nhưng trong đó có cả phí, đóng góp cho thương binh liệt sỹ phía thắng cuộc gọi là quỹ đền ơn đáp nghĩa; Không hiểu những chuyện như thế có diễn ra ở Miền Nam không? (vào những gia đình có con, em, cha, ông, etc là thương binh, liệt sỹ ăn đạn Tầu, Nga?), miền Bắc thì còn có thể hiểu được (dù rất chuối nhà nước không chịu lo lại đi bóc thêm của Dân) ...
Em không take side nào anh Việt nhé chỉ nói một số thực trạng và khó khăn :)
Chuyện tiếu lâm, cháu học sách tập đọc (sử) hỏi Nội "Nội ơi quân mình thắng, giết bọn Ngụy là bọn nào hả nội?" - Nội trả lời: "Ngụy là nội mày đấy, bao nhiêu năm rồi còn chưa tha cho tau"
Thanh Dang: Muốn hòa giải thì hai bên phải thành thật nhìn vào quá khứ, nhận ra sai lầm để sửa đổi và cùng đặt quyền lợi dân tộć lên trên tât hết để nhằm xây dựng đát nước. Đảng CS không có sự trung thực, mù quáng bởi hào quang chiến thắng trong quá khứ để nhận ra sai lầm, và không bao giờ từ bỏ quyền cai trị đất nước của họ̉. Đó là điều cản trớ việc hòa giải mà bác đang đặt ra . Cố tổng thống Thiêu có một câu nói rất hay : đừng nghe những gì cộng sản nói..... Cha tôì đã bỏ chạy CS từ năm 54, đến năm 75 tôì không tin, ráng ở lại xem CS ra sao, rồi cũng phải bỏ chạy .. Chừng nào đảng còn tồn tại như một thực thể duy nhật cầm quyền ở VN thì chừng đó chuyện hòa giải sẽ chỉ là chuyện nói cho vui ...
ReplyDeleteAiviet Nguyen: Đúng là các bác ăn mày đòi ăn xôi gấc. Làm gì có chuyện nhận sai lầm mới hòa giải. Tôi thấy chỉ làm đúng 3 việc tôi đề nghị đã khó. Phải làm được một số việc cụ thể rồi mới tiến tới việc lớn hơn. Tôi nghĩ thế này: xóa hẳn ngày 30/4 hay một số đặc quyền cho bên thắng cuộc như nhà tình nghĩa, chính sách cho liệt sĩ thương binh, anh hùng lực lượng vũ trang, đòi bỏ khác nào đòi chính quyền công nhận sai hoàn toàn, đánh Mỹ ngụy là vô nghĩa. Về mặt những công thần của chế độ đó là một sự phản bội, ăn cháo đái bát, chưa thấy được bên thua ủng hộ đã bị mất lòng ngay từ bên mình, chắc cả hai bên sẽ hùa nhau vào cắt cổ sớm. Chắc các bác không có ý định cho rằng trách nhiệm hòa hợp hòa giải là thuộc về những người loạn thần kinh. Chính sách ưu đãi vẫn phải có, nhưng phải mở rộng từng bước thêm khái niệm "người có công": thí dụ các chiến sĩ hải quân VNCH hy sinh ở Trường Sa. Tôi nghĩ có thể tôn vinh Dương Văn Minh và đồng chí Bí thư Đảng Ủy Côn Đảo đã đốt sạch hồ sơ nhà tù Côn Đảo. Nếu hai ông này không làm nhưng việc đã làm thì còn khối người chết, gia đình tan nát. Sau đó phải có chính sách xã hội (không nhất thiết phải tôn vinh vội) với thương phế binh và tử sĩ của VNCH. Tôi nghĩ như thế mới là thực tế, mà chắc lộ trình phải như vậy, dù sớm hay muộn. Tôi đã đề nghị việc này với một ông khá có quyền cách đây 10 năm. Ổng rất chia sẻ nhưng cũng nói ngay là chưa làm được vào lúc bấy giờ. Hy vọng 10 năm nữa không phải nhắc lại.
ReplyDeleteTran Thi To Nga: em rất thích ý kiến và sáng kiến của anh. Nghĩa tử là nghĩa tận, đó là đạo lý dân tộc. Người nằm xuống không đòi hỏi gì cho bản thân cả, ko cần gì cho bản thân cả. Ai cũng cần tôn trọng người đã nằm xuống.
ReplyDeleteNguyen Hoang Linh: Ko cần xóa 30/4 nhưng đặt nó về đúng vị trí như là một ngày chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tránh những phát ngôn rủng rẻng kiểu "giải phóng" này nọ (giải phóng ai? ai yêu cầu các ông giải phóng?), xúc phạm đến "cả triệu người buồn" (lời ông Kiệt).
ReplyDeleteNên/cần giảm thiểu những trò tuyên truyền vô duyên kiểu thời chiến (mà bây giờ nghe rất tởm). Cựu chiến binh họ có quyền ăn mày quá khứ, nhớ lại thời vàng son, v.v... thì để họ tổ chức trong nội bộ, cá nhân, chính quyền giảm thiểu những lễ lạt quốc doanh ồn ào và tốn kém.
Chừng nào còn coi việc hòa giải hòa hợp là nhu cầu đơn phương của một bên "ăn mày còn đòi xôi gấc" thì hòa với ai? Người dân với những phương thức khác nhau đã hòa được với nhau về cơ bản rồi, ngoại trừ một thiểu số có lẽ ko quá lớn. Vấn đề chính yếu là giữa chính quyền với người dân mà thôi.
Tran Ngoc Diep: Ba mình là chiến sĩ Điện biên và có di chúc lại hai điều :
ReplyDelete- Từ nay về sau tất cả người trong nhà khi mất sẽ hỏa táng để nằm cùng một chỗ, tránh cảnh kẻ có tiêu chuẩn thì nghĩa trang liệt sĩ, người không thì nghĩa trang Cộng hòa, số còn lại về quê.
- Một năm chỉ giỗ một lần cho tất cả các cụ vào mùng 3 tết (ngày mất của ông nội) gọi đó là ngày "Hòa hợp dân tộc" - Trong đám giỗ chỉ nói chuyện gia đình.
Không biết đúng hay sai nhưng nhờ thế con cái cũng đỡ vất vả, bàn cãi lung tung.
Thanh Dang: người Việt hải ngoại có ăn xin hòa giải từ chính quyền không nhỉ ? Ở đây, bác nói giống như chuyện hòa giải giữa kẻ cướp và nạn nhân : một tên mang súng vào tống cổ chủ nhà ra đường để chiếm lấy ngôi nhà, rồi khi ngôi nhà đã trở nên chật chội, xuống cấp - và nạn nhân đã khấm khá lên - lại lên giọng : mình hòa giải để xây lại ngôi nhà đàng hoàng hơn , to đẹp hơn bằng trăm lần nhé ... đừng nhắc lại chuyện chủ quyền nhà, mà hãy bàn sơn màu gì, trang trí ra sao ...
ReplyDeleteTran Thi To Nga: sao bác Thanh Dang dùng những từ nghe kinh thế. Việc gì đã xảy ra, dù thế nào, tốt hay tệ, đều là những thứ ko thể thay đổi được. Cái gì ko thay đổi được thì chấp nhận và nên tập trung vào những cái thay đổi được. Ví dụ bác Việt nói là rất cụ thể, nhỏ và khả thi. Chưa làm được cái nhỏ thì chưa làm được cái lớn đâu.
DeleteNếu nhìn về quá khứ, thì có phải chế độ VNCH là hoàn hảo, ko có tham nhũng, quan chức không dùng phương tiện chiến tranh đi buôn lậu ma túy như quan chức bây giờ tham nhũng đâu??? Nếu nó hoàn hảo thì sự việc đã khác nhiều.
Còn bây giờ, nói thật, tôi chán những ung nhọt hiện nay lắm lắm lắm. Nhưng thật lòng tôi cũng chả tin những anh hùng bàn phím, nói nhiều hơn làm, nếu có quyền trong tay, ko tham nhũng, ko bậy bạ đâu. Chưa đủ căn cứ để tin. Nếu đời người có những lúc ngây ngô tin vào những hô hào, thì cái thời ấy với người dân VN đã qua rồi. Họ chán cái hiện nay, nhưng họ ko dễ dàng lao vào ôm chầm lấy và hôn chùn chụt những kẻ đang hô hào bàn phím là chính đâu, bác ợ. Chúng tôi cần những bằng chứng và căn cứ cụ thể, thuyết phục bác ợ.
Vấn đề hòa giải cũng chả phải vì ai năn nỉ, mà vì chinh chúng tôi thấy cứ nặng nề mãi vì chuyện đã cả gần 1/2 thể kỷ rồi nó cũng chả được healthy cho tâm hồn và tinh thần của bản thân lắm, nên muốn thay đổi thôi bác ợ. Thôi nói luôn thế cho nó nhanh ạ.
Thanh Dang: tôi có đòi thay đổi quá khứ đâu ? chiến tranh là chuyện đã qua, thắng bại chẳng còn là vấn đề đáng để bận tâm, và chẳng ai đem chính quyền trước 75 làm khuôn mẫu để so sánh . Nhưng đã nói chuyện hòa giải thì phải dám nhìn vào sự thật và nói chuyện với nhau một cách thẳng thắn - quá khứ, lịch sử không thể chôn vùi, che giấu mãi được . Kêu gọi hòa giải dựa trên "quên đi quá khứ" là một điều giả dối; không thể đứng vững được ... a la kissinger's Paris accord : no reconciliation, no honor ...
DeleteTran Thi To Nga: Chấp nhận khác với quên đi. Quên đi thì tưởng nhớ những người ngã xuống làm gì?
DeleteMà xét tới cùng cũng chả nên ảo tưởng là 100% người VN thích hoà giải. Ai thích thù hận là việc của người đó. Cá nhân em thích cho qua, cho nó trẻ lâu và vui vẻ bác Việt ợ
Tuan A. Phung: Hòa giải và hòa hợp chẳng bao giờ có khi một bên, bất kể là bên nào, thay vì nói chuyện hòa giải lại muốn tận dụng nó như một dịp để get even với bên kia ... Muốn đòi nợ thì phải lôi nhau ra tòa chứ suy nghĩ kiểu vì bên kia "cần" mình nên phải chửi nó cho bõ ghét và đòi xin lỗi dù biết chân mình cũng lấm bê bê ..... thiết tưởng là một sư ngây ngô về chính trị, trẻ con về thái độ và ảo tưởng về bản chất vấn đề mà chẳng hể đặt ưu tiên cho bản thân việc dân tộc hòa giải..
ReplyDeleteThanh Dang: dân tộc do đảng lãnh đạo có khác với dân tộc ngoài đảng ? quyền lợi đất nước và quyền lợi của đảng có khác nhau ? nếu không thì chính những ai đặt ra chuyện hòa giải mới là ngây thơ, hay đang bịp chính mình ...
ReplyDeleteNguyễn Việt Long: Chỉ cần nghe giọng ông Thanh Dang (số này không ít) là biết chưa thể hoà giải hoà hợp được rồi.
DeleteBinh Le Quang: Các bạn, Tứ thư đã dạy: "Lời nói và việc làm của người quân tử thì phù hợp với chuẩn tắc trung dung, còn kẻ tiểu nhân thì phản lại trung dung. Người quân tử luôn giữ được trạng thái trung hòa, không để thái quá hay bất cập. Kẻ tiểu nhân thì không hề lo sợ, nể nang hay e dè ai hết, nên cách nói năng của và hành động của kẻ tiểu nhân không thái quá thì cũng bất cập”.
ReplyDeleteKhi chúng ta nói về lịch sử, nói về tiền nhân, chúng ta phải công bằng, cân nhắc từng lời nói.
Có một số người lúc nào cũng hậm hực, cay cú khi nói về cuộc chiến “Quốc – Cộng” (như nhiều người thích gọi, tôi không thích) trước ngày 30/04/1975, bởi vậy có thể đã nói quá một số vấn đề. Xin có thiển ý:
1. Không chỉ “đạn Tầu, Nga “ mới giết người Việt mà còn cả đạn Mỹ, Hàn quốc… cũng góp phần, có khi cón góp phần lớn hơn.
2. Bên nào “thắng cuộc”, bên nào “thua cuộc” đã rõ rồi. Tại sao VNCH thua? Không phải của các đồng minh như Mỹ, Úc, Hàn… giúp họ ít hơn sự giúp đỡ của “Nga Xô và Tầu Cộng” cho “Việt Cộng” mà bởi vì đa số dân Việt Nam khi đó ủng hộ “Cộng sản”. Số dân đã tin rằng cần “giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước” đông hơn số dân tin rằng Mỹ đến để giúp Việt Nam. Lòng dân đã mất thì nước mất. (Lúc này tôi không muốn đánh giá điều đó có ý nghĩa gì cho đất nước, dân tộc Việt Nam).
Tuy nhiên, đã 40 năm qua, lúc nào cũng nhắc lại điều đó phỏng có ích gĩ? “Bao giờ người dân cũng là người thua cuộc trong mọi cuộc chiến”, hình như đã có ai nói điều đó.
Tôi rất nhất trí với ý kiến của Aiviet Nguyen là cần “hòa hợp, hòa giải”. Tôi cũng nhất trí với Nguyen Hoang Linh là “không cần xóa 30/4 nhưng đặt nó về đúng vị trí như là một ngày chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”.
Tuy nhiên, điều này thật khó. “Bên thắng cuộc” thì tự đắc, “Bên thua cuộc” thì thù hận, cả hai bên đều thiếu “trung hòa” vậy.
Tại sao không nghĩ Việt Nam không phải là của “Việt cộng”, không phải của “Quốc gia”, mà của người Việt Nam. Nếu đất nước giàu có, người dân có đạo đức thì sẽ có hạnh phúc, dân chủ cho mọi người dân.
Còn một điều muốn nhắc các bạn: Nếu không khẳng định bên nào thắng, ai có công thì sao có Điều 4.
Bùi Việt Hà: Nói câu chuyện này không phải ai cũng muốn nghe, muốn bàn. Khá nhiều người hoàn toàn không muốn nhắc đến chuyện này, thậm chí không muốn nghe đến những từ đó, trong họ chỉ có sự tức tối, thù hận. Nên mời những người đó ra khỏi nhà, như vậy là đơn giản nhất.
ReplyDeleteThanh Dang: kể ra nghe những ý khác với đường lối, chỉ đạo của lãnh đạo thì cũng khó chịu nhỉ ? cứ thực hiện chính sách bịt miệng- che tai thì mọi việc hòa giải sẽ ổn thỏa hết chăng ?
DeleteTran Thi To Nga: Ko hề khó chịu. Thương cho những người cố chấp thôi- vì thù dai khổ lắm- ko phải là người bị thù khổ mà người thù khổ. " thù là mình uống thuốc độc và nghĩ là kê thù chết"
DeleteThanh Dang: thế thì các bác cứ đóng cửa hòa giải với nhau nhé -...
DeleteNguyễn Việt Long: Vấn đề không phải là ý kiến của TD theo đường lối, chỉ đạo của lãnh đạo hay ngược lại mà nó đầy định kiến, không khách quan, lại còn có vẻ "ăn mày đòi xôi gấc" (ấy là nói nhẹ nhàng theo ý anh Aiviet Nguyen).
DeleteThanh Dang: cái tiền đề của việc hòa giải giữa chúng ta hoàn toàn khác nhau thì khó nói chuyện hòa giải - nếu không tìm được sự dung hòa thì thôi, đừng đổ lỗi cho định kiến, khách quan . So sánh ăn mày đòi xôi gấc là chủ quan của phía bác Ai Việt - sao không nói đến kẻ cướp và nạn nhân ? đó có phải là đị.nh kiến không ? Phía nào đòi hỏi chuyện hòa giải nhi ?
DeleteTran Thi To Nga: Anh Việt chả nhân danh phía nào cả
DeleteCó thể các anh và các bạn chưa biết, xin giới thiệu một chút Điệp ( Tran Ngoc Diep) là cháu nội TT VNCH Trần Văn Hương- những người có gia đình bị chia cắt bởi chiến tranh, từng cá nhân gồng mình vượt qua những khoảng cách có thật
để hàn gắn gia đình, để trút bỏ thù hạn, để vượt lên vì tương lai, họ thuộc phe nào? Ý kiến của họ có gram trọng lượng hay ko?
Thanh Nguyen Huu: "Hoà hợp hoà giải dân tộc" là một cách nói sai, hàm ý dân tộc bị chia rẽ thành hai bên đối lập và bây giờ cần hoà giải. Điều ấy không phản ánh thực tế rằng:
ReplyDelete1. Nước VN độc lập bị tạm thời chia cắt thành 2 miền theo HĐ Giơ-ne-vơ.
2. Việt Nam thống nhất bằng Tổng Tuyển cử tự do vào năm 1956 với giám sát quốc tế.
Không có Tổng Tuyển cử thì việc thống nhất VN chỉ có thể bằng chiến tranh, một cuộc chiến tranh bắt buộc mà phần chủ động ở phía VNCH với sự hỗ trợ của Mỹ. Trên thực tế đó là cuộc chiến của VNDCCH với Mỹ, trực tiếp hoặc gián tiếp.
Việc thống nhất đất nước vào 30/4 có giá trị thực sự với lịch sử dân tộc.
Vấn đề là cần phải nhìn nhận những thiệt hại và thiệt thòi trong chiến tranh và khắc phục hậu quả sau đó trên tinh thần "nạn nhân thời cuộc", Những mâu thuẫn xã hội hiện có liên quan tới hậu quả chiến tranh là ở chỗ này. Và những điều anh Aiviet Nguyen nói chính là giải quyết theo hướng này.
Hoang Xuan Bach: Anh Việt thử đi nghe chuyện những người dân thường anh ơi, cả Nam và Bắc. Truyền thông một thời đã ăn vào tiềm thức, khó mà vượt qua. Chưa kể đến một hệ thống từ trên xuống dưới đang dựa vào "thành quả", đang cố bám dựa trên "xác chết" thì hoà đâu dc hả anh?
ReplyDeleteAiviet Nguyen: Sở dĩ tôi nói chuyện này là vì thấy mọi người nói nhiều mà phần lớn là vô bổ không có giải pháp gì mà chỉ là danh từ rỗng tuếch mới bàn. Hiện tại tôi cho là chúng ta giống như ở trong một khu rừng rậm, người nói đích đến ở bên phải, người nói đằng sau, mà chẳng ai thấy gì ngoài rừng cây. Tôi nghĩ trước tiên phải ra khỏi rừng cây đã. Tôi cũng có quan điểm chính trị của tôi, thú thực là tôi không bao giờ tin những người đi lính cho Pháp chống kháng chiến lại có thể đại diện cho dân chủ. Chẳng phải vì họ chống lại LX, TQ gì, vì tới sau năm 50 mới có TQ. Tôi cũng không tìn ở giáo điều gì cả.Tất nhiên, quan điểm của tôi mà nói ra mọi người đều có thể tranh cãi, mà tranh cãi chính trị thì không đi đến đâu cả. Nói ra để các bác biết rằng sở dĩ tôi bình thản nói chuyện phi chính trị không có nghĩa là tôi có "thuận lợi" là chỉ làm khoa học công nghệ không có quan điểm chính trị. Cái chính phải dẹp những quan điểm cá nhân (dù đúng, hay xuất sắc đến đâu) để tiến một bước thực. Hoang Xuan Bach cần gì "thử đi nghe chuyện", hàng ngày chúng ta đều sống với họ listen và hear, cũng như look và see là hai chuyện khác nhau. (Nhắc lại ý của bài The sound of silence một chút).
Delete