Monday, February 29, 2016

Quan hệ Việt-Mỹ: được- mất trong tình hình hiện nay

Là một người bạn của Việt Nam, tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận ra những khả năng được-mất trong tình hình hiện nay." Đại sứ Ted Osius
LTS:Không thể phủ nhận, chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác giữa hai nước. Và, chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam vào tháng Năm này cùng với khả năng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương có thể sẽ được cơ quan lập pháp của mỗi nước phê chuẩn sẽ càng góp phần làm nồng ấm hơn mối quan hệ của hai quốc gia từng là cựu thù . Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết mới của đại sứ Ted Osius. 

Vào tháng Giêng năm 2016, hai mươi người Mỹ và người Việt đã bắt đầu chuyến đạp xe mà chúng tôi gọi là Hành Trình Mới – A New Journey – từ Hà Nội vào Huế. Chuyến đi của chúng tôi nhằm hướng tới tương lai: giáo dục thế hệ kế tiếp, tìm hướng giải quyết các thách thức về y tế và môi trường, và tôn vinh tinh thần kinh doanh và đổi mới sáng tạo. Chúng tôi cũng cố gắng tìm hiểu thêm về lịch sử Việt Nam và hòa giải quá khứ chung của chúng ta, kể cả những khía cạnh đau thương nhất của quá khứ đó.
Vạn sự khởi đầu nan. Một người bạn thân trong chuyến đi giải thích ý nghĩa câu thành ngữ quen thuộc này là “việc gì khởi đầu cũng có khó khăn.” Chúng tôi bắt đầu chuyến đạp xe này khi trời đang mưa, vào đúng ngày mà sau đó chúng tôi được biết là rét nhất trong bốn mươi năm qua ở Hà Nội! Nhưng chúng tôi đã đối mặt với những khó khăn này với tư cách là một tập thể. Người Việt, người Mỹ, người nhiều tuổi, người ít tuổi, người khoẻ, người yếu hơn – không quan trọng. Mỗi người đều ráng sức, mỗi người đều chung tay giúp đỡ những thành viên khác. Chúng tôi tôn trọng lẫn nhau và trân trọng những người mà chúng tôi kết bạn trên đường. Điều đó khiến chuyến đạp xe trở nên dễ dàng hơn – và thú vị hơn – cho dù thời tiết không thuận lợi.
Chuyến đạp xe này của chúng tôi là sự kiện khép lại năm kỷ niệm hai mươi năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Đó là một năm đặc biệt thành công! Chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác giữa hai nước, và việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã mở đường cho chúng ta tiến tới một tương lai thịnh vượng chung. Năm nay hứa hẹn là một năm có ý nghĩa không kém, với chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam vào tháng Năm và khả năng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương có thể sẽ được cơ quan lập pháp của mỗi nước chúng ta phê chuẩn. 
Chúng ta cần phát huy tối đa những lợi thế của đà phát triển hiện có và xây dựng nền móng cho một mối quan hệ đối tác có ý nghĩa và lâu dài. Tại Washington, Ngài Tổng bí thư nói rằng việc xây dựng lòng tin là chìa khoá để làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị của chúng ta,và rằng chúng ta xây dựng lòng tin bằng cách mở rộng các mối quan hệ tiếp xúc và cùng nhau làm những việc quan trọng. Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định này. Thời gian đã chín muồi để chúng ta thảo luận một số phương thức cụ thể nhằm tăng cường lòng tin và cùng nhau xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh và thịnh vượng hơn, tăng cường ổn định khu vực, và góp phần vào những nỗ lực toàn cầu nhằm hướng tới một tương lai sạch hơn và lành mạnh hơn cho thế giới.  
Những điều chúng ta có thể cùng nhau làm trong năm 2016
Một chuyến thăm thực chất tới Việt Nam của Tổng thống Obama sẽ làm nổi bật hình ảnh của nước Việt Nam ngày nay: trẻ trung, đổi mới sáng tạo, và là một đối tác kinh tế và ngoại giao ngày càng quan trọng đối với Hoa Kỳ. Tại Đại hội Đảng lần thứ 12, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã khẳng định cam kết của Việt Nam về tăng cường hội nhập quốc tế, bao gồm việc tham gia các hiệp định thương mại tự do.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama sẽ là cơ hội để Việt Nam thể hiện sức năng động và hội nhập này của Việt Nam với thế giới. Các bạn trẻ Việt Nam sử dụng thành thạo Facebook và rất muốn được học tập theo kiểu như ở Hoa Kỳ; tầng lớp trung lưu đang tăng lên ngày càng có nhu cầu nhiều hơn về hàng hóa và dịch vụ; và các doanh nhân Việt Nam đang sẵn sàng giúp đất nước phát triển thịnh vượng. 
Chuyến thăm của Tổng thống cũng sẽ cho thấy hai dân tộc chúng ta đã vượt qua được lịch sử đau thương để cùng xây dựng tương lai, một tương lai giúp tăng cường ổn định và thịnh vượng,và thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu nhân dân, trở thành điển hình cho thế giới về phương thức mà cựu thù có thể trở thành bạn và đối tác của nhau.
Từ hợp tác song phương đến hợp tác khu vực và toàn cầu
Chúng ta đã bắt đầu những đầu tư quan trọng cho tương lai: trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ và nguồn nhân lực của Việt Nam; trong việc phát triển cơ sở hạ tầng; và bằng việc thành tâm nhìn lại quá khứ. Năm nay chúng ta có thể tiếp tục phát huy những đầu tư này theo những phương thức cụ thể sau đây:
Giáo dục: 
Đại học Fulbright Việt Nam, dự kiến bắt đầu giảng dạy trong năm nay, sẽ là một trường đại học Việt Nam được xây dựng theo mô hình của Mỹ và sẽ định hình đội ngũ các nhà lãnh đạo Việt Nam tương lai cho các thế hệ tiếp sau.
Trường Fulbright là một trong những dự án hợp tác đáng kể mới giữa các trường đại học Hoa Kỳ và các trường đại họcViệt Nam với khu vực doanh nghiệp, và sẽ giúp đẩy nhanh cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam nhằm phục vụ cho nền kinh tế đổi mới sáng tạo mà đất nước cần để tiếp tục tăng trưởng. Cũng có triển vọng tích cực cho một chương trình hoạt động của Đoàn Hoà bình (Peace Corps) tại Việt Nam, nhằm cung cấp nhân lực giảng dạy tiếng Anh hiện đang có nhu cầu lớn và mở rộng quan hệ giao lưu nhân dân trên cả nước.
Đầu tư và thương mại:
Tin tưởng rằng TPP sẽ được thực thi, các công ty Hoa Kỳ đã và đang theo đuổi các cơ hội đầu tư và thương mại trong các lĩnh vực hàng không, năng lượng, đô thị "thông minh", và chăm sóc sức khỏe. Để tạo thuận lợi cho các dự án này và các dự án phát triển trong tương lai, Hoa Kỳ đang kết nối sự tham gia của khu vực tư nhân và khu vực công để tạo ra công ăn việc làm ở cả hai nước bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết tại Việt Nam.
Trong một sáng kiến khác, các chuyến bay thương mại thẳng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ làm tăng thêm gấp nhiều lần lưu lượng khách du lịch, hoạt động thương mại và trao đổi giáo dục giữa hai nước. Việt Nam đã sẵn sàng để được xếp "Hạng 1" trong mức xếp hạng an toàn của Cơ quan Hàng không Liên bang Hoa Kỳ - một điều kiện tiên quyết then chốt cho các chuyến bay thẳng.
Đại sứ quán mới:
Để đáp ứng nhu cầu của mối quan hệ đối tác đang mở rộng của chúng ta, cả hai nước phải xây dựng các tòa Đại sứ quán đẳng cấp thế giới và đảm bảo an ninh tại Hà Nội và Washington, DC.
Vượt qua quá khứ. Ngay cả trước khi chúng ta tái lập quan hệ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã làm việc với nhau để giúp tìm kiếm những người mất tích trong chiến tranh, và ngày hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục làm như vậy. Tương tự, Hoa Kỳ tiếp tục cam kết xử lý ô nhiễm dioxin và dọn sạch bom mìn chưa nổ. Những thành công trong hoạt động hợp tác của chúng tôi với các lực lượng vũ trang Việt Nam tại Đà Nẵng và Quảng Trị có thể được nhân rộng ở những nơi khác. Những kết quả đạt được này sẽ thể hiện cam kết của cả hai nước nhằm khép lại một chương quá khứ đau thương và mở cánh cửa cho một tương lai an toàn hơn, lành mạnh hơn, và thịnh vượng hơn cho nhân dân hai nước.
Trong năm 2015, chúng ta đã bắt đầu đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước vượt qua khuôn khổ hợp tác song phương nhằm xác định những phương thức cộng tác ở tầm khu vực và toàn cầu.Sau đây là một số phương thức: 
Thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP):
TPP cho thế giới thấy một quốc gia đang phát triển có thể hưởng lợi từ việc tham gia một hiệp định thương mại tiêu chuẩn cao. Các quốc gia khác trong khu vực hiện cũng muốn tham gia Hiệp định này. Hoa Kỳ cam kết hợp tác với Việt Nam trong quá trình Việt Nam chuẩn bị thực thi các cam kết TPP của mình. Tuy các cam kết này, trong đó có các cam kết về quyền lao động, sẽ là những thử thách, nhưng Việt Nam đã quá trình được ghi nhận tích cực về việc thực hiện đầy đủ các cam kết trong hiệp định thương mại song phương năm 2000 với Hoa Kỳ và các cam kết khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007.
Khí hậu và bảo vệ môi trường:
Nếu chúng ta có thể tăng cường cộng tác và xây dựng một dự án hợp tác mạnh mẽ với thời gian 5 năm về biến đổi khí hậu, thì điều đó sẽ giúp Việt Nam – một trong năm nước dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu – giảm hơn nữa lượng khí thải và chuẩn bị cho những thách thức không thể tránh khỏi. Chúng ta cũng có thể phát huy thành công của chiến dịch "Không mua sừng tê giác" năm ngoái và phát triển một dự án hợp tác mới nhằm chống nạn buôn bán động thực vật hoang dã. Phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam, chúng ta có thể giúp nhau tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học và thúc đẩy hợp tác hơn nữa về chống buôn bán động thực vật hoang dã.
An ninh y tế toàn cầu:
Đã là một quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu, Việt Nam rất hiệu quả trong việc theo dõi, phát hiện và ứng phó các đợt bùng phát dịch bệnh. Với việc hợp tác quốc tế sâu rộng hơn và nâng cao khả năng giám sát dịch bệnh, Việt Nam sẽ cho thấy những gì có thể đạt được khi có năng lực chuyên môn và quyết tâm chính trị.
Hợp tác quốc phòng:
Việc liên tục mở rộng hợp tác về an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, hợp tác gìn giữ hòa bình, cùng với những nỗ lực để giữ thế giới an toàn khỏi việc phổ biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, sẽ tăng cường sự ổn định trong khu vực và giúp thực hiện các cam kết chung của chúng ta về thúc đẩy một trật tự quốc tế dựa trên các luật lệ. Với một khuôn khổ hợp tác, chúng ta sẽ cùng nỗ lực để đảm bảo rằng các tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và các căng thẳng được quản lý bằng biện pháp ngoại giao. 
Tăng cường hợp tác và đối thoại về nhân quyền
Bảo vệ quyền con người là mục tiêu cốt lõi của việc thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cách đây hơn 200 năm. Kể từ đó, việc thúc đẩy tôn trọng nhân quyền là một nguyên lý cơ bản trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Những nước tôn trọng quyền con người đóng góp tốt hơn cho hòa bình và an ninh khu vực, thúc đẩy nhà nước pháp quyền, chống lại một cách có hiệu quả tội phạm và tham nhũng, và tạo điều kiện để công dân các nước đó khai thác được hết tiềm năng của mình.
Chúng tôi mong muốn tăng cường hợp tác và đối thoại giữa chúng ta về những vấn đề này bởi vì Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam thành công – một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập. Hiến pháp của mỗi nước chúng ta đều đảm bảo bảo vệ các quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp, và quyền tự do báo chí. Thật vậy, đó là những điều kiện tiên quyết để đạt được sự thịnh vượng kinh tế và an ninh chính trị lâu dài. Trong những năm gần đây, chúng ta đã cho thấy rằng chúng ta có thể nói về những vấn đề phức tạp này theo phương thức nhằm tìm kiếm đồng thuận trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
Quyết định của Việt Nam về việc tiếp tục hội nhập quốc tế toàn diện, trong đó có việc thực hiện mục tiêu này thông qua các hiệp định thương mại tự do, có thể cải thiện mạnh mẽ nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, Quốc hội Hoa Kỳ (và Nghị viện châu Âu) sẽ có tiếng nói trong quá trình này. Việc tiếp tục xuất hiện những báo cáo về việc sách nhiễu và giam giữ các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa đã làm dấy lên những quan ngại nghiêm trọng trong các nhà lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ.
Là một người bạn của Việt Nam, tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận ra những khả năng được-mất trong tình hình hiện nay. Tuy TPP chủ yếu là một hiệp định thương mại, một số thành viên Quốc hội Hoa Kỳ cho biết họ sẽ cân nhắc những thông tin ghi nhận về tình hình nhân quyền của Việt Nam khi họ bỏ phiếu, và kết quả bỏ phiếu có thể là sít sao.Những tiến bộ có ý nghĩa về nhân quyền ở Việt Nam sẽ giúp tạo điều kiện để TPP được phê chuẩn nhanh chóng hơn.
Tuy hai nước chúng ta phát triển xuất phát từ những truyền thống lịch sử, văn hóa, kinh tế và xã hội khác nhau, như Tổng thống Obama và Tổng bí thư Trọng đã nêu rõ, nhưng chúng ta tôn trọng hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Và khi người Mỹ bày tỏ quan ngại về các vụ bắt giữ hoặc sách nhiễu các nhà hoạt động nhân quyền và các nhà hoạt động lao động, thì chúng tôi nói như vậy với mức độ khiêm tốn vì biết rằng Hoa Kỳ cũng phải đối mặt với những thách thức.
Nhưng rõ ràng là cả người Mỹ và người Việt đều tin vào các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng, tự do và công lý. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục đi theo xu hướng tăng cường cộng tác và đối thoại này, bởi vì chỉ có bằng những tiến bộ có thể chứng minh được về nhân quyền thì chúng ta mới có thể khai thác được đầy đủ tiềm năng của mối quan hệ đối tác giữa hai nước.
Quan hệ của chúng ta sẽ ra sao sau hai mươi năm kể từ thời điểm này
Nếu chúng ta có thể thành công– và với sự lãnh đạo sáng suốt thì tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể làm được điều đó – hãy thử hình dung xem mối quan hệ của chúng ta sẽ như thế nào trong tương lai. Nếu chúng ta tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác của chúng ta, thì hai mươi năm nữa kể từ thời điểm này thế hệ trẻ của hai nước sẽ cùng nhau đổi mới sáng tạo và đi đầu trong các cơ hội kinh doanh và đầu tư mới để tiếp thêm năng lượng cho một nước Việt Nam thịnh vượng hơn bao giờ hết. Họ sẽ tự do trao đổi các ý tưởng giúp cải thiện công việc kinh doanh, cộng đồng, và chính phủ của họ.
Nếu chúng ta tiếp tục hợp tác, thì các gia đình,các doanh nhân và khách du lịch của chúng ta sẽ dễ dàng đáp những chuyến bay thẳng giữa các thành phố lớn của hai nước. Nếu chúng ta tiếp tục đi trên con đường chúng ta đang đi, thì Hoa Kỳ sẽ sớm trở thành nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Hai mươi năm nữa kể từ nay, nếu chúng ta tiếp tục hợp tác về giáo dục, thì trẻ em Việt Nam sinh ra trong năm nay sẽ tốt nghiệp trường Đại học Fulbright với tấm bằng đẳng cấp thế giới và sẽ chọn việc làm từ rất nhiều lời mời của các nhà tuyển dụng trên toàn thế giới, những người mong tuyển được những người giỏi nhất và thông minh nhất.
Nếu chúng ta tiếp tục làm việc cùng nhau về nhân quyền và hỗ trợ mục tiêu của Việt Nam về việc đồng bộ hóa hệ thống pháp luật của Việt Nam với Hiến pháp và các cam kết quốc tế của Việt Nam, thì các tài năng, khả năng sáng tạo và các ý tưởng của người dân hai nước sẽ được giải phóng và hòa quyện vào nhau. Nếu chúng ta tiếp tục xây dựng thói quen cộng tác và hợp tác trong khu vực và trên thế giới, thì mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo có tiềm năng nhất của chúng ta sẽ không bị nhuốm màu bởi dư vị chiến tranh mà được thể hiện bằng bảng màu của những hoạt động hợp tác kiên định và tích cực. Đó sẽ là một mối quan hệ đối tác sâu sắc và đầy tôn trọng.
Nếu chúng ta tiếp tục cộng tác để giải quyết những thách thức khó khăn nhất của thế giới, thì các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách của chúng ta sẽ cùng chung tay để biến các mục tiêu của Thỏa thuận Paris 2015về biến đổi khí hậu trở thành hiện thực. Cùng nhau, họ sẽ ngăn chặn các đại dịch và tăng cường dịch vụ y tế tốt hơn cho người Mỹ và người Việt Nam.
Chúng ta sẽ tạo ra được một ví dụ đầy sức thuyết phục về phương thức mà mối quan hệ song phương của chúng ta có thể đem lại lợi ích trên phạm vi toàn cầu. Nếu chúng ta tiếp tục trên con đường này, chúng ta sẽ duy trì được hòa bình ở Biển Đông và kiến tạo hòa bình cho các khu vực khác của thế giới. Các quân nhân trong lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam sẽ phục vụ cùng với các đồng nghiệp Mỹ, và quân đội hai nước sẽ sẵn sàng ứng phó thiên tai hoặc khủng hoảng nhân đạo và bảo vệ cuộc sống và sự an toàn cho những người gặp nguy hiểm.
Mục tiêu của Hoa Kỳ trong mối quan hệ với Việt Nam là rõ ràng và nhất quán: Chúng tôi ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, thúc đẩy pháp quyền và quyền con người. Mỗi trụ cột của Quan hệ Đối tác Toàn diện, được xác lập bởi Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang vào năm 2013, đều phản ánh cam kết rộng lớn này.
Do đó, việc của chúng ta là duy trì và nuôi dưỡng nó. Không thể sớm kết luận rằng chúng ta sẽ thành công. Vạn sự khởi đầu nan. Hai nước chúng ta trước đây chắc chắn đã từng phải đối mặt với khó khăn, nhưng những bài học của quá khứ có thể giúp định hướng cho chúng ta vượt qua bất kỳ thách thức nào và giúp chúng ta xây dựng một quan hệ đối tác lâu dài. Tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau, chúng ta sẽ đạt được nhiều, nhiều hơn nữa. Và, với nỗ lực và tầm nhìn cho tương lai, không có gì là không thể trong quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam - Ted Osius
Tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt

Cô Phương, cô Thanh

Có thằng bạn, ngày xưa ở Hà Nội
Láng giềng có 2 cô con gái. Phương và Thanh.
Con gái dĩ nhiên là đẹp. Nhất là đối với con trai mới lớn
chưa quen nhiều để so và sánh
Nó đi du học. Học xong là làm. Làm có tiền thì có tình
Khi có tình thì khó tránh có vợ, con
vài chục năm sau nó được visa vợ cho về Việt Nam
Nhìn quê hương, dĩ vãng trồi lên từ ký ức
Nó chợt nhớ đến Phương và Thanh
Vội bay ra Hà Nội
đến ngay nhà xưa
Tim sai nhịp, hồn vu vơ
Thấy bà lão lom khom quét lá trong vườn
- chào bác, bác có biết cô Phương và cô Thanh hồi xưa ở đây không ?
- có cậu ạ, cô Thanh vắng nhà. Còn Phương là tôi đây
Sững sờ
nó chợt nhớ ra là hình ảnh trong đầu nó vẫn là hai cô gái đôi tám khi xưa
quên mất là thời gian cực kỳ ác nghiệt với kỷ niệm

Nguyen Q Quy

Sunday, February 28, 2016

Chỉ yêu

Phụ nữ là để yêu chứ không phải để hiểu.
 OSCAR WILDE

NGƯỜI ĐÀN ÔNG CỦA NHỮNG CÁI "ĐẦU TIÊN"

TS. Nguyễn Quang A là người sáng lập VP Bank - ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên (năm 1993).
 sáng lập viên, Chủ tịch Công ty cổ phần Máy tính-Truyền thông-Điều khiển 3C (đầu những năm 1990).
Là sáng lập viên, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) - có thể được coi như một "think tank", viện tư tưởng đầu tiên độc lập với Nhà nước, phản biện chính sách mạnh mẽ và quyết liệt ở Việt Nam.
Là dịch giả, người mở ra Tủ sách SOS2 chuyên giới thiệu đến độc giả Việt Nam những tác phẩm chọn lọc, kinh điển, "có thể được coi như phần linh hồn quan trọng nhất để vận hành xã hội", về luật pháp, chính trị, xã hội, kinh tế... Một số cuốn sách nổi tiếng của SOS2 mà các bạn có thể tìm đọc: "Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường", "Hệ thống xã hội chủ nghĩa" (tác giả János Kornai, Nguyễn Quang A dịch từ tiếng Hungary), "Xã hội mở và kẻ thù của nó" (Karl Popper, dịch từ tiếng Anh), "Xã hội tri thức, quản lý kinh doanh, xã hội, nhà nước" (tác giả là ông trùm quản trị học Peter Drucker), v.v.
Là sáng lập viên của Diễn đàn Xã hội Dân sự (năm 2013), một phong trào tập hợp và trao đổi "các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa".
Thời du học ở Hungary, ngành lý thuyết thông tin và điện tử-viễn thông, ông được coi như "thần đồng" của khối khoa học kỹ thuật - khoa học tự nhiên.
Năm 2016 này, ở tuổi 70, ông Nguyễn Quang A lại tiếp tục làm một "cái đầu tiên" nữa: Ông là người đầu tiên trong các nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam công khai tuyên bố ứng cử ĐBQH với tư cách độc lập, và còn hơn thế, là ứng cử viên ĐBQH đầu tiên sử dụng mạng xã hội Facebook để truyền tải các thông điệp của mình.
Thông điệp nổi bật của ông là: QUYỀN TA, TA CỨ LÀM!
Ứng cử, tham gia chính trị, lên tiếng và tham dự vào việc ra quyết định về các vấn đề chính sách (trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình, do chính mình bầu ra)... đó là quyền của mọi công dân ở tất cả các nhà nước dân chủ. Đảng và Nhà nước Việt Nam có dám để như thế không?
Doan Trang

Nguyễn Thanh Hiền: Nagy lecke

Azt hiszem a következő nagy lecke itt számomra az,hogy hogyan emésszek meg ennyi dolgot: mialatt készítem az elektronikus zenéimet az electronic production & sound design szakra,ami remélhetőleg a 2. szakirányom lesz jövő semestertől,fedezem fel a csodákat a saját hangom samplingelésében és szintetizálásában, a napokban tanultam eddig a legtöbbet a zene bizniszről,amikor eljött a montreux-i jazz fest kreatív igazgatója prezentálni, lehetőségem lesz a tavaszi szünetben 19 diákkal 4 napos Broadway workshopra New Yorkban, készülök az International Folk Festivalra,ahol mikrotonális éneklést tanulok és magyar-roma népdalokat éneklek, készülök a super mainstream Singers Showcasere, hangszerelem és írom a koncertpartitúrámat nagy fuvós zenekarra bossanova/afrokubai stílusban az Arranging vizsgára,és mindegyiket túlságosan élvezem. Emellett egyre egyértelműbb az,amiben a művészi énem szeretne a legjobban elmélyedni. A végtelenségig bővül, közben pedig specializálódik. Hihetetlen,hogy a zene ennyi aspektusa nyitja ki az elmémet és a szívemet. Megérkeztem a Berkleere!!! Love!

Người Mỹ, người Việt

Mới đây, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã đăng trên trang cá nhân của mình một số nhận xét về sự khác biệt giữa người Việt Nam và người Mỹ.

Ông Nguyễn Quang Thiều chia sẻ: “Sau mấy lần đi Mỹ, một buổi chiều nhàn rỗi, chẳng biết làm gì, tôi ngồi và thử so sánh vui một vài điểm giữa người Mỹ và người Việt. Không phải so sánh nào cũng đúng và cũng không có mục đích gì. Dù thế nào cũng xin những người đọc bài này (cả người Mỹ và người Việt) đừng “tự ái”.
VietNamNet xin trích đăng bài viết này:
- Người Mỹ giàu nhưng ít tiền mặt, người Việt nghèo nhưng lắm tiền mặt.
- Người Mỹ yêu chó, người Việt yêu thịt chó.
- Người Mỹ làm chuồng cho chim về ở, người Việt làm bẫy để bắt chim.
- Khi gặp nhau người Mỹ hỏi có khỏe không, người Việt hỏi làm ăn thế nào.
- Người Mỹ vay tiền ngân hàng để mua nhà, người Việt vay tiền bạn bè để xây nhà.
- Người Mỹ thăm nhau tặng hoa, người Việt thăm nhau tặng phong bì.


- Người Mỹ xem hồ sơ của người xin việc để quyết định nhận hay không, còn người Việt thì xem hồ sơ của bố người xin việc hoặc xem phong bì không đựng hồ sơ.
- Người Mỹ xin việc thì đến công sở gặp giám đốc, người Việt xin việc thì đến nhà riêng giám đốc.
- Thư ký của giám đốc người Mỹ thì mang hồ sơ, thư ký của giám đốc người Việt thì mang son phấn.
- Người Mỹ ăn ức gà còn người Việt thích đùi gà.
- Nhà hàng Mỹ giới hạn khách uống rượu, nhà hàng Việt rủ rê khách uống rượu.
- Buổi trưa người Việt ngủ, người Mỹ đọc sách.
- Người Mỹ ăn sáng xong thì đến công sở làm việc, người Việt đến công sở và sau đó đi ăn sáng, cà phê và tán gẫu.

- Người Mỹ va chạm nhau trên đường thì xin lỗi nhau, người Việt va chạm nhau thì gây gổ nhau.
- Người Mỹ vừa uống cà phê vừa đọc sách, người Việt vừa uống cà phê vừa nhắn tin.
- Người Mỹ thấy đèn đỏ thì tìm cách dừng lại, người Việt thấy đèn đỏ thì tìm cách vượt qua.
- Người Mỹ rủ nhau đi ăn thì chia nhau trả tiền, người Việt ai rủ thì người đó chi.
- Bố mẹ người Việt đến thăm con thì ngủ trên giường, bố mẹ người Mỹ đến thăm con thì ngủ trên ghế (nếu không có đủ giường)
- Người Mỹ dùng điện thoại di động để nói : tôi đang ở chỗ nào, người Việt dùng điện thoại di động để giấu nơi mình đang ở.
- Người Mỹ dùng nhà nghỉ (motel) để nghỉ đêm giữa chuyến đi dài, người Việt dùng nhà nghỉ để nghỉ trưa giữa hai buổi làm việc.

- Ở Mỹ, Sếp đến thăm nhân viên khi nhân viên đau ốm, ở Việt Nam, nhân viên đến thăm Sếp khi Sếp được thăng chức.
- Người Mỹ lên Sếp thì gầy, người Việt lên Sếp thì béo.
- Người Mỹ chặt một cây thì trồng ba cây, người Việt chặt ba cây thì trồng một cây.
- Người Mỹ im lặng để nghe người khác nói, người Việt bắt người khác im lặng để nghe mình nói
- Ở Mỹ, người đi tìm thùng rác, ở Việt Nam, thùng rác đi tìm người
- Người Mỹ ăn rất nhiều ở bữa tối, người Việt lại uống rất nhiều .
- Người Mỹ uống một chai rượu chỉ trong một bữa, người Việt lai rai chai rượu cả ngày.
- Người Việt thích bố mẹ già ở nhà mình, người Mỹ thích bố mẹ già ở nhà dưỡng lão.
- Người Mỹ trồng cỏ trong vườn, người Việt thì nhổ.
- Các ông chồng Mỹ cho vợ vay tiền, các ông chồng Việt Nam nộp tiền cho vợ.
- Người Mỹ thích cụ thể, người Việt thích chung chung.
- Ở Việt Nam dân nịnh lãnh đạo, ở Mỹ lãnh đạo nịnh dân.
- Người Mỹ tìm cách được nghỉ hưu, người Việt đến tuổi hưu tìm cách ở lại.
Nguồn: Vietnamnet

Khẩu hiệu của anh Quang A

Người dân có quyền thì cứ thực hành, không cần ai cho phép, ban phát cả; nên, lẩy Phạm Duy, khẩu hiệu bầu cử của mình là đây:


Nguyễn Quang A

Great men


Nghe nhạc cuối tuần: Liszt Ferenc

Love Dream
Giấc mơ tình yêu
Có một thời nhân loại đột biến về văn minh, bỗng dưng có nhiều người tài hoa xuất thế . Chỉ riêng phần âm nhạc cũng có bao nhiêu người tài .
Hôm nay cuối tuần, thảnh thơi, lặng nghe một thiên tài của dương cầm thánh thót cho chúng ta thưởng thức . Xin mời nghe bài dương cầm do Franz Liszt sáng tác , nhà dương cầm người Hung, cho ta nghe ngày cuối tuần thảnh thơi .
Liebestraum (Love Dream)
Franz Liszt



Từ FB Nguyễn Trọng Bình

Saturday, February 27, 2016

Xứ Đông Dương tái bản

Bìa mới của cuốn Xứ Đông Dương tái bản đây các bạn nhé.

Cuốn sách đã hiệu đính xong, sẽ xuất bản vào ngày 15/3/2016 và kịp Hội chợ Sách TP HCM..
Bìa có sửa đổi chút để phân biệt với bản đầu tiên..
Tuy nhiên, chúng tôi chưa xong chính sách bán hàng, đổi sách, nên chưa công bố được việc này..
Hẹn mng vài ngày nữa sẽ có công bố chính thức nhé.
Để thuận tiện, mng vui lòng gửi email về địa chỉ xudongduong@alphabooks.vn để trao đổi trước, đưa ra các yêu cầu.. và bạn Ly ở Alpha sẽ chuẩn bị trước và trả lời. Sr là tôi không trực tiếp trả lời thư của các bạn được, mong mng thông cảm..
tks.
Nguyễn Cảnh Bình

DREAM EDUCATION?

Nền giáo dục trong mơ của tôi. Tôi thực sự không thỏa mãn với những nền giáo dục mà tôi đã có tiếp xúc trực tiếp dù lạc hậu hay tiên tiến. Dù ở bậc đại học hay cơ sở, dù được chuẩn bị kỹ lưỡng thế nào, các chương trình đào tạo cũng có vô khối những môn nhảm nhí, nhồi sọ không mang lại một chút kiến thức và kỹ năng ích lợi nào.
Trong một nền giáo dục lý tưởng trong mơ của tôi, có lẽ chỉ nên đặt các kỳ thi chuyển cấp với những tiêu chí về kỹ năng và kiến thức bắt buộc. Học sinh không cần phải qua các lớp tuần tự, với một chương trình chết cứng mà có thể tự chọn cho mình các môn học họ thấy thực sự cần thiết. Học sinh có thể học ở nhà với cha mẹ hoặc tự học hoặc ghi danh vào một số lớp, miễn là trả được thi vào cuối cấp. Ngược với hệ thống hiện nay, không nhất thiết phải quy định số tuổi cho mỗi kỳ thi hết cấp. Muốn thi lúc nào cũng được. Chỉ cần đòi hỏi các bằng bậc dưới là có thể thi bậc trên. Tách hẳn việc thi ra khỏi việc dạy, để đi vào thực chất. Và để kết quả thi không còn may rủi như hiện nay.
Trước mắt ở bậc tiểu học sẽ có một số môn bắt buộc như làm tính, đọc, viết, kỹ năng phân tích, kỹ năng sống. Tôi nghĩ tiểu học cũng như một cái camp. Để trẻ đến sinh hoạt, vui chơi và tập làm việc, bắt đầu từ việc tự lo cho mình như nấu ăn dọn dẹp. Chúng sẽ làm cùng nhau, thấy thích thú và tạo thành thói quen và kỹ năng sống, kể cả kỹ năng sinh tồn.
Thực sự không phải học sinh nào cũng biết tự đặt cho mình một chương trình học từ sớm. Do đó, để hệ thống này hoạt động cần ba điều kiện: Thứ nhất, ngay từ tiểu học các thày dạy cũng phải đủ sức hướng dẫn theo cách để học sinh có ý thức tự phát hiện ra nhu cầu về kiến thức và kỹ năng. Thứ hai, phải có hệ thống tư vấn cho học sinh về chọn môn học. Thứ ba, tham gia vào công việc thực sự. Từ cấp trung học, học sinh sẽ bắt đầu phải tham gia công việc nào đó, dù là giản đơn, không phân biệt lao động chân tay, sáng tạo hay sáng chế. Trẻ có thể chọn lựa, thay đổi để tìm cho mình những công việc phù hợp. Những công việc này không phải là vờ vẫn như những giờ thể dục, công nghiệp hay dạy nghề hiện tại. Các nghề như thủ công, lắp ráp, dọn dẹp, dệt may, nhập liệu cho đến phụ tá nghiên cứu, lập trình đều có thể làm tốt nếu có người hướng dẫn phù hợp. Trong công việc việc phát hiện ra nhu cầu học, tự nghiên cứu cải tiến và làm việc theo nhóm hết sức quan trọng. Kết thúc trung học học sinh phải đủ kỹ năng để có thể tự nuôi sống mình nếu cần và họ hiểu rằng để sống và làm việc tốt cần phải học thêm những gì.
Mọi học sinh tốt nghiệp trung học đều có quyền vào đại học hoặc các trường dạy nghề theo ý thích. Tất nhiên trường dạy nghề cũng không được đầy những môn nhảm nhí, với những ông thầy thất bại trong sự nghiệp khoa cử miễn cưỡng kiếm sống như hiện nay. Thầy phải là các bác thợ cả đáng kính, có kiến thức và có tay nghề tinh xảo. Muốn theo học phải đổ mồ hôi. Cũng không nên dựng một hàng rào giữa hai hệ thống này. Không có gì cản trở một nhà toán học có khả năng thiết kế và thi công một hệ thống điện, nhà vật lý có thể xây nhà, nhà hóa học thạo nghề phay tiện. Thậm chí một xã hội như thế khá lý thú và đáng sống, không phải nghe những bài huấn thị đạo đức rỗng tuếch.
Cố nhiên trong một hệ thống như thế không có hàng rào giữa các ngành khoa học. Vào đại học sinh viên phải lo chọn một nhóm làm việc thiết kế, nghiên cứu, khởi nghiệp và tham gia thi công, thực thi, kinh doanh trong các lĩnh vực đó vừa học các môn cần thiết. Khi cảm thấy đủ năng lực để dự kỳ thì tốt nghiệp với đòi hỏi cao cả về kỹ năng, năng lực tư duy và kiến thức, sinh viên có thể ghi danh để lấy bằng. Mọi người đều có cơ hội học những bài giảng có chất lượng cao nhất phù hợp với mình dù là online hay ở lớp thực sự.
Tất nhiên, hệ thống giáo dục như thế trước mắt chưa thể thích hợp ngay với tất cả mọi người, nhưng việc có các trường theo phong cách như thế hoàn toàn khả thi. Nhất là trong thời đại công nghệ như hiện nay.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

SAO TỰ TRÓI TAY, BỊT MẮT GIỮA THẾ GIỚI HỘI NHẬP?

Tuần qua, đọc trên mạng thấy thiên hạ phê phán, kêu gọi tẩy chay hàng loạt cuốn sách đồ sộ về Đặng Tiểu Bình. Giật mình thấy, nếu có quá nhiều nhà xuất bản Việt Nam rất khách quan vô tư dịch và in nguyên si sách của Tàu ca ngợi nhân vật nổi tiếng này, thì sao lại không có đến một cuốn sách nào của tác giả Việt Nam nghiên cứu về ĐTB, trong đó có câu chuyện mà kẻ xâm lược, kẻ giết người hàng loạt Đặng Tiểu Bình xua quân tấn công toàn tuyến biên giới Bắc Việt Nam, để "dạy cho Việt Nam một bài học" ? 

Không ai nói lại hay được phép nói lại sự thật đẫm máu năm 1979? Tôi nhớ lại không khí căng thẳng tại cuộc họp điểm báo tháng 2 năm 1997, khi Đặng Tiểu Bình tạ thế, tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn đã có bài viết về tư tưởng cải cách kinh tế của nhân vật, đồng thời nói rõ Đặng Tiểu Bình LÀ KẺ ĐÃ PHÁT ĐỘNG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM. Tiếp nhận phê phán nặng nề từ ban tuyên huấn, Tổng Biên tập Võ Như Lanh điềm tĩnh trả lời, đó là sự thật lịch sử và tôi là nhà báo Việt Nam, tôi có trách nhiệm nhắc bạn đọc của tôi về điều đó.
Sau này, trong bài báo tưởng nhớ anh (vẫn còn trên mạng), ban biên tập TBKTSG còn nhắc quan điểm này: “Anh cho rằng một khi đã tin tưởng điều gì là đúng và cần thiết phải thông tin thì hãy thông tin, sau khi đã cân nhắc đầy đủ lợi hại và sẵn sàng đón nhận những khó khăn có thể đến. Như khi Đặng Tiểu Bình qua đời vào tháng 2-1997, anh đã chủ trương đưa tin nói rõ cả những mặt sáng và mặt tối của nhân vật này”.
Nói chuyện Đặng Tiểu Bình, không thể không buồn cười nhớ tới nhân vật được biết đến nhiều hơn và ái mộ rộng khắp Việt Nam: vua Càn Long. Nhiều tháng, năm, truyền hình Việt Nam chiếu liên tu bất tận những tập phim về vị “minh quân xuất chúng” Càn Long khiến khán giả Việt yêu quí say mê, rồi yêu luôn tài tử Trương Khiết Lâm, Trương Quốc Lập. Nhiều ký sự về đời tình ái của hai tài tử này một dạo bán rất chạy, giăng đầy mặt báo . 
Duy có những điều về vua Càn Long liên quan trực tiếp tới Việt Nam thì hầu như rất xa lạ, hầu như sau này chưa thấy báo nói tới. Tháng 7 năm 1788, Lê Chiêu Thống sai người sang Trung Quốc cầu viện.. Cuối năm 1788, chính vua Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy hơn 29 vạn quân, hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam, vào chiếm đóng Thăng Long. Đúng ngày22 tháng 12 năm 1788, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Đêm 30 Tết âm lịch, quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, và trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu - 1789, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy, tổn thất lớn. 
Giật mình, 1789-1979. Vậy là từ khi vua Càn Long định chiếm Đại Việt bị thất bại, cho đến cuộc xâm lược của Đặng Tiểu Bình là tròn 190 năm. Những mảnh lịch sử Việt Nam liên hệ đến họ đã được nói rõ ràng, công bằng đến đâu?
Chuyện đó cũ, còn chuyện này mới tinh. Hôm qua, tờ Petrotimes đưa tin: Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 25/2 có bài kêu gọi quân đội nước này hãy “dạy cho Mỹ một bài học” nếu Washington tiếp tục có những hành động táo bạo. Tờ báo cũng chung gốc với Nhân Dân Nhật Báo là Hoàn cầu Thời báo thì rổn rảng hơn, quy cho Mỹ đang làm rùm beng chuyện Trung Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 ở Hoàng Sa.""là không chỉ gây áp lực cho Bắc Kinh về vấn đề biển Đông mà còn kích động xung đột giữa Bắc Kinh với các nước khác”.
TQ có đánh Mỹ không? Chưa biết. Tuy vậy, điều lạ là lần này, TQ xả cảng cho cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng và nhà nước TQ nhắm thẳng Mỹ mà hăm dọa kích động như vậy.
Rõ ràng là TQ đã cân nhắc kỹ, đã chơi rất bản lĩnh, rất có tính toán trong cuộc chiến truyền thông. Binh chủng nào, lúc nào, nói gì, "ton" gì, nhắm vào ai...là có đủ loại để nghênh chiến, thay đổi rất linh hoạt để đạt nhưng kết quả khác nhau, chứ không hoàn toàn đồng phục và đơn điệu nhàm chán.
Nhớ hồi chiến tranh, ta đánh ba thứ quân, phối hợp chính quy với du kích. Vậy sao lúc ngư dân sôi sục vì bị rượt đuổi, bắn, giết, cướp tàu khi ra khơi làm ăn trong biển của mình thì báo chí của Mặt trân, của Hội nghề cá, của Hội phụ nữ, thanh niên...không thể lên án tội ác, đòi bồi thường, đòi quốc tế có thái độ với kẻ ý lớn hiếp đáp? Nhiều loại báo, đại diện nhiều đối tượng nhiều giọng, nhiều nội dung, nhiều cách thức tham gia linh hoạt vào cuộc chiến; mà bây giờ làm vậy cũng là “học” cách họ đang xài đủ thứ binh chủng vậy thôi.
Rõ ràng trong một thế giới hội nhập, ta cần tính lại chiến lược, sách lược cho cuộc chiến truyền thông. Sách nghiên cứu về chiến lược của kẻ thù phương Bắc xâm lược Việt Nam. Phim về cuộc tiến quân anh hùng của Quang Trung và biềt bao anh hùng khác. Báo chí của nhiều tầng lớp nhân dân vốn trực tiếp hứng chịu nhiều đau thương tang tóc từ kẽ thù, lẽ nào chỉ có sự câm lặng đồng phục?.

copy từ FB Anh Tuấn Vũ

Quyền tự do trên mạng XH

Từ vài ngày nay, các trang wordpress bị nhà mạng chặn triệt để. Một số facebooker bị tin tặc chiếm tài khoản, hoặc phải chịu sức ép để tạm thời khoá tài khoản. Đây là những dấu hiệu cho thấy phạm vi tự do ngôn luận đang bị thu hẹp lại. Lý do là gì? Liệu đây là một hiện tượng mang tính thời điểm liên quan đến câu chuyện safari ở Phú quốc, hay đây là một chiều hướng chung đáng lo ngại. Nếu để ý quan sát, sớm muộn bạn sẽ có câu trả lời. Chẳng hạn nếu trong tương lai gần tài khoản fb của tôi bị hacked thì câu trả lời sẽ khá là hiển nhiên. Nhưng có lẽ điều này ít có khả năng xảy ra.
Đánh giá một xã hội, một thể chế chính trị là việc vô cùng khó. Thứ nhất, không ai có thông tin đầy đủ. Thứ hai, mỗi người có chỉ tiêu khác nhau: tự do, bình đẳng, bác ái hoặc đơn thuần là sự phồn vinh. Theo quan điểm riêng của tôi, tự do là quan trọng nhất, vì nếu bình đẳng, bác ái không được đặt trên nền tảng tự do, một sự bình đẳng và bác ái có tính chất cưỡng bức, hoặc vì phải hùa theo đám đông, thì không có nhiều giá trị, hoặc ít nhất không phải là cái bình đẳng, bác ái mà tôi muốn.
Tất nhiên có người khác cho rằng phồn vinh là quan trọng nhất, vì không có tiền thì chẳng có cả tự do lẫn bình đẳng, bác ái. Khi nói về những gì giá trị lớn nhất của cuộc sống, ta nói về cái căn, cái chủ quan nhất của mình, cho nên tranh luận ai đúng ai sai thực ra là rất vô bổ.
Không cần nhắc lại cái câu châm ngôn mà người người nhà nhà gán cho Voltaire rằng cần bảo vệ quyền được nói của người khác ngay cả khi người ta nói trái với ý kiến của mình. Tôi thấy câu này mang tính khẩu hiệu nhiều, tính thuyết phục ít. Tôi cho rằng bảo vệ tự do, trong đó có tự do ngôn luận, là một cái gì đó gần giống giữ gìn sức khoẻ. Bảo vệ tự do của người khác chính là bảo vệ tự do của bản thân mình.
Copy từ FB Chau Ngo

Friday, February 26, 2016

Ước

Một cặp vợ chồng sống gắn bó với nhau suốt 30 năm. Vì thế họ được gặp một bà tiên, bà nói với họ:
- Hai con sống rất gương mẫu. Ta cho mỗi người 1 điều ước.
Người vợ liền nói:
- Con muốn được du lịch vòng quanh thế giới với chồng con.
Bà tiên giơ đũa thần lên và 2 vé máy bay đã nằm trên tay người vợ.
Đến lượt chồng:
- Con muốn có người vợ trẻ hơn mình 30 tuổi.
Bà vợ tỏ vẻ bất bình. Nhưng điều ước vẫn là điều ước. Bà tiên ngoáy đũa và ông chồng lập tức biến thành 1 ông lão 90 tuổi.

(KTNN, No.920)

Bài thơ 471: Buông?

Quả thật không đơn giản,
Một người luôn đúng giờ
Sống với những người khác
Giờ cao su, lờ phờ.
Người không biết nói dối
Sống giữa một cộng đồng
Nói dối không thấy ngượng.
Các bác bảo mệt không?
Xã hội ta thế đấy.
Cái xấu thành thói quen.
Anh nào định sống tốt
Thì bị cho là điên.
Tôi cũng thấy mệt lắm.
Các bác thì thế nào?
Hay ta thử nói dối
Rồi muộn giờ xem sao?
Tôi dám chắc nhiều bác
Từng mệt mỏi như tôi,
Nhưng cuối cùng chán nản,
Rồi phẩy tay buông xuôi.
Nói cách khác, xã hội
Biến họ từ người ngay
Thành những người giả dối
Trong ứng xử hàng ngày.
Tôi, vốn chẳng là thánh,
Là người như mọi người.
Nhưng tôi đang chống đỡ.
Mệt lắm, sống ở đời.
Thái Bá Tân

Bảo tàng: Musée du Louvre

View Rooms French sculptures after renovation © 2016 Louvre Museum / Antoine mongodin


TRƯƠNG CƯ CHÍNH VÀ QUAN DỊCH KINH

Trương Cư Chính là nhà cải cách duy nhất thành công trong lịch sử Trung Quốc. Ông là thứ phụ nội các (Phó Tể tướng) kiêm Lại Bộ Thượng Thư thời vua Long Khánh. Thời vua Vạn Lịch ông là thủ phụ nội các (Tể tướng) cầm quyền trong 10 năm. Có công tích về cải cách chính trị, phát triển kinh tế, phòng giữ biên cương và dạy vua nhỏ tuổi. Nhà Minh từ chỗ mục nát về chính trị, kinh tế suy bại, bị phương Bắc và Nhật Bản đe dọa, chuyển sang mạnh về chính trị, phát triển kinh tế, đánh thắng ngoại xâm. Tuy nhiên do cầm quyền quá cao, ông bị nhiều người ghét. Sau khi ông mất những người chống đối ông vu khống khép tội ông chuyên quyền dẫn đến bị chu di tam tộc.
Trương Cư Chính lên 5 đã biết chữ, lên 7 đã hiểu nghĩa của lục kinh, 12 tuổi đỗ tú tài, 16 tuổi đỗ cử nhân, 23 tuổi đỗ tiến sĩ, thông minh trùm đời. Ông làm quan dưới quyền hai thủ phụ là Nghiêm Tung, người bị coi là đại gian thần số 1 trong lịch sử Trung Quốc, cũng là người rất thông minh tài hoa và Từ Giai. Cũng may được Từ Giai che chở mới thoát nạn. Thế sự thời Long Khánh nát như tương, chốn quan trường đầy cạm bẫy, đấu đá tàn khốc một mất một còn. Do đó Trương Cư chính viết Quan Dịch Kinh chính là tổng kết kinh nghiệm quan trường từ bậc thấp đến tận mức cầm quyền chấp chính thay vua. Quan Dịch Kinh là sách gối đầu giường của Tăng Quốc Phiên đời Thanh.
Quan Dịch Kinh mở đầu: Quân tử sùng đạo yên, tiểu nhân giả đạo yên [1]. thượng bất tự minh, hạ bất tự uế [2]. thành bất cứu thất, bại bất luận đạo dã. trí giả hoặc vu đạo, ngu giả hoặc vu huệ [3]. đạo vô vong, tội vô độn hĩ.
Tạm dịch: Người quân tử tôn sùng đạo vậy, kẻ tiểu nhân giả vờ theo đạo vậy, bên trên không chắc đã sáng, bên dưới không chắc đã bẩn. Khi thành công thì không xét đến việc mất, thất bại thì không thể nói về đạo, người trí thường bị mê hoặc bởi đạo, kẻ ngu thường bị mê hoặc bởi ơn huệ. Đạo không bao giờ suy vong, tội không thể trốn tránh.
Nghe cũng thú vị phết. Không biết có đáng công dịch và bình chú không.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Thursday, February 25, 2016

Happy Birthday George Harrison!

John Lennon and George Harrison of The Beatles performing on 'Shindig!' at Granville Studios, Walham Green, Fulham, London SW6, UK.

Photo by David Redfern


Tanú (Régi de jó!)

Egy ügyvédnek sosem szabad megkérdeznie a tanút, ha nincs felkészülve a válaszra.
Egy kis faluban zajló perben az ügyész behívta első tanúját, egy idős nagymamát. Odalépett a tanúhoz és megkérdezte tőle:
- Takács néni, ismer engem?
Mire a hölgy:
- Persze hogy ismerlek. Gyerekkorod óta ismerlek, és mondhatom, kiábrándultam belőled. Hazudsz, csalod a feleségedet, befolyásolod az embereket, rágalmazod őket a hátuk mögött. Nagy embernek hiszed magad, miközben annyi eszed sincs, mint egy utcaseprőnek. Igen, persze hogy ismerlek.
Az ügyésznek tátva maradt a szája, azt sem tudta, köpjön vagy nyeljen.
Némi gondolkodás után a terem másik végébe mutatott és megkérdezte:
- Takács néni, ismeri a védőügyvédet?
- Hát persze. A védőügyvédet is gyerekkora óta ismerem. Gyenge jellem, italos természetű, senkivel sem tud normális kapcsolatot teremteni és mint ügyvéd egyike a legrosszabbaknak az országban. Hogy el ne felejtsem, ő is csalja a feleségét méghozzá három nővel, az egyik a maga felesége, ügyész úr... Igen, ismerem.
A védőügyvéd sokkot kapott.
Erre a bíró magához kérte az ügyészt és az ügyvédet, és nagyon halkan így szólt hozzájuk:
- Ha bármelyikük megkérdezi a hölgytől, hogy ismer-e engem, esküszöm, hogy börtönben fog megrohadni.

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Những điều trông thấy: BỖNG THẤY NHIỀU... “PHẬT SỐNG”

Thứ năm - 25/02/2016 00:32

(NCTG) Chuyện lùm xùm của Hồ Ngọc Hà và “đại gia kim cương” đang rùm beng khắp các mặt báo và len lỏi vào cả các bữa cơm gia đình, sức nóng của vấn đề nằm ở chỗ người ta gán cho cuộc đời những tuyên ngôn cực hài hước: “Tình yêu không có lỗi”, “đừng phán xét người khác trong khi rảnh rỗi chém gió trên “phây”, v.v...


Tôi thấy xã hội mình nhiều Phật thật đấy! Chẳng biết là chưa đủ từng trải hay cũng nuôi trong mình mộng ước đổi đời bởi những thằng lắm tiền nhiều của mà cứ thấy bênh và hâm mộ, rồi thần tượng nào là Ngọc Trinh, Hồ Ngọc Hà, Ngô Thanh Vân, Thanh Hằng, Phi Thanh Vân… Đã vậy, các phóng viên báo chí - những người được giao trọng trách định hướng dư luận và trong thực tế có quyền lực ghê gớm về mặt đưa thông tin đến xã hội - lại cũng tung hô, bênh vực hết lời! Xã hội lương thiện quá!

Hồi nhỏ, tôi hay đọc những mẩu chuyện, mẩu tin về tội phạm cướp bóc, xâm phạm tình dục trẻ em, đọc những dòng tâm sự đẫm nước mắt của các cô gái về chuyện bị sa ngã, bị lừa đảo, đọc những cuốn tiểu thuyết với những cuộc tình đẹp như mơ… Nhờ đó, kỹ năng bảo vệ bản thân khỏi tội phạm tình dục đã giúp một cô bé tương đối dễ nhìn là tôi thoát được những lần bị kẻ xấu nhòm ngó, giúp tôi nhận ra chân lý đừng bán linh hồn của mình cho những đồng tiền - nhất là tiền bẩn thỉu, giúp tôi sống, lao động ngay thẳng và chân thật…

Giảng đường đại học là nơi tôi luôn tôn thờ, tôi rất thích đi học, vùi đầu vào học dù cũng từng chểnh mảng vì chông chênh trước dòng đời. Nhưng tôi có vấp ngã, cũng hiên ngang bước tiếp, ngẩng cao đầu và cười rạng rỡ vì những điều tôi được chỉ dạy ở nơi đây. Tôi rất thích và luôn lấy những câu nói này làm tôn chỉ cho cuộc sống của mình, và nhờ thế, tôi luôn thấy mình đáng sống: “Việc mình không muốn thì đừng làm cho người khác”; “coi ba mẹ người khác như ba mẹ của mình, nhà của người khác như nhà của mình”, “thân thể của người khác như thân thể của mình”.

Nhìn lại cuộc sống của các “ngôi sao nữ” kia, tôi nhớ đến câu nói của một cô giáo cũ: “Nổi tiếng không có nghĩa là tài năng”. Tôi công nhận cuộc sống của họ hơn rất rất nhiều những con người sáng tới cơ quan chiều về cơm nước gia đình về mặt vật chất. Các cô mặc hàng hiệu, ăn món dát vàng, đi xe chục tỷ, đeo nhẫn mấy chục tỷ, thỉnh thoảng đi từ thiện… mấy ai trong chúng ta có dư giả mà vác mấy chục bao gạo, mấy trăm thùng mỳ đi từ thiện? Nếu chỉ đến đây thôi, họ giỏi làm tiền quá, đáng ngưỡng mộ tấm lòng nhân hậu quá đi chứ!

Nhưng tôi lại thấy như mình thiếu sót cái gì đó trong tôn chỉ sống của mình, làm sao mà lấy nổi các cô này làm thần tượng để noi theo được chứ! Vậy là mình cũng phải đi gọt hàm, nâng ngực, kéo chân, bơm mông…, bỏ tiền ra mua bài viết, tạo “xì căng đan” để nổi tiếng, kiếm vài chục thằng đại gia, hầu ngủ, hầu đủ thứ chúng nó rồi lại lấy tiền của chúng nó đi bơm đi gọt, đi từ thiện, rồi quăng vào mặt vợ con mấy thằng già ấy rằng “tao đẹp, tao có quyền”. Chẹp, cũng mệt phết đấy!

Cũng phải có “tài năng”, phải căng cho cái mặt trơ ra, chèn cái não hẹp vào, khỏi suy nghĩ cứ ăn chơi ngủ nghỉ… thì mới sống thế được! À mà, giờ đàn ông theo hầu phòng các bà “sồn sồn” cũng nở rộ! Cứ thế này, Luật Hôn nhân và Gia đình có khi phải sửa đổi cho “tự do” ấy chứ!

Xã hội lắm Phật quá nên cái gì cũng bỏ qua được. Xưa có câu chuyện “giết người bằng gậy và giết người bằng dao”, người ta bảo đứa giết bằng dao ác hơn! Thời nay không biết “GIẾT CHẾT BẰNG CÁI GÌ?” mới là ác và cần loại bỏ ngay nhỉ?!
Nguyễn Thúy, từ Hà Nội
Nguồn: Nhịp Cầu Thế Giới

Tiểu luận: THÓI THÍCH DÙNG HÀNG NHÁI

Nếu không có tiền dùng hàng bình dân. Có tiền dùng hàng thứ thiệt. Hàng bình dân cốt ở rẻ. Hàng thứ thiệt cốt ở chất lượng. Tiền nào của ấy. Đó là cách nghĩ của Tây. Á Đông ta có thói thích dùng đồ nhái. Thói quen này bắt đầu từ hai đặc điểm: thích khoa trương sĩ diện và "thực bất tri kỳ vị". Thực ra ở Tây cũng có loại gần giống thế này ở thời tiền tư bản ấu trĩ, mà Molière đã chế diễu như thói trưởng giả học làm sang, tiểu thị dân. Nói một cách khác là loạn về chuẩn, do quá tôn sùng các chuẩn và lề thói hình thức.
Thói khoa trương sĩ diện thường thể hiện ở loại người mới trà trộn vào một nhóm xã hội mới, luôn lớn tiếng về các lề thói hình thức để tỏ rằng mình đích thực thuộc về nhóm này. Đằng sau đó là sự sợ hãi bị đặt dấu hỏi về tư cách của họ trong nhóm và khả năng bị văng ra khỏi nhóm. Càng sợ hãi càng bấu chặt vào cái duy nhất họ có được là khoe khoang hình thức. Chính vì tâm trạng căng cứng trong bộ cánh sột soạt hồ chưa giặt, nên họ không có thời gian thưởng thức giá trị thực sự. Đối với họ, trứng cá cũng như lòng lợn, nhưng trứng cá là sang dù là hạng bét. Hãy nhìn những kẻ trọc phú vào nhà hàng yêu cầu rượu nào đắt tiền nhất bất kể loại gì. Khách hàng tiềm năng của hàng nhái đó. Việt Nam một thời nở rộ mốt áo Nato, lông Đức, áo bay,quần bò... mọi người đều giống hệt nhau. Ai cũng cố sắm cho bằng được mấy loại đồ theo chuẩn mực, để thấy mính sang. Thế là đẻ ra hàng nhái. Chất lượng thế nào cũng được miễn là nhìn giống Nato, lông Đức, áo bay, quần bò. Cũng là một biến tướng của thói dùng hàng nhái.
Đừng tưởng hàng nhái chỉ là mê mấy thứ đồ tầm tầm. Ngày nay, nhái có đến cả những thứ như túi xách đắt tiền. Những đồ này không hề rẻ. Túi hàng hiệu vài ngàn đô, túi nhái cũng gần ngàn đô, trong khi những loại tốt hơn nhiều cũng chỉ 200 là cao. Rồi hàng nhái lan cả sang đến những thứ cao cấp hơn như sách. Có ai hỏi đọc sách gì cứ nói Suối nguồn, Đạo của Vật Lý, Thiền Tây Tạng cho chắc ăn. Hàng nhái cũng vào việc lễ bái tâm linh. Mở phủ hầu đồng giá xịn là 500 triệu. Nhưng chỉ có 100 thậm chí 20 cũng mở được phủ cũng hầu được đồng.
Đừng tưởng hàng nhái chỉ có ở mấy thứ xằng xiên dân trí thấp. Có cả chức vụ nhái, bằng cấp nhái thậm chí làm khoa học nhái. Những đồ nhái này không phải là của giả nhé. Chức vụ thật, bằng cấp thật, công trình thật 100% chỉ có chất lượng là nhái. Mua quan bán tước, bằng cấp cũng từ đó mà ra. Nếu chơi cờ xì tiền ra để đối thủ chịu thua thì còn gì là lý thú. Nếu ai cũng nghĩ như thế thì làm có đồ nhái. Chức năng của chức vụ bằng cấp nhái là để trưng diện chứ không phải để dùng, để làm việc thật sự. Bàn về mấy chuyện này dễ nhàm vì nhan nhản. Nhưng làm khoa học cũng có nhái mới là chuyện hay. Chuyện gian trá đạo văn là chuyện trẻ con, mua sản phẩm công nghệ ở Thẩm Quyến dán lại nhãn mác nghiệm thu thành đề tài khoa học, đóng gói mã nguồn mở thành sản phẩm dự thi nhân tài, tất cả đều là loại trình độ thấp, chưa đáng nói. Thậm chí các bài báo khoa học đăng ISI là tiêu chuẩn đáng mơ ước cho nhiều giáo sư tiến sĩ cũng nhái nốt. Loại nhái này mới khó trị. Một nhà khoa học có một cách nào đó, chẳng hạn viết chung với một ai đó, có được một công trình đăng ISI. Rồi sau đấy ra hàng loạt bài tựa tựa như nhau, vô thưởng vô phạt. Kiểu công trình tầm cỡ nhân 2 số thật to với nhau. Muốn nói là mới thì hẳn là mới, vì chưa có đứa nào đủ ngu và điên để nhân hai số như vậy với nhau. Muốn nói là khó, thì hẳn là khó, nhân hai số thật to mất khối thời gian, bác học loại xịn tính thử cũng sai như chơi. Nhưng hỏi ý nghĩa gì trong thời đại máy tính thì chịu. Loại công trình đó chiếm tỷ lệ không nhỏ trong các giáo sư hàng đầu. Ở đây nói hàng đầu là không tính loại giáo sư cắt dán, đạo văn trong những ngành kém phát triển. Nếu có ai đó nói làm khoa học như thế thà cuốc đất còn hơn, thì đó là chưa hiểu tâm lý hàng nhái.
Hàng tiêu dùng nhái sẽ bóp chết công nghiệp. Hàng xa xỉ nhái sẽ còn mạnh hơn thế nhiều. Suy cho cùng hàng xa xỉ nhái sinh ra là để đáp ứng tâm lý thích hàng nhái của tiểu thị dân khoa học, tiểu thị dân giáo dục và tiểu thị dân quan trường.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)