Tào Tháo là Ngụy Vũ Đế nhà Ngụy. Khi sống ông là tôi nhà Hán, Thừa tướng, tước Ngụy Vương, được phong dùng Cửu Tích. Gia Cát Lượng là tôi nhà Thục Hán, Thừa tướng kiêm Đại tướng quân, tước Võ hầu cũng được dùng Cửu Tích.
Công đức hai người khó so, một là bậc vương giả trùm đời, như hổ ngồi nắm Trung Nguyên sai khiến chư hầu, một là viễn thần ở xứ Thục khỉ ho cò gáy.
Nhưng hàng trăm năm Tháo bị cho là gian tặc, tham lam, tiếm lạm, gian xảo, Lượng được tôn là trung thần tài giỏi và về bồi dưỡng nhân tài, chăm dân và dùng binh như thần.
Một trong những người tài đệ nhất thì cho Lượng là "điêu toa xảo trá". Đến gần đây mới có trào lưu các học giả khen Tháo chê Lượng.
Vậy thực hư thế nào? Cũng khó nói vì nhiều quan điểm đánh giá khác nhau. Nhưng nếu nhìn về các yếu tố sau đây: a) Hành trạng b) Kết quả c) Năng lực d) Tiến bộ xã hội e) Cơm áo cho dân f) Trước tác. Thì Tháo đều vượt trội.
Túm lại: Có một chiến dịch bôi bẩn Tháo dựa trên các định kiến của các hủ nho không cho ai xác minh. Nhưng cuối cùng phải có những tiêu chí cụ thể. Há có thể đánh giá Tháo thấp vì Tháo chết trước để Lượng hoa chân múa tay với bọn Tào Chân? Há có thể đánh giá Tháo thấp theo các ngụy tín hủ nho?
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Bxchung Vuong: Luật của Tam Quốc là thời thế sinh Anh Hùng, Trời đất sinh nhân kiệt. Cái đó rất phù hợp với chuyện được cơ cấu ở Việt Nam. Có lẽ khai thác khía cạnh tận dụng thời thế là hay các trường hợp luận nhân vật dễ làm ta sai đường khi không sinh đúng thời thế.
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Anh tưởng cơ cấu tức là thời thế đẻ ra anh hùng :)
DeleteBxchung Vuong: Cái này khác Tam Quốc, Tam Quốc cần người tài,đức, mưu lược... Cơ cấu cần bạn có nhiều Bác Hồ, dám...
DeleteBxchung Vuong: Chém gió với Đại ca vui vậy thôi. Hôm nọ tìm cái Ảnh của Anh từ mặt đàn ông thành người đàn bà hóa ra trên CIA book, em đóc cuốn đó rồi. Khâm phục và cảm ơn Anh.
ReplyDeleteCó một lần có người nói, Thời báo Time phỏng vấn Mao chủ tịch trong thư phòng. Chủ tịch nói các anh thấy tôi các khác các hoàng đế trung hoa xưa? Phóng viên hiểu ra tay này là tính thần dân tộc Đại hán. Phóng viên hỏi tiếp vậy nền tảng lý luận của ngài để cai trị nước Trung hoa là gì? Chủ tích trả lời tôi dúng 2 cuốn : Thủy Hử (Cách thức tiến cử người) và Tây du ký (Quan hệ Lãnh đạo và xã hội). Em ngẫm thấy cái này gần với xã hội Trung QUốc Hậu thanh hơn, có thể xem là bài học cho VN khi các cán bộ tổ chức cơ bản từ trung Quốc về?
Đinh Hùng: Có lẽ hơi khó so sánh Gia Cát Lượng với Tào Tháo vì một người là mưu sĩ, một người mưu đồ bá vương. Có thể so sánh Gia Cát Lượng với Quách Gia, Tư Mã Ý. Còn Tào Tháo thì so sánh với Tôn Sách, Lưu Bị thì dễ so sánh hơn. Văn học phần nào đã thần thành hóa Gia Cát Lượng. Còn Tào Tháo bị dìm hàng vì át ngôi vua. Văn học cổ thường văn học hóa lịch sử theo xu hướng chính tà, xấu tốt :)
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Tính từ đoạn làm Thừa Tướng trở đi.
DeleteBxchung Vuong: Câu chuyện so sánh là khó thật, em nghĩ tác giả đã đặt ra câu chuyện Tào Tháo luận Anh Hùng. Trong đó không có các nhân vật như đã nêu. Em nghĩ Tào nên so với người bị Tào Tháo lật đỏ: Đổng Chác, Lưu Bị và Tôn Quyền. Còn lớp quân sư và cầm trận giống như các manager không phải là các leader như đã bàn. Xin góp tý tẹo cúng cả nhà
ReplyDeleteBxchung Vuong: Em gửi bộ tiêu chí này để có thể nhận định Tào tháo nên so với những nhân vật nào? Tiêu chí Lãnh đạo Quản lý
ReplyDeleteBản chất Thay đổi Ổn định
Tập trung Lãnh đạo con người Quản lý công việc
Có Người đi theo Cấp dưới/Nhân viên
Tìm kiếm Tầm nhìn Mục tiêu
Mức độ cụ thể Định hướng Lên kế hoạch cụ thể
Quyền lực Uy tín cá nhân Quyền lực chuẩn tắc
Tác động đến Trái tim Trí óc
Năng lượng Đam mê Điều khiển
Mức độ năng động Chủ động đi trước Bị động, phòng vệ
Thuyết phục “Bán” ý tưởng “Bảo” người khác làm theo
Phong cách Chuyển đổi tâm lý con người Áp đặt tâm lý con người
Trao đổi Niềm hăng say làm việc Tiền – Công việc
Rủi ro Chấp nhận – tìm kiếm rủi ro Tối thiểu hóa rủi ro
Nguyên tắc Phá bỏ nguyên tắc Lập ra nguyên tắc
Xung đột Sử dụng xung đột Tránh xung đột
Định hướng Đường mới Đường đã có
Đổ lỗi Nhận lỗi về mình Đổ lỗi cho người khác
Bxchung Vuong: Vừa rồi học ở HVCT HCM thấy cá Bác cứ gép Lãnh đạo và quản lý làm 1
ReplyDeleteBxchung Vuong: Thực ra là các biết không phải nhưng vì triết lý Đảng Lãnh đạo trực tiếp toàn diện, thực hiện phân công phối hợp điều động các nhân sự cấp cao. Do đó các Bác buộc phỉa dạy Quản lý, lãnh đạo = Lãnh đạo + quản lý = 1 chức danh
ReplyDeleteBxchung Vuong: Ở quê ta em nghĩ nếu lấy Tam Quốc để so 3 vùng trên lãnh thổ thì quá nặng vì Việt Nam quá nhỏ. Nếu xét tự tay thu phục Giang sơn thì Phía Bắc giống mạnh tào nhiều hơn, Truyền nối các đã có giống miền trung, độc lập phát triển kinh tế trước thì Miền nam giống Đông ngô hơn.
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Thế của Việt Nam tuy có Bắc Trung Nam nhưng không phải Tam Quốc mà Nam Bắc phân tranh
DeleteBxchung Vuong: trở lại với việc Lãnh đạo công quản lý làm 1 thì có Duy Nhất Tào tháo đáp ứng được. Ông ta vừa đánh trận giỏi (Quản lý) vừa có Mưu đồ sự lớn của một người Lãnh đạo.
ReplyDeleteBxchung Vuong: Nhớ lại hình tương một người kinh doanh được thời báo Hồng Kông bình chọn, nhân vật được lựa chọn là Lỗ Túc (Vì chữ tín, vì lợi lớn và ...). Các bác xem giúp có phải là đòn du ngủ Thế giới không? Em Không tin lắm
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Lỗ Túc là người có tầm nhìn chiến lược, cùng Gia Cát Lượng Tuân Du nhìn ra thế cục chia ba. Du hơn ở thế cờ vào chiếm trung, khống chế chư hầu.
DeleteNguyen Ai Viet: Ở đây có có ý so Tháo và Lượng. Chỉ đặt vấn đề sao xã hội lại cho là yêu Lượng ghét Tháo.
ReplyDelete