Friday, March 11, 2016

Các loại chế

Độ này lạm phát dùng chữ "thể chế", nói thoải mái và tự nhiên. Nghe cải cách thể chế ai cũng thấy hả hê trong bụng. Một số người thì hậm hực nhưng không làm gì được. 
Vừa viết một bài dài về các loại chế, nhưng thấy nó làm một số người hậm hực và hả hê, bao gồm cả người vốn hả hê sinh ra hậm hực, người hậm hực lại hả hê. Mình thấy không tội gì tạo cảm giác mạnh miễn phí, nên xóa béng.
Nhưng phát minh nào cũng muốn thấy ánh sáng mặt trời nên lại phải đào hầm để nói chân lý "vua Midas có tai lừa". Ý tưởng chính là giữa các chữ chế đều có liên hệ và đó chính là nguyên nhân cho sự hả hê và hậm hực, cho dù chữ nghĩa, cũng như suy nghĩ và hành động của Việt Nam ta đang loạn cào cào
Này nhé "Chế độ", "chế định", "thể chế", "định chế", "thiết chế", "cơ chế", "quy chế".
Lạ một cái người ta cứ dùng ào ào, tán thưởng phản đối, mà chẳng ai định nghĩa rõ. Nói đến nỗi ông Google dưa trên công nghệ thống kê việc dùng chữ nghĩa của người Việt cũng lẫn lộn hết trơn.
Nhưng tìm ra điều gì thì đừng hoảng loạn mà trách tôi nhé. Tự mình làm thì mình chịu. Đó là logic và chữ nghĩa nó tự nói không phải tôi nói. Tôi chỉ chỉ ra cái cửa vào lều Trạng mà thôi.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

22 comments:

  1. Bxchung Vuong: Ở VN hay dùng hai từ lẫn là cơ chế và thể chế. Nhưng ẩn ý sâu xa sau hai từ này thấy rất thú vị vì nó có tính ý chí lý luận.

    ReplyDelete
  2. Nguyễn Việt Long: Bác cho đọc ké bài về các loại chế với.

    ReplyDelete
  3. Do Xuan Phuong: "Chế" vốn rộng lớn, người có tầm nhìn hạn hẹp thì không hiểu không bàn được. Lại có người hiểu được một ít nhưng đã vội cho là đủ, ngã mạn thổi vào nên sinh tâm thế hả hê, hậm hực tùy lúc gặp thuận cảnh hay nghịch cảnh.
    Thế nên Kinh Dịch có câu "Dịch là đạo của người quân tử" ý rằng nắm bắt và vận dụng được Dịch (gồm cả "chế") phải là người có trí trừ được ngã mạn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bxchung Vuong: Bạn tra từ điểm Mechanism có nghĩa là cái gì có tính phổ quát khách quan không phụ thuộc vào chủ quan của con người giống như trái đất quay xung quanh mặt trời là một cơ chế vĩnh cửu có tính quy luật (Mê tín gọi là thiên định). Một người truyền thông muốn biến một ý kiến chủ quan của mình thành một quy luật bất định có tính thiên định thì quá kinh. Như vậy người này sẽ không thể đàm phán được. Còn nói về dịch muốn hàm ý mọi sự vận động không có gì cố định người có chí nên nhìn ra quy luật để lựa và tác động là tư duy đổi mới tích cực không phải kiểu tư duy cơ chế bảo thủ. Ngày xưa khi Trung Quốc làm kinh tế thị trường những khái niệm và đánh tráo khái niệm kiểu ngụy biện như ở đây là không có. Họ đầu tư cuốn Đại từ điển kinh tế thị trường để tránh việc suy diễn, Việt Nam có dịch cuốn này đúng 1 lần. Còn về từ thể chế bản chất chính nói về hệ thống thương tầng pháp luật của 1 Quốc gia khi đống nhất 2 khgais niệm này hàm ý : "Ý quả nhân không bao giờsai". Như vậy về chữ nghĩa có thể sai, nhưng về mục đích thì mọi chính trị gia quốc gia đang phát triển hướng tới, một kiểu Thái bình thiên Quốc mới. Xin có vài lời báo cáo cả nhà.

      Delete
    2. Bxchung Vuong: Từ cơ chế vào Việt nam theo cách hiểu của Xô Viết nhưng từ vựng lại từ hán tự nên rất loành ngoành. Thời Xô Viết tất cả mọi vấn đề tư tưởng Xtalin chủ trì và chỉ đạo cụ thể. Thành công của mô hình quản lý cơ chế trong Chiến tranh là đáng ghi nhận, nhưng trong xây dựng đất nước sẽ tạo ra các bạo chúa nông nô. Cơ chế hiểu theo xã hội Xô Viết chính là bản kế hoạch hóa tập trung, có câu rất hay cái gì trên đời không giải quyết thì hỏi chúa, cái gì chúa không làm được thì bản kế hoạch (Kế hoạch háo mệnh lệnh tập trung bao cấp) làm được. Các nước Châu á thíc từ này như Malaysia, Philipin, Trung Quốc, ... mình nghĩ việc đó gắn với mục tiêu cai trị nhiểu hơn quản trị.

      Delete
    3. Do Xuan Phuong: Vấn đề là luôn có người hả hê và có người hậm hực trước các luồng tư tưởng về "chế". Hiểu được nguyên do chuyện này thì mới thông cái stt của anh Việt. Bxchung Vuong.

      Delete
    4. Bxchung Vuong: Cảm ơn Anh Phương, Mình hiểu Anh Việt Muốn trao đổi về ngôn ngữ và sự lạm dụng ngôn ngữ. Mình chưa hiểu Ý bạn nói gì, nếu có thể giải thích thêm. Cảm ơn

      Delete
    5. Do Xuan Phuong: Không phải vấn đề về ngôn ngữ và lạm dụng ngôn ngữ đâu. Anh Việt liệt kê ra mấy cái "chế" thì hàm ý rất rộng, gồm cả những cái mâu thuẫn với nhau như thể chế dân chủ tư sản vs. thể chế xhcn. Người có thiên kiến về một phía thì sinh ra thái độ hả hê khi nghe nói đến cái "chế" cùng phía với mình và ngược lại.

      Delete
    6. Bxchung Vuong: Cảm ơn Anh phương tôi sẽ tìm hiểu thêm. Về mặt quản lý và quản trị tối thấy việc đó là bình thường, không có sự đối lập một cách tuyệt đối như vậy, ví bản chất chế độ chính trị phải phục vụ hạ tầng kinh tế, mà hạ tầng kinh tế cứ cái nào hay là nó dùng, còn lý luận chính trị tác động mạnh đén mức kiểm soát hạ tầng kinh tế thì đấy là ngắn hạn không thế giới này đã thành bắc hàn lâu rồi. Còn về Nội dung Anh bàn tôi chắc phỉa tìm hiểu thêm. Cảm ơn anh.

      Delete
  4. Đinh Hùng: Thể chế tiếng Tây là gì các bọ ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bxchung Vuong: Douglas North và khái niệm thể chế1

      Theo định nghĩa của Douglas North, thể chế là những luật lệ của cuộc chơi trong xã hội (rules
      of the game). Nói chính xác hơn, đó là những ràng buộc do con người tạo ra để để điều chỉnh và
      định hình các tương tác của mình.

      Theo North, vai trò chính của thể chế trong một xã hội là làm giảm tính bất trắc bằng cách cung
      cấp một cấu trúc cho hoạt động trong đời sống hàng ngày. Thể chế còn hướng dẫn sự tương tác
      giữa con người với người, khi chúng ta muốn chào bạn bè trên đường phố, lái xe, mua cam,
      mượn tiền, mở doanh nghiệp, chôn cất một người quá cố. Như vậy, cùng một giao dịch nhưng
      được thực hiện ở các nơi khác nhau sẽ phải theo những luật lệ khác nhau. Theo cách tiếp cận
      này, thể chế xác định và giới hạn tập hợp các lựa chọn của cá nhân.

      Ba cấu thành quan trọng của hệ thống thể chế gồm có thể chế chính thức (thành văn, như luật
      lệ), thể chế phi chính thức (bất thành văn, như tục lệ và các quy tắc xử thế), và các cơ chế và
      biện pháp chế tài. Thể chế có thể do con người sáng tạo, như Hiến pháp của Hoa Kỳ, nhưng
      cũng có thể chỉ được tiến hóa theo thời gian, như tập tục văn hóa. Các ràng buộc thể chế có thể
      bao gồm cả những điều cấm kỵ con người làm, những điều con người có thể làm, hay nên làm.
      Theo cách này, thể chế là cái khung mà con người phải tuân theo khi tương tác với nhau. Phần
      chức năng côt yếu của thể chế là định cái giá của sự vi phạm và mức độ nghiêm trọng của hình
      phạt.

      Không thể phủ nhận thực tế là thể chế không ngừng thay đổi, từ những tục lệ, quy tắc đạo đức,
      cho tới luật thành văn, hợp đồng giữa các cá nhân. Đối với North, theo cách tiếp cận vi mô, sự
      thay đổi thể chế dần dần là do các tổ chức chính trị và kinh tế nhận thức rằng họ có thể làm tốt
      hơn bằng cách thay đổi khung thể chế hiện tại bằng cách nào đó. Nếu thị trường chính trị và
      kinh tế là hiệu quả, có nghĩa là không có chi phí giao dịch, thì mọi lựa chọn sẽ luôn hiệu quả.
      Nhưng các tác nhân luôn phải hành động dựa trên những thông tin không đầy đủ, lựa chọn của
      họ không phải lúc nào cũng hiệu quả. Chi phí giao dịch trong thị trường kinh tế và chính trị
      tượng trưng cho quyền sở hữu không hiệu quả. Đây chính là ý tưởng của Ronald Coase trong
      các phân tích về chi phí giao dịch.

      Delete
  5. Bxchung Vuong: Bác xem thử ta: http://www.uef.edu.vn/.../tap.../2015-05-06-22/1-so-22.pdf
    Tây ta: www.fetp.edu.vn/attachment.aspx?ID=33711
    Bản lưu
    Tương tự

    ReplyDelete
  6. Nguyễn Việt Long: tôi thấy thuật ngữ Việt lộn xộn quá. Institution là thể chế (như ở link trên) hay là thiết chế, định chế?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bxchung Vuong: Dân tài chính hay dịch Financial Institution là định chế tài chính (WB,IMF , các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính) còn trong link dịch với nghĩa là thể chế. Bìa của Việt Nam có một nút thắt là cơ chế từ đó khó chấp nhận được hơn là thể chế. Thiển nghĩ khi nói đến thể chế là nhấn mạnh vai trò của chủ thẻ nào đó, nhưng dịch sang vấn đề cai trị thì đúng nhưng quản trị quốc gia là sai. Xin báo cáo các Quan Bác như vậy. Còn bài như của Việt nam quan điểm Chính phủ to xã hội nhỏ, trong thực tế các nước phát triển thì chính phủ lại nhỏ xã hội to. Có thể đồng chí Chỉnh ủy nào chỉ đạo dịch nên thôi, em nghĩ mình nên coi luật pháp là đầu vào sẽ đơn giản hơn. Giống như người chiến thắng viết lại lịch sử, kẻ đi trước tạo ra luật chơi. Hy vọng các cao thủ như các Bác đóng góp cho cuốn từ điển tiếng Việt sạch như mong muốn của Đại ca Việt về bộ công cụ Việt Boco Han... thì tốt cho Đất nước và con người Việt. Cảm ơn Các Bác. Chúc các Bác ngủ ngon.

      Delete
  7. Nguyen Ai Viet: Vấn đề là thiết chế, định chế, thể chế trong tiếng Việt đều dùng lẫn lộn institution(s). Theo tôi thể chế không dùng số ít. Tiếu lâm nhất là các tự điển mới chú Regime chế độ chỉ chính phủ hàm nghĩa xấu theo cách dùng hiện đại là toàn trị và độc tài Cứ lấy câu mới nhất của TBT "dân chủ đến thế là cùng" Căn cứ vào đó ta không có "chế độ" nào cả. Hoặc anh nào kể công ca ngợi chế độ đều cần bỏ tù vì tội châm biếm xã hội.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Do Xuan Phuong: Mập mờ, đánh tráo khái niệm ... là một trong những thủ đoạn chính trị phổ biến mà anh. :)
      Nếu làm phân tích cơ cấu Nhà nước VN hiện tại thì quả thực rất phức tạp. Cùng một chuỗi sự kiện hay một hệ thống văn bản pháp lý thì người quan sát lại phân ra nhiều thang đo và đánh giá khác nhau. Có người nói bản chất là tư bản mafia hóa dưới cái vỏ XHCN mỵ dân, cũng có người nói là kinh tế thị trường vẫn trong tầm kiểm soát của lực lượng trung thành với độc lập dân tộc, dân chủ ...vv. Vấn đề thang đo lại thuộc bài toán NP-hard nên khó đạt được sự thống nhất cho tất cả những người quan sát.

      Delete
    2. Bxchung Vuong: Thực ra từ khai niệm đi đến kết luận về tổ chức là hơi vội vàng. Theo thiển ý của tôi thì hệ thống nhà nước Việt Nam tổ chức theo hình thức ma trận liên kết chặt, còn mafia tổ chức theo hình thức mẫu hệ (Đàn ông có 1 ong chúa). Bản thử tìm hiểu thêm rồi mình trao đổi tiếp

      Delete
    3. Bxchung Vuong: Thứ hai thủ đoạn chính trị thì mọi quốc giá đều có, việc đánh tráo khái niệm là một trong những kỹ thuật ngụy biện thì trong xã hội nhiều nơi có. Mình đọc cuốn Thuật ngụy biến thấy cúng có việc này nhưng người đọc có thể vận dụng tích cực phát hiện ra các đòn gian rối của đối phương trong kinh doanh hoặc đấu trí, có lẽ như thế chuẩn hơn.

      Delete
    4. Bxchung Vuong: Ý kiến của Anh Việt Hoàn toàn chuẩn: Xuất phát từ một nền mõng ngôn ngữ không chắc chắn, cộng tư duy viển vông láu cá (Trần trọng Kim - Việt Nam sử lược) thì tư duy theo dịch lý các kết quả như hiện nay là tất yếu. Các dự án của Dr Việt rât hữu ích cho mỗi các nhân chúng ta cũng như dân tộc trong việc làm rõ và trong sạch ngôn ngữ thì mới đẻ ra các chủ thuyết được. - Cảm ơn Dr Việt.

      Delete
    5. Bxchung Vuong: Thời Xô viết Bên xanh đưa ra chiến lược các hạt giống lợi ích bên cạnh kẽ của tấm cổng thép (Tổ chức Xô viết) ròi từ đó lợi dụng sự dãn nở vật lý và sự lớn lên của loại cỏ xanh sẽ làm tấm chắn thép đó tự tan vỡ. Bản chất họ phát hiện ra mô hình ma trận liên kết chặt trong tổ chức của Xô Viết, chỉ cần thêm hạt giống cỏ xanh lợi ích sẽ làm tan rã liên kết và hệ thống đó tự sụp đổ. Như vậy về tư duy Chiến lược họ tốt hơn bên đỏ, cách làm đúng nguyên tắc âm dương dúng quy luật để 1 chế độ tự sụp đỏ thoogn qua tác đọng vào hai chấm nhỏ (Mắt cá) trong âm dướng ngũ hành mà tạo ra quy luật. Tôi thấy chiến lược và tư duy Bên xanh khá hay nên làm quy luật bên đỏ tự sụp, còn càng đánh, trực biện tác dúng vào phần cong lại của con cá âm dương bên Đỏ càng chắc, điều đó lý giải tại sao Tổ chức Bên Đỏ rất tốt trong cuộc chiến trực tiếp.

      Delete
    6. Bxchung Vuong: Bên đỏ khi đánh trực diện có uy thế, khi không đánh trực diện cái cổng đó tự sụp đổ.

      Delete
    7. Bxchung Vuong: Tôi thiết nghĩ cho trường hợp này: Ý kiến > khái niệm nhưng ý kiến mãi mãi không bao giờ là giải pháp vì chúng ta không phải là thánh nhân hoặc Vĩ nhân khao học

      Delete