Tôi phải nhận mình có tính xấu: cái gì không biết thì trông cậy vào
người khác. Tuy nhiên, được cái cái gì trót biết thì tra cứu kỹ càng,
trình bày đến gốc rễ, làm người ta cứ tưởng mình thích cãi nhau :-) Thực ra, đối thoại là học thêm, mình cũng chẳng để ý đến "kẻ địch" là ai, họ muốn gì. Có liên quan gì đến mình đâu.
Vấn đề học ngoại ngữ, thấy nó vừa hiển nhiên, vừa là cái mình
không biết gì về lý luận, nhưng thấy xã hội bình luận càng ngày càng
ngứa tai: nào là Hán nô (ĐCM thằng rỗi việc nào nghĩ được từ ác phết),
nào là đề nghị cho con Đảng viên học thí điểm Nga, Trung, nào là Bộ Dục
đang động (xin các vị rỗi hơi, nếu không có ý gì hay, lập luận rõ ràng
thì câm mồm cho người ta làm việc).
Phải nói VN có tín hiệu
phấn khởi về ý thức dân chủ, nên đám đông đang có hứng khởi phản biện.
Tuy nhiên, dân chủ cũng như cầm ly uống rượu vang hay ngậm xì gà, cần có
thời gian học mới đúng cách. Giai đoạn đầu của dân chủ, có một khúc
quanh làm quen khá kệch cỡm. Nhà lãnh đạo cần có charisma, giống Pak
Chong Hee, đối phó mấy ông nghị đổ cứt ra nghị trường để chống đường cao
tốc Bussan-Seoul. Nhưng có vẻ VN sẽ không có những con người quả cảm
như thế, hoặc có mà không thành được lãnh đạo do lý do nào đó. Coi chừng
sẽ sa lầy vào việc cãi nhau hết thời gian về những chuyện vô bổ và lặp
đi lặp lại như đấm bị bông. Đứng về tổng thể xã hội là một sự ngu xuẩn.
Đa số bóp méo ý tưởng của nhau tùy tiện rồi độc thoại, mồm với đầu gối,
tay phải vật tay trái, tay với hạ bộ, đầu với chân. Yoga chẳng ra yoga,
thực là phản tuyên truyền cho dân chủ. Tôi cho rằng người ta phải
qualified để có được quyền dân chủ, rồi mới nên bi bô, phản biện. Chống
lại học hai ngoại ngữ thì phải biết tối thiểu hai ngoại ngữ, chống lại
học Toán thì phải biết toán, chống lại thi trắc nghiệm ít ra cũng phải
pass vài kỳ trắc nghiệm chuẩn như SAT, GMAT, GRE. Sai lầm của cải cách
ruộng đất cần rút kinh nghiệm không phải ở chuyện ruộng đất hay nông
dân, mà không thể trao quyền kích động đám đông cho những người không đủ
hiểu biết.
Quy định về việc học ngoại ngữ cũng như học gì là
quyền của Bộ Giáo Dục và ông Bộ trưởng. Bàn thì có thể cho thoải mái,
nhưng để tham khảo thôi, ý kiến ngu si không thể đánh đồng với công
luận, Bộ trưởng phải đủ quả cảm để quyết.
Việc đặt mục tiêu đưa
tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai sau tiếng Việt, nếu làm được sẽ là một
cuộc cách mạng có tính đột phá. Khỏi phải nói, dân tình ném đá thế nào.
Tất nhiên, dân đen dốt nát, thông cảm được. Bị lợi dụng giật dây để
thành công luận, cũng thông cảm được. Nhưng cần thông cảm thì nghe ý
kiến cho vui để ý làm đếch gì. Còn ai chống nữa, trong bọn gọi là đã
từng đọc sách biết tiếng Anh tiếng U, có học hàm học vị hoặc có chức
quyền ăn nói. Bọn này mới đáng đập. May mắn được nhân dân nuôi ăn học vỗ
béo, để lừa bịp, chống lại quyền lợi lâu dài của nhân dân thế à. Muốn
dân ngu mãi để hưởng đặc lợi à.
Chỉ cần họp một hội đồng (tương
đối lớn) để bàn luận thông qua. Mời khoảng 1-2 ngàn vị cũng được Họp hẳn
1 tháng, bàn cho hết nhẽ. Phóng viên cho vào để tường thuật, trung
thực. Bóp méo, khích động, chống phá xé thẻ tại chỗ, tát vào mặt. Sau đó
đề nghị lên chính phủ, quốc hội thông qua như là quốc sách (cố nhiên
phải vận động hành lang ở Ban Bí Thư, BCT).
Đó là cách làm ngắn
nhất. Đằng này, lại có sức ép nên lại phải đưa tiếng Trung, tiếng Nga
ra thí điểm làm "ngoại ngữ thứ hai" cho "cân bằng chính trị". Thực ra,
chỉ cần tiếng Trung thôi. Tiếng Nga thời nay cần quái gì cho lắm, cũng
như tiếng Nhật Hàn Đức Tây Bồ Ả Rập. Nhưng đã nói Trung là phải nói Nga,
không đám đông lại đấu tố là Hán Gian. Chuyện này thì lờ đi cũng được,
coi là trò đối phó để bảo vệ "ngôn ngữ thứ hai". Nên nhớ "ngoại ngữ thứ
hai" và "ngôn ngữ thứ hai" khác nhau một trời một vực. Nhớ cho là mới
"thí điểm", muốn học không cứ con Đảng viên hay có tiền mới được chắc gì
đã đến phiên con ông mà ông phản đối.
Đằng này thì xì xồ bàn
luận đủ kiểu. Tác hại của nó nhãn tiền. Đối với một nền chính trị đang
nhạy cảm với công luận và các nhà lãnh đạo thiếu charisma như hiện nay,
bàn luận kiểu đó là giết hành động "không muốn làm thì quăng ra đám đông
bàn, có đồng thuận rồi mới làm".
Nói chuyện học hai ngoại ngữ
là khó là không được. Đừng suy số phận bất hạnh của mình ra năng lực
của trẻ. Học ba bốn ngoại ngữ cũng không có gì khó. Từ ngôn ngữ thứ hai
sẽ dễ hơn và việc học ngoại ngữ này sẽ giúp học ngoại ngữ kia. Các khoa
ngoại ngữ ở nước ngoài kể cả phe XHCN cũ đều dạy 2-3 ngoại ngữ cho sinh
viên. Một xã hội tiên tiến, người thường phải biết một ngoại ngữ chính
và phải học 2-3 năm một ngoại ngữ phụ, không quan trọng là tiếng gì, để
sau này họ có thể chọn thêm ngoại ngữ thứ hai và học cho dễ hơn. Thế
thôi. Cãi nhau cái đếch. Sao tôi căm ghét công luận vô bổ và chính sách
quyết định bằng đồng thuận xã hội theo lối trộn mắm tôm với sữa thế này
không biết.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Đỗ Minh Tuấn: Anh viết hùng hồn như sắp mất 10 triệu đô vì dân phản đối. Tôi nói toẹt thế này để khi tụi nó xong vụ này phải nhớ trả công anh xứng chứ dấm dúi chia nhau quên người xả thân chống lại đám đông ghet Tàu ghét Nga để cứu dự án là không được anh ạ! Thực ra, những cái mà anh trích dẫn hằn học về chuyện con đảng viên học là biểu hiện khis cạnh chính trị của vấn đề, dư luận nhìn cao hơn ngoại ngữ và giáo dục để nhìn ra số phận dân tộc trong những dự án ninh bợ Trung Nga đó. Sao anh không đứng từ khoa học giao thông để đập lại những người phản đối đường sắt trên cao Cat Linh Hà Đông? Sao anh không hùng hồn bảo vệ công nghệ thép của Formosa, chửi đám đông ngu dốt? Anh hãy nhìn mọi vấn đè bằng trái tim người dống tống cổ thằng trí thức vào đống bùn Formosa đi, thì anh sẽ bớt căm giận đồng bào để chiến đấu không công cho bầy cướp ngày . Thời gian ấy để bàn về Tam Quốc còn nhiều công đức Khai dân trí và dân khí.
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Anh cho rằng dạy ngoại ngữ là giống Formosa à :-) Còn chuyện mất 10 triệu đô, thì tôi tin là anh cũng không nghĩ vậy. Anh biết rõ tôi, nhưng dùng để bảo vệ quan điểm thôi. Nếu không thiếu lý thì cần gì dùng một cái không đúng hiển nhiên để bảo vệ quan điểm.
DeleteĐỗ Minh Tuấn: Đấy là cách nói hình tượng để mô tả trạng thái và định giá cho status của anh. Vì anh viết vô tư theo cảm hứng kẻ sỹ, nhưng không để ý đến tác dụng khách quan là vô tình hỗ trợ nhóm lợi ích và vô tâm đối đầu với nhạy cảm chính trị của số đông. Và nhạy cảm đó là đáng tôn trọng ngay cả khi nó sai nó méo vì đó là phản xạ tự nhiên của
Deletesố phận giống nòi sau nhiều can qua loạn lạc về chính trị.
Nguyen Ai Viet: Đỗ Minh Tuấn, Tôi chưa bao giờ tin ở số đông dù là cải cách ruộng đất hay bây giờ Chúc anh không bao giờ phải thấy sự vô ơn và man rợ của nó. Hoạt động xã hội là hướng dẫn đám đông chứ không phải bị nó lung lạc Cần đối đầu tôi cũng kg sợ ai nhân danh đám đông. Nói thế kg có nghĩa là tôi kg biết nghe phản biện, có lý sự
DeleteCa Vu Thanh: Tôi thì về cơ bản ủng hộ ý kiến anh AV. Nói chung là đám đông hỗn tạp và thiếu kiến thức cực kỳ nguy hiểm. Tuy vậy, cũng cần cho đám đông phát biểu để biết tình cảm của họ. Cái đó cũng là một cách biểu thị thái độ để thay đổi anh ạ. Việc của người làm chính sách là lắng nghe, phân tích và quyết định theo kiến thức của mình. Tôi chỉ lo nhất là bây giờ (mà không phải chỉ bây giờ, ngày xưa tôi thấy còn tệ hơn) người ta có dùng kiến thức mấy đâu; chủ yếu dùng mưu kế thôi. Nhà cầm quyền không dùng kiến thức mà dùng mưu kế còn nguy hiểm hơn đám đông nhiều.
DeleteNguyen Ai Viet: Ca Vu Thanh, Nhà cầm quyền dùng mưu kế tuy tệ nhưng còn khá. Khi nhà cầm quyền chỉ mị dân và theo đuôi đám đông, là lúc ấy hết cứu vãn. Chỉ cần một cánh bướm là chaos.
DeleteBoristo Nguyen: AV, Bác dây phải hủi rồi, kkk :)
DeleteThanh Le: Quan điểm bác quá....độc đáo! Kiểu này, bác sắp xây được nhà to rồi.... :D
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Có lập luận chứng cứ gì không? Nếu không xin mời biến
DeleteDo Xuan Phuong: Bài này rất trào phúng nhưng không dành cho đại chúng. :)
ReplyDeleteTrọng tâm là cơ cấu dẫn đạo của elite, thì chuyện tụ họp để bàn cho ra nhẽ là việc đương nhiên cần thiết. Có điều ở VN thế nào là elite đủ tư cách dự hội Diên Hồng cũng là một chuyện cần làm rõ ạ.