Saturday, October 1, 2016

NGÃ HỌC DỊCH

Đọc tiếp Chương 3 Hệ Từ Thượng Thiên
Chương này bàn về ý nghĩa của việc gieo quẻ để thu tóm được "tượng" vào một quẻ. Rồi lại từ quẻ mà có lời giải đoán. Lại được làm rõ thêm các khả năng biến của mỗi hào.
Rõ ràng gieo quẻ đã có yếu tố tâm lý của cả người xem. Nhưng làm thế nào loại được yếu tố ngẫu nhiên. Như vậy ắt phải giả thiết có sự tương thông giữa việc gieo quẻ và người xem.
Trường hợp thứ hai, được quẻ gì không quan trọng, vấn đề là giải đoán, cũng là một hiệu ứng tâm lý.
Đọc đến đây, vẫn là mới bắt đầu học Dịch, ghi lại làm tồn nghi để đọc tiếp. Đọc mà không nghi, chẳng thà đừng đọc. Nhưng cũng cởi mở với những cách suy nghĩ mà mình chưa biết. 



Ngã học Dịch [8] Hệ Từ, Thượng Thiên, Chương 3

Nguyên văn:
 者,言    也。爻 者,言    也。
  者,言     也。悔  者,言     也。無  者,善  也。
 故,列      位。齊   者,存  卦。辯   者,存  辭。
   者,存  介。震   者,存  悔。
 故,卦   大,辭   易。辭  者,各    之。
Phiên âm Hán Việt
Thoán giả, ngôn hồ tượng giả dã. Hào giả, ngôn hồ biến giả dã.
Cát hung giả, ngôn hồ kỳ thất đắc dã. Hối lận giả, ngôn hồ kỳ tiểu tỳ dã. Vô cữu giả, thiện bổ quá dã.
Thị cố, liệt quý tiện giả tồn hồ vị. Tề tiểu đại giả, tồn hồ quái. Biện cát hung giả, tồn hồ từ.
Ưu hối lận giả, tồn hồ giới. Chấn vô cữu giả, tồn hồ hối.
Thị cố, quái hữu tiểu đại, từ hữu hiểm dịch. Từ dã giả, các chỉ kỳ sở chi.

Dịch văn
       Thoán nói về tượng. Hào nói về biến hóa.
       Cát hung nói về được mất. Hối hận nói về thiếu sót. Gắng bù lỗi thì được vô tội.
       Vì thế, giữ vị trí của hào để xếp quý tiện, giữ quẻ để sắp đặt lớn nhỏ. 
       Lo hối hận, giữ được giới luật,  làm phấn chấn  sự vô tội, phải giữ sự ăn năn. 
        Vì thế, quẻ có lớn nhỏ, lời có hung hiểm hay bình an, đều hướng tới điều đó

Lời bình của Lệnh Lỗi Dương
      Điểm căn bản của Dịch học là dựa trên khái niệm "tượng" để tìm một lời giải đoán. Cũng giống như phương pháp phân tích khoa học của phương Tây từ dữ liệu đầu vào đưa ra kết luận đầu ra. Cũng là một mối quan hệ nhân quả. Trong một quẻ lại nói về từng hào, là các biến thể khác nhau nhưng có liên quan theo một quy luật nào đó.
      Mục tiêu của Dịch là nói về được mất và đưa ra khuyến nghị về cách hành xử. Dịch không đưa ra cách hành xử tuyệt đối. Con người sinh ra ở đời không ai không có lỗi. Gọi là vô tội tức là biết ăn năn mà sửa lỗi mà thôi.
      Giới luật chính là biết phân biệt thiện ác ngay cả khi ở ranh giới sai một ly thiện trở thành ác, hoặc ác trở thành thiện. Muốn giữ được giới luật phải biết lo mà hối cải. Vì vậy, quẻ có lớn nhỏ, lời từ đều hướng tới nguy hay an. 
     Ở đây người học Dịch nảy sinh băn khoăn nghi hoặc, trong một sự kiện có vô vàn "tượng" là sao tóm gọn được về một quẻ. Dường như ở đây Dịch đã giả thiết có tâm lý của người xem quẻ (và người được xem) xen vào.  Quẻ có liên hệ tới hai tâm lý đó mà được chọn. Biến của hào là liên tục nên có thể hiểu được phương pháp của Dịch, dựa trên biến hóa tuần tự. Hạ không thể sang Đông nếu không qua Thu. Đang đêm phải qua bình minh mới tới được chính ngọ. Đó là khách quan. Tuy vậy, luận đoán tốt xấu cũng phải dựa trên yếu tố tâm lý và chủ quan mà thôi. Từ tượng vốn đã có yếu tố tâm lý, nên lời giải đoán cũng phụ thuộc tâm lý là lẽ đương nhiên.
    Mối quan hệ giữa tâm lý chủ quan và luận đoán gắn liền với các sự kiện khách quan là một điều huyền bí đối với tư duy khoa học và đối với đa số người học ngày nay.
   Điều đó là điểm tồn nghi. Không biết nghi ngờ chẳng thà đừng đọc sách. Nhưng phải cởi mở cho dù mâu thuẫn với điều mình đã biết. Dù sao suy đoán của Dịch tuyệt đối chỉ là xác suất, để dần bù đắp dần dần những chỗ sai như nội dung của chương này. 

 Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

8 comments:

  1. Bxchung Vuong: Em hiểu dịch theo kiểu nhị phân có lẽ đơn giản hơn Anh Việt. hào âm ứng với cố 0, hào dương ứng với số 1. Như vậy với nhị phân mình sẽ mô tả được mọi hiện tượng theo logic: Lớp 1 có hai khả năng 1 và 0 trong lớp 2 có 4 khả năng ... như vậy sẽ biến hóa đến vô cùng. Nhưng trong dịch lại có cái hữu hạn nó lại đó là sự lặp. Nên số lượng thôn tin được chia nhỏ hữu hạn chỉ để trả lời khả năng nào hay xảy ra.. Ví dụ trong thống kê có quy luật nhị thức N(0,1) thì biểu đồ tần xuất dạng hình chuông. Còn gieo quẻ như các Cụ chắc là dùng khi cùng tắc biến tức là từ chính linh cảm và băng khoăn của người gieo, em không thấy thuyết phục lắm. Vì như thế cỏ vẻ giống Decac mã hóa con số ứng với số phận. Ngoài ra đã không có thông tin thì làm sao có âm và dương. Em thích trường phải ngọc Năng dùng 4 thông tin Năm, tháng, ngày, giờ để diễn dịch thông tin liên quan đ là bốn lớn thông tin cơ bản để diễn dịch. Nếu đọc theo sách các cụ chắc mình phải thừa nhận nhiều tiên đề khó có tính thuyết phục.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Cứ đọc và luận đoán dựa trên nguyên bản đã. Không nên giả thuyết nhiều quá, dễ sai lệch bóp méo.

      Delete
    2. Bxchung Vuong: Tư duy Phương đông có tính suy lý, nếu đọc em nghĩ nên đọc cuốn gốc là kinh dịch, sẽ thấy tính quy luật, hoặc đọc Tái ất thần kinh của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm em thấy rõ hơn. Hoặc đọc phần ứng dụng của dịch là Tứ trụ hoặc huyền không thì thông tin không phải là gieo quẻ.
      EM ửi cho Anh phần mềm đọn theo ngày giwof tháng năm, anh dùng thử và lấy cách biện luận các quẻ anh thấy cúng lạ phết

      Delete
  2. Nguyen Ai Viet: Bxchung Vuong, Anh mới quan tâm tới phần lý luận cơ sở của Dịch, và tại sao nó lại áp dụng được vào thực tế. Chưa đủ trình độ đi sâu vào sử dụng các quẻ. Thực ra quẻ không nhất thiết phải "gieo", có thể lấy một "tượng" bất kỳ để bấm ra quẻ, miễn là có cơ chế tương thông giữa người xem với tự nhiên (hoặc tâm linh).

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bxchung Vuong: Về sự suy lý đó anh hoàn toàn đúng. EM nghĩ nên tư duy tích cực, nếu chỉ nhìn vào mặt trái thì có vẻ không tích cực.

      Delete
    2. Nguyen Ai Viet: Bxchung Vuong Dịch có điểm dở là rất tù mù và không chịu mài sắc lý luận. Anh đang làm rõ. Hoặc là một mỏ vàng hoặc là một mớ bullshit

      Delete
    3. Nguyen Ai Viet: Anh không hiểu ngày tháng năm sinh tại sao lại xác định được số phận. Anh kg tin chuyện đó

      Delete
  3. Bxchung Vuong: Cái đó chỉ là sự suy lý theo thực nghiệm: Ví dụ xem về bệnh lý về sự yếu của 5 bộ phần ngũ quan chúng ta sẽ thấy có cơ sở trong đông y. Tuy nhiên không phải là đáp số mà là dự báo và phụ thuộc vào nỗ lực mỗi cá nhân. Còn về 4 trụ sử dụng thông tin Năm, tháng, ngày, giờ, để mã hóa thông tin đầu vào và suy diễn (Dự báo tương lai) em nghĩ có phần có lý mặc dù không hoàn toàn đúng 100%. Khi làm ăn với đối tác anh có thể vận dụng hoặc hiểu về bản ngã của họ cũng không thừa. EM xin có đôi lời báo cáo với anh. Ph.D Bùi Xuân Chung Tel: 0912935588 WB (UPI): 372767 email: bxchungvn@yahoo.com

    ReplyDelete