Saturday, October 1, 2016

CÓ MẶC KHẢI HAY KHÔNG?

Mạc khải được sử dụng rất nhiều trong tôn giáo Ki Tô. Nếu đọc kỹ triết lý Á Đông sẽ thấy cũng phải giả thiết sự tồn tại của Mạc khải ở một dạng nào đó.
Mạc khải là sự tương thông (interconnectivity) của cá thể với toàn vũ trụ hoặc một đấng siêu nhiên nào đó. Trong thực tế, có nhiều điều chúng ta biết không thông qua học hay tiếp nhận thông tin. Cũng chẳng có suy luận hay kinh nghiệm nào.
Con cá mới đẻ đã biết bơi. Đứa trẻ mới sinh đã biết bú mẹ. Tới tuổi thành niên tự khắc biết tìm bạn tình. Bát Giới xui Đường Tăng lấy vợ, và giải đáp thắc mắc của Ngộ Không "Sư phụ ngần này tuổi rồi, lại không biết cách làm thế nào hay sao?" Nhưng điều đó có thể giải thích bằng gien.
Nhưng cũng có những điều không thể giải thích bằng gien. Có nhiều sự kiện đang xảy ra, chúng ta thấy như đã trải qua từ trước. Chúng ta được mách bảo bởi mạc khải.
Kinh Thánh được người viết ra, tại sao lại nói đó là ý Chúa. Tại sao nó lại thiêng liêng và phải tuân thủ. Giáo hội giải thích đó là nhờ Mạc khải.
Mạc khải có thể giả thiết là có. Giả thiết này có ích lợi vì nó giải thích cho lý trí một số hiện tượng lý trí chưa thể biết. Nhưng có thể nó bị lạm dụng. Nhiều việc lý trí có thể giải thích được, các nhà "triết học phương Đông" hay thần học lại muốn phải dùng Mạc Khải. Chẳng qua là tham vọng quyền lực để nô dịch người khác mà thôi. Mạc Khải phải là bình đẳng. Không có lý gì Thiên Chúa chọn anh mà không chọn tôi. Hãy chỉ cho tôi cách để mạc khải, tôi sẽ tin đó không phải là điều lạm dụng.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

15 comments:

  1. Do Xuan Phuong: Hiện tượng "mặc khải" có thể giải thích dựa trên vài luận cứ vật lý. Một là lý thuyết Vũ trụ toàn ảnh (Holographic Universe) bảo đảm rằng con người là một tập con liên thông với Vũ trụ về năng lượng va thông tin. hai là Bất biến thang và Tự đồng dạng (Scale Invariance & Self-similarity) cho phép sự liên thông ấy là xấp xỉ hoàn hảo (near perfect). về mặt kỹ thuật thì superstring như AdS/CFT correspondence phụ thêm vài thứ khác.

    Kinh Thánh chép rằng "Thiên Chúa tạo ra con người theo hình ảnh của Ngài" hay thuyết "Thiên Nhân hợp nhất" của phương Đông đều có hàm nghĩa như thế. Phương Đông còn cụ thể hóa trong kinh Dịch với bố trí hình học đặc thù.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Good idea. Cấu trúc fractal quả có bất biến với phép tự đồng dạng.

      Delete
    2. Do Xuan Phuong: Hay ở chỗ là nó nhúng được vào dây dợ ạ. :)

      Delete
  2. Ca Vu Thanh: Tôi thì cho rằng là do tạo hóa các bác ạ. Các bác cứ tìm cách giải thích các thứ cao siêu, mệt lắm :D

    ReplyDelete
    Replies
    1. Do Xuan Phuong: Có ai bắt bác phải biết bay lượn hay hô phong hoán vũ đâu. Việc của thần thánh hay của scientists cứ để họ lo ạ. ;D

      Delete
    2. Nguyen Chuong: "Trời sinh ra thế" các pak nhỉ!

      Delete
  3. Nguyen Binhduong: Sao ko đọc nghiên cứu của nhà bác học Nga Mun đa sép? Tôi rất thik 5 cuốn sách của ông và nó cũng lý giải về điều bạn hỏi đấy

    ReplyDelete
  4. Nguyen Binhduong: Bác AV thik nghiên cứu đề trông cho già đi mà

    ReplyDelete
  5. Giap Van Duong: Anh AV hỏi nghiêm túc, hay chỉ là một sự chế giễu?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Đó là câu hỏi để tự tìm hiểu. Mặc khải là khái niệm cốt lõi cho Ki tô và triết lý Dịch phương Đông. Anh đang cố gắng hiểu. Theo như kiến thức hiện tại thì không tin.

      Delete
    2. Quang Harmony Nguyen Nhat: Có liên quan gì đến "Ngộ" trong Phật giáo không?

      Delete
    3. Nguyen Ai Viet: Quang Harmony Nguyen Nhat Ngộ có vẻ có nhiều điểm giống mặc khải, nhưng vẫn không phải là mặc khải. Ngộ không cần tượng, không cần lời, vì tu tập đào từ bên trong mình ra. Mặc khải có vẻ giống như lên đồng hơn. Khi có sự tương thông, cần bút viết thành lời của Chúa (Chúng ta tạm hiểu Chúa là một lực lượng siêu nhiên tối cao và duy nhất), khi đó Chúa giáng ơn trên thành lời, người viết cũng chưa hiểu hết. Tương tự như gieo quẻ và viết kinh truyện từ đều cần mặc khải. "Ngộ" là quá trình hiểu, cắt nghĩa, giải đoán dựa trên kinh, truyện, từ. Mình cũng chưa hiểu hết, tạm chém như thế.

      Delete
    4. Nguyễn Thành Nam: "Mạc khải" tiếng Anh là gì hả anh?

      Delete
    5. Nguyen Ai Viet:Nguyễn Thành Nam, Divine revelation

      Delete
  6. Nguyen Ai Viet: Vừa kiếm được bài này. http://cdn.theologicalstudies.net/41/41.1/41.1.2.pdf
    Thấy Mặc Khải cũng nhiều cách cắt nghĩa và cũng có nhiều tranh luận phết. Tuy vậy, đó là những phân tích bằng tư duy hiện đại, chắc chắn sẽ có ích hơn những văn bản chữ Hán rất tù mù về nghĩa và ngây ngô về tư duy. Để khi nào rảnh sẽ review cho cả làng thưởng lãm. Chủ yếu mấy nhà Đông Phương học đỡ nói nhăng kiểu hú họa.

    ReplyDelete