Monday, October 3, 2016

TẠI SAO TÔI LẠI NGHĨ VỀ MẶC KHẢI (Self Manifesto of Divine Revelation )

1. Với tư cách là một nhà khoa học, nhưng quan tâm tới ứng dụng công nghệ và hoạt động xã hội, tuy không phủ nhận Tâm Linh, nhưng không thực sự cần tới các giả thiết về Tâm Linh.
2. Tôi thừa nhận Tâm Thức của con người tại mỗi thời điểm chia làm hai phần: a) phần có thể nhận biết bằng Lý Trí (tư duy khoa học) b) phần không thể (hay chưa thể) nhận biết bằng tư duy khoa học, mà con người phải chấp nhận bằng Ý Chí (Đức Tin là một trong những ý chí đó). Tâm Thức luôn Vận Động do Quan Sát, Kinh Nghiệm và cả Chiêm Nghiệm. Hai phần nói trên cũng luôn thay đổi. Lịch sử cho thấy mọi Chân Lý nhận thức bằng Ý Chí đến một thời điểm nào đó đều sẽ bị đào thải hoặc có thể nhận biết bằng Lý Trí.
3. Kinh nghiệm lịch sử đó hiện tại dẫn đến hai niềm tin: a) Có những kẻ tin rằng có những chân lý không bao giờ nhận thức được bằng Lý Trí, đối với họ Đức Tin Phức Hợp là sức mạnh. Trong Đức Tin Phức Hợp có nhiều tín điều, xây dựng cả một Vũ Trụ Quan. b) Có những kẻ chỉ có Đức Tin Đơn Giản, ở chính bản thân mình. Đối với họ mọi chân lý dù sớm hay muộn cũng đều được sắp xếp vào Lý Trí. Tôi thuộc loại thứ hai.
4. Chân lý nhận thức bằng Ý Chí đến với ta là do Mặc Khải. Có nhiều điều mà một cá thể suy nghĩ bắt buộc phải lựa chọn và thừa nhận, mặc dù không thể quan sát, thử nghiệm hoặc suy lý.
5. Thế giới ngày nay là thế giới đa nguyên, cần biết đối thoại với các niềm tin và Ý Chí khác nhau. Đối với tôi đi một mình trên một chuyến tàu không có gì là thú vị. Mặc Khải là trụ đỡ cho mọi nhận thức chân lý bằng Ý Chí. Nhận thức cụ thể có thể cũng giống như các khẳng định trong các hệ tọa độ khác nhau.
6. Cá nhân tôi tin rằng (Đó chắc chắn cũng là Mặc Khải): mọi phần tử của vũ trụ đều có tính Mặc Khải, đều có chứa đựng thông tin về chân lý. Do đó quy luật của Vật Lý đều có tính phổ quát, tuy chưa đầy đủ. Con người có thể cùng đi trên một con thuyền, nói một ngôn ngữ không phụ thuộc vào hệ tọa độ. Sự quan tâm tới Mặc Khải không phụ thuộc vào niềm tin cụ thể. Muốn vậy phải thoát khỏi sự phụ thuộc vào Ý Chí, tin ở Lý Trí và dung nạp mọi niềm tin.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

7 comments:

  1. Hải Nguyễn Thúc: Mình cũng tự xếp vào nhóm 3.b

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Tất nhiên, bác là nhà khoa học mà

      Delete
  2. Luong Chi Thanh: Vấn đề được nêu về bản chất không khác những phân tích tâm lý hoặc tâm linh, được pha với những thuật ngữ triết học phương tây và tin học.

    Hơi khó hiểu với nhiều người.

    ReplyDelete
  3. Do Xuan Phuong: Thực ra em thấy tự sự của anh Việt đúng với hầu hết những người có trí tuệ trung bình trở lên, ở đặc điểm nhận thức đến từ lý trí lẫn niềm tin.

    Để chứng minh thì em đã thử phân tích vài case phản chứng, cụ thể là những người có đức tin "thuần túy" hoăc "mù quáng". Ví dụ Mẹ Theresa, một nữ tu nổi tiếng vì từ bi và kiên trì hành đạo theo giáo lý Thiên Chúa. Một lá thư gửi cho Giáo Hoàng tiết lộ rằng bà cũng có lúc nghi ngờ đức tin vì thấy thế gian quá nhiều đau khổ bất chấp những nỗ lực của bà và đồng đạo. Tuy nhiên bà được phong thánh vì sự suy sụp đó chỉ tạm thời.

    Người có trí lực dưới trung bình sinh mê tín thì không cần phân tích cũng hiểu là nhận thức của họ không đạt tới độ trừu tượng cần thiết. Còn người có trí lực tốt hơn mà vẫn mê tín thì rất có thể do hoàn cảnh và quỹ thời gian không đủ cho việc học và tư duy thấu đáo chăng.

    ReplyDelete
  4. Luong Chi Thanh: Bà Theresa: có những thông tin tiêu cực liên quan về bà với tiền.

    Mê tín: Tin một cách mê muội, vô căn cứ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Do Xuan Phuong: Em nghĩ người có ảnh hưởng xã hội thì thế nào cũng có tin tiêu cực vây quanh. Nghiên cứu tâm lý thì gặp trực tiếp hoặc đọc văn của đương sự là chính.

      Delete