(tiếp theo)
Khi còn bé, trước khi sang Hungary, tôi thích kiến trúc như thích Leonardo da Vinci. Nhưng để được như ông, dù chỉ là 1 phần, là họa sĩ, nhà nghiên cứu khoa học và sáng chế hay kts... là cả 1 vấn đề mà 1 thằng nhóc như tôi ko thể hình dung nổi. Nhất là trong hoàn cảnh giáo dục và ảnh hưởng từ xh lúc đó.
Ngay cả khi đặt chân đến Hungary, tôi vẫn ko hề biết rằng mình sẽ làm gì, học hành ra sao, tương lai thế nào... ?
Hungary là 1 chân trời mới đối với tôi. Thời gian sống ở Hungary là thời kỳ ko thể quên với rất nhiều kỷ niệm trong ký ức. Và Budapest là cánh cửa đầu tiên mở rộng trước mắt tôi. Tp với nhiều danh hiệu nổi tiếng này là biểu tượng của Hungary, 1 xh tự do và văn minh trong sự pha trộn Đông & Tây làm tôi ngỡ như lạc trong 1 thế giới khác vậy.
CẦU ERZSÉBET
Năm học đầu tiên ở NEI, trong những bài học tiếng Hung có một bài về cầu Erzsébet mà tôi rất thích. Cầu Erzsébet và Halászbástya là những hình ảnh đầu tiên của Hungary đã để lại ấn tượng mạnh với tôi khi còn đi học những năm phổ thông ở Hà Nội. Do đó, với riêng tôi nó mang một kỷ niệm đặc biệt hơn so với những cây cầu khác. Vì bây giờ không thể post được đúng bài học đó nên tôi sẽ ghi lại những nét chính và cảm nhận của mình về cây cầu tuyệt đẹp này; cây cầu màu trắng duyên dáng vô cùng ấn tượng mỗi lần tôi qua, nó đã mang lại cho tôi nhiều cảm xúc khác nhau với những khung cảnh có một không hai... để đến bây giờ vẫn còn nhớ mãi.
Là một trong những cây cầu nổi tiếng nhất của Budapest, cầu Erzsébet nối quận V (Pest) và quận I (Buda) với nhau. Đây là cây cầu được nhìn thấy rõ nhất trong toàn cảnh (panorama) nổi tiếng của Budapest trên dòng Duna. Nó đã được dựng lại thay cho cây cầu cũ bị phá hủy trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Về cảm nhận, ấn tượng ban đầu của tôi khi xem cầu Erzsébet qua ảnh chụp so với ấn tượng nhìn từ đỉnh Gellért là một sự khác biệt rất lớn. Cầu Erzsébet nhẹ nhàng mảnh mai không che khuất cảnh quan phía sau. Hình ảnh cân đối của nó với những đường cong tuyệt mỹ trong toàn cảnh của Budapest không một bức ảnh chụp nào có thể sánh nổi vì chúng không thể hiện hết sự tuyệt vời của một khung cảnh được con người và thiên nhiên tạo ra, hòa quện với nhau thành một kiệt tác "nhạc không gian" mà không ngôn ngữ nào diễn tả hết được.
Erzsébet là cây cầu cuối cùng của Budapest được xây dựng lại. Nó đã gây nhiều tranh cãi vì nhiều người muốn khôi phục lại như cây cầu cũ và không muốn có một cây cầu mới theo phong cách hiện đại. Cuối cùng, cầu Erzsébet đã được thực hiện như chúng ta thấy; Sávoly Pál là người đã mang lại dáng vẻ cho cây cầu mới này. Mọi việc bắt đầu từ năm 1961 trên nền móng của cây cầu cũ còn lại. Để thực hiện được yêu cầu thiết kế về mặt kỹ thuật, các kỹ sư Hungary đã có nhiều sáng tạo vào thời đó khi chọn giải pháp cầu treo và hoàn thành vào năm 1964.
Từ việc này, tôi nhận thấy được một vấn đề: đó là việc bảo tồn giá trị cũ và sáng tạo những giá trị mới đều cần thiết để phát triển.
Tại sao Budapest không chọn giải pháp khôi phục cây cầu cũ mà lại làm cầu treo hiện đại; trong khi vẫn khôi phục những cây cầu khác y như cũ?
Ở cả Buda và Pest, chúng ta đều thấy những kiến trúc cũ và mới xen lẫn nhau nhưng không phá vỡ cảnh quan, chúng hài hòa với nhau trong một đô thị được quản lý tốt, có ý thức và trách nhiệm với di sản lịch sử trong việc xóa bỏ và đổi mới. Chính vì vậy, cầu Erzsébet hoặc Hilton Hotel (dù nằm sát Halászbástya và Mátyás-templom) vẫn rất đẹp trong tổng thể kiến trúc/cảnh quan của toàn khu vực. Chúng đều được xem xét và nghiên cứu rất kỹ lưỡng để mang lại những vẻ đẹp mới bên cạnh những vẻ đẹp cũ. Và người Hung đã thành công trong việc phát triển và giữ gìn vẻ đẹp của Budapest qua nhiều giai đoạn lịch sử với nhiều công trình mang những phong cách khác nhau. Họ tạo được sự phong phú cho bộ mặt kiến trúc của thành phố, một thành phố nổi tiếng về vẻ đẹp đa dạng của châu Âu chứ không phải là những tòa nhà chọc trời. Và tôi thấy rằng với óc thẩm mỹ của mình người Hung hoàn toàn có quyền tự hào về những thành quả của họ. Họ đã rất quyết đoán, có thể đã rất khó khăn và tiếc nuối khi dám xóa bỏ một công trình đẹp đẽ của thời trước để thay thế bằng một công trình tiêu biểu cho cái mới vì nếu không từ bỏ cái cũ thì cái mới không thể có được chỗ đứng xứng đáng với nó.
(còn nữa)
Tâm trạng yêu thích cái mới là tâm trạng của tôi khi sang Hung từ VN, nơi đã xảy ra ccrđ và bài trừ mê tín, đập phá đình chùa...
ReplyDeleteDù bản chất của tuổi trẻ là hướng tới cái mới/lạ thì dù sao tôi cũng bị nhiễm cái tư tưởng ko ưa cái gì xưa cũ, tối tăm từ tuyên truyền, chỉ thích cái mới, cái hiện đại và to lớn... vĩ đại.
Nhưng tôi ko phải là mao-ít!
Viet Son
ReplyDeleteCảm nhận chính xác.
Người Hung xây mới nhưng rất hài hòa với cảnh cũ, bái phục!
Ta Hoang Linh
ReplyDelete-> a Bình:
A có để ý tới nhà thờ bên cạnh đầu cầu Erzsi (bên Pest) không...?!
Khi bắt đầu xây cầu này... -> người ta đã di chuyển nhà thờ này hẳn 1 đoạn tương đối (theo chiều ngang) để từ phía Buda đi sang..., là đi được tiếp..., không bị chạm, chắn đường bởi nhà thờ...!!
Ta Hoang Linh, trong bài học anh nói trong sách có đề cập đến cái nhà thờ này.
Delete