Thursday, November 18, 2021

Chuyện nghề (7): Đối thoại giữa những thiên tài

(tiếp theo) 

Bao giờ thì người thắng thế cũng có lý. Và thành tựu cũng thế. Khi người ta muốn thúc đẩy phát triển các đô thị hiện đại bằng những tòa nhà chọc trời, chúng sẽ được nói đến như 1 xu hướng tất yếu của xh với sự tinh tế, tao nhã và trong sáng của sự kết hợp giữa tính thuần khiết Cổ điển và giải pháp hợp lý. Sự tuân phục truyền thống cổ điển bất tử đã trở thành yếu tố quan trọng để đi vào lòng người.

Và những tòa nhà như thế đã mọc lên, là biểu tượng tráng lệ cho kỷ nguyên mới. Cho đến bây giờ...

Bi kịch của những tài năng là khi phải chấp nhận số đông và ý muốn của họ. Cuộc đời quá ngắn, sự thỏa hiệp là cách cứu vãn duy nhất. Phải cứu bản thân hay để mọi thứ bị cuốn đi bởi cái lý tưởng sẽ ko bao giờ đạt được, như những giấc mơ ko thể trở thành sự thật.

Có nhiều kẻ ăn cắp* những thứ của người khác khi cần, dù vẫn cười nhạo họ là những người thất bại. Chỉ bởi họ ko có được cơ hội cho mình. Khi xung quanh chỉ toàn những thứ sáo rỗng.

Những gì xảy ra sau này ko như với Leonardo da Vinci, ông sống trong 1 kỷ nguyên ánh sáng và là 1 trong những tài năng kiệt xuất thời kỳ Phục Hưng, phong trào vh này đã mở ra buổi bình minh của lịch sử hiện đại ở châu Âu. Trong thời đại của mình, ông là người tiên phong trong cuộc cm khoa học, 1 người khai sáng trong nghệ thuật với những bước chuyển đổi đầy sáng tạo, chuyển tiếp từ thời Trung Cổ tối tăm sang 1 thời kỳ mới.

Sự khác biệt từ thời Phục Hưng với thế giới hiện nay ở chỗ: nghịch lý và sự thật nhiều khi ko thể phân biệt được bởi ko phải thế giới là nơi tràn ngập những điều tốt đẹp còn ko khí thì đầy hương vị của mùa Xuân và nhân loại gồm những người thánh thiện vì chẳng có ác quỷ nào trên thế gian này...

Bản vẽ chưa được hoàn thiện

*: Sự đánh cắp ý tưởng/công lao của người khác trong thiết kế kiến trúc (và cả trong y khoa hay các ngành nghề khác) là điều đê tiện khá phổ biến. Chuyện này thường diễn ra khi kẻ nhân danh chủ nhân đủ tư cách thuê mướn người làm đã tước đoạt tất cả những gì của người khác để dán nhãn mác của mình. 
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận làm kiến trúc với quy trình thiết kế & xây dựng là công việc được thực hiện bởi nhiều người để hoàn thành tác phẩm trong thực tế.
Người ta cũng nói: thế giới có rất nhiều công trình nổi tiếng nhưng có ít kts nổi tiếng và điều này đúng bởi ko có 1 người nào có thể tạo ra bất kỳ cái gì có giá trị trong kiến trúc, hoặc tự mình tạo ra tất cả (như Đức Chúa Trời).
Nhưng thực tế vẫn xảy ra với 1 số ít những người thật sự tài năng, lại bị những kẻ mạo danh chiếm đoạt cái vinh quang lẽ ra là của họ. Dù trong 1 ý nghĩa nào đó, 1 công trình vĩ đại kết tinh trong nó ko chỉ tài năng của 1 thiên tài, nó còn là cái phản ánh giá trị trường tồn của cả 1 thời đại hay của cả 1 dân tộc.

(còn nữa)

4 comments:

  1. Nếu Cruyff là thần tượng bóng đá của tôi và Picasso là thần tượng hội họa của tôi... thì Leonardo da Vinci là Huyền thoại của tôi về nhiều mặt, là mẫu mực của sức sáng tạo và tìm tòi, là đỉnh cao của tài năng và nghiên cứu khoa học. Ông là hiện thân trong sự hòa trộn của 1 thiên tài nghệ thuật và 1 nhà khoa học bậc thầy. Tôi đã nghe danh của ông từ hồi còn bé, nhưng phải sau khi sang Hungary tôi mới được biết nhiều hơn về ông, về thời kỳ Phục hưng từ sách báo và truyền thông của Hungary, trong đó đáng kể nhất là bộ phim TV nhiều tập/Tv sorozat của Ý về ông mà tôi được xem ở NEI (tại phòng khách đối diện với phòng thường trực ở sảnh đón tiếp/Entry). Đây là 1 bộ phim rất hấp dẫn, rất công phu về Leonardo nên tôi không bỏ tập nào cả (tôi nhớ các tập phim này thường được phát vào buổi tối). Từ đó, tôi mới thật sự cảm phục và ngưỡng mộ ông nên đã có ý định sẽ vẽ lại chân dung của ông từ 1 chân dung tự họa nổi tiếng của ông mà tôi rất thích.
    Tôi đã thực hiện ý định này ở Pécs với cây bút kim số 1/tus thường dùng vẽ bài (épulet szerkezettan). Đây là loại bút có nét mảnh nhất mà tôi rất thích dùng. Vẽ xong, tôi treo bức tranh này cùng với những hình ảnh World Cup 74 và những bức tranh vẽ theo kiểu đen trắng của các nhân vật và ban nhạc nổi tiếng rất thịnh hành hồi đó trong phòng của tôi ở ký túc xá. Cho đến bây giờ tuy bức tranh đã ố vàng sau hàng chục năm, tôi vẫn giữ nó rất cẩn thận vì là 1 trong số ít kỷ vật từ Hungari mà tôi còn giữ được. Nhiều khi nhìn bức tranh tôi lại cảm thấy có lỗi vì Leonardo như ko bằng lòng với những gì tôi đã làm...Tôi rất giận mình, không phải vì 'tài hèn sức mọn' mà vì đã không chuẩn bị cho mình có được một nền tảng đầy đủ để không bị mất đi cơ hội được làm 1 học trò của ông, được làm những gì mà tôi từng ao ước... nên đã không biến được 'giấc mơ' của mình trở thành hiện thực.
    Nhiều lần tôi muốn sửa bản vẽ của mình nhưng chưa làm được cho gần với bản chính của Leornardo da Vinci.
    Hy vọng rằng sẽ có lúc tôi hoàn thiện được bức vẽ chưa xong của mình như ý muốn lúc đầu từ thời ở Hungary.

    ReplyDelete
  2. Thời nhóc con, tôi nghĩ rằng: 1 quốc gia tiên tiến thì chỗ nào cũng bê tông hóa, nhà cửa tráng lệ cao chọc trời, xe cộ đầy đường và tiện nghi phục vụ con người chỗ nào cũng có...
    Giờ lại thấy sao nó giống với cái Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở ta quá.
    Rất khác với xu hướng phát triển xanh, sạch và bền vững của các nước văn minh hiện nay.

    ReplyDelete