Saturday, November 13, 2021

Chuyện Tết năm 1962

Tết Nguyên Đán 1962 một  tháng trước tết, Bác Hồ gọi cục phó Cục Cảnh vệ Phan Văn Xoàn lên giao một nhiệm vụ đặc biệt mà chỉ có hai bác cháu biết: “Chú tìm cho bác một gia đình nghèo nhất ở Hà Nội, bác sẽ đi thăm họ lúc giao thừa!”.

       Tôi có một tháng để đi khắp Hà Nội tìm cho ra một người nghèo nhất

      Hà Nội ngày ấy không giàu, nhưng để tìm ra người “nghèo nhất” vẫn là một thách đố đặc biệt. Tôi liên hệ nhiều nơi, gặp nhiều người vẫn chưa xác định được ai “nghèo nhất”. Cho đến một ngày, một anh công an địa bàn gọi bảo tôi thử tới thăm một người phụ nữ gánh nước thuê ở khu vực anh.

    Chúng tôi ghé vào một ngõ sâu trên phố Hàng Chĩnh, đó là một ngôi nhà tăm tối, phên liếp tạm bợ, bên trong chỉ có một chiếc giường tre và vài ghế gỗ lăn lóc.    Bàn thờ lạnh tanh hương khói, mạng nhện bao phủ - dù đang là những ngày giáp tết. Có bốn đứa trẻ đang nằm ngồi vật vạ chờ mẹ mang gạo về. Chúng đói. Chủ ngôi nhà ấy là một người phụ nữ ngoài 40 tuổi, tên Nguyễn Thị Tín, góa chồng. Chị vốn là công nhân thất nghiệp và từ lâu nay sống bằng nghề gánh nước thuê. Với chị, tương lai và sự nghiệp của gia đình chỉ là con số 0.

Tôi báo cáo rằng nhiệm vụ Bác giao tôi đã làm xong. Bác gật đầu.

    Tối giao thừa ấy, như thường lệ, Bác Hồ đi với đại diện Thành ủy Hà Nội thăm vài gia đình trong kế hoạch. Khoảng 11 giờ tối, Bác nháy mắt với tôi ngụ ý: giờ đến chương trình của hai bác cháu mình.

     Chúng tôi tách đoàn, gồm năm người: Bác, người thư ký, một cán bộ địa phương, tôi và một vệ sĩ khác - cùng hướng về phố Hàng Chĩnh. Bác mặc áo bông, quần vải gụ, đi dép cao su, đội mũ len đen và quấn khăn choàng cổ. Không hóa trang nhưng phải nhìn kỹ một tí mới nhận ra Bác được.

      Xe dừng ngoài ngõ cách 200 mét, cả đoàn phải đi bộ vào. Tôi đi trước, gần giờ giao thừa, hương đèn thắp sáng trên mọi bàn thờ. Con hẻm thật vắng và từ đằng xa, tôi thấy bóng chị Tín đang quảy đôi quang gánh đi ngược ra ngoài phố. Ngang mặt, tôi đứng lại và hỏi nhỏ: “Chị Tín phải không?”. “Vâng ạ!”. “Sắp giao thừa chị còn đi đâu?”. “Tôi tranh thủ gánh thêm vài gánh lấy ít tiền mua quà bánh tết cho các cháu, anh ạ!”. “Chị về đi, có khách ghé thăm!”. 

     Người phụ nữ nghèo khổ xoay người lại nhìn những vị khách, rồi chị bàng hoàng buông rơi đôi quang gánh, chạy bổ tới, quì xuống, ôm choàng lấy chân vị lãnh tụ rồi khóc nấc lên: “Trời, sao Bác lại đến thăm nhà cháu?”.     Bác Hồ rưng nước mắt: “Nhà cháu mà không đến thì đến nhà ai!”. Mọi người im lặng. Tôi, thêm một lần nữa, ngước nhìn vị lãnh tụ đất nước mình, thấy Người cao hơn tất cả.

       Vào nhà, chúng tôi chia nhau thắp nhang đèn, bày quà bánh Bác dặn mang theo, chia một ít cho bốn đứa trẻ đang ngồi chờ mẹ trên chõng tre giữa nhà. Căn nhà bừng sáng, Bác quay sang hỏi về những đứa trẻ: Các cháu có đi học không? Chị Tín ngập ngừng: “Thưa, có ạ, nhưng thất thường lắm, ngày có ngày không.   Chồng mất, cháu thất nghiệp, gánh nước thuê…”. Hỏi: Gánh nước thuê có đủ sống không? Ðến đây thì chị òa khóc: “Lo cái ăn từng ngày thôi, thưa Bác!”. “Giờ cháu có muốn làm việc không?”. “Thưa Bác, hoàn cảnh cháu thì không biết nói sao nữa, cháu muốn có chỗ làm để nuôi con, nhưng tứ cố vô thân, ai nhận cháu?”. Bác gật đầu không nói gì

      Gần 12 giờ, mọi người chúc tết chị Tín và ra về. Lúc này ngoài đầu ngõ, tin Bác Hồ đến thăm nhà mẹ góa con côi của chị Tín đã bất ngờ lan truyền. Hàng xóm rủ nhau khoảng mấy chục người dân đứng chật trong ngõ chờ Bác ra. Tôi hơi bối rối. Bất thình lình Bác bước lại phía mọi người, tiếng vỗ tay vang lên.

       Chờ mọi người im lặng, Bác nói: “Bữa nay Bác vui vì tình cờ gặp các cụ, các cô chú, nhưng Bác cũng rất buồn vì mới từ nhà cô Tín ra. Giờ này sắp giao thừa, các cô chú có biết cô Tín còn đi gánh nước thuê không? Tại sao cả một khu phố vầy mà không thấy ai quan tâm đến một gia đình như cô Tín?”. Im lặng, một đại diện khu phố nhận lỗi, hứa sẽ quan tâm nhà chị Tín. Bác tiếp tục: “Bác muốn nói về tinh thần “lá lành đùm lá rách” trong khu phố, nhưng cái lớn nhất vẫn là trách nhiệm của Chính phủ...”.

     Bước lên xe, đó là năm đầu tiên tôi thấy đi chúc tết người dân về mà Bác thật buồn. Người quay sang nói: “Các chú thấy chưa?     Hôm nay mình đã đi đúng người thật việc thật rồi, nếu mà mình báo trước với thành phố, hỏi nhà nào nghèo nhất thì chắc chắn không phải là nhà cô Tín rồi…”.

      Về nơi Bác ở, Bộ Chính trị đã tập họp để chúc tết Bác và cùng đón giao thừa. Bác ngồi vào ghế, mọi người ngồi xung quanh. Bác im lặng tí rồi nói từ từ: “Bữa nay tôi có một chuyến thăm một nhà nghèo nhất thủ đô Hà Nội. Cô Tín, chủ nhà, giờ này còn phải đi gánh nước thuê để có tiền mai mua gạo cho con. Chúng ta đã quá quan liêu để không biết những câu chuyện như vậy ở ngay tại thủ đô đất nước mình. Tôi biết không chỉ có một nhà như chị Tín đâu, người nghèo còn nhiều. Một đảng cầm quyền mà để người dân mình nghèo hết còn chỗ để nghèo thì đó là lỗi của Ðảng với nhân dân...”. 

     Cre : ST

    P/S :Trong đời, tôi có một thập niên làm cận vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

     Câu chuyện chị Tín chỉ là một trong những câu chuyện tôi không thể nào quên.

    Không quên, vì tôi còn theo dõi cho đến khi chị Tín được bố trí một việc làm phù hợp. Không quên, vì câu chuyện ấy cũng chỉ là một trong nhiều chuyến “vi hành” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã âm thầm đến với những người dân nghèo trong những ngõ ngách của thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành của miền Bắc thời bấy giờ.

    Không quên, vì tôi nghiệm ra ý nghĩa lớn lao nhất của lãnh tụ gửi gắm với mình: “Khi tôi báo cáo Bác đã tìm ra được gia đình nghèo nhất Hà Nội cho Bác, Bác hỏi tôi có biết tại sao phải tìm nhà nghèo nhất? Rồi Người tự trả lời: “Tại Bác muốn nhìn thấy sự thật. Nếu để thành ủy sắp xếp năm nào cũng thấy toàn cái tốt. Những nhà Bác ghé đều là những ngôi nhà khá giả, sạch sẽ, quà bánh sẵn sàng. Vui nhưng không thể hài lòng vì biết mọi người đã được sắp xếp!”.

     Té ra, điều mà Người cần tìm trong dịp tết ấy chính là một sự thật đúng với ý nghĩa của nó: sự thật của những người nghèo!

 (Theo: Lời kể của Thiếu tướng Phan Văn Xoàn - nguyên là cận vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Ảnh: Tư Liệu

12 comments:

  1. Hoàng Quôc Thành
    Lý tưởng thật sự của ông đã cùng nằm trong lăng rồi .

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hoàng Quôc Thành, Cụ là ngọn cờ đoàn kết toàn dân, nhưng phái mao-ít đã xoay ngọn cờ vì độc lập và tự do của Cụ ngả theo Tàu đỏ từ lúc Cụ còn sống với chiêu trò chống xét lại.

      Delete
    2. Nguyen Q Quy
      Nguyễn Cao Bình, “toàn dân” ?????
      hơn 1,5 dân bắc thoát vô nam 1954
      phần còn lại bị ngăn, cản, cấm

      Delete
    3. Nguyễn Cao Bình
      Nguyen Q Quy, tạm tính từ 02.09.1945.

      Delete
    4. Nguyen Q Quy
      cs, kể cả cs quốc tế, đi đến đâu, dân hoảng loạn trốn chạy nhiều hơn triệu lần dân hớn hở. Kể từ 1919
      a cho 1 ví dụ, chỉ 1 ví dụ thôi, có bầu cử nào mà dân bầu đảng cs khi có đảng khác cùng ứng cử ?

      Delete
    5. Nguyen Q Quy, tôi nói ngọn cờ là chỉ uy tín và khả năng quy tụ thôi.
      Nếu thi hành đúng Hiệp định Genève và tổng tuyển cử mới biết được.

      Delete
    6. Nguyen Q Quy
      ngọn cờ có từ 1919, hay 1945, uy tín và quy tụ dân có ngoài bạo lực không ?
      và quy tụ đc ai ? và tại sao nhiều người cay đắng sau đó
      ai không thi hành đúng hđ Geneve ?

      Delete
    7. Nguyen Q Quy, chuyện dài nhiều tập rồi.

      Delete
    8. Nguyen Q Quy
      Nguyễn Cao Bình, Bùi tín viết trong “mặt thật “ về lúc Cs chiếm Huế, 1968
      Thêm nữa là hồi ấy trong không khí căng thẳng đột nhập thành phố, thấy dân không nổi dậy, lại còn bỏ chạy, rất ít người đón chào, phối hợp giúp đỡ bộ đội, nên bộ đội nhập thành phố liền có thành kiến với dân Huế.
      Họ bảo nhau: đúng là dân “ngụy” rất nặng căn, dân kinh đô cũ của phong kiến, rất bảo hoàng, dân hoàng phái, dân các “mệ” theo Bảo Đại, theo Ngô Đình Diệm và nay là dân “chống cộng”. Danh từ (ác ôn” hồi ấy dùng cũng tràn lan, tuỳ tiện! Sỹ quan, hạ sĩ quan, cho đến nhân viên cảnh sát thì đều là “ác ôn” hết Vì đó là bộ máy đàn áp! Đảng viên Đảng Dân Chủ thì cũng là “ác ôn” tuốt vì đó là đảng của giới cầm quyền; cán bộ bình định nông thôn cũng là “ác ôn” vì công việc bình định được biết là rất tàn bạo, có biết đâu nhiều người đi vào đó là để tránh đi lính; công chức hành chánh tỉnh, quận, xã cũng bị coi là ác ôn vì là trong hệ thống chuyên chính của địch; cho đến sĩ quan, hạ sĩ quan, lính thuộc sư đoàn biệt động nhiều khi cứng bị coi là “ác ôn” vì đó là những đơn vị thiện chiến nhất… Những người làm ăn khá giả, nhà cửa bề thế, có tủ chè, sập gụ, hoành phi, câu đối thì bị cho là gia đình phong kiến, quan lại, hoàng phái, ủng hộ chính quyền và từng tham gia chính quyền chỗ dựa tin cẩn của chính quyền Sài gòn nên một số cũng bị bắt đi…

      Delete
    9. Nguyen Q Quy, tôi có nghe từ 1 người Huế về vụ chôn sống.

      Delete
  2. Doan Tang
    Mọi người cứ học cái gì cao Siêu không biết để có thật nhiều loại bằng cấp chứ mấy vị lãnh đạo đọc chuyện này ngó lơ đi thôi. Phải chi chỉ cần học chuyện này rồi làm theo cũng đủ tư cách làm chủ tịch nước rồi !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Doan Tang, bây giờ ko có người lãnh đạo vì ko ai thật sự muốn làm những chuyện thiết thực vì dân!

      Delete