Ta cảm nhận các màu từ tác dụng của ánh sáng lên mọi vật. Trong đó, ánh sáng trắng (từ Mặt Trời) cho ta thấy màu sắc trung thực nhất. Để mô tả chính xác mọi vật trong tự nhiên, ngoài việc thể hiện độ đậm nhạt, sáng/tối còn phải thể hiện màu sắc của chúng nữa.
Những màu cơ bản phân tích từ ánh sáng trắng gồm 1 dải màu với 3 màu gốc: đỏ, vàng và xanh lam. Từ những màu gốc này có thể pha/tạo thành các màu khác.
Kết hợp đỏ với xanh lam tạo thành tím.
Kết hợp xanh lam với vàng tạo thành xanh lá (lục)
Kết hợp vàng với đỏ tạo thành cam.
Những màu này cũng có thể thấy qua sự khúc xạ của lăng kính, như hiện tượng cầu vồng trong tự nhiên.
Như đức tính của người, màu sắc cũng mang bản chất của nó. Những màu nóng tạo cho ta cảm giác ấm áp. Về tinh thần, giúp ta trở nên hứng khởi, nhiệt tình. Đặc biệt, màu đỏ đặc trưng cho năng lực, càng đỏ càng có tính tích cực. Nó làm áp lực máu tăng, kéo theo nhịp thở và nhịp tim mạnh hơn. Ngược lại, màu lạnh mang lại sự mát mẻ, bâng khuâng. Màu xanh dương nhạt là màu của sự điềm tĩnh. Xanh dương đậm tạo sự hài lòng yên tĩnh, tạo cảm giác an toàn.
Màu đen là màu của hư vô và quên mình. Nhiều người trẻ tuổi chọn màu đen còn vì tính phản kháng của nó.
Trắng là màu sắc tinh khiết, mới mẻ, chưa từng trải. Đối nghịch với đen, vốn là sự chấm dứt, như là CÓ đối với KHÔNG.
Cảm giác về màu cũng tạo cho ta cảm giác về ko gian, màu nóng làm cho khoảng cách dường như gần lại còn màu lạnh cho ta thấy: dường như cũng là khoảng cách đó nhưng lại xa hơn.
Trong tự nhiên, ít khi ta thấy được màu thật của vật thể bởi độ sáng và màu sắc của ánh sáng Mặt Trời luôn thay đổi. Những hàng cây với sắc lá xanh, khi nhuốm ánh sáng chiều tà có màu vàng lại trở nên nóng hơn. Hoặc màu đỏ vốn nóng nhưng đặt vào khoảng tối sẽ trở nên lạnh hơn vì trong bóng tối nó trở nên tím sẫm.
Gần như ta khó thấy trắng và đen nguyên chất trong thực tế, bởi chúng là màu trung tính. Ngay cả những mái tóc đen cũng ko phải đen huyền mà gồm nâu, lam, tím... theo cấu tạo thành phần của tóc và sự phản quang của những màu ở xung quanh ở nhiều sắc độ khác nhau.
Từ những khái niệm hòa sắc đơn thuần đến việc tạo nên 1 bức tranh màu sắc hài hòa, cũng như 1 bản nhạc, chúng đều mang bên trong các định luật hòa sắc.
Về cơ bản, ko phải cứ chọn màu đẹp là có được bức tranh đẹp. Một màu đẹp, còn có thể rất đẹp, nếu nó có sự tương quan cùng những màu bên cạnh nó, với sắc độ và được đặt đúng chỗ tạo nên.
Tranh cũng như nhạc, nếu vụng về, ko khéo léo và tinh tế trong vấn đề bố cục, xử lý sự cân bằng của màu sắc thì chỉ tạo ra những bức tranh lòe loẹt, chướng mắt. Ko thể nói là 1 tác phẩm có tính nghệ thuật được.
Lược ghi từ tài liệu riêng
No comments:
Post a Comment