Tuesday, November 30, 2021

Chuyện nghề (19): Đường xuống địa ngục

(tiếp theo)

Dù niềm đam mê lớn tới đâu, tài năng cỡ nào, nhưng nếu sinh nhằm cái thời "1 con én ko làm nổi mùa Xuân" thì Đông cứ tàn rồi Thu héo úa lại tới... Vòng xoay như cuộc đời trong vực thẳm vậy.
Và con đường đầy nỗi đau vẫn tồn tại trước mắt. Nó ở lại cùng sự hoang mang vô vọng. CÁI mà những người duy tân nhìn thấy còn hiện thực hơn nhiều lần so với cái thực tại của những thủ tục giấy tờ văn phòng trong công việc. Họ ko thể hiểu nổi: cái gì đã làm cho những người khác đui mù trước NÓ, và cái gì làm họ thờ ơ/vô cảm đến vậy. Họ ko thể giải thích được tại sao hiện tượng này vẫn được duy trì cùng với sự tồn tại và ngự trị của những điều phi lý.

Họ chỉ hy vọng rằng: những thứ này sẽ ko tồn tại mãi - và phải đợi - đó là bổn phận duy nhất: phải chờ đợi dù công việc này chẳng chút nghĩa lý gì, nhưng đó là cái phải làm và chấp nhận.

Cũng như nhân vật của Ayn Rand, tôi tôn trọng và cảm phục sự thành thạo đến thuần thục trong bất cứ lĩnh vực nào. Say mê công việc và cống hiến hết mình là phẩm chất của những ai làm việc có ý thức và trách nhiệm.Thế giới gồm những người có khả năng và ko có khả năng; những người ko có khả năng phải tuân theo đúng quy trình/nguyên tắc. Những người trong nhóm đầu có thể làm việc thoải mái hơn, tự do hơn.

Bi kịch của kiến trúc là những khó khăn mà nó đặt ra cho những kts mới vào nghề, rằng có những tài năng lớn đã bị mất đi trong cuộc tranh đấu mà người ta ko hề nhận ra: ngành kiến trúc đang mục ruỗng vì thiếu nhiệt huyết và ý tưởng mới. Vì thế, nó thiếu tính độc đáo, tầm nhìn và ko có sự can đảm của những người khai phá, sáng tạo những cái mới nhằm đáp ứng và thể hiện được nhu cầu đang phát sinh ngày càng nhiều từ thực tế.

Những người có tài đầy triển vọng đi theo con đường duy tân lẽ ra cần được phát hiện. Các kts đầu đàn phải khuyến khích/hỗ trợ họ, nâng cao họ và cho họ có cơ hội phát triển xứng đáng. Họ cần có những trải nghiệm thật sự để nắm bắt và kết hợp được ý tưởng trừu tượng với tính thực tiễn. Vấn đề chính là phải đẩy nguyên tắc thực dụng vào trong địa hạt trừu tượng của thẩm mỹ. Những cái khác với nó đều vô nghĩa. Nguyên tắc lớn nhất là sự cân xứng của kiến trúc, dù nó mang phong cách của bất kỳ thời đại nào.

Thiên tài là người biết thể hiện một cách khái quát. Cái khác thường lại ở chỗ chạm vào được cái bình thường, đơn giản. Nhưng nó phải có tinh thần và hơi thở của thời đại.

Đó chính là sự sáng tạo. Là cái mới trong cái vĩnh cửu.

Và để chứng tỏ, họ phải đi đến tận cùng con đường đau khổ.

Vẽ tay trên giấy can

(còn nữa)

1 comment:

  1. Tài năng sinh ra ko đúng thời, nhầm chỗ thì thà ko làm kts. Có là sao cũng chỉ là sao mờ...
    Nếu muốn thì tìm đến 1 chân trời góc biển nào khác chào đón, rộng mở.
    Bằng ko thì phải đối diện với việc phải lao xuống, chọn con đường dẫn xuống địa ngục để sống chết với đam mê của mình, mong rồi sẽ có được niềm vui (có thể sẽ ko bao giờ đến).

    ReplyDelete