Friday, November 19, 2021

Chuyện nghề (8): Đối thoại giữa những thiên tài

(tiếp theo)

Chỉ cần nhìn bản vẽ là biết khuynh hướng kiến trúc của người thể hiện nó. Ngôn ngữ của kiến trúc là bản vẽ thiết kế. Nó truyền đạt tất cả những thông điệp cần thiết. Trình bày như thế nào là trình độ của kts. Nhiều người ko thể trình bày ý tưởng của mình, ko biết chọn nét vẽ, bố cục thật chặt chẽ ra sao. Họ ko biết bằng cách nào để thể hiện rõ ràng những cái chính yếu nhất nhưng ko thiếu cả những chi tiết quan trọng nhằm tạo được ấn tượng từ những nét đặc thù, mang dấu ấn riêng của từng công trình khác nhau.

Những người luôn tạo được ấn tượng/dấu ấn của mình nhanh chóng tách ra khỏi hệ thống đào tạo dựa theo bài bản và quy trình bắt buộc. Sau đó họ tự đào tạo và nâng cao khả năng của mình bằng 1 hệ thống tiêu chuẩn mới. Và tất cả đều mới từ zero, từ những bản vẽ sơ khởi đến các bản vẽ thi công, từ ảo đến thật là 1 quá trình lao động và sáng tạo hết sức nghiêm túc để đáp ứng được những đòi hỏi cao nhất từ thực tế. Tác giả hiểu rất rõ, một cách uyên thâm, về từng chủ đề cần thể hiện liên quan đến công trình được thiết kế theo cách của mình.

Nếu thiếu đam mê và sáng tạo, kts ko khác gì những thợ vẽ chuyên nghiệp, cũng như 1 công cụ trong tay kẻ khác, ko hơn cái bút chì hay cái êke mà họ thường dùng.

(còn nữa)

3 comments:

  1. Nếu bây giờ chọn làm kiến trúc. Tôi sẽ học lại như người ko biết gì về toán học, để có thể vận dụng được ứng dụng của toán học và nắm vững chuyên môn bằng công cụ này về cách tạo dựng cấu trúc cơ bản của công trình 1 cách khoa học và tiết kiệm nhất, tất cả đều được tính toán kỹ lưỡng. Khả năng học toán chỉ cần từ trung bình trở lên, nếu đạt kết quả xuất sắc như Đoàn Hồng Nghĩa hay Ái Việt càng tốt...
    Và hơn nữa là phải bằng mọi cách, sống trong 1 ko gian kiến trúc tràn ngập những chuẩn mực hàng đầu, từ những kiến trúc lâu đời mang tính truyền thống đến những di sản lớn của những thời đại đã qua cho đến nay, cố gắng tìm hiểu và trả lời được câu hỏi: tại sao và bằng cách nào người ta thực hiện được những cái đó.
    Có lẽ, sự hiểu biết ko giới hạn về mọi lĩnh vực là ko thừa, từ địa lý thiên văn đến vh, lịch sử và nghệ thuật... càng nhiều càng ít, bởi ngày nay người như Leonardo da Vinci là ko thể có. Nhưng có thể khắc phục yếu điểm về kiến thức bằng việc sử dụng công nghệ tìm kiếm và lưu trữ thông tin ngày càng phong phú và luôn được cập nhật/bổ sung với tốc độ ngày càng cao hiện nay.
    Đó là điều cần phải đáp ứng để có thể làm nghề một cách đúng nghĩa. Còn là kts nhỏ hay lớn, có hào quang hay ko là chuyện khác.

    ReplyDelete
  2. Tuy nhiên, vẫn phải nói rằng: ko thầy đố mày làm nên và thêm câu nữa, Học thầy không tày học bạn, cũng có nghĩa là học từ bất cứ ai/cái gì có thể.
    Và phải luôn nỗ lực: "Học, học nữa, học mãi, đúp lại học - Đuổi lại xin, Lê nin bảo vậy". Phải học bằng mọi cách, học cho bằng được! (hình như cái này của Đoàn Hồng Nghĩa thì phải?)
    Chẳng hạn, nếu ko được học những môn bổ túc như Ábrázoló geometria ở năm học tiếng, tôi sẽ khó lòng vẽ được các bản vẽ kiến trúc đầu tiên của mình @ Pécs.
    Nhưng những cái này chỉ là vấn đề nhập môn/sơ khởi, cơ bản vẫn là Trời sinh ra ai và làm được cái gì?
    Bởi vốn dĩ tất cả đã được sinh ra để làm cái mình muốn, ko làm được thì đó là chuyện ko nhỏ.
    Nếu đã ko làm được, lại chỉ phá hoại, thì vấn đề đã trở nên vô cùng nghiêm trọng rồi!

    ReplyDelete
  3. Kiến thức của toàn nhân loại cho tới nay đã là điều ko thể biết hết. Nhưng so với những gì còn bí ẩn chỉ là 1 phần vô cùng ít ỏi. Thế nên, dù có là ai thì cũng chỉ như đom đóm so với Mặt trời ...
    Người như V. Lê nin mà còn phải nói: "Càng học càng thấy dốt, càng dốt càng phải học" vậy nên cả đời cứ "Học, học nữa, học mãi" ...nhưng mà học cái gì nhỉ???!!!

    ReplyDelete