CHÂN DUNG PLISETXKAIA (trích)
Balê vần với bay. Có những cái bay siêu âm. Sự nỗ lực phi thường của người nghệ sĩ, đó là sự vượt khỏi giới hạn của thân thể, khi cử động đã trở thành tư tưởng.
Nhiều người còn nói đến "kỹ thuật", đến sự lẩn tránh quá xa trong "hình thức". Những người theo chủ nghĩa hình thức là những người ko làm chủ được hình thức. Hình thức hành hạ họ, làm cho họ ghen tị. Họ vấp váp, hổn hển vì một cái vần, toát mồ hôi vì một điệu múa.
Plisetxkaia như nhà thơ lúc nào cũng độ lượng, nghệ thuật của chị dồi dào. Chị ko nô lệ hình thức.
"Tôi ko thuộc hạng người thấy sau bó nguyệt quế um tùm của thành công 95 phần trăm lao động và 5 phần trăm tài năng". Thật là khiêu khích!
Tôi biết một tay làm vần quyết đoán là có thể trong 5 năm trở nên nhà thơ và trong 10 năm trở thành Puskin.
Người đó ko bao giờ thành thi sĩ!
Sự huyền diệu của quý quốc gia, đó là hình ảnh Plisetxkaia.
Nghệ thuật luôn luôn là 1 trở ngại đã được vượt qua.
Con người muốn bày tỏ một cách khác cái ý muốn của thiên nhiên.
Tại sao con người muốn chinh phục vũ trụ?
Dưới đất ko đủ sao?
Người ta vượt qua bức tường của sức hút Trái Đất.
Đó là 1 sự vượt qua tự nhiên.
Tương lai tinh thần của con người là sáng tạo ra một giác quan mới, tôi nhắc lại: một giác quan của huyền diệu. Đó là nghệ thuật.
Đó là thắng lợi trước những cái sáo cũ.
Tất cả mọi người đều đi theo chiều đứng, nhưng có người lại muốn bay theo chiều ngang. Tất cả gian phòng rên xiết khi thân chị nghiêng trên góc 30 độ.
Điệu múa ko chỉ là sự chiến thắng sức hút.
Balê là sự vượt qua bức tường của thanh âm.
Gíac quan của tiếng nói? Cái lưỡi? Cái giọng? Không! Đó là tay và vai hát ca, những ngón tay rung rung truyền đến một cái gì rất quan trọng, làm cho tiếng nói trở nên thô kệch.
Làn da tư duy và tìm cách biểu hiện.
Bài ca ko lời? Bản nhạc ko tiếng?
Trong vũ khúc "Romeo và Juliet" có một đoạn mà sự im lặng vang lên, tách rời cặp môi người con trai, tiến tới như một quả bóng vô hình mà sờ được vào những ngón tay người con gái.
Nàng đón lấy cái âm thanh đã thành vật chất ấy như một cái bình trong lòng bàn tay mình và lấy ngón tay ve vuốt.
Thanh âm nhận được bằng xúc giác. Như thế là balê đã gặp tình yêu.
Khi cánh tay nói, khi đôi chân suy nghĩ, khi các ngón tay trò chuyện với nhau ko cần mọi thứ trung gian.
Thanh âm thay thế bằng cử động. Chúng ta thấy được thanh âm. Thanh âm là đường nét. Sự giao cảm là điệu múa.
Andrey Voznesensky
(Tế Hanh dịch)
Andrei Voznesensky - Kiến trúc sư của thơ Nga hiện đại
ReplyDeleteAndrei Voznesensky là nhà thơ độc đáo và tài năng. Ông vốn là người có ý thức về thời đại, là người mang tham vọng về tính đa trị của hình tượng, là nhà thơ đầy chất trữ tình.
Năm 1957 tốt nghiệp đại học kiến trúc Moskva. Những bài thơ đầu tiên được đăng vào năm 1958. Năm 1960, hai tập thơ và trường ca của ông lần lượt được xuất bản: “Parabol” và “Bức khảm”. Tiếp theo sau đó là các tập “Vũ trụ” (1964), “Sự cám dỗ” (1979), “Bản năng” (1981), “Nước Nga, thơ ca” (1991), “Thơ - Trường ca - Văn xuôi” (2000), v.v…
Phương tiện ưa thích nhất của A.Voznesenski là lối ẩn dụ, phóng đại, còn thể loại chính là thơ tự sự trữ tình, ballad và kịch thơ. Andrei Voznesenski giành sự chú ý đặc biệt tới giới trí thức, “các nhà vật lý và các nhà thơ trữ tình”, những người lao động sáng tạo. Đóng góp quan trọng nhất của ông không phải ở các vấn đề tâm lý xã hội mà chính là các phương tiện và hình thức nghệ thuật thể hiện chúng.
(Lược ghi từ Văn chương tp.HCM, tác giả: Nguyên Hùng)