Tuesday, March 12, 2019

Về vụ 2 máy bay Boeing 737 Max bị rớt

Các chuyến bay của các hãng hàng không Canada và chuyện bưng bít của Boeing
—- Boeing 737 Max
Chuyện chưa bao giờ xảy ra: hầu hết các quốc gia và các hãng hàng không trên thế giới cấm cửa loại máy bay này. Singapore còn cấm tất cả các dòng MAX.
Để cạnh tranh với các dòng máy bay tầm trung của Airbus như A320, Boeing tìm cách cho ra dòng máy bay mới trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên máy bay không phải xe đò nên trên thực tế, sau thời gian sản xuất, đội ngũ các phi công của các hãng mua máy bay phải được huấn luyện để đủ các kỹ năng và hiểu biết ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.
Chiếc 737 Max để có các tính năng mới nhanh chóng và chi phí thấp, đã trang bị một loại các hệ thống điện tử đi kèm. Hãng Boeing muốn nhanh chóng đưa vào sử dụng không thông qua việc tái đào tạo phi công, đã cho hệ thống điện tử tự xử lý một số tình huống mà thậm chí không thông báo và không cho phi công khả năng can thiệp.
FAA, tổ chức điều hành hàng không Hoa Kỳ, ăn phải bả Boeing, nên nhanh chóng thông qua việc cấp phép cho máy bay này. Tổ chức hàng không châu Âu, ban đầu không đồng ý, nhưng sau cũng thông qua vì nhiều sức ép.
Boeing ra sức quảng cáo và trên thực tế các phi công lái các dòng máy bay tương tự được chuyển qua lái mà không cần biết và dĩ nhiên không biết được khi nào có vấn đề xảy ra.
Các hệ thống điện tử tân tiến thực chất không khác gì các máy tính chyên dụng, với các chương trình phần mềm hàng triệu dòng lệnh đến từ hàng nghìn công ty khác nhau sản xuất các thàn phần hệ thống.
Vì là phần mềm, nên dù kiểm định tốt đến đâu, bao giờ khả năng lỗi chương trình, lỗi sử dụng, hoặc lỗi dữ liệu từ các hệ thống thành phần vẫn còn đó.
Với máy tính, phần mềm treo, bấm các phím Ctrl+Alt+Del là biểu tượng Microsoft, hoặc tắt hẳn máy qua Power Off.
Phần mềm đang vận hành trong máy mà treo, thì không có bộ ba nút trên, cũng không có nút Power Off. Điều đáng sợ nhất là phi công cũng không biết là máy treo, và nếu có biết thì không biết làm thế nào vì chưa bao giờ được đào tạo để xử lý tình huống này (thậm chí không có tín hiệu cảnh báo).
Boeing, sau khi máy bay 737 Max đầu tiên rơi, đổ lỗi cho các phi công hãng hàng không Ai Cập đã không được đào tạo đầy đủ (!). FAA cho rằng hãng hàng không không bảo trì và phi công không được huấn luyện thường xuyên (!)
Sau khi chiếc thứ hai rơi, lòi ra câu chuyện “không cần qua đào tạo”, các hãng hàng không khác khi làm việc với Boeing được cho biết không có khả năng thay đổi phần mềm để cảnh báo phi công khi có vấn đề bất thường. Khả năng duy nhất là để máy bay tự xử lý.
Boeing thông báo “sẽ nâng cấp phần mềm trong các máy bay” nhưng vẫn tuyên bố “hệ thống phần mềm không có lỗi”. Đặc biệt không cần dừng bay trước khi sửa lỗi hệ thống. Đây chính là điểm gây sự bất bình lớn nhất của các quốc gia và các hãng hàng không trên thế giới. Dĩ nhiên dẫn đến việc dừng bay và cấm bay vào không phận.
Vì sao các 41 chiếc máy bay của các hãng Canada vẫn phải sử dụng tiếp: Air Canada có hơn 60 chiếc máy bay tầm trung, trong đó 24 chiếc là 737 Max. Dừng thì lỗ nặng. Tiền thôi.
Hậu quả đầu tiên: châu Âu, Singapore, nhiều nước châu Á đóng không phận với 737 Max, một loạt các chuyến bay của Air Canada đi châu Âu bị huỷ.
Hãy xem diễn tiến bưng bít của Boeing và FAA như thế nào!

Các bạn đọc thêm ở đây

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE.VIDI90)

1 comment: