Friday, September 25, 2020

45 năm tìm hiểu và bày tỏ

 25 câu tóm tắt 45 năm

—- ngắn gọn súc tích qua tự chuyện của cây bút Nguyen Hoang

tui đã quan tâm theo dõi chuyện bà con di tản từ trước khi người đầu tiên đặt chân xuống guam. báo chí, truyền thông lúc đó tràn lan tin tức, hình ảnh mà. từ "có trật tự", được thu xếp, cho đến chen lấn nhau trên sân thượng đại sứ quán mĩ, cho đến những chiếc trực thăng bị xô xuống biển, cho đến... cho đến... 

và cứ thế, từ những cơn hoảng lọan, nỗi kinh hoàng do vị thế "phe" thua trận, cho đến nỗi sợ "tắm máu", cho đến thời "cột đèn mà đi được", cho đến cảnh nheo nhóc, chết chóc trên những cuộc vượt biên, vượt biển, những câu chuyện hải tặc, rồi những tháng ngày sống, hi vọng, thất vọng và tuyệt vọng trong các trại tị nạn...

tui cũng đã theo dõi niềm vui, nỗi buồn, hi vọng và ngỡ ngàng (sau) khi bà con "đến được bến bờ tự do". và cứ thế, có hơn 30 năm trời tui sống cạnh bà con ta ở quận cam, nam cali. những thành công, những thất bại, những vinh danh, những nương tựa giúp đỡ nhau, và luôn cả những câu chuyện hô hào nhau, chiêu dụ nhau và cả lừa phỉnh nhau, bịp bợm nhau về một ngày "phục quốc", về chuyện "quang phục lại quê hương". đủ cả.

chỉ chừng đó độ phức tạp cũng đủ để tui tránh nói dễ dàng, vơ đũa  về "cộng đồng", về người mĩ gồc việt. tui không tự hào hay cảm  thấy xấu hổ dễ dàng khi có ai đó "lên tướng", hay trở thành một nhân vật tài ba vang danh, hay khi cả đám bác sĩ gốc việt xộ khám vì những trò gian manh. vì tui ít ra cũng hiểu độ phức tạp của cộng đồng "ta". nó có cả thượng vàng và hạ cám. nó có cả những điều tốt đẹp nhất và những gì có thể là ti tiện nhất. nói càn, nói đại nói đùa là không nên. cho nên...

***

lại phải thưa. tui đã từng là một dân đen của "miền nam", "công dân"  của "quốc gia việt nam", rồi của VNCH. tui đã là công chức, là... ưm... sĩ quan của thể chế ấy. tui đã từng sống chung đụng với một số "kiểu" người, một số thành phần xã hội của miền nam. và một phần quan trọng của miền nam ấy đã (qua nhiều cách) chuyển sang sống ở mĩ.  trong số đó có cả người thân, bạn bè, chòm xóm, đồng nghiệp, ... của tui trước kia. rồi là những năm tháng cùng sống ở mĩ, cho nên tui có cách hiểu của mình về những lí do, hoàn cảnh để từng đó người "bỏ xứ" ra đi. nó cũng đa dạng, phức tạp lắm, khi nhìn được đến cả quá khứ của không ít người. 

cho nên, nhìn ngắm. tìm hiểu, thông cảm, xúc động, hay kinh sợ, không dám, không muốn động đến, bàn về cái cộng đồng đa tạp ấy là cách an lành nhất. túm lại, cứ "kính nhi viễn chi" cho nó lành...

Ghi lại từ FB của Đoàn Hồng Nghĩa

No comments:

Post a Comment