Mới rồi, được nghe ông Niall Ferguson, người Anh, giáo sư Sử
học của Harvard, nói chuyện về cuốn sách của ông dưới tiêu đề “Civilization:
The West and the Rest – Nền văn minh: Phương Tây và phần còn lại của thế giới”.
Như đã hứa là có chuyện hay, Tổng Cua tóm tắt cho các bạn
tham khảo.
Văn minh nhân loại trải qua 10.000 năm với các thời kỳ Cổ đại,
Trung cổ, Cận đại và nay là Hiện đại.
Các quốc gia hay những miền địa lý có lịch sử hoán đổi nền văn minh như một chu
kỳ, từ đông sang tây, từ bắc xuống nam hay ngược lại.
Thế giới dự đoán, nền văn minh nhân loại đã đi vòng quanh thế
giới, và hiện có vẻ muốn trở về phía Đông. Câu hỏi đặt ra là phương Tây đang ngắc
ngoải và thì liệu rằng phương Đông liệu có thể thay thế?
Sáu ý tưởng từng giúp phương Tây dẫn đầu nền văn minh
Niall viết rằng, từ năm 1500, các nước lớn ở Tây Âu Tây đã
phát triển 6 ý tưởng: (1) Competition, (2) The Scientific Revolution, (3)
Property Rights, (4) Modern Medicine, (5) The Consumer Society and (6) The Work
Ethic. (Cạnh tranh, Cách mạng khoa học,
Quyền sở hữu tài sản, Y tế hiện đại, Xã hội tiêu dùng, Đạo đức trong công việc).
Trong tin học có khái niệm ứng dụng (phần mềm) sát thủ
“killer apps – ứng dụng tin học”, nghĩa là khi nó ra đời thì giết các phần mềm
khác cùng chức năng. Microsoft Office đã giết chết Lotus 1-2-3, Wordperfect và
hàng trăm các ứng dụng khác.
Niall cho rằng 6 ý tưởng trên cũng là một Killer Apps có từ
cách đây 600 năm và đã đưa phương Tây dẫn đầu nền văn minh hiện đại.
Gia tài toàn thế giới khoảng 195.000 tỷ đô la, được tạo ra
sau năm 1800 hầu hết do người phương Tây (Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc). Họ chỉ chiếm
19% dân số nhưng có tới 2/3 của cải của
cả nhân loại.
Vào thời điểm năm 1500, thu nhập trung bình của người Trung
Quốc bậc trung lại cao hơn người Bắc Mỹ cùng bậc. Năm 1970, thu nhập của người
Anh gấp 10 lần người Ấn, và xã hội tiêu dùng đã đưa người Mỹ có thu nhập gấp 20
lần người Trung Quốc.
Năm 1500, 10 đế chế phương Tây chỉ chiếm 5% diện tích toàn cầu,
16% dân số và 20% thu nhập của cả thế giới.
Thế mà tới năm 1913, 10 nước này cộng với Hoa Kỳ đã chiếm
58% lãnh thổ, và số phần trăm dân số không thay đổi (16%) mà chiếm tới ¾ của cải
vật chất.
Đừng đổ lỗi cho chủ nghĩa tư bản, vì nhiều đế chế đã từng muốn
làm bá chủ thế giới, nhưng thất bại.
Tại sao lại là người phương Tây đi xâm chiếm đất đai mà
không phải là dân Phi. Tại sao đạo Hồi từng hùng mạnh cuối cùng bị đạo Thiên
Chúa lật cờ.
Lấy lý do khí hậu hay vị trí địa lý lại càng sai. Cùng nằm
trên nước Đức, cùng là người Đức, tại sao Đông Đức nghèo hơn Tây Đức. Xe
Trabant so với Mec thì bạn nghĩ sao đây? Bán đảo Triều Tiên là một ví dụ khác.
Nam Hàn và Bắc Triều Tiên, thực tế trả lời đã khá rõ.
Niall kết luận, Rule of Law (luật lệ) hợp lý của thể chế
phương Tây làm nên sự thịnh vượng, kết hợp với ý tưởng và chế tài (ideas and
institution) mang lại sự phồn vinh.
Sự trỗi dậy của phương Đông
Câu hỏi ông đặt ra, tại sao phương Tây, tác giả của 6 killer
apps, đang bị đuối sức trong công cuộc toàn cầu hóa?
Đó là vì người Nhật đã học được và áp dụng thành công với kỷ
luật và đạo đức của Samuraj. Tương tự, người Hàn Quốc cần cù, làm thêm hàng
1000 giờ mỗi năm, nhiều hơn cả người Đức, vốn nổi tiếng chăm chỉ.
Nói về giáo dục, học hành thông minh, có kết quả cao, thì
dân Thượng Hải bỏ xa cả Anh quốc và Hoa Kỳ. Bằng sáng chế không còn độc quyền của
phương Tây. Tại châu Á, Nhật vượt Mỹ, Trung Quốc đang có cơ hội vượt Đức.
Điều đó thật đơn giản. Giống như trong tin học, ứng dụng nguồn
mở có thể được download từ mạng internet, người lập trình chỉ cần bỏ ra một thời
gian ngắn có thể phát triển được hay hơn.
Người Ấn, người Hoa, người Nhật, người Brasil có thể áp dụng
6 killer apps này một cách dễ dàng. Vì thế phương Tây không còn làm bá chủ là
phải thôi.
Thế kỷ 21 chứng kiến Trung Quốc đang đuổi kịp Mỹ. Thu nhập của
Mỹ trước kia là 20 lần so với Trung Quốc, nay chỉ còn 5 lần, và chẳng bao lâu nữa
sẽ là 2.5 lần. Tới năm 2016 thì sự thống trị kinh tế thế giới sẽ thuộc về Trung
Hoa.
Áp dụng từng phần liệu có thành công?
Các quốc gia không cần phải phát triển thêm các ứng dụng (mô
hình mới) mà chỉ cần ứng dụng mô hình 6 điểm này vào điều kiện cụ thể của quốc
gia mình là đủ.
Niall đặt một câu hỏi, liệu 6 killer apps kia có thể nạp từng
phần hay bắt buộc phải có cả bộ mới tạo ra nền văn minh?
Tự do là gốc rễ của quyền được sở hữu tài sản được sự bảo vệ
của luật pháp và đó chính là cơ sở của các thể chế phương Tây.
Winston Churchill từng định nghĩa về văn minh, là xã hội được
xây dựng trên ý kiến của nhân dân. Nghĩa là bạo lực, chuyên chế, độc tài, chiến
tranh và nổi loạn được kiểm soát bởi quốc hội được bầu bởi lá phiếu của dân. Quốc
hội là nơi sản sinh ra luật pháp và tòa án không phụ thuộc vào bất kỳ thế lực
nào.
Khi cuộc sống của đa số người dân có chất lượng cao, bớt đi
sự lo âu thì đó chính là mầm mống văn minh.
Nền văn minh hiện đại có thể bị sụp đổ bất kỳ lúc nào như mọi
nền văn minh khác trong lịch sử nhân loại. Nhưng chắc chắn nó không sụp như người
ta tưởng, cho dù phương Tây và Mỹ có nợ chồng chất, kinh tế thảm hại, đạo đức
đi xuống.
Có người hỏi liệu Trung Quốc có thể lãnh đạo thế giới trong
những thập kỷ tới, Niall không trả lời thẳng.
Nếu cả Mỹ và Trung Quốc cùng lãnh đạo thế giới cũng không thể.
Sự khác biệt về văn hóa và thể chế cách biệt tới mức không thể ngồi cùng nhau
trong một bữa tiệc, khi một kẻ đang cố học ăn bằng đũa và người khác lại tỏ vẻ
muốn dùng dao dĩa, kiểu đồng sàng dị mộng.
Liệu quốc gia đông dân nhất có thể lãnh đạo toàn cầu nếu người
cầm quyền không đếm xỉa tới quyền (số 3) là người dân được sở hữu tài sản.
Để đảm bảo quyền sở hữu cá nhân cần có luật lệ (rule of
law), và đó chính là cơ sở cho chính phủ ổn định và quốc gia phát triển. Thiếu
rule of law thì khó mà nói đến vai trò toàn cầu của bất kỳ một quốc gia nào.
Hội trường hoan hô ầm ầm, dù nhiều người không hoàn toàn nhất
trí với diễn giả. Và như mọi cuộc nói chuyện, tác giả bán sách và ký tên. Tư bản
bao giờ cũng thực tế, đến từ Harvard, giáo sư Niall Ferguson biết đánh vào thị
hiếu của xã hội tiêu dùng. Lần này lão Cua không mua vì tiếc tiền.
Chiều đó mình trở về nhà. Thật ngạc nhiên, người đẹp Á châu
đi trước mình vài bước, mông nàng căng nở, ngực núng nẩy theo nhịp bước. Nàng dừng
lại cho một người vô gia cư da trắng vài đồng tiền lẻ.
Nếu phương Đông biết ứng dụng cả 6 ý tưởng có từ 600 năm trước
một cách hoàn hảo, thì có lẽ quyền lực toàn cầu sẽ chuyển từ Tây sang Đông như
một qui luật.
Còn thiếu nữ có vẻ đẹp Á Đông pha trộn văn hóa phương Tây lại
trở thành giấc mơ của hàng tỷ người trên hành tinh.
(Hiệu Minh blog)
Ở nơi thiếu rule of law dễ sinh nhu cầu đối với nó. Bản thân phương Tây coi đây là điều tất yếu. Đối với họ freedom, self-perservation và self-expression có ý nghĩa hơn nhiều. Đánh giá như bác Hiệu Minh có vẻ dễ dãi quá và đơn giản quá khi quy cho nền tảng của sự khác biệt chỉ là rule of law.
ReplyDeleteTạm lấy một ví dụ khi trường đại học phương tây bước ra khỏi cái bóng của nhà thờ thì tự nó trở thành giáo đường tôn nghiêm của tri thức mà ít phụ thuộc vào thể chế hay tôn giáo của quốc gia. Do đó việc nghiên cứu khoa học và áp dụng các giá trị của nó cũng được phát triển. Thực tế cho thấy có lẽ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là yếu tố khác biệt lớn hơn, thúc đẩy xã hội phương Tây vượt qua các nước châu Á trong một thời gian dài.
Ngày hôm nay lấy một ví dụ đơn giản, GDP per capita của Hoa kỳ là khoảng 53 nghìn USD, của Canada là 52 nghìn (làm tròn), của Trung Quốc là 7 nghìn, của Việt Nam là 2 nghìn. Rõ ràng giá trị lao động, tư duy, ăn chơi, ... của mỗi con người trong mỗi xã hội này là khác nhau. Trung Quốc đạt đến GDP vượt Mỹ là do dân số quá cao, nhưng để đạt đến 7 nghìn/53 nghìn (1/7.5) thì phải mất đến hơn 30 năm.
Và khả năng đuổi kịp vẫn còn xa, khi nền kinh tế thiên về sao chép, cóp nhặt, và sản xuất hàng hoá rẻ tiền, giá trị sử dụng thấp và độ dài vòng đời ngắn.
Tóm lại là còn lâu, còn vẻ đẹp phụ nữ thì thượng đế bao dung lắm, người phát cho mỗI dân tộc một ít, hên là gặp :-)
Vẻ đẹp Á Đông thì quả thật có sự cuốn hút nên tác giả đã mượn người đẹp cho bài viết có chủ đích của mình, tuy nhiên chắc vì còn trẻ nên ca tụng để tôn cao với sự trỗi dậy của châu Á. VN cũng là nước tự hào là nơi có nhiều vẻ đẹp "nghiêng thùng đổ nước" của các nàng Kiều. Nhưng lại chẳng biết ứng dụng cái gì cả nên càng ngày càng bị bỏ xa với "Giấc mơ châu Á". Có điều, tôi đồng ý với Nghĩa ở chỗ cần có sự "pha trộn": vì Á hoặc Âu không thành vấn đề, nếu chỉ đơn lẻ thuần nhất thì khó mà lôi cuốn được hoàn toàn, khó trở thành giấc mơ của hàng tỷ người được.
DeleteThật ra cái vẻ đẹp Á Đông hút hồn dân châu Á là chính. Có đ/c VK đã nhận xét: dân Á thích từ cổ trở lên, Tây thích từ cổ trở xuống. Cho nên em nào đen giòn, rắn chắc (mà dân việt ta liệt vào dạng miễn bàn) thì xơi. Đến khi thưởng thức được cái đẹp da trắng thì các anh Việt nhìn các em Tây chảy nước dãi ra mà không biết làm gì được.
ReplyDelete