Sunday, January 18, 2015

Việt Nam - Liên Xô: Đánh bại cuộc tấn công biên giới của Trung Quốc (1979)

Chuyên mục “Nhìn lại ngày hôm qua” của đài Sputnik giới thiệu với các bạn bài mạn đàm tiếp theo về sự kiện kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga-Việt vào tháng Giêng năm 2015. 

Quan sát viên đài của chúng tôi Aleksei Lensov viết:
Lần trước, chúng tôi đã nói về tầm quan trọng của viện trợ Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ và giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam. Năm 1979, sự viện trợ cần thiết cũng đã được Moskva dành cho Hà Nội trong cuộc thử thách nghiêm trọng mới – khi Trung Quốc mở cuộc tấn công vào nước cộng hòa. Đó là cuộc tấn công mạnh mẽ nhất từ phía Bắc trong vòng hơn hai thiên niên kỷ, với lực lượng thực hiện lên đến 600.000 người.
Để biểu thị sự ủng hộ đối với Việt Nam và chuyển hướng một phần quân đội Trung Quốc khỏi phía Nam, sáu quân khu Liên Xô được đặt trong tình trạng báo động sẵn sàng chiến đấu. Liên Xô đã điều động đến gần biên giới với Trung Quốc 29 sư đoàn bộ binh cơ giới với quân số lên đến 250.000 người. Hai sư đoàn không quân cũng được chuyển đến phía Đông, trong đó có một sư đoàn ở Mông Cổ, trên sân bay mà nếu bay tới Bắc Kinh thì chỉ mất một tiếng rưỡi đồng hồ.
Ngay từ đầu tháng Hai, khi có các thông tin đầu tiên về ý định của Trung Quốc “dạy cho Việt Nam bài học”, các tàu tuần dương và tàu khu trục của Hải quân Liên Xô đã được phái đến Biển Đông. Ngay sau khi cuộc tấn công xảy ra, ở đó đã tập trung 13 tàu của Liên Xô, đến đầu tháng Ba – số tàu Liên Xô lên đến 30 chiếc. Kết quả sự hiện diện của tàu Liên Xô là Hải quân Trung Quốc với số lượng 300 tàu đã không có cơ hội để tham gia vào cuộc tấn công Việt Nam. Ngoài ra, các tàu của Liên Xô đảm bảo việc chuyển hàng an toàn cho Việt Nam. Chỉ riêng ở Hải Phòng, trong giai đoạn Việt Nam bị tấn công đã bốc dỡ hơn 20 tàu hàng và tàu chở dầu đến từ Liên Xô. Đồng thời, thủy thủ Liên Xô đã đối phó với các tàu chiến Mỹ, ngày 25 tháng Hai đã đỗ thành chuỗi ngoài khơi bờ biển Việt Nam với mục đích mà người Mỹ tuyên bố là “để kiểm soát tình hình". Để kìm giữ chúng không tới được khu vực hoạt động chiến sự, tàu ngầm của Liên Xô chặn các ngả đường tiếp cận của tàu Mỹ. Tàu Liên Xô đã tạo ra một rào cản trên biển mà tàu Mỹ đã không dám vượt qua và đến ngày 6 tháng 3 thì rút hết khỏi Biển Đông.
Cố vấn quân sự Liên Xô, Đại tá Gennady Ivanov cho biết:
“Sáng ngày 19 tháng 2, một nhóm cố vấn quân sự Liên Xô gồm các vị tướng giàu kinh nghiệm nhất đứng đầu là tướng Gennady Obaturov đã bay đến Hà Nội. Ngay khi vừa đến nơi, một cuộc họp với Bộ Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã được tổ chức, sau đó chúng tôi đã lên tuyến đầu, nơi bộ đội Việt Nam đang chiến đấu.”
Tổng bí thư Lê Duẩn tán thành đề xuất của ông Obaturov dùng máy bay của Liên Xô đưa những quân đoàn tinh nhuệ nhất từ Campuchia về mặt trận phía Bắc. Hơn nữa, Lê Duẩn chỉ thị cho các chỉ huy quân sự của Việt Nam, trước khi đưa ra bất cứ quyết định gì, phải thống nhất với các cố vấn quân sự Liên Xô. Rất đáng tiếc là về phía các chuyên gia quân sự Liên Xô đã không tránh khỏi tổn thất. Khi hạ cánh tại Đà Nẵng, máy bay vận tải Liên Xô gặp sự cố, sáu sĩ quan Xô Viết bị hy sinh.
Tướng Obaturov cũng đã báo cáo cho lãnh đạo Liên Xô về việc phải khẩn cấp chuyển đến cho Việt Nam những thiết bị và vũ khí cần thiết để đẩy lùi đối phương. Tất cả yêu cầu được đáp ứng nhanh chóng. Máy bay vận tải quân sự của Liên Xô đã chuyển cho Việt Nam nhiều tên lửa "Grad", thiết bị cho các đơn vị tình báo điện tử, cùng các phương tiện hỗ trợ chiến đấu khác.
Tất cả điều này đã xác định kết quả cuộc chiến tranh, trong đó vai trò quyết định tất nhiên thuộc về lực lượng vũ trang anh hùng của Việt Nam. Ngày 5 tháng 3 1979, Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Ngày 18 tháng Ba chiến sự được hoàn toàn ngừng lại. Cuộc tấn công mạnh mẽ nhất của Trung Quốc vào Việt Nam trở thành cuộc tấn công có thời gian ngắn nhất. 
Xem: http://vietnamese.ruvr.ru/2015_01_15/282129227/

(Anh Dam, FB/VNSA)

2 comments:

  1. Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao chúng ta và nước Nga không thể duy trì được liên minh đã có? Dù sau này, khi sang VN Putin cũng lưu ý chúng ta về người "anh em" phản trắc TQ và nhắc lại quan hệ giữa VN và Liên Xô trước đây, trong đó nước Nga giữ vai trò chính yếu như 1 đối tác không bao giờ phản bội.

    ReplyDelete
  2. Tiền Phong - Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới mà nhà cầm quyền TQ gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ” để đáp trả “những hành động khiêu khích chống Trung Quốc”, “chi viện cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia”...., ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.
    Chỉ kéo dài 1 tháng (Trung Quốc tính từ 17/2 đến 16/3/1979), nhưng tổng cộng đã tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn nhọn, 268 xe quân sự (48 xe tăng) bị phá hủy, hư hỏng; bị chết 8.531 người, bị thương hơn 23.000, bị bắt làm tù binh 238, bình quân mỗi ngày có 1 trung đoàn bị loại khỏi vòng chiến.

    Thương vong lớn ngoài dự đoán là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải kết thúc sớm cuộc chiến. Trong 2 ngày đầu, Trung Quốc đã mất hơn 4.000 quân, đến mức quân y không kịp trở tay, nhiều người bị thương chết cho mất máu vì không được cấp cứu.

    Theo tài liệu nội bộ của Trung Quốc mới được công bố: bước vào giai đoạn tác chiến giằng co, tỷ lệ thương vong rất cao, thường là 90% đối với các đại đội xung kích, những đại đội này khi rút quân chỉ còn hơn chục người sống sót, mỗi tiểu đội chỉ còn 1-2 người.

    ReplyDelete