Sunday, January 3, 2016

Luận Tam Quốc: Văn minh vs Man rợ

Sau khi Ngụy diệt Thục Tư Mã Chiêu phong cho Thục Chủ làm An Lạc Công. Các quan của Thục cũng được phong tước, ăn lộc trọn đời. Cho rằng vì Ngụy chưa diệt được Ngô, nên ngược đãi Thục sẽ khó lấy Ngô. Sau khi diệt Ngô Tấn Vũ Đế (cũng là Tư Mã Chiêu) phong Ngô Chủ làm Quy Mệnh Hầu, cũng ăn lộc suốt đời cùng các quan tùy tòng. Tại sao như vậy? Khi đó thiên hạ đã thống nhất, việc Tấn Vũ Đế giết Quy Mệnh Hầu thì còn đe dọa nào. Câu trả lời giản đơn: Vũ Đế không dám giết Quy Mệnh Hầu cũng như Tào Tháo khóc Viên Thiệu, làm ma cho Thư Thụ, giết Quách Đồ, Lưu Bị phong Lưu Chương làm tướng quân, khóc Trương Nhiệm.
Từ đó suy ra, những người dùng chiêu bài cải cách để thay thế bảo thủ, khi thắng thế rất hiếm khi tiếp tục cải cách mà sẽ trở thành bảo thủ, cũng vì chính vị trí của mình. Bảo thủ luôn consistent, cải cách dễ tự mâu thuẫn. Văn mình đánh nhau với man rợ dễ thua cũng vì man rợ bao giờ cũng nhất quán, văn minh thì bất nhất nếu phải đánh nhau. Vì bản thân trò đánh nhau đã là một trò man rợ.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI69)

7 comments:

  1. Nguyen Xuan Hoai: Loại 1 làm cách mạng để làm vua là loại gian hùng
    Loại 2 làm cách mạng xong rồi nghỉ đó là anh hùng
    Loại 3 làm cách mạng rồi trao quyền lực về cho nhân dân đó là vĩ nhân.

    Việt nam chưa có vĩ nhân, at best mới có kiểu thắng giặc xong về trời như Thánh gióng, hay lui về điền viên như đức Trần Hưng Đạo... vì xét cho cùng ai cũng nghĩ là luôn phải có vua (cá nhân hoặc vua tập thể)

    ReplyDelete
  2. Do Xuan Phuong: Tập trung quyền lực thì ắt có tranh giành, Tam Quốc tranh hùng nói là cải cách thì em chưa hiểu theo tiêu chí nào? Chẳng lẽ chỉ mỗi cái tước hiệu? :)
    Thế mới thấy hàng chục nghìn năm phong kiến không bằng vài trăm năm cách mạng công nghiệp và thông tin. :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Có mấy bài các giáo sư ở các trường khủng như YALE bàn về việc cải cách thời Tam Quốc. Cục diện Tam Quốc là để kết thúc tình trạng tiến thoái lưỡng nan thể chế quyền lực của nhà Hán: ngoại thích, hoạn quan và công thất. Trong đó thanh lưu (trí thức) hết nương nhờ thế lực này sang thế lực khác. Tháo co gốc là thanh lưu nương nhờ hoạn quan nên cải cách nhất. Bị dựa vào công thất nên bảo thủ nhất. Quyền xuất thân quân phiệt là lực lượng mới nổi khi loạn lạc. Tuy nhiên, cải cách bên cạnh vai trò ý thức, trong cuộc chiến giành quyền lực là chiêu bài để tập hợp lực lượng.

      Delete
    2. Do Xuan Phuong: Quyền lực chuyển từ cá nhân này sang cá nhân khác, từ nhóm này sang nhóm khác, nhưng dạng thức của quyền lực vẫn không đổi. Nó chủ yếu là bạo lực (quân đội vũ trang) với một ít tuyên truyền về "thiên mệnh". Các thành tố cấu trúc xã hội nông nghiệp hầu như không đổi, do đó cải cách là rất hẹp.

      Delete
    3. Nguyen Ai Viet: Vấn đề là anh đang cầm quyền thì bao giờ cũng muốn bảo thủ, anh đang muốn thay thế bao giờ cũng đề cao cải cách. Ăn nhau là khi thắng rồi anh sẽ làm gì. Bảo thủ sẽ tất yếu, nhưng bảo thủ ở mức độ nào.

      Delete
    4. Do Xuan Phuong: Có vẻ tất định ạ. Nếu lượng hóa bảo thủ - cải cách thành các hàm đại số để tiên lượng điểm chuyển pha hay sự cố ...vv thì tuyệt! :)

      Delete
  3. Viet Quoc Nguyen: cải cách là bản sắc Văn hóa của Nam Bộ

    ReplyDelete