Tân tuế hựu như hà?
Niệm tích đồng du giả,
Nhi kim hữu kỷ đa?
Dĩ nhàn vi tự tại,
Tượng thọ bổ tha đà.
Xuân sắc vô tân cố,
U cư diệc kiến qua.
Lưu Vũ Tích
Bản dịch của Trần Trọng Kim
Suốt năm không chút vừa lòng
Bước sang năm mới lại mong được gì
Nghĩ xưa bầu bạn tương tri
Mà người còn lại nay thì có bao
Lấy nhàn làm thú tiêu dao
Hãy đem tuổi thọ trừ hao nỗi cùng
Xuân nay xuân trước cũng đồng
Không quên qua tới tận cùng u cư
Bản dịch của Aiviet Nguyen
Bước sang năm mới lại mong được gì
Nghĩ xưa bầu bạn tương tri
Mà người còn lại nay thì có bao
Lấy nhàn làm thú tiêu dao
Hãy đem tuổi thọ trừ hao nỗi cùng
Xuân nay xuân trước cũng đồng
Không quên qua tới tận cùng u cư
Bản dịch của Aiviet Nguyen
Di niên bất đắc cái lòngBước sang tân tuế còn mong thế nào
Đồng du vài đứa ra sao
Nhi kim còn lại được bao nhiêu thằng
Tự tại lòng tự thấy bằng
Đem ngay tượng thọ đổi xằng đà tha
Xuân này chẳng khác xuân qua
U cư chẳng thấy gặp qua một lần
Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90) st
Đồng du vài đứa ra sao
Nhi kim còn lại được bao nhiêu thằng
Tự tại lòng tự thấy bằng
Đem ngay tượng thọ đổi xằng đà tha
Xuân này chẳng khác xuân qua
U cư chẳng thấy gặp qua một lần
Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90) st
Sang Ung: Bản dịch Trần Trọng Kim quá hay!!
ReplyDeleteNghia Doan: Chuẩn anh!
DeleteNguyen Ai Viet: Bản dịch của mình để diễu mấy chữ Hán không dịch trong bản của Trần Trọng Kim mà cũng được Nghia Doan cite lại à :) Thế thì khéo phải dịch lại cho cẩn thận.
ReplyDeleteNghia Doan: Diễu vẫn là dịch, hehe :)
DeleteNguyen Ai Viet: Bài này vấn đề là cụ Trần Trọng Kim chưa phân tích kỹ chữ "U cư" (không dám nói cụ không biết) nên dịch câu "Không quên qua tới tận cùng u cư" chẳng có nghĩa lý gì cả. Có lẽ vì thế cụ để nguyên không dịch chữ "u cư". "U cư hựu kiến qua" (U cư lại vẫn thấy qua (trải qua)".
ReplyDeleteU cư đơn giản thì chỉ là ở ẩn. Tuy nhiên, muốn hiểu kỹ chữ "U cư" thì phải đọc bài "U cư" của Vi Ứng Vật , thi nhân thời Đường cùng Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên và Liễu Tông Nguyên xưng tứ tài tử "Vương Mạnh Vi Liễu"
U cư
Quý tiện tuy dị đẳng, xuất môn giai hữu doanh.
Độc vô ngoại vật khiên, toại thử u cư tình.
Vi vũ dạ lai quá, bất tri xuân thảo sinh.
Thanh sơn hốt dĩ thự, điểu tước nhiễu xá minh.
Thời dữ đạo nhân ngẫu, hoặc tùy tiều giả hành.
Tự đương an kiển liệt, thùy vị bạc thế vinh .
Cũng có thể Lưu Vũ Tích có ý " Mới thấy lại "u cư" (của Vi Ứng Vật) nó như thế nào".
Nghia Doan: Có lẽ khó dịch từ "ở ẩn" vào thơ chăng? Bản dịch Hải Đà bài U cư:
DeleteSang hèn tuy khác bậc
Ra đường phải tranh nhau
Riêng ta không ràng buộc
Sống chẳng phải lo âu
Mưa phùn đêm rơi nhẹ
Cỏ mọc nào biết đâu
Núi xanh trời rạng sáng
Chim ríu rít nhà sau
Thiền sư đôi khi gặp
Tiều phu dạo cùng nhau
Thua kém mình yên phận
Phú quý chẳng bền lâu.
Về khoản chữ nghĩa Hán - Việt thì mình chẳng đáng mặt là người thuần Việt cho lắm. Vì cái tiếng Việt cho thuần phải rành rẽ Đông Tây kim cổ bằng cả tiếng Hán thì mới đủ vốn xài chữ quốc ngữ hiện hành. Thích nhất cái chữ Hán ở khoản bao hàm & cô đọng đến tối giản. Đành phải làm "Nemtudomka" vểnh tai dựa cột vậy :)
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Điểm quan trọng là "ở ẩn" (ẩn cư) chưa nói hết được cái hay của "u cư". Tiếng Việt không có chữ "u cư" nhưng có "u nhã", "u mặc" là những từ nói lên cái sang quý của việc ở ẩn. Nếu người dịch tầm thường thì nghĩ "u" là "u tối".
ReplyDeleteNghia Doan: Hehe, hoặc là 'u nó'
DeleteNguyen Ai Viet:
ReplyDeleteCó bài của Vi Ứng Vật rồi dịch thử
Năm qua không như ý
Năm tới ra làm sao
Lũ bạn chơi thủa trước
Bây giờ còn là bao
Lấy nhàn để tự tại
Thọ bù cho sa đà
Cảnh xuân không đổi khác
Nhàn cư cứ ngâm nga
Nghia Doan: Chưa đắt lắm anh à.
DeleteNguyen Ai Viet: Nghia Doan Ít ra câu nào cũng rõ ý chứ không tù mù như bác Kim
DeleteNghia Doan: Ây dà, kiểu thịt lợn luộc thái to, hmm vẫn không ổn :)
Delete