Tuesday, March 1, 2016

Dịch thơ: THÁNG BA (Tóth Árpád)

Chào tháng Ba với bài thơ này của Tóth Árpád.

Tóth Árpád có một phong cách thơ gần với trường phái ấn tượng (Impressionism), không khí bài thơ được thể hiện qua nắm bắt và phác họa những giây phút rất biểu cảm của cuộc sống, của đề tài. Cụ thể bài này mình thích vì mấy khổ cuối, với những phác họa rất đắt về tháng Ba qua các âm điệu mùa xuân rộn ràng sau giấc ngủ đông (tiếng huýt sáo, còi xe, vó ngựa, tàu điện, chuông chùa, tiếng đàn đương cầm, ...) và các hình ảnh như hàng ngàn bờ môi của trái đất (bờ biển, triền sông, lối đi trong rừng, các vết nứt trên ruộng đồng, dãy nhà trong phố, v.v...)

Đây cũng là một thử nghiệm: bài thơ này tiếng Hung thể tự do, rất trúc trắc, ít vần điệu, thiên về hình tượng là chính. Mình muốn thử kiểu thơ tự do này xem sao.

Các bạn biết tiếng Hung xem cả nguyên bản tiếng Hung nữa nhé vì có phong cách rất riêng.

THÁNG BA  (Tóth Árpád)

Chiếu qua đám cành thưa thớt
Nắng về từ mặt trời xa
Óng ả tơ vàng nắng dệt
Lưới trời phủ khắp nhành non 

Hàng cây chuyển mình rạo rực
Như dây điện thoại rộn ràng
Bởi có tin này nóng hổi
Mùa Xuân điện báo sắp về…

Công viên như cô gái trẻ
Hàng nghìn lọn nhỏ chồi xanh
Như ngực em tròn run rẩy
Nhựa xuân chờ dịp dâng đầy

Thành phố như bác thợ già
Mùa đông bệnh tình ủ rũ
Hương xuân bỗng làm tỉnh ngủ
Vươn vai ống khói chọc trời

Tháng Ba ơi! Tháng Ba ơi!
Tháng của tình yêu, hoa nụ, đất trời
Của cách mạng, của mưa giông sấm chớp
Nóng lạnh chập chờn xuống lên bất chợt
Đông lạnh tàn, tất cả lại sục sôi

Anh thợ lấm lem huýt sáo cười vui
Xe cộ kẹt đường bóp còi inh ỏi
Xe đạp chuông, vó ngựa rền trên sỏi
Tàu điện đi ken két đường ray

Chuông chiều ngân, dương cầm dạo đâu đây
Ồn ã tiếng người hoàng hôn chạng vạng
Ai bước ngoài kia thở dồn gấp gáp
Tất cả góp vào khúc nhạc mùa xuân

Khắp quả đất tròn mỗi ngách mỗi hang:
Như bờ biển đây rì rào sóng vỗ
Hay triền sông kia đất phù sa đổ
Con đường xuyên qua bãi, qua rừng

Hàng vạn vết cào, vết nứt trên lưng
Trên những cánh đồng tít xa tầm mắt
Hay các dẫy nhà phố phường hẹp chật
Tất cả quanh ta căng nứt bởi xuân về!

Tất cả là răng, là miệng khổng lồ,
Là ngàn vạn những bờ môi run rẩy
Trái Đất hét lên đất trời vang dậy
“Cuộc Sống về rồi, đây đã tháng Ba!”

Cái Chết  rụng rời, run rẩy hồn ma….
(PAS dịch, 5/3/2014)


Một số bài thơ đã dịch khác: https://www.facebook.com/phan.anh.son/notes


Nguyên bản tiếng Hung

MÁRCIUS (Tóth Árpád)

A ritkás ágak zöldjén átveti
A messzi nap a sűrű sugarat,
Mint végtelen aranysodronyt, egy égi
Vezeték dús hálózatát, s a fák
Zsonganak, mint sínmenti nyurga póznák,
Ha rajtuk szárnyas, forró hír repül:
A földnek a Tavasz telefonál...

És reszket a liget, mint zsenge szűzlány,
Feszül ezer kis lombkeble keményen,
S a város, ez a bús tüdőbeteg
Gyári munkás is mozdul: karjait,
A vézna gyárkéményeket kinyújtja,
Beszippantja a távoli illatot,
És mámoros, gyulladt dalokba kezd.

Ó, gyúlt világ, ó, drága március!
Rügyek, szerelmek, forradalmak
Évadja, - a villámló ablakokban
Celzius-létráján riadva kússza
Az izgatott higany-szál: a vén
Hűlő világnak újra láza van:
Trilláz a fényben reszkető magas
Tűzfalak közt, mint furcsa és kemény
Rigóhang, egy inas-száj szurtos füttye,
S rekedt autótülkök, biciklicsengés,
Sikoltó sín, trappos paták alatt
Az utcakő gránit feleselése,
Harang, rikkancsok, anda zongorák
Skálája a politúros homályból
S az emberi lélegzés halk zenéje
Szédülten szaporázza ritmusát.

Ó, most minden zugát e messzi gömbnek:
tág tengerek zöld ínyű habtaréját,
Folyók parallel partját, ifjú erdők
Testén az átnyilalló édes allét,
A földeken a millió barázdát
És minden városok sűrűn rakott
Ragyogó ház-sorát valami vad vágy
Feszíti szét, mint megszámlálhatatlan
Gigászi fogsort, felvonagló ajkat,
Hogy vélük e setét föld felrikoltsa
Örök dacát a titkos végtelenbe:
Ó, élet, élet, élet, Március!

S konok trónusán reszket a Halál.

Phan Anh Sơn

29 comments:

  1. Nguyen Hoang Linh: Rất phục Phan Anh Sơn, thơ là cái chịu chết mình ko dịch được, ko bao giờ dịch được! :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Phan Anh Sơn: Thực ra thì dịch thơ cũng có điểm dễ bù lại là không cần chính xác lắm như dịch văn :)

      Delete
  2. Vu Hoang Linh: Đoạn này Sơn dịch tốt!
    "Tháng Ba ơi! Tháng Ba ơi!
    Tháng của tình yêu, hoa nụ, đất trời
    Của cách mạng, của mưa giông sấm chớp
    Nóng lạnh chập chờn xuống lên bất chợt
    Đông lạnh tàn, tất cả lại sục sôi"
    Có lẽ dịch thơ cũng như làm thơ, cần phải có "tâm trạng" và "cảm xúc" (hangulat, erzelem) mới dịch hay và thoát ý được. Có đúng không bác TBT? :)

    ReplyDelete
  3. Bui Thai Ha: Szép-szép, de akkor ezt kérem:

    Gyimóthy Gábor: Nyelvlecke

    Egyik olaszóra során,
    Ím a kérdés felmerült:
    Hogy milyen nyelv ez a magyar,
    Európába hogy került?

    Elmeséltem, ahogy tudtam,
    Mire képes a magyar.
    Elmondtam, hogy sok, sok rag van,
    S hogy némelyik mit takar,

    És a szókincsben mi rejlik,
    A rengeteg árnyalat,
    Példaként vegyük csak itt:
    Ember, állat hogy halad?

    Elmondtam, hogy mikor járunk,
    Mikor mondom, hogy megyek.
    Részeg, hogy dülöngél nálunk,
    S milyen, ha csak lépdelek.

    Miért mondom, hogy botorkál
    Gyalogol, vagy kódorog,
    S a sétáló szerelmes pár,
    Miért éppen andalog?

    A vaddisznó, hogy ha rohan,
    Nem üget, de csörtet - és
    Bár alakra majdnem olyan,
    Miért más a törtetés?

    Mondtam volna még azt is hát,
    Aki fut, miért nem lohol?
    Miért nem vág, ki mezőn átvág,
    De tán vágtat valahol.

    Aki tipeg, miért nem libeg,
    S ez épp úgy nem lebegés,
    Minthogy nem csak sánta biceg,
    S hebegés nem rebegés!

    Mit tesz a ló, ha poroszkál,
    Vagy pedig, ha vágtázik?
    És a kuvasz, ha somfordál,
    Avagy akár bóklászik.

    Lábát szedi, aki kitér,
    A riadt őz elszökell.
    Nem ront be az, aki betér . . .
    Más nyelven, hogy mondjam el?

    Jó lett volna szemléltetni,
    Botladozó mint halad,
    Avagy milyen őgyelegni?
    Egy szó - egy kép - egy zamat!

    Aki "slattyog", miért nem "lófrál"?
    Száguldó hová szalad?
    Ki vánszorog, miért nem kószál?
    S aki kullog, hol marad?

    Bandukló miért nem baktat?
    És ha motyog, mit kotyog,
    Aki koslat, avagy kaptat,
    Avagy császkál és totyog?

    Nem csak árnyék, aki suhan,
    S nem csak a jármű robog,
    Nem csak az áradat rohan,
    S nem csak a kocsi kocog.

    Aki cselleng, nem csatangol,
    Ki "beslisszol" elinal,
    Nem "battyog" az, ki bitangol,
    Ha mégis: a mese csal!

    Hogy a kutya lopakodik,
    Sompolyog, majd meglapul,
    S ha ráförmedsz, elkotródik.
    Hogy mondjam ezt olaszul?

    Másik, erre settenkedik,
    Sündörög, majd elterül.
    Ráripakodsz, elódalog,
    Hogy mondjam ezt németül?

    Egy csavargó itt kóborol,
    Lézeng, ődöng, csavarog,
    Lődörög, majd elvándorol,
    S többé már nem zavarog.

    Ám egy másik itt tekereg,
    - Elárulja kósza nesz -
    Itt kóvályog, itt ténfereg...
    Franciául, hogy van ez?

    S hogy a tömeg miért özönlik,
    Mikor tódul, vagy vonul,
    Vagy hömpölyög, s még sem ömlik,
    Hogy mondjam ezt angolul?

    Aki surran, miért nem oson,
    Vagy miért nem lépeget?
    Mindezt csak magyarul tudom,
    S tán csak magyarul lehet... !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Phan Anh Sơn: Bui Thai Ha, Tiếng Hung đúng là tinh tế thật. Như bài thơ của Gyimóthy Gábor, hay thì rất hay nhưng chắc không dịch ra tiếng nước ngoài để chuyển tải hết ý được.

      Delete
  4. NguyenThi Thu Huong: Đáng tếc là mình không biết tiếng Hung nên không thể đánh giá được bản dịch cũng như phong cách dịch thơ của Sơn. Nhưng hình như trong mỗi bản dịch Sơn đều gửi vào một chút gì riêng tư thì phải, có lẽ vì thế mà mình rất thích đọc những bài thơ Sơn dịch.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Phan Anh Sơn: NguyenThi Thu Huong, Không có gì riêng tư đâu, dịch phải sát với nguyên bản chứ :) Riêng tư có chăng là chọn bài nào để dịch thôi.
      Tóth Árpád có một phong cách thơ gần với trường phái ấn tượng (Impressionism), không khí bài thơ được thể hiện qua nắm bắt và phác họa những giây phút rất biểu cảm của cuộc sống, của đề tài.
      Cụ thể bài này mình thích vì mấy khổ cuối, với những phác họa rất đắt về tháng Ba qua các âm điệu mùa xuân rộn ràng sau giấc ngủ đông (tiếng huýt sáo, còi xe, vó ngựa, tàu điện, chuông chùa, tiếng đàn,...) và các hình ảnh như hàng ngàn bờ môi của trái đất (bờ biển, triền sông, lối đi trong rừng, các vết nứt trên ruộng đồng, dãy nhà trong phố, ...)
      Riêng tư nữa là hôm qua mình vừa hoàn thành xong một công việc, sau buổi họp kiểm nhận công việc không muốn làm việc nữa, nhìn ra ngoài trời nắng đẹp thì ngồi dịch thơ tự thưởng chút :)
      Và cuối cùng cũng là một thử nghiệm: bài thơ này tiếng Hung thể tự do, rất trúc trắc, mình muốn thử kiểu thơ tự do này xem sao.

      Delete
  5. Nguyen Ai Viet: Chào Phan Anh Sơn, Anh thích bài dịch này. Tuy nhiên, rất không muốn dùng từ "cách mạng" để dịch từ "forradalom", có vẻ từ này bị chính trị hóa, trở thành cliché nên không thích hợp với bài này, có vẻ sục sôi, chuyển động, nên tìm một từ gì hiếm một chút. Thơ Hung có âm điệu của nó, không nhẵn thín, trơn tuột như thơ Việt, nên có ấn tượng mạnh

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Hoang Linh: Tháng 3 là tháng cách mạng mà anh Aiviet Nguyen :) Hay gọi là... chính biến cho nó mù mờ :)

      Delete
    2. Nguyen Ai Viet: Cách mạng gì nhỉ? Anh dốt mấy thứ này

      Delete
    3. Nguyen Ai Viet: Vừa tra từ điển xong. Thấy "forradalom" có 2 nghĩa. Nghĩa thứ nhất là politikai, nghĩa thứ hai là "bármilyen fajta teljes változás" (có thể không liên quan đến chính trị).

      Delete
    4. Nguyen Hoang Linh: Vâng tất nhiên nhưng em nghĩ bài thơ về tháng 3 mà mình liên tưởng đến cách mạng thì cũng hợp lý. Nó cũng mang tính chất của một khởi đầu gì đấy... trẻ trung, như kiểu márciusi ifjak ấy (trong đó có Petőfi) :)

      Delete
    5. Nguyen Hoang Linh: Forradalom mà theo nghĩa thứ hai anh tra, có lẽ tương đương với gyökeres változás. Thì tiếng Việt cũng vẫn gọi là thay đổi mang tính cách mạng mà :)

      Delete
    6. Nguyen Ai Viet: Nguyen Hoang Linh, Anh không thích "thay đổi có tính cách mạng". "Thay đổi đến gốc rễ" được rồi.

      Delete
    7. Nguyen Ai Viet: Chữ forradalom làm anh liên tưởng tới forró, "nhộn nhạo", "sôi sục", không chịu đứng yên. Đúng là Tháng Ba, khi tử đinh hương nở, thật khó ngồi yên.

      Delete
    8. Nguyen Hoang Linh: Vâng, ý em là cả Hung lẫn VN đều có thể dùng forradalmi változás được, bên cạnh gyökeres változás.

      Delete
    9. Phan Anh Sơn: Anh Ai Viet, em cũng nghĩ "cách mạng" trong bài này là nói về cách mạng 1848 của Hung nên để nguyên vậy mà.

      Delete
    10. Phan Anh Sơn: Trong câu "Của cách mạng, của mưa giông sấm chớp" thì vế đầu nói về giông bão chính trị, vế sau nói về giông bão của đất trời nên rất hợp, cân đối

      Delete
  6. Nguyen Ai Viet: Có một đặc điểm khác biệt quan trọng giữa đa số thơ tả cảnh của Hung và thơ tả cảnh Việt: có cảm giác nhà thơ Việt ngồi trong nhà nhìn ra, nhà thơ Hung đang ở trong cảnh đó. Thí dụ, "Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng" Có cảm giác bà Anh Thơ ngồi trong nhà uống trà nóng, nhìn ra để làm thơ. Có một bài mưa của Hung, thấy nhà thơ ướt lướt thướt, lạnh thấu xương.

    ReplyDelete
  7. Nguyen Ai Viet: À, mọi người có chỗ nào có thể đọc về luật thơ Hung không nhỉ. Mình đang muốn viết một bài về cách gieo vần trong thơ và giải thích tại sao các bài thơ lại thấy "có vần" hay không?

    ReplyDelete
  8. Trung Vu: Phan Anh Sơn hay quá bác ạ, nhưng em thắc mắc tí chút: câu " Chuông chùa kêu, dương cầm dạo đâu đây" thì cái "chuông chùa kêu" liệu có phù hợp ngữ cảnh ở trời tây không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Phan Anh Sơn: Trung Vu có nhận xét rất tinh tế! Mình vừa sửa thành: "Chuông chiều kêu, dương cầm dạo đâu đây/ Ồn ã tiếng người hoàng hôn chạng vạng" (đổi "xế chiều" thành "hoàng hôn" cho khỏi lặp lại từ "chiều")

      Delete
  9. Nguyen Ai Viet: Đọc lại bài dịch này thấy vẫn thích hơi thở gấp gáp, nồng nàn của nó. "Chuông ngân" hay hơn kêu. Thật lạ tiếng Việt nghe chuông kêu hay chuông ngân, mình nghe tiếng trầm ngân dài khác hẳn tiếng harang vui tươi hơn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Phan Anh Sơn: Cám ơn anh Aiviet về cụm từ "chuông chiều ngân", đúng là "thơ" hơn! Về khoản động từ trong tiếng Hung với tính từ, v.v trong tiếng Việt thì em chưa để ý, nhưng qua bài thơ "Nyelvlecke" tron comment của Bui Thai Ha ở trên thì quả thấy tiếng Hung giàu động từ thật!

      Delete
  10. Nguyen Ai Viet: Tiếng Hung có vẻ giàu âm thanh màu sắc và sắc thái động từ hơn tiếng Việt. Tiếng Việt có thể giàu tính từ, trạng từ và đại từ hơn tiếng Hung. Kể có ai nghiên cứu chuyện này cũng hay nhỉ

    ReplyDelete