Có 1 câu tục ngữ xưa của Thái: "Trong đồng có lúa; trong nước có cá". Trước thời CN thực dân, vùng đất đai màu mỡ ĐNA - được biết đến là Vựa lúa của châu Á - cung cấp thực phẩm cho mọi người ở đó. Cây cối mọc khắp nơi, đời sống hoang dã phồn thịnh, rừng già sản sinh nhiều loại gỗ cứng khác nhau, dân cư thưa thớt. Những cộng đồng nông dân trồng trọt trên đất đai của chính họ, dệt vải may áo quần/trang phục, được cai trị và che chở bằng những định chế phù hợp với họ - gia đình, cộng đồng và 1 hệ thống phát triển lâu đời. Sản xuất mang tính hợp tác, hướng tới tự túc và duy trì sự cân bằng trong tự nhiên.
Ngày nay, 60% trẻ em ở nông thôn nước Xiêm (Siam) bị suy dinh dưỡng, hàng triệu nông dân Indonesia di cư đến các khu ổ chuột ở Jakarta, rất nhiều ông phu Philippines phải rời bỏ đất đai để tìm kiếm công việc ở Trung Đông và các nơi khác, những người đánh cá nhỏ ở bở biển Malaysia chỉ kiếm ăn vừa đủ để sống sót... cũng như những người đồng cảnh ngộ với họ ở VN. Việc thực dân hóa của những cường quốc phương Tây đã gây ra sự xáo trộn trong những hệ thống sx thôn trang tự túc trước đây. Khi các công ty nước ngoài chiếm những dải đất rộng lớn để lập đồn điền cao su, mía, dừa và chuối... thì nền kinh tế tiền tệ thay thế việc trao đổi hàng hóa, việc canh nông để xuất khẩu đã chuyển số phận của những dân làng từ cộng đồng của mình sang 1 thị trường xa xôi khác, với sức mạnh khống chế cao hơn. Những nông trại nhỏ bị những tầng lớp bản địa mang tư tưởng thức thời mạnh mẽ nhất thụ đắc và một giai cấp mới gồm những người cấy thuê, công nhân nông trại... ra đời.
Trong hơn nửa thế kỷ, CN thực dân đã bị thay thế bằng CN thực dân mới. Những nước có vẻ như độc lập, thực ra, chịu sức ép kinh tế khổng lồ của phương Tây, đến mức như vẫn là thuộc địa. Những chính sách phát triển nông thôn do các tổ chức viện trợ tập trung vào doanh nghiệp nông sản, ép nông dân phải tùy thuộc vào thị trường về các nhu cầu thiết yếu như quần áo, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, gia súc và nông cụ. Sự canh tân mang lại nền sx hiệu quả và năng suất cao đi theo là sự gia tăng về mức sống, nhưng tình cảnh của người nông dân thì tồi tệ hơn. Những lợi lộc hướng về những người xuất khẩu, chủ đất, các ông chủ đồn điền, chủ nhà máy xay, chủ nông trại lớn, chuyên gia và những viên chức chính phủ cao cấp. Sự tăng trưởng của giai cấp/tầng lớp trên này dẫn tới nhu cầu gia tăng hàng hóa tiêu dùng và những thứ này lại đòi hỏi việc gia tăng xuất khẩu nông sản.
Cuộc sống khó khăn là tình cảnh thường thấy hiện nay ở nông thôn. Bị lệ thuộc vào thị trường, tầng lớp nông dân thiếu thốn khó mua đủ những thứ cần dùng. Họ bán sản phẩm với giá thị trường; trả dứt nợ cho các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu và những thứ nhu yếu phẩm khác cũng như những món hàng khi cần sử dụng cho việc sx; và họ thường xuyên ko đủ tiền mặt thậm chí cả nông sản cho chính mình. Nếu có hạn hán hoặc lũ lụt, các vấn đề của họ còn tăng lên gấp bội.
Chỉ 1 số nhà nông giàu có với đủ đất để sx 1 số thặng dư - họ chiếm thiểu số trong cộng đồng dân chúng ở nông thôn - mới đủ tư cách vay tiền canh tân sx và hưởng lợi lộc từ những chính sách hỗ trợ của chính phủ. Những doanh nghiệp về nông sản phát triển thịnh vượng, ngày càng mở rộng hoạt động đến những vùng sâu vùng xa. Họ điều hành các nông trại và đồn điền bằng sức người lao động nông thôn, những kẻ chỉ nhận được tiền lương đủ sống; hoặc những người cấy rẽ, mà các doanh nghiệp này cung cấp vật liệu thô và kĩ thuật để đổi lấy đến 1 nửa lượng sản phẩm.
Nông dân và những người cấy thuê ko có quyền lực, ngay cả trên giá thị trường, mức tô (thuế), và lương công nhật. Việc tổ chức cũng ko giúp đỡ được gì cả. Các htx nông nghiệp và hiệp hội nông dân bị chính phủ kiểm soát chặt chẽ và chỉ phục vụ cho quyền lợi của những phú nông. Khi các chính phủ thành lập những tổ chức như Hiệp hội các Quốc gia ĐNA (Association of Southeast Asian Nations, gọi tắt là ASEAN), họ đơn giản chỉ san sẻ các phương pháp áp bức. Đối với những người phải thuê đất, phí tổn về sx tăng nhanh hơn lợi tức, họ tìm đến những người cho vay và phải chịu lãi suất cắt cổ. Nợ nần chồng chất, họ tìm những nguồn thu nhập phụ trội, hàng triệu người phải đổ xô ra thành thị để lao động cực nhọc với đồng lương thấp.
Các thiếu nữ làm đầy tớ hoặc làm công nhân ko có kỹ năng chuyên môn, hoặc bị ép vào vòng mại dâm. Thị trường tình dục ĐNA đang nổi như cồn. Phụ nữ còn được "xuất khầu" sang châu Âu, HK và Nhật Bản. Trẻ em làm việc bất hợp pháp trong những xưởng bán mồ hôi dưới điều kiện khắc nghiệt. Một số bị bán ra nước ngoài. Việc di cư ồ ạt ra thành thị chẳng giãi quyết được bao nhiêu cho những vấn đề của họ hoặc những kẻ bị bỏ lại ở quê nhà. Ít có người trong số cư dân mới của thành thị có khả năng gửi tiền về cho gia đình. Một số còn xoay ra làm ăn phi pháp và phạm tội.
Tuy vậy, nông nghiệp canh tân cũng gây thiệt hại trên quy mô lớn về tài nguyên tự nhiên. Rừng rậm nhiệt đới mau chóng biến mất cùng với đời sống và động vật hoang dã. Cá trê, cá kèo và ếch nhái ăn được trước đây phong phú trong các đồng lúa, cung cấp 1 nguồn thực phẩm cho nông dân đang bị thuốc trừ sâu sát hại. Việc đánh cá bằng lưới rê đại quy mô đang làm suy kiệt đời sống thủy sản và hủy hoại nguồn sống của các ngư dân nghèo khó, làm cho cuộc sống của họ ngày càng khốn khổ.
*
Các cá nhân mất sự kiểm soát số phận của mình trong 1 chế độ toàn trị tập trung quyền hành. Các giá trị cộng đồng hiếm khi được đề cao khi các thiết chế cai quản đời sống của họ từ xa. Vaclav Havel, cựu tổng thống của Czech, phát biểu:
"Những tập đoàn tư nhân đa quốc gia khổng lồ giống các nhà nước toàn trị 1 cách kỳ lạ, cũng công nghiệp hóa, tập trung hóa, chuyên môn hóa, và độc quyền hóa. Cuối cùng cũng với tự động hóa và vi tính hóa, những thành tố của việc phi cá nhân hóa và sự mất mát ý nghĩa trong lao động trở nên ngày càng đậm nét ở khắp mọi nơi. Đi cùng với điều đó là sự thao túng tổng quát đời sống dân chúng do hệ thống (bất kể là sự thao túng như thế có thể ko lộ liễu đến mức nào), có thể so sánh với sự lũng đoạn của nhà nước toàn trị".
Trong kiểu mẫu mậu dịch tự do về phát triển, các tập đoàn đa quốc gia thay thế làng xã hoặc cộng đồng như là khuôn mẫu cho sự tương tác của con người. Biện luận cho mậu dịch tự do dựa trên lý thuyết về lợi ích so sánh được David Ricardo đưa ra trong thế kỷ 19. Theo lý thuyết này, mậu dịch tự do khuyến khích mỗi xứ sở theo đuổi những hoạt động kinh tế thích hợp nhất với nó, do đó xúc tiến lợi thế so sánh và hiệu quả kinh tế cho tất cả. Những cứu xét sáng suốt, tuy thế, đã bị bỏ qua. Những người bênh vực mậu dịch tự do ko hề quan tâm là những nhóm nào trong xh được phát triển thịnh vượng, nhóm nào tụt hậu. Và những hệ quả của việc thực hiện mậu dịch trên những giá trị phi kinh tế ko được đáp ứng, bởi vì những xh gọi là phát triển nhìn mọi sự qua lăng kính của kinh tế học, và rồi họ truyền cái quan điểm siêu duy vật chủ nghĩa đó thành 1 viễn kiến toàn cầu. Các chính phủ trở thành những cỗ máy để tối đa hóa cơ hội cho những nhà đầu tư TBCN.
Chúng ta cần tìm ra con đường để các cộng đồng trở nên mạnh mẽ hơn - về mặt xh, về mặt chính trị và về mặt kinh tế. Chúng ta cần tái thiết những mảnh đất chung. Chúng ta cần đưa những thành viên cộng đồng tham gia vào tiến trình quyết định về những điều ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của họ. Và chúng ta cần đáp ứng những vấn nạn của các nền kinh tế thế giới thứ 3 do gia tăng sự lệ thuộc vào mậu dịch quốc tế. Các tập đoàn dời những tiện nghi sx tới xứ nào cho phép bóc lột tối đa người lao động và bảo vệ tối thiểu về môi trường. Đồng lương bị giảm thiểu và sự xói mòn các quyền của người lao động là những viên đá tảng cho các chính sách kinh tế của những nước cạnh tranh về lợi thế so sánh của việc có lao động rẻ tiền. Người ta bảo rằng: việc bảo vệ quyền lợi của giới lao động sẽ thất bại, bởi nó sẽ khiến lớp chủ nhân tái định vị vào những xứ sở ít lương tâm hơn. Các quốc gia và các tập đoàn, và sự hòa nhập gần đây của 2 thứ này, thường khi là những kẻ vi phạm về bạo động trong cấu trúc. Các chính sách của họ làm tăng sự cách biệt về giàu có, làm suy kiệt các nguồn năng lượng tự nhiên, và làm cho các cá nhân vong thân khỏi vh cội rễ của họ. Được điều động bằng mục đích vụ lợi, những chính sách này dường như thờ ơ với sự bất mãn của dân chúng.
Tóm lại, việc khai thác lợi thế so sánh ko phải là mục tiêu tối hậu của xh. Cần quan tâm tới khả năng của 1 tổ chức xh quan tâm đến sự đau khổ của con người và đáp ứng bằng cách nâng cao công lý và cho phép các cá nhân thực hiện tiềm năng của họ. Những hậu quả của mậu dịch tự do làm nhiều nông dân ở Thái Lan từ bỏ canh tác tự túc và thay vào đó, lệ thuộc vào việc trồng trọt để xuất khẩu. Nhiều người ko đủ sức cạnh tranh, họ bị mất đất, phải rời bỏ mảnh đất từng nuôi sống mình, gia nhập vào đội quân xây dựng ở đô thị hoặc trong những công xưởng sx với đồng lương 5 USD 1 ngày hoặc ít hơn. Con gái của họ nhiều người có thể bị lôi kéo vào con đường mại dâm... Những kết cục như thế ở nông thôn, kỳ quái thay, lại tạo nên sự "thành công" cho các nhà kế hoạch kinh tế chỉ ghi lại sự gia tăng về Tồng sản phẩm quốc nội, GDP (General Domestic Product) và làm ngơ trước sự tàn phá xh và sự tan hoang của môi trường.
Bảo vệ cảnh quan và môi trường phải theo quy ước và quy định của các tổ chức quốc tế. Chúng ta cần những nền kinh tế làm thăng tiến các giá trị nhân bản, hạn chế đau khổ và tệ nạn, cam kết dựa trên những nguyên lý dân chủ, hơn là trở thành những nước lệ thuộc vào mậu dịch toàn cầu và sự cam kết mù lòa vào những chính sách kinh tế theo chủ nghĩa tân tự do.
Phải chấm dứt việc khai thác Mẹ Đất và dân chúng là con cái của bà, đồng thời tái thiết những nền kinh tế trên căn bản trí tuệ và nhân đạo. Một nền kinh tế mà trong đó, con người giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong khó khăn. Một xh, nơi mà quyền lực được san sẻ chứ ko phải giành giật, nơi tự nhiên được tôn trọng và trí tuệ được yêu mến. Nền kinh tế đó sẽ phục vụ con người, coi giá trị con người hơn tiền bạc. Nó phải được căn cứ trên sự bền vững, ko phải căn cứ vào lý thuyết của sự tăng trưởng vô hạn.
Chúng ta cần tìm ra con đường để các cộng đồng trở nên mạnh mẽ hơn - về mặt xh, về mặt chính trị và về mặt kinh tế. Chúng ta cần tái thiết những mảnh đất chung. Chúng ta cần đưa những thành viên cộng đồng tham gia vào tiến trình quyết định về những điều ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của họ. Và chúng ta cần đáp ứng những vấn nạn của các nền kinh tế thế giới thứ 3 do gia tăng sự lệ thuộc vào mậu dịch quốc tế. Các tập đoàn dời những tiện nghi sx tới xứ nào cho phép bóc lột tối đa người lao động và bảo vệ tối thiểu về môi trường. Đồng lương bị giảm thiểu và sự xói mòn các quyền của người lao động là những viên đá tảng cho các chính sách kinh tế của những nước cạnh tranh về lợi thế so sánh của việc có lao động rẻ tiền. Người ta bảo rằng: việc bảo vệ quyền lợi của giới lao động sẽ thất bại, bởi nó sẽ khiến lớp chủ nhân tái định vị vào những xứ sở ít lương tâm hơn. Các quốc gia và các tập đoàn, và sự hòa nhập gần đây của 2 thứ này, thường khi là những kẻ vi phạm về bạo động trong cấu trúc. Các chính sách của họ làm tăng sự cách biệt về giàu có, làm suy kiệt các nguồn năng lượng tự nhiên, và làm cho các cá nhân vong thân khỏi vh cội rễ của họ. Được điều động bằng mục đích vụ lợi, những chính sách này dường như thờ ơ với sự bất mãn của dân chúng.
Tóm lại, việc khai thác lợi thế so sánh ko phải là mục tiêu tối hậu của xh. Cần quan tâm tới khả năng của 1 tổ chức xh quan tâm đến sự đau khổ của con người và đáp ứng bằng cách nâng cao công lý và cho phép các cá nhân thực hiện tiềm năng của họ. Những hậu quả của mậu dịch tự do làm nhiều nông dân ở Thái Lan từ bỏ canh tác tự túc và thay vào đó, lệ thuộc vào việc trồng trọt để xuất khẩu. Nhiều người ko đủ sức cạnh tranh, họ bị mất đất, phải rời bỏ mảnh đất từng nuôi sống mình, gia nhập vào đội quân xây dựng ở đô thị hoặc trong những công xưởng sx với đồng lương 5 USD 1 ngày hoặc ít hơn. Con gái của họ nhiều người có thể bị lôi kéo vào con đường mại dâm... Những kết cục như thế ở nông thôn, kỳ quái thay, lại tạo nên sự "thành công" cho các nhà kế hoạch kinh tế chỉ ghi lại sự gia tăng về Tồng sản phẩm quốc nội, GDP (General Domestic Product) và làm ngơ trước sự tàn phá xh và sự tan hoang của môi trường.
Bảo vệ cảnh quan và môi trường phải theo quy ước và quy định của các tổ chức quốc tế. Chúng ta cần những nền kinh tế làm thăng tiến các giá trị nhân bản, hạn chế đau khổ và tệ nạn, cam kết dựa trên những nguyên lý dân chủ, hơn là trở thành những nước lệ thuộc vào mậu dịch toàn cầu và sự cam kết mù lòa vào những chính sách kinh tế theo chủ nghĩa tân tự do.
Phải chấm dứt việc khai thác Mẹ Đất và dân chúng là con cái của bà, đồng thời tái thiết những nền kinh tế trên căn bản trí tuệ và nhân đạo. Một nền kinh tế mà trong đó, con người giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong khó khăn. Một xh, nơi mà quyền lực được san sẻ chứ ko phải giành giật, nơi tự nhiên được tôn trọng và trí tuệ được yêu mến. Nền kinh tế đó sẽ phục vụ con người, coi giá trị con người hơn tiền bạc. Nó phải được căn cứ trên sự bền vững, ko phải căn cứ vào lý thuyết của sự tăng trưởng vô hạn.
*
Thái Lan, dù ko bị trở thành 1 thuộc địa về mặt chính trị, vẫn là 1 thuộc địa về mặt trí tuệ; và như thế bị tha hóa khỏi cội rễ Phật giáo. Vương quốc Phật giáo Xiêm ngày nay có nhiều gái điếm hơn nhà sư. Người nông dân đã di cư ra các khu ổ chuột ở thành thị, nếu còn làm lụng như 1 nông dân thì họ chỉ là những lao công trên mảnh đất họ từng làm chủ. Bangkok, từng là 1 đô thị đẹp đẽ, nay bị ô nhiễm, kẹt xe và xấu xí.
CNTB ra sức mê hoặc chúng ta qua quảng cáo và phim ảnh, làm lệch lạc những gì là ưu tiên hàng đầu cho cuộc sống, khiến con người nghĩ rằng: phải trở thành người khác hơn tự thân mới có giá trị. Nhưng chúng ta chẳng thể trở thành ai khác hơn là chính mình, bằng cách loại bỏ con người thực của mình. Khi chúng ta bắt rễ vững chãi vào sự tự trọng, chúng ta có thể thực hiện những lựa chọn lành mạnh. Trong xh nông thôn Thái, người dân tin rằng: ai ai cũng có Phật tính, là tiềm năng đạt tới sự thấu hiểu sâu xa. Từ quan điểm này, những người nghèo khó và những người bị gạt sang bên lề cũng có danh vị ở cùng mức độ phẩm giá như những người khác. Việc địa phương hóa quyền lực và kinh tế có thể làm nền tảng cho cả thể chất và sự lành mạnh về tinh thần.
Sự phát triển đích thực phải hài hòa với nhu cầu của nhân dân và điều tiết cùng với thế giới tự nhiên. Nhận thức này là đòi hỏi của tính tương liên của mọi chủng loài và tạo nên sự sinh động thuộc về truyền thống đầy bản sắc của các chủng tộc khắp thế giới. Họ ko tách rời chính trị khỏi những vấn đề thiết thực hoặc trong đời sống tinh thần, mà phải nằm trong nhận thức về tính thiêng liêng của toàn bộ đời sống. Những hiểu biết này dẫn dắt từng bước đi, trong từng lựa chọn đúng đắn và phù hợp trên con đường phát triển minh triết, mang lại sự thịnh vượng trong 1 xh văn minh và hạnh phúc.
*
Đối với các tập đoàn khai thác, những nguồn năng thiên nhiên chỉ là nguồn lợi về kinh tế. Khi 1 địa phương đã cạn kiệt, họ sẽ di chuyển đến nơi khác. Với họ, con người chỉ có giá trị khi họ sinh ra lợi nhuận với tính cách là lao công hoặc là người tiêu thụ. Thế giới quan trong cấu trúc hiện đại đã mang lại sự thịnh vượng, dân chủ, sự linh hoạt cho 1 số ít người, nhưng làm gia tăng sự nghèo khó cho đa số còn lại của thế giới, trong khi củng cố chủ nghĩa bè cánh trá hình mà đại diện là dân chủ.
Dưới mô hình phát triển này, việc các công dân bị cắt lìa khỏi gốc rễ của mình chẳng phải là điều bất thường. Khi máy gặt liên hợp xuất hiện ở miền Nam Thái Lan, các bài dân ca, các điệu vũ, các bữa ăn làng xóm và cảm thức về quê nhà của dân chúng bị thay thế bằng sự thanh toán bằng tiền mau lẹ cho kẻ lạ để thuê mướn cái máy gặt này. Ngày nay, khó tìm ra 1 nông dân riêng lẻ nào trong vùng ấy ko dùng con quái vật khổng lồ nghiến răng này để gặt lúa. Công việc được giải quyết nhanh hơn, nhưng khi người dân làm việc này bằng tay thì các gia đình dựa vào việc giúp đỡ nhau, việc gặt hái làm cho cuộc sống trong làng gắn bó với nhau. Bây giờ, những người đàn ông và đàn bà trong tuổi lao động từ vùng hồ Songkla làm những việc được trả tiền công ở những thành phố gần đó, trong làng chỉ còn những người rất trẻ hoặc rất già. Khi toàn bộ các gia đình rời bỏ làng quê ra sống ở thành thị để làm những việc lương thấp, họ có khuynh hướng sống ở những khu phức tạp, ko lành mạnh, thậm chí nguy hiểm và lệ thuộc vào những dịch vụ từ chính phủ cho những nhu cầu căn bản mà trước đây họ tự cung cấp cho mình. Những điều này làm họ trở nên suy đồi về tinh thần và cả văn hóa vốn có. Tuy nhiên, những vấn đề cần được cứu xét như thế đến nay vẫn nằm ngoài các quyết định cho vay của Ngân hàng Thế giới, bởi sự cô lập và sự thiếu gắn kết đang là vấn đề tồn tại của những quyết định này.
Thế giới đang phát triển thường xuyên được các cơ quan cho vay nhắc nhở phải tái định giá các hệ thống kinh tế của họ hướng về sự cởi mở hơn về mặt cấu trúc. Chúng ta cần nhắc nhở những cơ quan này tái định giá sự cởi mở của chính họ cho việc xem xét lại tiến trình phát triển việc kế hoạch và thẩm định giá về chính sách thuần túy căn cứ vào sự phân tích định lượng, chẳng hạn như số bác sĩ trên 1 ngàn người dân hoặc Tổng sản phẩm quốc nội trên mỗi đầu người, ko đáp ứng cho phạm vi rộng về những mối quan tâm mang tính nhân bản. Chúng ta cần tìm ra 1 ngôn ngữ chung giữa những cơ quan cho vay và những chỗ tiếp nhận để ngôn ngữ này tôn trọng bản sắc vh và sự đa dạng của xh. Ngân hàng thế giới coi sự thích nghi về cấu trúc như 1 việc làm cho thị trường thông thoáng hơn và người dân bản địa trải nghiệm nó như là sự tỉa gọn về vh.
*
Từ phát triển (development) được sử dụng rộng rãi, nhưng nghĩa của nó cần được hiểu rõ. Nó thường được coi như mang tính tích cực, như những từ về tự do (liberty, freedom) và dân chủ (democracy). TS Puey Ungphakorn, người đóng vai trò chính trong việc định hình sự phát triển kinh tế của Thái Lan, nêu ra 8 điều kiện tiên quyết cho sự phát triển: quyền tự do, hòa bình, công lý, sự quan tâm tương hỗ, những mục tiêu xứng đáng, những thể thức được lập kế hoạch kỹ lưỡng, hiệu quả và việc sử dụng thận trọng quyền lực được kiểm soát đúng đắn. Ông cũng nêu ra những mục tiêu là: thu nhập gia tăng, cải thiện các tiêu chuẩn y tế, sự bền vững về kinh tế và sự phân phối những thành quả của sx trên toàn quốc, hầu như đối lập với việc đơn thuần chỉ gia tăng Tổng sản phẩm quốc nội trung bình tính theo đầu người. Ông cảnh báo với quan điểm cho rằng: sự phát triển quốc gia chỉ là 1 vấn đề thuộc kinh tế học dựa trên phúc lợi cộng đồng. Sự phát triển liên quan tới mọi mặt của tri thức, mọi ngành và phải căn cứ trên những nguyên lý về đạo đức.
Những con người với quan điểm khác nhau sử dụng từ phát triển 1 cách khác nhau. Cần nêu câu hỏi: sự phát triển đó có gây nên 1 hậu quả và kết cục cuối cùng như thế nào? Nếu với mục đích sx năng lượng điện cùng với cung cấp cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu và hỗ trợ cho nông/ngư nghiệp, chúng ta có thể quyết định xây dựng 1 cái đập. Nhưng xét về mục đích cốt yếu là sự an lạc của dân chúng, thì điều này có thể trở thành nội dung có thể chất vấn. Làm sao cho những dự án phát triển phải có kết quả đóng góp hướng tới việc làm mang tính chất đích thực nhân bản vì nhân dân. Tất cả có thúc đẩy những mối tương quan giữa người với người và khuyến khích ý thức tự tri tập trung vào bản chất của đời sống hay ko?
Sự phát triển có thể nhấn mạnh về số lượng hoặc về chất lượng. Với số lượng, chúng ta có thể đo lường những kết quả, nhưng sẽ là tự mãn nếu chủ trương rằng: càng thêm nhiều xưởng máy, trường học, bệnh viện, thực phẩm, quần áo, việc làm (có lương)... sẽ càng gia tăng chất lượng cuộc sống. Mặc dù chúng cần thiết, nhưng chưa phải là đầy đủ. Nhân dân đòi hỏi và cần đi xa hơn, cần tìm ra và thực hiện trọn vẹn tiềm năng mong muốn của họ. Điều này đáp ứng câu hỏi: chúng ta là ai và có sự liên quan với tính thiêng liêng. Sự phát triển cũng phải xét đến yếu tố là nhân tính của con người.
*
Xem xét cách thức thực hiện/xúc tiến của Gandhi tới sự sống và những trải nghiệm mà ông gặp gỡ/tao ngộ với phương Tây có thể giúp chúng ta trong nhiều vấn đề. "Sự phát triển kiểu Gandhi", như tôi gọi thế, cũng căn cứ trên những nền tảng như triết học Phật giáo, bởi nó nhằm hướng tới việc tiết dục, tránh bạo động và phát triển tâm thức. Những mục đích phát triển chân chính này phù hợp với bản tính và nhịp điệu của sự sống. Đối với Gandhi, phẩm chất của sự sống vừa là phương tiện vừa là cứu cánh của sự phát triển. Ông đã loại bỏ cả 2 việc sx và tích lũy những của cải vật chất như là mục tiêu của đời sống, thay vào đó ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tâm thức. Ông cho rằng: chúng ta càng ít lệ thuộc vào của cải vật chất thì sự tự do tâm linh của chúng ta càng lớn hơn.
Nếu chúng ta nhấn mạnh vào những sự thỏa mãn đơn sơ, sự bảo tồn những giá trị truyền thống và sự tiến bộ dần dần cả trong những vấn đề vật chất và tinh thần, thì những giá trị khác sẽ đi theo. Điều này giúp phát triển sự độc lập và tương thuộc, hơn là sự lệ thuộc vào những chuyên gia từ bên ngoài. Ở bình diện thôn xã và quốc gia, "sự phát triển kiểu Gandhi" bắt đầu và kết thúc với những người ở trong vị thế mạnh để mang tính cách đạo đức và can đảm trong việc ra quyết định của họ.
Một số người lập luận rằng: theo lối thiên vị chống vật chất của Gandhi sẽ khiến cho sự phát triển ko thể đạt được những mục đích của nó, nhưng họ quên rằng: bất cứ thứ gì càng trở nên lớn hơn thì nó càng trở nên phi nhân hơn, đặc biệt trong lĩnh vực máy móc và với những hệ thống cai trị. Tốt hơn, chúng ta nên xem lại những điều E. F. Schumacher đã viết ra: "Những điểm then chốt của kinh tế học Phật giáo là sự đơn sơ và bất bạo động. Từ quan điểm của nhà kinh tế học, sự kỳ diệu trong lối sống của đạo Phật là tính hợp lý hoàn toàn của dạng thức này - những phương tiện nhỏ bé lạ kỳ đẫn tới những kết quả thỏa mãn phi thường". Schumacher có thể là nhà kinh tế học phương Tây đầu tiên nhấn mạnh rằng: nếu cái nhỏ bé có thể làm cho thành đẹp (small is beautiful), thì kinh tế học có thể coi con người quan trọng hơn sự sx.
Đối với những nhà kinh tế học xem xét kết quả bằng số lượng, thì những phương pháp của Gandhi có vẻ như trái ngược với sự sx. Khi Schumacher bắt đầu tìm hiểu về những phương pháp kiểu Gandhi, ông vạch ra rằng: có lẽ 1 điều tốt lành là Gandhi ko hiểu những sự rối rắm của kinh tế học, bởi điều này cho phép thần tính của chính ông và việc ông nhấn mạnh về tâm thức tỏa sáng rộng khắp mọi nơi.
Phương pháp của Gandhi bắt đầu ở cấp thôn xã, bảo tồn vh làng xã, và đề cao sự tiến bộ trong đời sống nông thôn bằng cách gia tăng phương thức sx ko đòi hỏi nhiều máy móc. Nó khiến cho việc vui chơi/lễ lạc thành 1 phần của đời sống và sự lao động là 1 phần của lễ lạc/vui chơi. Sư gia tăng về khả năng tự túc càng nhiều ở thôn quê, thì sự đóng góp và vai trò tham gia của nông thôn sẽ trở thành 1 đòi hỏi trong việc thực hiện những quyết định ở cấp quốc gia. Đây thực sự là kinh tế học phân quyền, cả về mặt chính trị cũng như vh, chắc chắn rằng: điều này có nghĩa là công nghiệp sẽ phát triển chậm hơn ở các thành thị, nó ko cho thành thị có bất kỳ cơ hội nào để lợi dụng các vùng nông thôn, và người dân ở đó sẽ ít có khuynh hướng đổ ra thành thị vì đời sống của họ làm cho họ cảm thấy thỏa mãn khi được đáp ứng đầy đủ và được duy trì 1 cách bền vững.
(còn nữa)
Hai LE
ReplyDeleteHiện nay chủ nghĩa thực dân mới Tầu cộng còn tàn bạo hơn cả chủ nghĩa thực dân cũ, khiến cả loài người căm ghét.
Hai LE, BK đang điều hành thông qua HN.
DeleteỞ VN người ta còn dùng chất nổ và điện để đánh bắt cá.
ReplyDeletePhụ nữ VN có phong trào lấy chồng ĐL, Hàn Quốc... để có thể tự lo cuộc sống của mình và giúp đỡ gia đình, dù phải gặp nhiều cảnh éo le, bất hạnh.